Thứ ba, 20/9/2016 | 12:00 GMT+7
Thứ ba, 20/9/2016 | 12:00 GMT+7
Thứ ba, 20/9/2016 | 12:00 GMT+7
Thứ ba, 20/9/2016 | 12:00 GMT+7
Sở Giáo dục Quảng Bình quán triệt các trường không được tổ chức mua sách tham khảo không phù hợp cho học sinh. Ảnh minh họa: Hoàng Táo |
Sáng 20/9, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình cho hay, đã có văn bản chấn chỉnh việc nhà trường tổ chức mua sách tham khảo vào đầu năm học mới. Trường không được phép bắt học sinh mua các loại sách, tài liệu tham khảo như vở bài tập, vở ôn luyện, vở thực hành... không phù hợp với đổi mới dạy học và kinh tế của phụ huynh.
Với các tài liệu hướng dẫn học sinh tự ôn luyện Toán và tiếng Việt, giáo dục kỹ năng sống, luyện viết chữ đẹp (do Sở Giáo dục Quảng Bình biên soạn), đẹp nét chữ giỏi tiếng Anh chỉ được mua nếu có sự đồng thuận của phụ huynh. Các loại sách cần cho năm học mới chỉ gồm sách giáo khoa với chương trình hiện hành, tài liệu hướng dẫn học với mô hình VNEN, tài liệu giáo dục địa phương, dạy học Mỹ thuật, sách tiếng Anh…
Sở này cũng khuyến khích nhà trường, giáo viên xã hội hóa, huy động các nguồn tài trợ, cho tặng để xây dựng tủ sách dùng chung, đảm bảo đủ tài liệu tham khảo, giảm bớt gánh nặng kinh tế cho phụ huynh.
Hoàng Táo
Ngày 17/9, hàng trăm sinh viên Đại học Ngoại ngữ đã thi thử nghiệm đề minh họa THPT quốc gia 2017 môn Toán. Ngày 25/9 tới, 100 học sinh chuyên Anh của THPT Chuyên ngữ (Đại học Ngoại ngữ) sẽ tham gia thi thử môn Ngoại ngữ.
"Việc huy động sinh viên và học sinh thi thử được thực hiện theo chỉ đạo của Trung tâm khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trường gọi sinh viên năm thứ nhất thi môn Toán, học sinh lớp 12 chuyên Anh thi môn Ngoại ngữ", lãnh đạo Đại học Ngoại ngữ thông tin.
Thông báo trên website của Đại học Ngoại ngữ. Ảnh: ulis. |
Theo Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga, đề thi được thử nghiệm với những học sinh tốt nghiệp phổ thông năm 2015-2016 nhằm chuẩn hóa đề thi, trên cơ sở đó để công bố đề minh họa vào tháng 10.
Dự thảo thi THPT quốc gia 2017 đưa hai môn Toán, Ngoại ngữ trắc nghiệm hoàn toàn. Toán gồm 50 làm bài trong 90 phút. Ngoại ngữ 40 câu thi trong 60 phút. Hình thức thi của hai môn này làm dấy lên ý kiến trái chiều của các chuyên gia, giáo viên.
Ngoài hai môn trên, các môn Lý, Hóa, Sinh sẽ được tổ hợp thành bài thi Khoa học tự nhiên. Sử, Địa, Công dân tổ hợp thành bài thi Khoa học xã hội. Mỗi bài thi sẽ có 60 câu trắc nghiệm làm trong vòng 90 phút, làm trên giấy, chấm bằng máy. Riêng môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận trong 120 phút.
Hoàng Phương
Thử nhớ xem có phải khi bạn đặt câu hỏi quen thuộc “Ngày hôm nay thế nào?” thì thường nhận được câu trả lời như “Bình thường ạ!”, “Ổn ạ!”... từ con.
Sara Goldstein, mẹ của cậu con trai 5 tuổi, đã biên soạn bộ câu hỏi để con hứng thú kể nhiều hơn một câu trả lời ngắn gọn. Thực tế, đã có nhiều lần con trai cô nói không ngừng trong nửa tiếng cho dù cô mới đặt một câu hỏi.
Dưới đây là danh sách câu hỏi cô Sara biên soạn, được Popsugar đăng tải ngày 11/9. Phụ huynh hãy thử áp dụng xem chúng có khơi mào một cuộc trò chuyện kéo dài bất tận?
Con ăn gì vào bữa trưa?
Con có thấy bạn nào ngoáy mũi không?
Con chơi trò gì trong giờ giải lao?
Điều gì thú vị nhất ở trường với con hôm nay?
Có bạn nào làm một điều gì đó siêu dễ thương cho con?
Điều gì tốt nhất con làm cho người khác hôm nay?
Hôm nay có ai làm gì khiến con vui không?
Trong các giáo viên của con có ai qua được trò zombie không?
Hôm nay con học điều gì mới?
Bạn nào mang bữa trưa ngon nhất hôm nay vậy con? Món gì vậy?
Hôm nay con có gặp khó khăn gì không?
Nếu trường học là một chuyến đi, con thích nó như thế nào? Vì sao?
Nếu đánh giá ngày hôm nay ở trường theo thang điểm từ 1 đến 10, con cho điểm mấy? Vì sao?
Nếu một bạn trong lớp được làm giáo viên trong một ngày, con muốn đó là bạn nào? Vì sao?
Nếu con có cơ hội được làm giáo viên vào ngày mai, con sẽ dạy gì cho cả lớp?
Hôm nay có ai chọc tức con không?
Có bạn nào con muốn kết bạn mà vẫn chưa làm được không? Vì sao vậy?
Nguyên tắc quan trọng nhất của giáo viên của con là gì?
Trò chơi phổ biến mất mọi người chơi trong giờ giải lao là gì?
Giáo viên có nhắc con nhớ đến ai đó mà con biết không? Như thế nào?
Kể cho bố/mẹ nghe về một điều gì đó con học được từ một người bạn hôm nay?
Nếu người ngoài hành tinh đến trường và chiếu ánh sáng vào 3 bạn, con nghĩ đó là những bạn nào? Vì sao?
Điều gì có ích con đã làm hôm nay?
Con cảm thấy tự hào nhất về mình lúc nào trong hôm nay?
Nguyên tắc nào khó nhất con phải làm theo hôm nay?
Con hy vọng được học điều gì trước khi năm học kết thúc?
Bạn nào trong lớp hoàn toàn trái ngược với con?
Chỗ nào ở trường vui nhất?
Con muốn chơi giỏi nhất trò nào trong năm nay?
Có bạn nào trong lớp gặp khó khăn với các quy định không?
Chương trình hỏi và đáp online tặng sách miễn phí cho học sinh do Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) tổ chức tổ chức từ tháng 3 đến nay thu hút hơn 19.000 học sinh cả nước tham gia.
Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) xây dựng văn hóa đọc trong cộng đồng bằng chương trình SIU Bookies 2016. |
Tham gia chương trình SIU Bookies 2016 từ những ngày đầu tiên, Trần Hoàng Diệu Linh - học sinh trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum dễ dàng trả lời các câu hỏi đơn giản của chương trình như: bạn đến từ đâu, học lớp mấy, muốn đọc sách gì... Linh mong chương trình diễn ra thường xuyên, đặc biệt là vào ngày sách thế giới để nhiều học sinh có cơ hội tham gia. "Em thấy cuốn sách mình được nhận rất ý nghĩa, em sẽ chia sẻ với các bạn trong lớp cùng đọc", Diệu Linh nói.
Em Bùi Quang Đính - học sinh trường THPT Nguyễn Huệ, thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) tham gia SIU Bookies 2016 vì cách thức tham gia dễ dàng và quỹ sách tặng phong phú, ý nghĩa. Đăng ký nhận cuốn “5 phút chinh phục người đối diện”, không lâu sau, Đính đã nhận được phần quà mà em mong chờ.
Hàng nghìn học sinh trên cả nước đã nhận những cuốn sách mình đăng ký từ chương trình. |
“Đây là lần đầu tiên em tham gia chương trình tặng sách miễn phí và không khỏi bất ngờ khi nhận sách từ SIU. Em đã đọc hết quyển sách tiếng Anh mà chương trình gửi tặng. Sách rất hay và còn giúp em nâng cao việc học ngoại ngữ”, em Lê Thị Kim Thoa - học sinh trường THCS Nguyễn Hiền, Nha Trang chia sẻ.
Đọc sách thường xuyên giúp học sinh hình thành văn hóa đọc, tích lũy thông tin, kiến thức. |
Theo thống kê mới đây của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, mỗi người dân Việt Nam đọc chỉ 0,8 quyển sách một năm trong khi bình quân một người Mỹ đọc 12 quyển, người Pháp là 15 quyển sách.
Ban tổ chức mong muốn thông qua chương trình này xây dựng thói quen đọc sách và thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng học sinh Việt Nam.
Với thông điệp cùng đọc, chia sẻ và trưởng thành hơn từ những quyển sách bổ ích, SIU Bookies 2016 hướng tới đối tượng học sinh từ bậc tiểu học đến bậc THPT. Sách tặng theo ý thích của học sinh nhưng đã được phân loại phù hợp từng cấp học nhằm định hướng văn hóa đọc cho học sinh.
Sau lần tổ chức đầu tiên này, quỹ sách phong phú của SIU Bookies sẽ tiếp tục chào đón học sinh trên cả nước đăng ký tham gia nhận sách tại đây. Trường đồng thời duy trì và xây dựng quỹ sách quy mô lớn để học sinh có cơ hội nhận sách từ chương trình.
Ngọc Anh
Đại học Quốc tế Sài Gòn thuộc Tập đoàn giáo dục Quốc tế Á Châu (GAIE) gồm: trường Quốc tế Á Châu (Asian School), Viện nghiên cứu Châu Á (IAS) và trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU).
GAIE hiện là thành viên của các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trên thế giới như: Hội đồng các Trường Quốc tế (CIS) - Anh, Hiệp hội Quốc tế các trường đại học đào tạo ngành Kinh doanh (IACBE) và Hiệp hội phát triển giảng dạy doanh thương bậc đại học (AACSB) - Mỹ; ứng viên Hiệp hội các trường phổ thông & đại học miền Tây Mỹ (WASC) và có quan hệ với nhiều trường đại học quốc tế danh tiếng.
Thứ ba, 20/9/2016 | 07:30 GMT+7
Thứ ba, 20/9/2016 | 07:30 GMT+7
Thanh Tâm
Thứ ba, 20/9/2016 | 05:00 GMT+7
Ngôn ngữ nào được sử dụng nhiều nhất thế giới
\ \'; $('.share_email_article').click(function() { Sexy.notice(html_login_5); news_detail.loadCaptcha(); });
Theo lộ trình Đề án dạy và học ngoại ngữ 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ triển khai dạy và học bằng ngoại ngữ một số môn cơ bản, chuyên ngành và tự chọn ở bậc đại học từ năm 2017. Chương trình bắt đầu với khoảng 20% sinh viên của các Đại học Quốc gia, đại học vùng và một số trường đủ điều kiện. Tỷ lệ sẽ tăng dần hàng năm, mở rộng dần số trường và địa phương.
Mục tiêu đến năm học 2018-2019, 100% sinh viên chuyên ngữ và 70% sinh viên không chuyên ngữ tốt nghiệp đạt chuẩn quy định. Năm 2025, toàn bộ sinh viên đại học, cao đẳng không chuyên ngữ đạt chuẩn.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phượng, Phó trưởng khoa Ngoại ngữ, Đại học Tây Nguyên cho biết, do hạn chế địa lý và khó khăn về kinh tế nên khu vực này hầu như chưa có môi trường thực hành cho người học ngoại ngữ. Hiện chưa có khảo sát về năng lực cụ thể của người học trong toàn khu vực, song trường có tới 47% sinh viên khóa 2012-2016 chưa đủ điều kiện tốt nghiệp. Trong số sinh viên còn nợ học phần tốt nghiệp thì có tới 79% không đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ.
"Con số trên nói lên rất nhiều điều về năng lực người học ngoại ngữ hiện tại", bà Phượng nói.
Đề án cũng đưa ra lộ trình cụ thể nâng cao chất lượng giáo viên, giảng viên ngoại ngữ. Các trường phải rà soát, xây dựng chương trình đào tạo để sinh viên sư phạm ngoại ngữ ra trường đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ. Các trường sư phạm chuyên ngữ hoặc có khoa ngoại ngữ rút kinh nghiệm và phát triển chương trình đã xây dựng. Sinh viên chuyên ngữ đồng thời được đào tạo hai ngoại ngữ trong quá trình học, một chính và một phụ.
Sinh viên trường sư phạm chuyên ngữ nếu muốn trở thành giáo viên tiếng Anh cấp mầm non, tiểu học phải bổ sung học trình hoặc tín chỉ bắt buộc. Trường sư phạm, chuyên ngữ thường xuyên đưa sinh viên tham gia làm trợ giảng tiếng Anh ở các trường tiểu học, trung tâm có giáo viên bản ngữ giảng dạy.
Hoàng Phương
Khi nói đến thiết kế web, nhiều bạn trẻ nghĩ đến viễn cảnh làm việc thoải mái tại nhà bên chiếc máy tính, thảnh thơi nhấm nháp cốc cà phê hay tách trà thoảng hương thơm. Tuy nhiên, những kỹ sư chuyên nghiệp đã trải qua nhiều dự án, làm việc với nhiều khách hàng, đối tác sẽ hiểu mọi sự không toàn "màu hồng".
Ngồi sửa "mớ bòng bong" của nhà phát triển khác
Những ai vừa vào làm tại một công ty mới, nhiều khả năng phải lao vào dọn dẹp một dự án dở dang và đóng thế vai cho người trước đã bỏ đi.
Người mới sẽ vật lộn với đống code, tìm hiểu những lỗi và tiến hành sửa chữa. Vấn đề là mỗi kỹ sư thích viết mã theo cách riêng của mình. Vì thế cần phải nghiên cứu tất cả những tài liệu sẵn có để tìm hiểu chính xác những gì mà người trước muốn truyền tải. Nếu không có tài liệu, phải rà soát các dòng mã để biết được tiến trình nguyên bản. Điều này cần sự tinh tế, nhanh nhạy và cả tính kiên nhẫn.
Lỗi xuất hiện không đúng lúc
Sau nhiều tháng làm việc chăm chỉ thâu đêm suốt sáng, bạn rất hào hứng vì cuối cùng cũng tới lúc trình bày dự án với khách hàng hay giới thiệu ứng dụng đến công chúng. Nhưng trong lúc chạy thử, lỗi nghiêm trọng bỗng xuất hiện hoặc phát sinh những tình huống có thể dẫn đến khiếu nại của người dùng mới.
Nếu rơi vào tình huống này, đừng quá hốt hoảng vì nó có thể xảy ra với bất cứ ai, ngay cả những nhà phát triển tài năng chuyên làm những sản phẩm chính yếu cho Facebook hay Twitter. Lúc này cần giữ bình tĩnh, đừng để những lời phàn nàn, chỉ trích khiến đầu óc căng thẳng, nóng giận. Nhanh chóng bắt tay vào phân tích và sửa lỗi càng sớm càng tốt, tìm những giải pháp đi mới phù hợp.
Sửa lỗi này hiện ra lỗi khác
Quá trình tìm và sửa lỗi rất cần thiết trong việc thiết kế web. Tuy nhiên, thật thất vọng sau khi đã tốn công sức đưa ra giải pháp rồi mới nhận ra việc này lại tạo ra thêm những lỗi mới. Vì vậy, đầu tiên cần lập kế hoạch với các bước chi tiết, ghi chép cẩn thận từng sửa đổi. Nhằm ngăn chặn tình trạng lầm lẫn, sai sót, bạn có thể sử dụng chương trình Git (phần mềm quản lý mã nguồn phân tán được phát triển bởi Linus Torvalds vào năm 2005, ban đầu dành cho việc phát triển nhân Linux).
Hiện nay, Git trở thành một trong các phần mềm quản lý mã nguồn phổ biến nhất để quản lý một loạt phiên bản, cho phép nhanh chóng quay lại phiên bản đầu tiên nếu các phần chỉnh sửa hoạt động không đúng cách.
Lỗi ngay trong những thư viện mã tin cậy
Chúng ta thường dựa nhiều vào thư viện mã nguồn để xây dựng trang web và các nhà phát triển có thể sử dụng cùng một thư viện cho nhiều dự án. Điều này có thể khiến lỗi phát sinh không đến từ những đoạn mã do bạn viết mà tồn tại sẵn trong các thư viện đang dùng. Trong tình huống khó xử này, xem xét các tùy chọn phù hợp như tự sửa nếu thông thạo các đoạn mã trong thư viện. Còn nếu điều này vượt quá khả năng, cần kêu gọi sự trợ giúp từ các chuyên gia hoặc đồng nghiệp.
Không tìm ra nguyên nhân lỗi
Dù đã làm mọi cách, tạo ra nhiều nhánh Git để thử nghiệm nhưng bạn vẫn không biết được lỗi do đâu mà ra. Lên trang web hỏi đáp nổi tiếng thế giới StackOverflow để tìm những đề tài tương tự, tuy nhiên lời giải các câu hỏi này trong vòng 2 năm qua vẫn là con số 0 tròn trĩnh. Cho dù đó có thể chỉ là một lỗi nhỏ nhưng việc mù mờ về lý do khiến bạn luôn bị ám ảnh về nó.
Các chuyên gia khuyên rằng để tìm ra giải pháp, cần tránh xa máy tính khoảng nửa ngày hoặc tốt nhất là 2 ngày. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp giảm tải áp lực, cải thiện tinh thần để chuẩn bị đối diện với vấn đề và tìm hướng giải quyết.
Mất dữ liệu, không sao lưu
Sẽ có lúc bạn tự trách mình rơi vào tình cảnh "dở khóc dở cười" vì những lỗi hoàn toàn chẳng liên quan đến chuyên môn. Toàn bộ dữ liệu về dự án bỗng nhiên mất sạch và bạn chẳng thể khôi phục vì quên chuyện sao lưu các tập tin. Ngay cả khi làm việc với hệ thống rất ổn định, ổ đĩa cứng vẫn có thể lăn đùng ra "chết" hay trong lúc ông bố đi ra ngoài quên tắt máy, con trẻ ở nhà táy máy và vô tình bấm vào nút Delete xóa sạch công sức bao ngày.
Do vậy cần chuẩn bị nhiều nguồn để sao lưu các tập tin quan trọng, ví dụ như Time Machine, Dropbox, và OneDrive. Người dùng OS X nên kích hoạt tính năng Time Machine, còn trong Windows có thể mở ứng dụng cho phép sao lưu và khôi phục lại từ Control Panel.
Viết ứng dụng chạy trên Internet Explorer 6
Hiện tại một số khách hàng do có nhu cầu riêng vẫn yêu cầu ứng dụng hiện đại phải hoạt động tương thích với trình duyệt Internet Explorer 6 dù xu hướng đã chuyển sang đến Internet Explorer 10.
Việc viết ứng dụng cho IE 6 đòi hỏi tốn gấp 3 lần thời gian hoặc nhiều hơn nữa so với chương trình chạy trên các trình duyệt Chrome hoặc Firefox. Kèm theo là nhiều vấn đề phát sinh như ứng dụng không chạy trơn tru, hạn chế nhiều tính năng, xuất hiện lỗi hay không đáp ứng yêu cầu về bảo mật.
Thiếu dấu chấm phẩy
Một số ngôn ngữ lập trình như JavaScript và PHP cần dấu chấm phẩy để đánh dấu sự kết thúc của một câu lệnh. Nhiều lỗi xảy ra bởi câu lệnh thiếu dấu chấm phẩy và bạn phải cẩn thận dò tìm để sửa chữa.
Không Internet và cả Google
Google là kênh thông tin quan trọng trong công việc và học tập của nhiều người và nó còn có giá trị gấp đôi với những nhà phát triển. Các kỹ sư sử dụng Google để tìm kiếm mẫu mã, tìm giải pháp cho các lỗi, trao đổi với đồng nghiệp, học hỏi kiến thức... Nếu Internet và Internet cùng biến mất thì dường như nhà phát triển sẽ quay về "thời kỳ đồ đá", gặp nhiều khó khăn, không biết phải làm gì nếu gặp phải lỗi cụ thể.
Chuyên gia phải biết làm bất cứ điều gì
Không chỉ khách hàng mà cả sếp cũng mặc định nhà thiết kế web phải biết hết mọi thứ và làm được tất cả mọi việc, không có gì là bất khả thi. Khách hàng có quyền đưa ra những dự án với ý tưởng "trên trời" và cho rằng nhà thiết kế hiển nhiên phải hiểu rõ và đủ khả năng triển khai trong thời gian ngắn, cho dù nó có phù hợp với điều kiện công nghệ cho phép hay không.
Minh Trí
Giới trẻ Việt Nam yêu thích công nghệ, lập trình có thể tham khảo chương trình đại học trực tuyến của FUNiX. Hệ thống kiến thức được truyền đạt bởi các chuyên gia - nhà tuyển dụng hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đảm bảo được trang bị kiến thức, kỹ năng và mối quan hệ cần thiết cho sự nghiệp.
Em là nữ sinh năm 1997 đã thi đại học 2 lần. Lần 1 em thi được 26,5 và trượt Học viện An ninh, sau đó ở nhà một năm để ôn lại. Đến lúc này em mới thực sự biết Internet là gì, em nhận ra không thực sự hiểu về ngành an ninh mà thi vì nhà em không có điều kiện, vào an ninh được bao ăn ở, ra trường có việc. Em rất buồn vì suy nghĩ quá thiển cận, thấy mình thật sự đã chọn sai rồi.
Em yêu Hóa, học tốt Hóa và luôn hứng thú tìm hiểu về các chất hóa học. Em nhận ra mình rất muốn học Dược và muốn thi vào Đại học Dược. Nhưng một lần nữa em lại thất bại, lần này được 25 điểm và trượt nguyện vọng 1 của Đại học Y dược Huế.
Vì không muốn mạo hiểm đợi nguyện vọng 2 của Đại học Y dược Huế nên em đã đăng ký vào nhóm ngành Hóa - sinh - thực phẩm của Đại học Bách khoa Hà Nội và đỗ. Em lại buồn hơn khi nguyện vọng 2 của Đại học Y dược Huế sau đó lấy 24 điểm.
Bây giờ em rất chán nản, kẹt giữa 2 lựa chọn: Thi lại Đại học Y dược, hoặc cố yêu ngành mà mình không thích. Em rất cần mọi người cho em lời khuyên, nhất là các bác, các cô, anh chị làm trong 2 ngành trên. Em xin cảm ơn mọi người.
Nguyễn Trăng
Độc giả đặt câu hỏi tư vấn tại đây
Single có nghĩa bạn đang trong mối quan hệ hoàn toàn mở, hiện không hẹn hò cùng ai, không nợ nần ai và sẵn sàng bước vào một mối quan hệ mới.
“In an open relationship” hay “in a relationship”? Cả 2 “status” này đều có nghĩa bạn đã có người yêu. Tuy nhiên, nếu bạn để trạng thái “In an open relationship” có nghĩa là không có sự ràng buộc giữa bạn và người yêu. Nói cách khác, bạn vẫn có thể có một mối quan hệ khác với một người khác mà bạn trai/bạn gái của bạn không được có ý kiến. Thông thường, đây là thỏa thuận rõ ràng giữa 2 bạn về việc không ràng buộc lẫn nhau khi bắt đầu mối quan hệ.
Ở mức độ tình cảm cao hơn, đơn giản là sự cam kết giữa 2 người yêu, hoặc cao hơn là sống như vợ chồng, có con, nhưng không kết hôn thì sẽ ở trạng thái “in a relationship”.
Ở các nước phương Tây, người "in a relationship" sống với nhau như vợ chồng mà không làm thủ tục kết hôn. Khi không cảm thấy phù hợp, họ có thể chia tay mà không cần tới tòa án và kiện tụng. Khác với người ở trạng thái “in an open relationship”, người có dòng trạng thái “in a relationship” được kỳ vọng là sẽ không có mối quan hệ tình ái khác ngoài bạn tình của họ.
Engaged đơn giản có nghĩa là đính hôn. Khi đã “in a relationship” đủ lâu, người ta quyết định tiến thêm một bước. Những người ở tình trạng “engaged” đang chuẩn bị cho lễ cưới.
Married có nghĩa là bạn đóng cửa mọi mối quan hệ tình cảm khác giới về mặt đạo đức và pháp lý.
Domestic partnership v.s. civil union có nghĩa nếu bạn "in a relationship" với người cùng giới (gay/lesbian), đây là bước tiếp theo. Ở một vài quốc gia/tiểu bang, nơi hôn nhân đồng giới không được công nhận, “domestic partnership” và “civil union” là 2 hình thức pháp lý tương tự hôn nhân. Tuy nhiên, những người được coi là có “domestic partnership” có quyền lợi pháp lý rất thấp so với trạng thái “married” và thường không được công nhận nếu bạn ra khỏi khu vực quốc gia/bang của mình.
“Civil union” cũng tương tự “domestic partnership”, nhưng bạn có quyền lợi nhiều hơn một chút với đối tác của mình. Tuy nhiên, những quyền lợi này ít hơn rất nhiều so với “married” và thường không được công nhận nếu đôi đó đi ra khỏi lãnh thổ của quốc gia/bang.
“It’s complicated” là status không hề phức tạp. Status này có thể ám chỉ bạn đang yêu đơn phương, hoặc đang chuyển từ “in a relationship” sang “single”.
Seperated - divorced - widowed là các kịch bản xấu của “married”. Nếu bỏ nhau mà không ra tòa thì gọi là “separated”, tức họ có thể tham gia vào mối quan hệ tình ái mới, nhưng thận trọng với chồng/vợ chưa bỏ. “Divorced” có nghĩa là bạn từng lấy chồng và giờ đang “single”. Còn “widowed” bạn đã có chồng, có thể vẫn yêu chồng cũ, nhưng vẫn sẵn sàng cho mối quan hệ mới.
Nguyễn Xuân Quang
Tại một trung tâm phúc lợi ở Thiên Tân, Jingjing, học sinh 13 tuổi có bữa trưa với tôm sốt chua ngọt, tôm xào cần tây và mao mộc nhĩ, lạp xưởng xào đậu xanh, bí đao và cà rốt luộc ăn cùng cơm nóng.
Tại một quán ăn nhanh ở Trịnh Châu, Hà Nam, cặp song sinh 6 tuổi Wang Junye và Wang Yuxin đang ăn hamburger, gà viên chiên, khoai tây chiên và uống sữa.
Jin Guangjie, học sinh lớp 4 tại Kiềm Tây, Quý Châu, đang ăn trưa với bạn cùng lớp. Bữa cơm gồm cà rốt hấp, rau luộc, thịt lợn xào đậu que.
Lyu Haoyan, 3 tuổi ăn trưa tại nhà ở Hong Kong với mì luộc cùng thịt lợn băm, cải thìa luộc và tráng miệng bằng một quả táo.
Ở một ngôi làng gần Nam Kinh, Quảng Tây, Wei Chengwei 9 tuổi trở về nhà ăn cơm trưa với rau chân vịt xào thịt, nước luộc rau dùng làm canh.
Tại Nam Giang, Tứ Xuyên, Feng Kejia, 8 tuổi dùng bữa với gà rán và bánh mì nướng kẹp xúc xích.
Học sinh mẫu giáo Wang Xinyu ở Lan Châu, Cam Túc, có bữa trưa ngon lành với mì đậu xanh, gà rán, trứng xào cà chua và khoai tây chiên.
Ma Lu, học sinh 15 tuổi ở Ngô Trung, Ninh Hạ, đang chuẩn bị thưởng thức bữa trưa với mì chiên thịt lợn và rau củ, một quả trứng luộc cùng bát canh hẹ nóng.
Tại Urumqi, Tân Cương, học sinh lớp 4 Alkin đang ăn mì cay xào khoai tây, tráng miệng bằng hai miếng dưa vàng.
Zheng Bowen, học sinh lớp 6 ở Bắc Kinh ăn trưa cùng cà ri gà, trứng sốt cà chua, canh rong biển và dưa hấu tráng miệng.
Phiêu Linh (theo Tân Hoa Xã)
Ông Phan Duy Vĩnh, Phó chủ tịch thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho biết, tổng số học sinh nghỉ học từ cuối tháng 8 là 1.051, tới nay 1.047 em trở lại lớp. "Có 4 học sinh lớp 9 trường THCS Hà Hải đã nghỉ hẳn đi biển và vào miền Nam làm ăn", ông Vĩnh nói.
Từ ngày 25/8, nhiều học sinh ở xã Kỳ Hà bị bố mẹ cho nghỉ ở nhà. Đến sáng 5/9, gần 1.000 em không tới dự lễ khai giảng. Phụ huynh cho biết từ ngày xảy ra sự cố môi trường khiến cá chết hàng loạt, ruộng muối bỏ hoang, thuyền gác mái chèo không ra khơi, gia đình không có thu nhập. Họ kiến nghị địa phương miễn tất cả khoản đóng góp thì mới yên tâm để con em trở lại trường.
Sau nhiều tuần nghỉ ở nhà, học sinh xã Kỳ Hà đã quay lại trường. Ảnh: Đức Hùng |
Nhằm động viên học sinh trở lại lớp, chính quyền thị xã Kỳ Anh trước mắt không thu tiền xây dựng, miễn học phí đối với học sinh Kỳ Hà. Theo Phó chủ tịch thị xã Kỳ Anh, nhà chức trách đang rà soát những gia đình có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ, động viên bố mẹ yên tâm cho con đi học.
"Chính quyền đã vận động người dân ở hai thôn Thanh Hà và Bắc Hà (xã Kỳ Hà) hợp tác kiểm đếm nhằm đền bù thiệt hại sự cố môi trường biển. Vẫn còn 5 thôn, trong đó có một thôn ở Kỳ Hà và 4 thôn ở xã Kỳ Lợi chưa hợp tác để kê khai", ông Phan Duy Vĩnh thông tin.
Đầu tháng 4, hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn từ một số lồng bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), sau đó lan đến biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Hầu hết ngư dân đánh bắt gần bờ của 4 tỉnh trên không thể ra khơi do biển không còn cá và nếu đánh bắt được cũng không thể tiêu thụ. Cuối tháng 6, Formosa Hà Tĩnh đã thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố môi trường biển và đã hoàn thành việc bồi thường 500 triệu USD. |
Xem thêm: Phụ huynh đồng loạt không cho cả nghìn học sinh đi khai giảng
Đức Hùng
120 bộ bàn ghế mới đang được lắp tại các phòng học trường THCS Yên Tĩnh. |
Chiều 19/9, thầy Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng trường THCS Yên Tĩnh (Tương Dương, Nghệ An), cho biết hôm nay tất cả giáo viên và học sinh của trường đã tập trung lau chùi bàn ghế, quét dọn phòng học. Sáng mai, toàn bộ 250 học sinh sẽ lên lớp, sau gần một tuần bị gián đoạn vì mưa lũ.
Để học sinh và giáo viên trở lại lớp, Tỉnh đoàn Nghệ An đã trao 70 triệu đồng cho trường THCS Yên Tĩnh bằng vật chất như sách giáo khoa, giấy bút, xoong nồi. Huyện Tương Dương đầu từ 120 bộ bàn ghế mới cho nhà trường.
Trước đó rạng sáng 14/9, lũ từ thượng nguồn tràn qua trường Yên Tĩnh, cuốn phăng hầu hết trang thiết bị dạy học, 250 bộ sách giao khoa, bàn ghế, xoong nồi và 2 tấn gạo dữ trữ. May mắn 110 học sinh nội trú đang ngủ ở ký túc đã được chính quyền sơ tán kịp thời trước khi nước lũ tràn tới.
Khuôn viên trường THCS Yên Tĩnh sau khi lũ dữ rút đi. |
Phương Linh
Sau khi có thông tin Bộ Giáo dục xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nga, tiếng Trung từ lớp 3 đến lớp 12 và sẽ thí điểm dạy như ngoại ngữ thứ nhất vào năm học tới, rất nhiều độc giả đã bày tỏ lo ngại. Độc giả Trần Minh đưa ra những lý do cho thấy sự cần thiết của hai ngoại ngữ này.
Tại sao người Mỹ, người Anh lại học thêm nhiều ngôn ngữ khác trong khi tiếng Anh đã là ngôn ngữ phổ biến và được nhiều quốc gia sử dụng làm ngôn ngữ chính thức? Bởi vì nếu bạn nói chuyện với một người bằng thứ tiếng người ấy hiểu, điều đó sẽ được ghi nhớ trong đầu; nếu bạn nói chuyện bằng ngôn ngữ của người ấy, điều đó sẽ được khắc vào trong tim (Nelson Mandela).
Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi, được nhiều nước sử dụng làm ngôn ngữ chính thức, do đó trở thành ngoại ngữ quan trọng nhất. Nhưng đừng quên rằng tiếng Trung là thứ tiếng có số người sử dụng nhiều nhất trên thế giới, Trung Quốc có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, sử dụng được tiếng Trung là tiếp cận được với thị trường rộng lớn bao gồm Trung Quốc và cộng đồng người Hoa tại các nước Singapore, Malaysia…
Tại Indonesia, người Hoa chiếm 2,5% trong số 200 triệu dân, nhưng lại kiểm soát tới trên 70% nền kinh tế. Tại Thái Lan, người Hoa chiếm 10% dân số, nhưng chiếm trên 90% vốn của các doanh nghiệp và trên 50% vốn của ngành ngân hàng. Tại Philippines người Hoa chiếm chưa đầy 2% dân số, nhưng chiếm trên 35% kim ngạch thương mại, vậy có nên dạy tiếng Trung hay không?
Nước Nhật với nền kinh tế đứng thứ ba thế giới, với nền khoa học kỹ thuật hiện đại, hiện có vốn đầu tư vào Việt Nam cao thứ hai, vậy có nên dạy tiếng Nhật hay không? Hàn Quốc là nước có nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới và nền khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, hiện có vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, vậy có nên dạy tiếng Hàn hay không?
Nước Nga với vị thế quân sự đứng thứ hai thế giới và nền kinh tế đứng thứ 9 thế giới, với những thành tựu to lớn trong khoa học kỹ thuật, với truyền thống hợp tác và mối quan hệ gắn bó lâu năm với Việt Nam, vậy có nên dạy tiếng Nga hay không?
Tiếng Anh là ngoại ngữ chủ yếu, được dạy rộng rãi trên toàn quốc, còn tiếng Nhật, Nga, Trung… sẽ được dạy ở những nơi có nhu cầu và có điều kiện để tổ chức. Tùy vào điều kiện và sở thích của mỗi người mà lựa chọn cho mình một ngoại ngữ để học. Không ép buộc phải học ngoại ngữ này hay ngoại ngữ khác, không ép buộc phải học nhiều ngoại ngữ một lúc.
Lựa chọn một ngôn ngữ để học có thể xuất phát từ lý do đơn giản, như yêu truyện tranh Nhật Bản hay thích văn hóa Nga, thích sự lãng mạn của người Pháp, hoặc là đam mê phim Hàn hoặc là nhằm nâng cao thu nhập, kiến thức. Khi đã yêu thích một ngôn ngữ rồi, ta mới đầu tư thời gian và tiền bạc, rèn luyện mỗi ngày, khó khăn, vất vả thế nào cũng không bỏ cuộc, vậy thì mới có thể chinh phục được ngôn ngữ ấy.
Việc xem tiếng Anh là ngoại ngữ chủ yếu, tổ chức dạy tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Pháp ở những nơi có nhu cầu và có điều kiện tổ chức là hoàn toàn chính xác. Vấn đề tiếp theo là thực hiện như thế nào để tư duy đúng đắn, để nó trở thành những lợi ích thiết thực.
Trần Minh
Xem thêm
>>Bộ Giáo dục thí điểm dạy tiếng Nga, Trung Quốc
>>Rà soát 'chuẩn' của giáo viên tiếng Anh cả nước
Sau khi có thông tin Bộ Giáo dục xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nga, tiếng Trung từ lớp 3 đến lớp 12 và sẽ thí điểm dạy như ngoại ngữ thứ nhất vào năm học tới, rất nhiều độc giả đã bày tỏ lo ngại. Độc giả Trần Minh đưa ra những lý do cho thấy sự cần thiết của hai ngoại ngữ này.
Tại sao người Mỹ, người Anh lại học thêm nhiều ngôn ngữ khác trong khi tiếng Anh đã là ngôn ngữ phổ biến và được nhiều quốc gia sử dụng làm ngôn ngữ chính thức? Bởi vì nếu bạn nói chuyện với một người bằng thứ tiếng người ấy hiểu, điều đó sẽ được ghi nhớ trong đầu; nếu bạn nói chuyện bằng ngôn ngữ của người ấy, điều đó sẽ được khắc vào trong tim (Nelson Mandela).
Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi, được nhiều nước sử dụng làm ngôn ngữ chính thức, do đó trở thành ngoại ngữ quan trọng nhất. Nhưng đừng quên rằng tiếng Trung là thứ tiếng có số người sử dụng nhiều nhất trên thế giới, Trung Quốc có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, sử dụng được tiếng Trung là tiếp cận được với thị trường rộng lớn bao gồm Trung Quốc và cộng đồng người Hoa tại các nước Singapore, Malaysia…
Tại Indonesia, người Hoa chiếm 2,5% trong số 200 triệu dân, nhưng lại kiểm soát tới trên 70% nền kinh tế. Tại Thái Lan, người Hoa chiếm 10% dân số, nhưng chiếm trên 90% vốn của các doanh nghiệp và trên 50% vốn của ngành ngân hàng. Tại Philippines người Hoa chiếm chưa đầy 2% dân số, nhưng chiếm trên 35% kim ngạch thương mại, vậy có nên dạy tiếng Trung hay không?
Nước Nhật với nền kinh tế đứng thứ ba thế giới, với nền khoa học kỹ thuật hiện đại, hiện có vốn đầu tư vào Việt Nam cao thứ hai, vậy có nên dạy tiếng Nhật hay không? Hàn Quốc là nước có nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới và nền khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, hiện có vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, vậy có nên dạy tiếng Hàn hay không?
Nước Nga với vị thế quân sự đứng thứ hai thế giới và nền kinh tế đứng thứ 9 thế giới, với những thành tựu to lớn trong khoa học kỹ thuật, với truyền thống hợp tác và mối quan hệ gắn bó lâu năm với Việt Nam, vậy có nên dạy tiếng Nga hay không?
Tiếng Anh là ngoại ngữ chủ yếu, được dạy rộng rãi trên toàn quốc, còn tiếng Nhật, Nga, Trung… sẽ được dạy ở những nơi có nhu cầu và có điều kiện để tổ chức. Tùy vào điều kiện và sở thích của mỗi người mà lựa chọn cho mình một ngoại ngữ để học. Không ép buộc phải học ngoại ngữ này hay ngoại ngữ khác, không ép buộc phải học nhiều ngoại ngữ một lúc.
Lựa chọn một ngôn ngữ để học có thể xuất phát từ lý do đơn giản, như yêu truyện tranh Nhật Bản hay thích văn hóa Nga, thích sự lãng mạn của người Pháp, hoặc là đam mê phim Hàn hoặc là nhằm nâng cao thu nhập, kiến thức. Khi đã yêu thích một ngôn ngữ rồi, ta mới đầu tư thời gian và tiền bạc, rèn luyện mỗi ngày, khó khăn, vất vả thế nào cũng không bỏ cuộc, vậy thì mới có thể chinh phục được ngôn ngữ ấy.
Việc xem tiếng Anh là ngoại ngữ chủ yếu, tổ chức dạy tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Pháp ở những nơi có nhu cầu và có điều kiện tổ chức là hoàn toàn chính xác. Vấn đề tiếp theo là thực hiện như thế nào để tư duy đúng đắn, để nó trở thành những lợi ích thiết thực.
Trần Minh
Xem thêm
>>Bộ Giáo dục thí điểm dạy tiếng Nga, Trung Quốc
>>Rà soát 'chuẩn' của giáo viên tiếng Anh cả nước
Hãy xem 10 lời khuyên dưới đây và bắt đầu cải thiện cách phát âm ngay hôm nay để tiến gần hơn tới mục tiêu phát âm tiếng Anh hoàn hảo.
1. Nghe chính mình nói
Thường rất khó khăn để nghe được lỗi phát âm của chính mình bởi bạn tập trung vào sự giao tiếp thay vì âm thanh phát ra. Nếu không thể nghe được lỗi phát âm của mình, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn để sửa. Hãy ghi âm lại những gì mình nói bằng điện thoại hay máy tính, rồi ghi lại những lỗi mình cần khắc phục.
2. Nói từ tốn
Nhiều người học tiếng Anh nghĩ rằng nói lưu loát có nghĩa là nói nhanh. Điều này không đúng. Nói quá nhanh chỉ thể hiện rằng người nói đang lo lắng và thiếu quyết đoán. Nói từ tốn sẽ cho bạn thời gian để hít thở đúng cách và suy nghĩ về những gì bạn sẽ nói tới. Vì có thời gian để suy nghĩ khi nói, bạn sẽ cảm thấy thoái mái hơn và có thể tập trung làm cho phát âm tiếng Anh của bạn hay hơn.
3. Hình dung âm trong tiếng Anh
Hãy nhắm mắt và nghĩ về cách phát âm trước khi nói. Hình dung vị trí của môi và miệng. Nếu biết về bảng phiên âm tiếng Anh, hãy suy nghĩ về những âm thanh bạn sẽ phát ra và đối chiếu với cách phát âm chuẩn để cho chính xác.
4. Luyện tập thể chất
Phát âm là kỹ năng thuộc về thể chất. Bạn đang dạy môi cách chuyển động mới và sử dụng các cơ khác nữa. Hãy tập trung vào những âm khó mỗi ngày. Nếu bạn gặp vấn đề với âm “th”, hãy đặt lưỡi giữa hai hàm răng và thổi không khí ra ngoài. Hãy cảm nhận sự di chuyển của không khí trên đầu lưỡi của bạn.
5. Quan sát chính mình
Hãy đứng trước tấm gương để quan sát vị trí của lưỡi, môi và hình dạng miệng khi bạn phát ra một âm thanh cụ thể. So sánh với những gì bạn quan sát được trong video của người bản xứ nói.
Luyện nói trước gương là một cách để tập phát âm tiếng Anh tự nhiên. Ảnh: kinkiid |
6. Sao chép các chuyên gia
Không có gì bằng việc học phát âm từ các chuyên gia - những người bản xứ. Vì vậy, hãy nghe thật nhiều. Nghe các chương trình phát thanh tiến Anh và xem TV, phim ảnh bằng tiếng Anh. Bắt chước những gì bạn đang nghe - ngay cả khi bạn không chắc chắn nghe và hiểu hết những gì họ đang nói
7. Luyện tiếng Anh một mình
Vấn đề phát âm kéo dài dai dẳng vì chúng ta sợ mắc lỗi. Hãy tạo kịch bản - ví dụ gặp ai đó lần đầu tiên, gọi món ăn, hỏi đường - sau đó, luyện tập đoạn hội thoại một mình. Đừng e ngại.
8. Tìm người học cùng
Nhận góp ý từ những người quan sát bên ngoài cũng rất quan trọng. Hãy tìm một người bạn cũng mong muốn cải thiện tiếng Anh như mình. Trao đổi những bản thu âm bài luyện nói để bạn có thể nghe rõ hơn cách phát âm của nhau.
9. Hãy chú ý đến âm điệu và trọng âm
Phát âm tốt không chỉ là phát âm đúng những từ riêng lẻ. Bạn cần nói đúng giai điệu của ngôn ngữ này và trọng âm của các từ quan trọng. Hãy đọc to bài thơ, bài phát biểu hay bài hát, tập trung vào âm điệu và trọng âm.
Âm điệu và trọng âm là yếu tố rất quan trọng để nói tiếng Anh hay và tự nhiên. Ảnh: slainte |
10. Hát tiếng Anh
Hãy học lời những bài hát tiếng Anh phổ biến và hát theo. Ca hát giúp bạn thư giãn, cải thiện nhịp điệu và âm điệu của mình. Ví dụ, bạn có thể học tiếng Anh qua bài hát 'count on me' ở đây. Vì không phải tập trung vào cấu trúc câu, bạn có thể chỉ cần chú ý làm cho phát âm của mình hay hơn.
Hãy thử những lời khuyên này một lần. Bạn sẽ tìm ra được cách tốt nhất cho mình. Không có cách nào giúp bạn sửa lỗi ngay lập tức, nhưng chúng sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của mình khi luyện tập thường xuyên.
Quỳnh Linh (theo englishlive.ef.com)
Từ Vạn lý trường thành đến gấu trúc khổng lồ, đất nước đông dân nhất thế giới có một nền văn hóa độc đáo và lâu đời. Sinh viên Trung Quốc đang có xu hướng du học nước ngoài, nhưng nền giáo dục đại học của quốc gia này lại có nhiều điểm thú vị không phải ai cũng biết. QS Digital Solution đã liệt kê 10 điều đặc biệt dưới đây:
1. Trung Quốc là một trong những hệ thống giáo dục đại học lớn nhất thế giới với khoảng 37 triệu sinh viên, nhiều hơn rất nhiều so với quốc gia khác.
2. Đại học Bắc Kinh đang đứng vị trí 41 trên bảng xếp hạng các trường đại học thế giới của QS và vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng các trường đại học châu Á, là trường quốc gia hiện đại đầu tiên ở Trung Quốc.
3. Trung Quốc là điểm đến hàng đầu đối với sinh viên quốc tế ở châu Á.
4. Trung Quốc, với 700.000 công dân đang học tập trong môi trường quốc tế, cũng là quốc gia có nhiều du học sinh ở nước ngoài hơn bất kỳ quốc gia nào.
5. Do quan niệm phổ biến về quyền lực tối cao của nhà nước, các trường đại học tư nhân không được coi trọng như các trường đại học công lập.
Ảnh: QS Digital Solution. |
6. Hiện nay phương pháp ghi nhớ bằng học thuộc lòng chi phối hệ thống giáo dục Trung Quốc nhận rất nhiều chỉ trích. Mặc dù cách này đem lại kết quả cao trong các kỳ thi tiêu chuẩn nhưng lại cản trở tư duy sáng tạo và phân tích. Kết quả là sinh viên không thể phát triển được các kỹ năng giải quyết vấn đề.
Thực trạng này đã được thừa nhận và chính phủ Trung Quốc bắt đầu quay lưng với phương pháp giáo dục học thuộc lòng này.
7. Chính sách một con có tác động tốt trong việc giúp nhiều nữ giới được tiếp cận giáo dục đại học ở Trung Quốc, nơi giáo dục truyền thống ưu tiên dành cho nam giới hơn.
8. Việc giảng dạy tư tưởng hiện là bắt buộc trong nền giáo dục thường xuyên bị chỉ trích. Trong năm 2015, Bộ trưởng giáo dục Yuan Guiren kêu gọi các trường đại học kiểm soát việc sử dụng các sách “lan truyền các giá trị phương Tây”.
Các nhà phê bình cho rằng xem xét, tranh luận và thảo luận một cách cởi mở các ý tưởng và ý thức hệ khác nhau là cách duy nhất để tạo ra hệ thống trường đại học đẳng cấp thế giới.
9. Thủ tướng Trung Quốc gần đây kêu gọi tự chủ đại học nhiều hơn nữa. Mặc dù quốc gia này dành rất nhiều tiền để phát triển hệ thống giáo dục đại học, nhưng sự thiếu tự do đã kìm hãm các nghiên cứu phát triển mạnh trên sự hợp tác.
10. Nhờ chính phủ chú trọng vào giáo dục đại học, các trường đại học Trung Quốc đang từ từ tăng vị trí trên bảng xếp hạng. Ví dụ, Đại học Tsinghua tăng 15 bậc trong 3 năm, hiện xếp thứ 25 trong bảng xếp hạng trường đại học hàng đầu thế giới của QS năm 2016.
Quỳnh Linh (theo QS Digital Solution)
Trong thời gian qua, ngoài việc tụ tập trước cổng trường và lập Facebook để phản đối việc bị ép học phụ đạo, học sinh trường THPT Cao Bá Quát (TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk) còn dán tờ rơi kín cửa lớp học. Nội dung các tờ rơi: "Phản đối việc học phụ đạo. Học phụ đạo là tự nguyện chứ không phải bắt buộc".
Học sinh trường THPT Cao Bá Quát dán tờ rơi khắp nơi để phản đối việc bị ép buộc học phụ đạo. Ảnh: Kh.Uyên |
Sáng 19/9, ông Dương Đình Long, Chánh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đăk Lăk, cho biết đã yêu cầu trường THPT Cao Bá Quát dừng ngay việc dạy thêm, học thêm từ ngày 17/9 để hoàn tất thủ tục theo quy định.
Kết luận thanh tra cho thấy, việc dạy thêm, học thêm tại trường THPT Cao Bá Quát đã cơ bản thực hiện đầy đủ quy trình theo Thông tư của Bộ Giáo dục, Quyết định của UBND tỉnh và công văn của Sở. Trường cũng lập hồ sơ xin cấp phép việc dạy thêm, học thêm gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo và đang chờ phê duyệt.
Tuy nhiên, quá trình dạy thêm, học thêm tại trường THPT Cao Bá Quát còn một số khuyết điểm như: Trường chưa tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động dạy thêm, học thêm qua từng năm để tuyên truyền sâu rộng trong phụ huynh; Ban quản lý chưa thống nhất các thuật ngữ "dạy thêm, học thêm", "dạy tăng tiết", "phụ đạo" dẫn đến hiểu nhầm; Trường chưa khảo sát đánh giá năng lực học tập của học sinh để phân lớp theo trình độ dẫn đến các em không có hứng thú học, phụ huynh không đồng tình...
Trường THPT Cao Bá Quát đã dừng dạy thêm, học thêm sau khi Thanh tra Sở kết luận có sai phạm. Ảnh: Kh.Uyên |
Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu hiệu trưởng, Ban quản lý dạy thêm, học thêm nhà trường THPT Cao Bá Quát nghiêm khắc rút kinh nghiệm, kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra sai sót trong công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy thêm, học thêm gửi về Sở trước ngày 26/9.
Ông Lê Văn Kiệt, Hiệu trưởng trường THPT Cao Bá Quát cho biết, trường đã tạm dừng toàn bộ hoạt động dạy thêm, học thêm sau khi Thanh tra Sở làm việc. "Trường sẽ tổ chức họp để rút kinh nghiệm và làm rõ trách nhiệm của những người liên quan. Riêng với cá nhân, tôi sẽ viết kiểm điểm gửi Sở để nhận trách nhiệm vì để ra sai sót", thầy Kiệt nói.
Kh.Uyên
Trong thời gian qua, ngoài việc tụ tập trước cổng trường và lập Facebook để phản đối việc bị ép học phụ đạo, học sinh trường THPT Cao Bá Quát (TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk) còn dán tờ rơi kín cửa lớp học. Nội dung các tờ rơi: "Phản đối việc học phụ đạo. Học phụ đạo là tự nguyện chứ không phải bắt buộc".
Học sinh trường THPT Cao Bá Quát dán tờ rơi khắp nơi để phản đối việc bị ép buộc học phụ đạo. Ảnh: Kh.Uyên |
Sáng 19/9, ông Dương Đình Long, Chánh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đăk Lăk cho biết đã yêu cầu trường THPT Cao Bá Quát dừng ngay việc dạy thêm, học thêm từ ngày 17/9 để hoàn tất các thủ tục theo quy định.
Kết luận thanh tra cho thấy, việc dạy thêm, học thêm tại trường THPT Cao Bá Quát đã cơ bản thực hiện đầy đủ quy trình theo Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định của UBND tỉnh và Công văn của Sở. Trường cũng lập hồ sơ xin cấp phép việc dạy thêm, học thêm gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo và đang chờ phê duyệt.
Tuy nhiên, quá trình dạy thêm, học thêm tại trường THPT Cao Bá Quát còn một số khuyết điểm như: Trường chưa tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động dạy thêm, học thêm qua từng năm để tuyên truyền sâu rộng trong phụ huynh; Ban quản lý chưa thống nhất các thuật ngữ "dạy thêm, học thêm", "dạy tăng tiết", "phụ đạo" dẫn đến hiểu nhầm; Trường chưa khảo sát đánh giá năng lực học tập của học sinh để phân lớp theo trình độ dẫn đến các em không có hứng thú học, phụ huynh không đồng tình...
Trường THPT Cao Bá Quát đã dừng dạy thêm, học thêm sau khi Thanh tra Sở kết luận có sai phạm. Ảnh: Kh.Uyên |
Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu hiệu trưởng, Ban quản lý dạy thêm, học thêm nhà trường THPT Cao Bá Quát nghiêm khắc rút kinh nghiệm, kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra sai sót trong công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy thêm, học thêm gửi về Sở trước ngày 26/9.
Ông Lê Văn Kiệt - Hiệu trưởng trường THPT Cao Bá Quát cho biết, trường đã cho tạm dừng toàn bộ hoạt động dạy thêm, học thêm sau khi Thanh tra Sở làm việc. "Trường sẽ tổ chức họp để rút kinh nghiệm và làm rõ trách nhiệm của những người liên quan. Riêng với cá nhân, tôi sẽ viết kiểm kiểm gửi Sở để nhận trách nhiệm vì để ra sai sót", thầy Kiệt nói.
Kh.Uyên
Thứ hai, 19/9/2016 | 11:10 GMT+7
Thứ hai, 19/9/2016 | 11:10 GMT+7
Qua bộ tranh “7 lý do vì sao sinh viên giống người già” của Ian Higginbotham, bạn sẽ thấy sinh viên đại học và người già có nhiều điểm giống nhau.
Sinh viên và người già đều không hiểu mình đang làm gì với bản thân hàng ngày.
Hai đối tượng đều được giảm giá dịch vụ công công, như vé xem bảo tàng, vé xe buýt.
Người trẻ và người già đều ước mình hơn 20 tuổi.
Sinh viên và người già đều đi ngủ vào giờ bất thường.
Thuốc là thứ rất quan trọng với “ông bà” và “các cháu”.
Cả hai thế hệ đều không ngừng nói về chính trị và bảo vệ quan điểm của mình.
Mỗi năm, những người lớn tuổi hơn đều biến mất khỏi cuộc đời chúng ta mãi mãi.
Quỳnh Linh
Hiệp hội giáo viên dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai (TESOL International Association) cho rằng, đã có sự thay đổi về mục tiêu dạy và học ngoại ngữ trong thời gian gần đây. Đó là tạo ra những học sinh có khả năng sử dụng tiếng Anh toàn diện thay vì chỉ sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp.
Theo chuyên gia Anh ngữ Gavan Iacono - Tổng giám đốc Language Link Việt Nam, những người giỏi cả tiếng Anh giao tiếp và học thuật sẽ thuận lợi hơn trong sử dụng ngôn ngữ và vận dụng vào học tập, công việc.
Tiếng Anh toàn diện trang bị cho người học nhiều kỹ năng quan trọng như làm việc nhóm, thuyết trình… |
Tiếng Anh toàn diện là phương pháp dạy và học để phát triển đồng đều các khía cạnh trong việc tiếp thu ngôn ngữ. Với phương pháp này, người học không chỉ có khả năng nghe, nói, phát âm tiệm cận với người bản xứ, mà còn được rèn luyện ngữ pháp và các kỹ năng học tập, tư duy phân tích phục vụ cho học tập cũng như công việc sau này.
Trên thế giới, từ nhiều năm nay, phương pháp tiếng Anh toàn diện đã áp dụng ở nhiều nước. Nhờ đó, học sinh phát triển song song cả tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh học thuật.
Học tiếng Anh toàn diện giúp học sinh biết cách tự mở mang kiến thức. |
Theo ông Gavan Iacono, ở những nước áp dụng phương pháp tiếng Anh toàn diện, học sinh còn được làm quen liên tục với các dạng đề thi quốc tế nhằm rèn kỹ năng làm bài trước khi tham gia bất cứ kỳ thi nào. Tiếng Anh toàn diện trang bị cho người học nhiều kỹ năng quan trọng như làm việc nhóm, thuyết trình…
Tại Hà Nội, hiện các khóa học tiếng Anh toàn diện đã có tại nhiều trung tâm. Để chọn được một khóa học hiệu quả, phụ huynh có thể tham khảo các bước sau đây:
Trước tiên, phụ huynh nên chọn một trung tâm tiếng Anh uy tín. Những nơi như vậy thường có hệ thống đánh giá và quản lý chất lượng rõ ràng để giữ vững thương hiệu của mình. Chọn chương trình tích hợp cả tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh học thuật sẽ dễ phát triển vốn tiếng Anh toàn diện.
Ngoài ra, số lượng học sinh trong mỗi lớp tiếng Anh chỉ giới hạn dưới 20 người để các hoạt động có thể hướng tới từng học sinh. Đội ngũ giáo viên có trình độ cao, kinh nghiệm giảng dạy lâu năm với bằng cấp quốc tế.
Hiện các khóa học tiếng Anh toàn diện đã được Tổ chức giáo dục Language Link Việt Nam triển khai tại Hà Nội, giúp học sinh phát triển cả tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh học thuật. Số lượng học sinh trong giới hạn dưới 20 người nên các hoạt động có thể hướng tới từng học sinh. Đội ngũ giáo viên có trình độ cao, kinh nghiệm giảng dạy lâu năm với bằng cấp quốc tế đảm bảo học sinh tiến bộ sau từng khóa học.
Ngọc Anh
Khóa học tiếng Anh chuyên THCS tại Language Link là chương trình tích hợp tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh học thuật, giúp học sinh xây dựng nền tảng ngôn ngữ toàn diện để giao tiếp thành thạo và học tập thành công.
Để trải nghiệm khóa học này, phụ huynh có thể tham gia chương trình lớp học mẫu miễn phí và buổi thảo luận về “Xây dựng lộ trình học tiếng Anh toàn diện cho học sinh THCS” do Language Link tổ chức. Đăng ký tham gia tại đây.
Tôi thấy các bạn trẻ bây giờ băn khoăn khi chọn nghề nên viết câu chuyện có thật của đời mình mong các bạn có cái nhìn đúng, đừng nghĩ làm bác sĩ là sướng.
Tôi sinh ra ở một vùng quê, nhà nghèo lắm, là con thứ 8 trong gia đình. Tuổi thơ tôi lớn lên tự nhiên như cây cỏ. Tôi thích làm bác sĩ từ khi chưa đi học vỡ lòng. Tôi nhớ rằng tất cả đám ma ở quê hồi ấy tôi đều lân la đến xem vì sao họ chết. Có người thì bị chó dại cắn, cái chết nhìn một lần mà không quên biểu hiện bệnh, người thì có cái nhọt ở bẹn cũng chết. Tôi thắc mắc lắm vì mình trẻ con bị đầy mụn mà có chết đâu...
Tôi hỏi cha mẹ không ai cho tôi câu trả lời thuyết phục. Tôi quyết học y từ đây để tìm hiểu, hy vọng cứu sống người. Thời đó ở quê không mấy người đỗ đạt y ngay từ năm đầu, có người thi 3-4 lần mới đỗ nên tôi biết phải cố gắng học lắm. Tôi đã nỗ lực như vậy suốt các năm phổ thông và may mắn đỗ Đại học Y Hà Nội ngay lần đầu. Thi xong đại học tôi nặng 40 kg, cao 1,54 m. Tập quân sự xong, ăn cơm nhà bếp 2 suất mỗi bữa, 2 tháng sau nhập học tôi béo lên 47 kg. Vậy nhưng khi tốt nghiệp, tôi còn 37 kg mà không hề bị bệnh gì.
Trong thời gian học đại học, lúc nào tôi cũng bị áp lực phải học lấy điểm cao vì lúc ấy bắt đầu có một số bạn phải đóng học phí, cứ hết một học kỳ là xét lại. Nhà nghèo mà phải đóng học phí thì chỉ có về quê. Tôi chẳng dám yêu ai suốt 4 năm đầu đại học, đến năm thứ 5 có một anh gia đình cũng nghèo như nhà mình, cũng chịu khó học hành thì hẹn hò, cũng cho anh ấy đi trực, đi học cùng để hiểu về nghề của mình. Anh ấy có vẻ thích, tự hào về công việc của người yêu, cũng thấu hiểu... Thế là yêu, sau 4 năm nữa thì cưới, tình đầu cũng là tình cuối, chồng tôi giờ đó. Nghĩ đến giờ tôi vẫn xót xa.
Ra trường, tôi về quê xin việc, tưởng về quê là dễ, nhưng họ bảo không có chỉ tiêu, ấy thế mà cứ thấy cử y sĩ đi học chuyên tu lên bác sĩ để làm, còn bác sĩ xịn thì không nhận. Tôi lang thang làm các kiểu để kiếm tiền nuôi thân, luôn đau đáu là sẽ xin làm bác sĩ. Tôi làm không lương gần 3 năm thì được ký hợp đồng, sau 8 tháng nữa thì vào biên chế. Trong đó có 6 tháng liền cả ngày chỉ ăn bữa tối ở nhà chồng, còn bữa sáng nhịn, bữa trưa là một nắm cháy cơm nhà bếp. Mà phải ý tứ, đợi người ta bán hết cơm rồi ra xin cháy, kiểu thích ăn cháy nên xin, chứ ai biết khổ thế thì xấu hổ, rồi sợ người ta không giúp mình vào làm vì mình nghèo thế.
Trong thời gian làm không lương, ai thuê gì tôi làm nấy, nhịn ăn, nhịn mặc, chẳng gặp bạn, sợ đám cưới mời... Mọi người sẽ hỏi tôi sao không xin chồng tiền lúc khó khăn thế. Xin thưa, anh ấy cũng nghèo, mà còn phải lo cha mẹ, con, mình đam mê làm bác sĩ nhưng cũng là ích kỷ khi đẩy gánh nặng cơm áo cho chồng. Chồng cũng không muốn vợ làm bác sĩ, muốn vợ làm nghề khác, làm giờ hành chính bình thường không đi trực. Thế là cãi nhau suốt, suýt bỏ nhau.
Đi trực thì mang con gửi bố mẹ đẻ trông, về sau ông bà đi vắng thì ôm con theo đến bệnh viện, biết là sai nguyên tắc mà vẫn phải làm thế. Con ngủ trên giường, mẹ ra khám cấp cứu bệnh nhân. Con ngủ mê ngã lăn xuống đất chảy cả máu mồm, sưng u đầu, hôm sau về chồng xót con lại mắng vợ. Những năm tháng ấy sống trong nhà mà cứ luôn cúi mặt, thấy mình vô tích sự, kiếm ít tiền chẳng có tiếng nói... Buồn...
Tính đến giờ ngoài 6 năm học đại học thì mình đi học tập trung, liên tục khoảng 5 năm nữa. Mà đi học thì chỉ có lương cứng, mất hết phụ cấp ngành 40% nên biết thân phận kiếm tiền ít thì phải tiết kiệm. Tôi làm hết việc nhà, tự dạy con học chứ không dám đi thuê. Cũng định làm phòng khám tư nhưng lo vừa thuê nhà, đi học, chăm con liệu có kham nổi không, hay là lỗ vốn. Mà cái vụ làm tư ngoài khả năng chuyên môn thì cũng cần may mắn thì mới thành công.
Bây giờ, tôi gần 43 tuổi rồi, không nghèo như xưa nhưng cũng không giàu, chắc là hơn cái thời đói khổ ở quê thôi. Niềm vui duy nhất của nghề là chữa được bệnh cho người thân, cho nhiều người bệnh nhưng cũng có bệnh nhân hoặc người nhà quá đáng, tuy ít. Chứ giờ này buồn thì cũng chẳng thay đổi được gì nghề đã chọn nữa. Tôi không biết ai làm bác sĩ mà giàu, chứ bạn học đại học y cùng tôi thì cũng chỉ làng nhàng về thu nhập thôi. Đứa nào bỏ đi làm buôn thuốc thì còn khá, chứ làm bác sĩ thì như tôi đây tự nhận thấy mình chưa trọn vẹn với gia đình, con cái. Thế nên con trai đầu không thích y, mình chẳng khuyến khích.
Nó nói con không muốn con con nó khổ như con ngày xưa. Còn chồng mình thì mình không dám trách vì anh ấy phải lo làm kinh tế cho mình được đam mê nghề là may rồi, chồng mắng cũng phải chịu. Nếu có kiếp sau nhất định mình không làm bác sĩ nữa. Các bạn nào là nữ làm bác sĩ thì phải được bạn đời thấu hiểu, chia sẻ không thì cực lắm. Chồng tôi khi yêu cũng hiểu, chia sẻ đấy, nhưng đến lúc sống cùng chắc thấy cực quá, làm khổ lan sang người ta nên người ta nản. Đừng tưởng làm bác sĩ mà sướng nhé.
Hương
>>Xem thêm: 23 tuổi có nên thi lại Y hay không
Tốt nghiệp Đại học Sydney với tấm bằng loại ưu, anh Minh quyết định làm việc 2 năm tại Singapore trước khi về Việt Nam khởi nghiệp với chuỗi cửa hàng. Say mê theo đuổi tri thức mới và nhận thấy những kiến thức mình học được đã lỗi thời, gác lại tất cả, anh tiếp tục theo đuổi ước mơ học MBA (Thạc sĩ quản trị kinh doanh) tại Đại học Harvard với kỳ vọng được tiếp xúc với nhiều người ở các ngành nghề khác nhau, những người đã đi trước để có tư duy tiến bộ và hiện đại hơn.
Cách đào tạo MBA tại Harvard
Theo anh Minh, tất cả chương trình đào tạo tại Harvard đều được dạy bằng "case study", tức là học qua những tình huống thực tiễn. Trong 2 năm, học viên sẽ phải trải qua vài trăm "case study" khác nhau ở từng lĩnh vực. Bài học sẽ là những tình huống thực tế mà các nhà quản lý thường gặp phải ở các doanh nghiệp. Lý thuyết cũng được cung cấp đan xen trong bài nhưng tất cả học viên phải tự nghiên cứu. Đó chỉ là cơ sở để học viên hiểu kỹ hơn về tình huống được cung cấp.
Với phương pháp này, học viên buộc phải chủ động đọc, nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu trước. Việc này chiếm hơn 50% thành công của giờ giảng. Tại lớp, giảng viên chỉ hỗ trợ để mọi người tự trao đổi, trò chuyện, tham gia tranh luận theo các câu hỏi mang tính gợi mở. Từ đó, sự bất đồng, những góc nhìn khác nhau sẽ giúp người học có cái nhìn sâu sắc hơn và "vỡ lẽ" được nhiều điều mới mẻ. Cách tiếp cận vấn đề và suy nghĩ khác nhau sẽ giúp học viên định hướng tư duy, nâng cao khả năng.
Anh Bùi Quang Minh tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Harvard. |
"Case study là phương pháp hiệu quả và không thể thiếu khi học MBA. Nó giúp người học có tư duy giống như mình là người quản lý thực sự, gánh trên vai trách nghiệm dẫn dắt doanh nghiệp đi đến thành công. Lúc đó, người học sẽ có công cụ để tư duy về cách đưa ra quyết định chính xác", anh Minh chia sẻ.
Theo đó, "case study" rèn luyện cho học viên có tư duy cần thiết để đưa ra quyết định. Không chỉ dừng lại ở việc học, mỗi học viên sẽ được thử ngồi ghế lãnh đạo, đưa ra quan điểm và phải bảo vệ nó trước nhiều người. Nếu giải quyết tốt các tình huống, khi ngồi vào vị trí đó trong tương lai, bạn hoàn toàn có thể làm tốt mọi việc.
Học MBA theo cách của Harvard tại Việt Nam
Trong buổi chia sẻ với các học viên chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh của Viện Quản trị Kinh doanh FSB, anh Minh đưa ra "case study" về việc cung cấp dịch vụ khách hàng của Starbucks - hãng cafe nổi tiếng của Mỹ. Trước đó, học viên đã được cung cấp tình huống và tự tìm hiểu trước khi vào bài học. Tại lớp, học viên được tự do phát biểu, đưa ra ý kiến và bảo vệ quan điểm của mình.
Tại buổi học, anh Minh đã đưa ra nhiều câu hỏi: Tại sao Howard Schultz - CEO của Starbucks lại muốn thực hiện ý tưởng tạo ra một chuỗi các quán cà phê tại Mỹ; các tiêu chí đánh giá dịch vụ khách hàng của Starbucks đã ổn chưa hay Starbucks có nên mở rộng phạm vi ra ngoài nước Mỹ? Với mỗi câu hỏi lớn, anh lại liên tiếp đặt ra các câu hỏi về chiến lược xây dựng thương hiệu; việc đào tạo nhân viên cho các cửa hàng như thế nào hay cách đo lường chất lượng dịch vụ…
Các câu hỏi này nhận được nhiều ý kiến và trao đổi từ học viên. Mọi người đưa ra quan điểm riêng và bảo vệ ý kiến bằng những kiến thức mình có được, từ đó phát hiện được một số mâu thuẫn trong bảng đánh giá sự hài lòng và đo tần suất của khách hàng tại Starbucks.
Qua phần tranh luận, mọi người được tiếp cận rõ ràng các giải pháp mà Starbucks áp dụng thành công nhờ cung cấp tốt dịch vụ khách hàng. Quá trình tự nghiên cứu và trao đổi đã giúp học viên tự đúc kết kinh nghiệm cho bản thân.
Đông đảo học viên tham dự buổi học MBA bằng phương pháp "case study". Phương pháp này đang được áp dụng tại Viện Quản trị Kinh doanh FSB nhằm giúp học viên tiếp cận những kiến thức hiện đại về quản trị và những bài học thực tiễn nổi tiếng trên thế giới. Dự kiến, học viên có thể tiếp cận với hơn 100 "case study" trong suốt khóa học. |
"Đó chính là phương pháp giảng dạy của Đại học Harvard. Lúc đầu, các bạn học viên có thể hẫng với phần kết mở nhưng khi đã quen dần với phương pháp này, các bạn có thể tự đánh giá vấn đề ở nhiều góc cạnh và có thêm nhiều trải nghiệm mới. Cái cần hiện nay là thay đổi được tư duy, nhận thức được tầm quan trọng của việc chuẩn bị bài, sẵn sàng bất đồng với nhau", anh Minh cho biết thêm.
Phương pháp "case study" đã tạo niềm hứng khởi cho học viên của Viện Quản trị Kinh doanh FSB. Chị Trần Thị Thu Hiền (học viên FeMBA khóa 12) chia sẻ: "Đây thực sự là phương pháp giảng dạy hấp dẫn, mình mong muốn trường sẽ có nhiều buổi học như thế. Để dễ tiếp thu hơn mình nghĩ ngoài việc gợi mở cho học viên, giảng viên cũng nên đưa ra các bài học từ case đó hoặc hướng giải quyết cho học viên để có cái nhìn tổng quát nhất".
Sau buổi học thử nghiệm, ông Hà Nguyên - Viện trưởng Viện Quản trị Kinh doanh FSB cho biết, trường đánh giá cao phương pháp đào tạo "case study" và đã đưa vào giảng dạy lâu nay. Hiện tại, học viên chương trình MBA đã có 100 "case study".
"Sau khi tham khảo ý kiến học viên, FSB sẽ đưa vào giảng dạy những môn học hoàn toàn bằng 'case study', bắt đầu bằng môn Marketing. Viện sẽ phấn đấu trở thành trường đầu tiên tại Việt Nam có những môn học theo phương pháp này giống như Harvard", Viện trưởng FSB nhấn mạnh.
Huệ Chi
Thứ hai, 19/9/2016 | 07:00 GMT+7
Thứ hai, 19/9/2016 | 07:00 GMT+7
Đầu năm 2015, Ryan Pickren - sinh viên Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã bị bắt giữ vì cáo buộc xâm nhập trái phép vào hệ thống lịch trực tuyến của Đại học Georgia. Anh chàng đã thêm vào website một mục có nội dung nhằm khích bác đội bóng trường này trước trận đấu với Viện Công nghệ Georgia.
Pickren phải đối mặt với bản án tối đa 15 năm tù cùng khoản phạt 50.000 USD. Tuy nhiên, cậu được phép tham gia một chương trình cải huấn và khi hoàn thành, các hình phạt có thể giảm nhẹ. Kể từ đó, Pickren dùng toàn bộ kiến thức về công nghệ thông tin và kinh nghiệm xâm nhập máy tính của mình vào những việc hữu ích cho cộng đồng.
Ryan Pickren thích khám phá những lỗ hổng của hệ thống. |
Chàng trai này trở thành cộng tác viên quan trọng nhất của chương trình tìm kiếm những sai sót tiềm ẩn trong hệ thống công nghệ của hãng hàng không United Airlines. Anh sẽ nhận phần thưởng dặm bay thường xuyên khi tìm ra lỗi bảo mật. Các công ty lớn như Apple và Google cũng có những chương trình tương tự và họ thường trả thưởng bằng tiền mặt.
"Hợp tác cùng United Airlines giúp tôi có thể thoải mái bay đi thăm bạn gái thường xuyên vào cuối tuần. Với tôi, nghiên cứu và tìm ra những lỗi hay lỗ hổng của hệ thống là niềm vui và tôi sẽ luôn theo đuổi chúng", Pickren nói.
Nhờ thành công trong việc khám phá ra những điểm yếu của hệ thống, Pickren đã được United Airlines thưởng đến 15 triệu dặm bay thường xuyên. Như vậy, nếu quy đổi mỗi dặm trị giá 0,02 USD thì anh chàng đã thu về cho mình khoản tiền 300.000 USD.
Hiện tại, Pickren vẫn tiếp tục theo học tại Viện Công nghệ Georgia, chuyên ngành kỹ thuật máy tính. Anh cũng đã tặng 5 triệu dặm bay, tương đương 100.000 USD cho ngôi trường của mình nhằm giúp tổ chức những chương trình ngoại khóa hay công việc từ thiện.
"Đây cũng là cách mà tôi thể hiện sự biết ơn và tình yêu của mình đến Viện Công nghệ Georgia, nơi tôi được học nhiều thứ từ những giảng viên, giáo sư tài năng cùng những người bạn hòa đồng, năng động", Pickren chia sẻ.
Minh Trí
Nhiều người khi học phát âm thường mắc phải một sai lầm: tập trung quá nhiều vào cách đặt miệng và lưỡi. Tất nhiên điều này là cần thiết, nhưng không phải yếu tố quan trọng nhất.
Nếu từng tự học phát âm, bạn có thể thấy khi nhìn vào sách, hay thậm chí video, mình không thể bắt chước miệng/lưỡi của người ta được. Hoặc có cảm giác mình bắt chước đúng vị trí miệng, lưỡi, nhưng không thể làm âm cho đúng được.
Bí quyết nằm ở chỗ bạn phải bắt đầu từ khả năng nghe.
Một điều dễ thấy là, nếu không nghe được bạn sẽ không thể bắt chước được đúng âm. Mỗi ngôn ngữ có một hệ thống âm riêng, và có những âm tồn tại ở ngôn ngữ này, nhưng không tồn tại trong ngôn ngữ khác. Trong tiếng Anh, có rất nhiều âm không tồn tại trong tiếng Việt, đơn giản là âm “i” trong từ sit hay âm “j” trong từ job. Hay các âm final sounds, ví dụ âm /g/ trong từ dog.
Kỹ năng nghe tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện âm để phát âm đúng. Những âm này, bản thân người Việt Nam từ nhỏ đã không được nghe, nên là những âm rất “xa lạ”. Phần lớn mọi người khi nghe những âm này đều “gắn” nó với một âm quen thuộc trong tiếng mẹ đẻ của mình, hoặc đơn giản là không phát âm đó. Kết quả là bạn vừa không nghe được người bản xứ nói gì (vì cứ nghĩ từ “sit” thì đọc là sít); mặt khác nói cho người nước ngoài họ cũng không hiểu được. Giống người nước ngoài học tiếng Việt vậy, nói rất khó nghe.
Để học phát âm tốt, việc đầu tiên người học cần làm là nghe và nhận diện âm. Cần nhận biết được sự khác biệt giữa âm “i” trong từ SIT và trong từ SEAT. Âm “s” trong từ TOPS và âm “z” trong từ TODS… Thông qua việc nhận diện âm, người học cũng nắm được hệ thống âm Anh Mỹ. Do đó, có thể đọc chính xác, ví dụ, từ “goat” là/goʊt/ chứ không phải là “gốt”, vì tiếng Anh không có âm /ô/.
Một điểm khởi đầu chính xác sẽ giúp bạn nắm được bí quyết của việc học phát âm, vì thế ngay từ bây giờ hãy dành thời gian để cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh và tập nhận diện âm.
Moon Nguyễn
Theo lộ trình Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nga, tiếng Trung 10 năm, từ lớp 3 đến lớp 12 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam vào năm 2017.
Tiếng Nhật cũng nằm trong lộ trình giảng dạy để trở thành ngoại ngữ thứ nhất. Năm học 2016-2017, Bộ đã cho thí điểm dạy tiếng Nhật từ lớp 3 tiểu học tại 5 trường ở Hà Nội và TP HCM, gồm tiểu học Nguyễn Du, tiểu học Khương Thượng, tiểu học Chu Văn An, tiểu học quốc tế Gateway và trường Việt Úc (TP HCM). Môn này lần lượt nhân rộng trên cả nước, đặc biệt là những địa phương có nguyện vọng và điều kiện triển khai.
Tiếng Hàn, tiếng Pháp được thí điểm giảng dạy như ngoại ngữ thứ hai. Năm học này, tiếng Hàn được thí điểm ở lớp 6 và lớp 10 tại một số trường có nguyện vọng ở Hà Nội và TP HCM. Giai đoạn 2017-2025, ngoại ngữ này sẽ lần lượt được triển khai ở các lớp tiếp theo của cấp THCS và cấp THPT. Sau thí điểm, các trường có đủ điều kiện và nhu cầu thì có thể tiếp tục duy trì việc dạy tiếng Hàn như ngoại ngữ thứ hai.
Việc dạy học tiếng Pháp tiếp tục được đổi mới, điều chỉnh chương trình song ngữ tiếng Pháp từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông theo hướng tinh giản và hiện đại hóa. Đồng thời, hoàn thiện bộ sách tiếng Pháp ngoại ngữ 2 quyển 1 cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay, đề án trước mắt tập trung vào nâng cao chất lượng tiếng Anh, song khuyến khích các tỉnh tùy vào tình hình thực tế để dạy học thêm các ngoại ngữ khác.
"Việc học ngoại ngữ muốn tiến triển nhanh thì người học cần phải được mở rộng giao lưu với giáo viên bản ngữ, sinh viên nước ngoài. Học tiếng gì phải tiếp cận với người nói tiếng đó", ông nói và đề nghị các trường cần xây dựng trung tâm học liệu, sử dụng nguồn tài liệu có uy tín trên thế giới cho giáo viên, học sinh tham khảo, phục vụ dạy học.
Hoàng Phương
Business Insider ngày 12/9 đưa tin, bắt đầu từ năm 1971, chương trình nghiên cứu thanh thiếu niên phát triển sớm (SMPY) đã theo dõi 5.000 đứa trẻ thông mình ở Mỹ. Chúng nằm trong 1%, 0,1% và thậm chí 0,01% những đứa trẻ xuất sắc hàng đầu ở Mỹ. Đây là nghiên cứu dài nhất trong lịch sử về trẻ em tài năng.
Trái ngược với hệ thống giáo dục hiện ưu tiên giúp đỡ những đứa trẻ có thành tích kém phát triển nhất, những phát hiện của SMPT mang đến một yêu cầu khác - đừng bỏ quên những đứa trẻ ưu tú.
Jonathan Wai, nhà tâm lý học thuộc Chương trình nhận diện nhân tài của Đại học Duke, chia sẻ trên tờ Nature: “Cho dù chúng ta thích hay không, những con người này đang thực sự kiểm soát xã hội của chúng ta. Những đứa trẻ nằm trong nhóm 1% xuất sắc hàng đầu có xu hướng trở thành các nhà khoa học và nghiên cứu nổi tiếng, giám đốc điều hành của các công ty trong Fortune 500, những thẩm phán liên bang, thượng nghị sĩ và tỷ phú”.
Thiên tài Albert Einstein. |
Thật không may, nhiều nghiên cứu từ SMPY chỉ ra rằng những đứa trẻ thể hiện năng khiếu sớm trong các môn học như khoa học và toán có xu hướng không nhận được sự giúp đỡ mà chúng cần. Vì thấy học sinh xuất sắc tự nghiên cứu được tài liệu và nhận toàn điểm A, nên giáo viên dành phần lớn sự chú ý cho những trẻ đạt kết quả kém. Kết quả là những đứa trẻ tài năng có nguy cơ nhận được sự hỗ trợ ít hơn.
SMPY tiết lộ việc mặc định những đứa thông minh nhất có thể đạt được và thể hiện hết tiềm năng của mình mà không cần sự thúc đẩy là hoàn toàn sai lầm. Một trong những đánh giá từ cuộc nghiên cứu 45 năm cho thấy việc học nhảy lớp có thể đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ em.
Khi so sánh hai nhóm học sinh tài năng có và không học nhảy lớp, nhóm học “nhảy cóc” có nhiều hơn 60% khả năng nhận được bằng sáng chế hay tiến sĩ và nhiều hơn gấp đôi khả năng có bằng tiền sĩ trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật hay toán học.
SMPY cũng cho thấy giáo viên và phụ huynh có thể giúp những học sinh có thành tích cao bằng cách nhận ra loại tài năng đó. Ví dụ, nhiều đứa trẻ có năng khiếu thường có những kỹ năng lý luận không gian đặc biệt. Qua thời gian, những điểm mạnh đó có thể phát triển thành những khả năng cần thiết để đạt thành công trong nghề kỹ sư, kiến trúc sư hay bác sĩ phẫu thuật.
Kết quả giá trị từ cuộc nghiên cứu 45 năm cho thấy việc giáo viên và phụ huynh thử thách trẻ để phát triển hơn nữa khả năng của chúng là bắt buộc, dù bằng cách nào. Tương lai của thế giới có thể phụ thuộc vào điều đó.
Quỳnh Linh
Tại Trung Quốc, số trẻ em theo học các lớp mã hóa (coding) tăng nhanh vì nhiều phụ huynh tin rằng nghề này sẽ rất phát triển trong tương lai. Ngay cả Apple mới mở lớp học mã hóa đầu tiên, nhắm vào trẻ 8-12 tuổi như là một phần trong chương trình trại hè cho trẻ em của hãng.
Đã có nhiều khóa học về coding dành cho trẻ em được mở ra. Ảnh: CNBC. |
Saturday Kids, trường mã hóa cho trẻ em ở Singapore, mở những lớp học với chi phí 100 USD/tháng với hy vọng mang lại một phần học tập bên ngoài lớp học truyền thống. Doanh nhân John Tan đã mở trường này vào năm 2012, khi con trai ông 1 tuổi, với mong muốn trước khi lên 4-5, bé có thể vào học các lớp mã hóa. Ông Tan cho biết thời điểm đó, nhu cầu rất thấp, nhưng mọi thứ đã thay đổi. “Không có lý do gì để bạn phải chờ đến khi vào đại học mới được học”, ông nói với CNBC.
Năm ngoái, thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã gây kinh ngạc cho mọi người khi ngài đăng tải đoạn mã hóa máy tính viết ra để giải trò chơi sudoku. Nhận ra tầm quan trọng của mã hóa, Python, một ngôn ngữ lập trình máy tính, sẽ được giới thiệu ở một loạt trường học Singapore trong năm tới, thay thế cho cách học máy tính truyền thống.
Ông Tan nhấn mạnh, Saturday Kids không có ý định hướng học sinh phải theo con đường mã hóa. “Chúng ta cần cho trẻ thấy một vấn đề theo cách khác. Bằng cách học mã hóa, trẻ sẽ tìm hiểu các khái niệm về tư duy toán học, các vấn đề như sự trừu tượng, tự động hóa và trực quan hóa dữ liệu. Đây là những kỹ năng hữu ích cần có bởi chúng là tập con của kỹ năng giải quyết vấn đề”, ông nói.
Sarah và Keith Lye đã đổi một quả bóng đá để lấy một máy tính xách tay vài tháng trước. Các thiếu niên Bắc Kinh này đang sống ở Singapore để theo học khóa cơ bản về mã hóa ở Saturday Kids. Sarah đang có kế hoạch làm một bộ phim ngắn hoạt hình, trong khi Keith đang thiết kế trò chơi điện tử của riêng mình. Mặc dù hai anh em nhà Lye mong muốn được học mã hóa, nhưng lĩnh vực này không hề dễ.
“Bạn phải học rất nhiều mã vì mỗi mã đều khác nhau và nếu bạn đặt chúng cùng với nhau, chúng sẽ hoạt động theo một cách nhất định”, Keith nói.
Quỳnh Linh (theo Education Post)
Phát âm là yếu tố quan trọng nhất trong khi nói. Nếu chủ đề nói hay, logic và thú vị, nhưng không ai hiểu bạn đang nói gì, bạn chắc chắc bị mất điểm. Tiếng Anh là sự kết hợp của nhiều ngôn ngữ nên bạn không thể học phát âm bằng cách ghi nhớ các quy luật.
Làm thế nào để phát âm đúng?
- Thứ nhất, hãy nghe và học cách người nói tiếng Anh bản xứ nói. Nghe có thể giúp bạn cải thiện kỹ năng nói. Bạn có thể tự sửa cho mình cách phát âm những từ cơ bản nếu nghe nhiều. Ngoài ra, nghe cũng giúp bạn học cách nhấn trọng âm và những từ quan trọng, nói chuyện một cách tự nhiên và thậm chí cách tổ chức lời nói của mình.
- Thứ hai, khi học một từ mới, bạn phải biết cách phát âm nó đầu tiên. Thông thường, cách mọi người học từ mới là xem lại và viết chúng ra nhiều lần. Nhưng bây giờ, để nâng cao kỹ năng nói và nghe, bạn phải nghe đi nghe lại cách phát âm.
- Thứ ba, đặt câu với từ mới. Mọi người đều có thể biết cách phát âm đúng các từ nhưng khi kết hợp chúng với nhau, họ không thể phát âm chính xác được nữa. Thậm chí, nếu họ làm được, câu nói nghe không được tự nhiên. Lý do là sự thiếu ngữ điệu. Nghe có thể giải quyết vấn đề này.
- Thứ tư, hãy thực hành phát âm mỗi tuần (3-4 lần/tuần) bằng cách đọc to một đoạn văn ngắn, sau đó đối chiếu với cách nói của người bản ngữ. Nhớ tra từ điển để biết cách phát âm đúng tất cả các từ quan trọng trong đoạn văn. Đọc cả đoạn từ từ và chính xác (chú ý đến âm cuối).
Sau đó, tăng tốc độ đọc trong mỗi câu và ghi âm lại. Nếu bạn nói nhanh đến mức độ nào đó và nghe lại không hiểu mình đang nói gì, hãy giảm tốc.
Để chuẩn bị cho bài thi nói IELTS, bạn cần luyện một số bài tập
- Đảm bảo là bạn biết các nguyên tắc cơ bản nhất trong phát âm như nguyên âm, phụ âm, cách nhấn trọng âm và ngữ điệu trong tiếng Anh. Hãy luyện phát âm tiếng Anh đến mức thành thục. Đây là nền tảng quan trọng để bạn có thể đạt điểm cao trong bài thi nói IELTS.
- Hãy chọn một chủ đề và đứng trước gương để luyện tập. Bạn nên làm cả 3 phần giống bài thi thật. Đứng trước gương sẽ giúp bạn cải thiện ngôn ngữ cơ thể và phát âm. Bạn sẽ thấy lạ về việc gương có thể cải thiện phát âm của mình. Trong thực tế, có một số nguyên âm và phụ âm bạn không thể phát âm đúng nếu không biết cách làm thế nào (không chỉ đơn giản là nhớ cách phát âm). Khi nhìn vào gương bạn có thể nhận ra cách đặt lưỡi, môi của mình liệu có đúng để phát âm chuẩn.
- Hãy cố gắng nói chuyện một cách tự nhiên. Tốc độ và ngữ điệu đóng vai trò quan trọng cũng như khả năng áp dụng một số cụm động từ, thành ngữ và tiếng lóng. Bạn cần nhớ, nếu bạn muốn được điểm 7, bạn phải phát âm đúng, nói trôi chảy và có ngữ điệu tự nhiên.
Một điều lưu ý là, khi luyện nói, bạn cần chú ý nhiều đến những âm cuối. Nhưng khi thi thật, đừng làm điều đó, bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến sự lưu loát của bạn. Lúc thi thật là thời điểm bạn cho giám khảo thấy những gì bạn có chứ không phải cho họ thấy bạn có thể sửa bản thân mình tốt như thế nào. Sử dụng những kinh nghiệm bạn rút ra khi luyện tập để chứng minh kỹ năng nói của mình.
Quỳnh Linh (theo ielts-blog.com)
Trên dải đất hình chữ S này, cuộc sống của người dân vô cùng đa dạng và sinh động, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều người sống trong khó khăn, cơ cực. Trên vùng quê nghèo Đồng Tháp, cô bé Trương Thị Nguyệt sinh ra trong hoàn cảnh éo le và cơ cực. Tuổi thơ của em sinh ra chưa gắn bó với vùng đất Đồng Tháp chưa được bao lâu đã phải rời lên Sài Gòn cùng ba mẹ tìm kế sinh nhai.
Rời xa cuộc sống thôn quê, em phải thích nghi với cuộc sống thành thị xe cộ chen chúc, nhà cửa san sát và không khí ngột ngạt. Sự thay đổi này là quá nhiều với tâm hồn còn non nớt của một đứa trẻ. Hàng ngày, ba mẹ đều đi làm thuê. Công việc nào có thể làm được ra tiền bằng sức lao động chân chính thì ba mẹ em đều có gánh vác hết.
Nguyệt cũng ý thức được hoàn cảnh gia đình nên dù ít tuổi, em cũng có thể phụ giúp việc nhà vào ban ngày và đi nhặt ve chai đóng góp thêm cho gia đình. Nhà ở khu xóm trọ nghèo, mọi người đều cũng khó khăn nên bà con hàng xóm tương trợ nhau rất nhiều. Cuộc sống khó khăn, vất vả như vậy nhưng Nguyệt vẫn được ba mẹ cho đi học ở lớp bổ túc. Dù không được đi học chính quy nhưng việc được cắp sách tới trường vẫn là ước mơ của Nguyệt. Tương lai của em không biết sẽ đi về đâu bởi gánh nặng kinh tế.
Quang Huy
Thầy giáo Trần Quý Phi có bài viết trao đổi về dự thảo kỳ thi THPT quốc gia 2017, trong đó có việc thi trắc nghiệm môn Toán.
Hơn một tuần này dư luận xôn xao về vấn đề đổi mới thi tốt nghiệp THPT. Có hai luồng ý kiến cơ bản. Luồng thứ nhất cho rằng chưa nên triển khai thay đổi ngay trong năm nay, vì nhiều vấn đề còn cần phải đánh giá, chuẩn bị kể cả về kỹ thuật lẫn tâm lý học sinh. Luồng ý kiến thứ hai, cực đoan hơn, cho rằng nói chung là không nên triển khai thi trắc nghiệm môn Toán ở cuộc thi tốt nghiệp THPT, vì làm như thế sẽ triệt tiêu tư duy toán học, làm mất đi những lợi thế về giáo dục toán học mà nhiều năm nay chúng ta đã đạt được.
Bản thân tôi cũng cho rằng triển khai những thay đổi ngay trong năm 2017 là vội vàng, vì về tâm lý, các thí sinh vẫn có sự chuẩn bị cho một kỳ thi như năm 2016 và hơn nữa. Về mặt kỹ thuật, cần thời gian để xây dựng và kiểm định ngân hàng đề thi theo các tiêu chuẩn khoa học và sư phạm gắt gao. Ở đây tôi muốn bàn nhiều hơn về luồng ý kiến thứ hai.
Tôi nghĩ chuyện học nói chung và thi cử hơi giống chuyện đá banh ở chỗ ai cũng có thể bàn. Âu cũng là lẽ thường tình trong một xã hội cởi mở và tôn trọng quyền cá nhân. Có điều khác với đá banh, với mọi người chỉ là trò chơi, chuyện thi cử rõ ràng không phải là chuyện chơi mà là chuyện khoa học. Khoa học về đánh giá, đo lường. Người có trách nhiệm tổ chức thi cử phải nắm rõ khoa học đó, phải có căn cứ để thuyết phục mọi người, cả giải thích lý thuyết lẫn chứng minh thực nghiệm. Người tham gia thi và những người liên quan cũng nên thận trọng khi góp ý, bàn luận.
Những đất nước có nền giáo dục tiên tiến là nhờ có những kỳ thi tốt, đó là điều không thể chối cãi. Và muốn có những kỳ thi tốt như vậy họ phải biết sử dụng những kết quả của khoa học đo lường trong giáo dục. Một trong những khái niệm cơ bản của một kỳ thi là tính tin cậy và tính giá trị của nó. Giả dụ, hàng ngày bạn ra chợ mua một ký thịt, và luôn mua ở một bà bán thịt. Nếu trong thực tế cái cân của bà bán thịt đó bị non, cứ luôn là 9 lạng rưỡi, thì cái cân của bà ấy rất "ổn định". Ta gọi nó có độ tin cậy cao. Nếu cái cân lúc già lúc non quá nhiều, thì cái cân không có độ tin cậy, vì nó "năm nóng năm lạnh".
Thi tự luận khó có tính tin cậy cao là vì phụ thuộc vào chủ quan của người chấm. Cùng một bài thi, luôn luôn có sự chênh lệch điểm giữa các lần chấm. Đó là điều mà không ai chối cãi được. Thi trắc nghiệm sẽ dễ có độ tin cậy cao hơn, ít nhất là ở khâu chấm bài, vì cùng một bài thi dù chấm nhiều lần đều có kết quả như nhau. Nếu một dạng bài thi cho học sinh thi hai lần, cách nhau vài tuần (học sinh không đủ thời gian để cải thiện) thì thí sinh có điểm số gần như nhau, thì dạng bài thi đó có độ tin cậy cao.
Hình như trước đây thi IELTS để có chứng nhận về khả năng Anh văn, họ không cho phép thí sinh đăng ký thi nếu trước đó đã thi không quá ba tháng thì phải. Vì trong khoảng thời gian đó kết quả sẽ không sai khác nhiều, thi chỉ phí tiền và thời gian. Tính tin cậy của bài thi đương nhiên cũng phụ thuộc vào việc tổ chức thi có nghiêm túc không, công bằng không. Ví dụ, thí sinh thi ở cụm này thì có khuynh hướng nhiều điểm hơn ở cụm khác, vì được coi thi dễ hơn. Kỳ thi đó không có tính tin cậy cao.
Tính tin cậy của bài thi có thể tính toán được, bằng nhiều phương pháp. Đặc biệt là đối với bài thi trắc nghiệm. Dĩ nhiên bài thi nào cũng có mục đích của nó. Nhưng chúng ta không nên nói chung chung mà phải xác định rõ ràng hơn vì mục đích của bài thi sẽ dẫn đến hình thức của bài thi. Thi lái xe thì phải lên xe mà đi. Không thể cho vài câu hỏi lên dốc thì phanh sao, thắng sao. Thi như vậy, để lấy bằng lái xe, là không có tính giá trị. Đánh giá kỹ năng viết văn thì phải làm luận. Đó là điều đương nhiên.
Nhưng rắc rối nảy sinh khi ta gặp các môn khoa học tự nhiên. Đặc biệt là môn Toán mà gần đây mọi người bàn tán sôi nổi. Mục đích của thi môn Toán là đánh giá kỹ năng tư duy toán học, suy luận logic, tính toán... Nhưng có cần phải trình bày rõ cho mọi người những bước tư duy, suy luận, tính toán như vậy hay không? Lấy ví dụ một bài toán đố, chỉ cần thí sinh đưa ra đáp số đúng (hoặc chọn đúng trong một số lựa chọn được cho sẵn) là được rồi hay thí sinh cần trình bày vì sao mình làm như vậy. Đó là cả một vấn đề cực kỳ hệ trọng.
Nói một cách gọn ghẽ là chúng ta muốn đánh giá tư duy toán học, suy luận và tính toán đơn thuần hay cả việc trình bày những kỹ năng đó? Dĩ nhiên nếu chúng ta chọn cái sau, tức là có việc trình bày, thì phải là thi tự luận. Nhưng nếu không cần trình bày, thì thi trắc nghiệm cũng có thể đánh giá được. Không ai có thể cho rằng khi làm trắc nghiệm về Toán mà thí sinh không cần tư duy. Cho rằng bấm máy tính là đủ để làm trắc nghiệm thì quá cực đoan, mà không nghĩ rằng đó là do việc ra câu hỏi là để đánh giá khả năng tính toán chứ không thực sự là tư duy toán học. Tức là đề thi không có tính giá trị để đánh giá tư duy nếu chỉ gồm những câu như vậy.
Ở đây, theo chúng tôi thi trắc nghiệm về Toán, cũng như các môn khoa học tự nhiên khác là quan niệm "quản lý theo hiệu quả". Nghĩa là tôi không biết anh làm thế nào, anh suy nghĩ ra sao, miễn là kết quả đầu ra của anh tốt là được. Có lẽ do có khuynh hướng thực dụng, phương Tây, đặc biệt là Mỹ họ đã dùng trắc nghiệm lâu đời và vẫn dùng cho các kỳ thi có tính tiêu chuẩn của họ. Dù không phải là không có khuyết điểm, nhưng giá trị của các kỳ thi như vậy cũng được công nhận rộng rãi. Nhưng dù sao, có một điều hiển nhiên là thi sao học vậy. Thi trắc nghiệm thì ta học theo kiểu... trắc nghiệm.
Nếu bình tĩnh ngẫm nghĩ thì vấn đề không đến nỗi như vậy. Ta cũng đã thi, trắc nghiệm Lý, Hóa... rồi. Các em học các môn đó có phải chỉ chăm chăm cái máy tính bấm bấm rồi khoanh A, B, C, D không? Hay các em cũng phải có giấy bút, ghi tóm tắt các bước giải? Dĩ nhiên em nào nhanh trí hơn thì ghi ít hơn, nghĩa là mất ít thì giờ hơn. Nhưng có phải các em mất đi tính logic, khả năng suy luận chặt chẽ không? Dĩ nhiên không, nếu không có những phẩm chất ấy, các em sẽ không bao giờ đạt điểm cao được, nếu đề thi không quá tầm thường. Rồi trên lớp các thầy cô cũng phải giảng dạy từng bước giải quyết vấn đề, cũng có bài tập tự luận, kiểm tra miệng...
Nghĩa là chúng ta cần phân biệt các bài thi trong khi học, mà chuyên môn gọi là các bài thi hình thành (formative). Khi đó các hình thức tự luận cần được chú trọng vì như vậy mới phát hiện được các em sai sót ở bước nào để uốn nắn. Cần phân biệt việc học với việc luyện thi. Ở đâu cũng vậy, ở Mỹ cũng vậy, thi là phải luyện cách làm bài, có chiến lược. Nhưng nếu quá trình học không có căn bản thì tự luận hay trắc nghiệm cũng như nhau thôi. Kỳ thi cuối cấp, thi vào các trường đại học khác với các kỳ thi trong khi học như thi học kỳ..., gọi là kỳ thi hoàn thành (achievement). Những kỳ thi này nhằm tổng kết và buộc phải có chuyện rớt đậu, cao thấp...
Và vì nó mang ý nghĩa xã hội, ảnh hưởng đến nhiều vấn đề như cạnh tranh về trường học, ngành nghề, học bổng... nên buộc phải có tính tin cậy cao vì nó phải bảo đảm được một cách cao nhất tính nghiêm túc, công bằng. Và trắc nghiệm sẽ có ưu thế hơn tự luận cho sự bảo đảm này.
Dự thảo thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo lên phương án tổng hợp một số môn thi riêng rẽ làm thành bài thi tổng hợp trắc nghiệm. Tổng cộng còn 5 bài thi Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân). Ngoài môn Ngữ Văn thi tự luận, thời gian làm bài 120 phút, thi trên giấy do giáo viên chấm, bốn bài thi còn lại sẽ tổ chức theo dạng bài trắc nghiệm khách quan, thi trên giấy và chấm trên máy tính. Đề thi môn Ngoại ngữ có 40 câu hỏi trắc nghiệm làm trong 60 phút. Bài thi Toán gồm 50 câu; Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội có 60 câu, làm trong 90 phút. Trong phòng, mỗi thí sinh sẽ được cấp một mã đề thi riêng không giống nhau để tránh quay cóp. Kỳ thi sẽ do Sở Giáo dục các tỉnh chủ trì. |
Trần Quý Phi
Trưởng phòng Đào tạo Cao đẳng y tế Quảng Nam