Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

UBND Hà Nội vừa gửi tờ trình lên HĐND thành phố về việc điều chỉnh mức trần học phí và cơ chế tài chính đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn. Mức trần học phí được đề xuất áp dụng từ ngày 1/1/2017 cho năm học 2016-2017 đến hết năm 2019-2010, tăng lũy tiến mỗi năm 400.000 đồng.

Cụ thể, với trường mầm non và tiểu học, mức trần đề xuất năm học 2016-2017 là 3,9 triệu đồng/học sinh/tháng; trường THCS và THPT là 4,1 triệu đồng. Học phí này bao gồm chi phí cho hoạt động như các trường công lập đại trà và chi phí cho chương trình chất lượng cao.

ha-noi-de-xuat-tang-hoc-phi-co-so-giao-duc-chat-luong-cao

Mức trần tăng học phí của trường công lập chất lượng cao được đề xuất áp dụng từ năm học 2016-2017 đến hết năm học 2019-2020, được điều chỉnh từ năm học 2020-2021. 

Hiện 13 trường chất lượng cao (5 trường ngoài công lập) của thủ đô có mức thu học phí bình quân năm học 2016-2017 là 2,4 triệu đồng/học sinh/tháng với khối mầm non; 2,1 triệu đồng trường tiểu học; THCS là 2 triệu; THPT là 3,4 triệu đồng. 5 trường công lập thí điểm chất lượng cao thu bình quân 1,7 triệu đồng một học sinh một tháng.

Cơ chế tài chính đối với cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao được đề xuất nhà nước cấp kinh phí trong 3 năm kể từ khi được công nhận, sau đó giảm dần. Năm đầu tiên nhà nước cấp kinh phí chi thường xuyên theo định mức như các cơ sở giáo dục công lập cùng cấp học giảng dạy theo chương trình giáo dục đại trà. Năm thứ hai và ba kinh phí cấp để chi tiền lương, các khoản phụ cấp, đóng góp theo mức lương cơ sở hiện hành cho số biên chế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Kết thúc năm thứ ba, cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao tự bảo đảm toàn bộ kinh phí chi thường xuyên. 

Đề xuất tăng học phí nhằm tạo điều kiện cho các trường những năm đầu được công nhận chất lượng cao tập trung cho việc nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu và có mức học phí không gây đột biến với phụ huynh. Lộ trình 3 năm cũng để trường có thời gian chuẩn bị tâm thế, sắp xếp bộ máy và nguồn lực tài chính để tiến tới tự chủ nhân sự, đảm bảo chi hoạt động thường xuyên. 

Những năm trước, các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao nhận ngân sách hỗ trợ một lần vào đầu năm thực hiện chuyển đổi, từ năm thứ hai trở đi phải tự chủ về thu chi tài chính, nên gặp khó khăn. Sau một năm được công nhận, nhiều trường chưa đủ thời gian để khẳng định chất lượng, thương hiệu để phụ huynh tin tưởng đóng mức học phí cao. 

"Mô hình trường chất lượng cao đã đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa nguồn lực đầu tư trọng điểm ban đầu của Nhà nước và nguồn xã hội hóa... Để mô hình phát triển ổn định, bền vững, tạo điều kiện để cơ sở được tự chủ, cần có quy định cụ thể về cơ chế tự chủ nhân sự", UBND Hà Nội đánh giá. Thành phố đặt mục tiêu giai đoạn 2016-2020 đầu tư thêm 20 trường công lập chất lượng cao. 

Quỳnh Trang

Thói quen giơ tay để trả lời câu hỏi của học sinh bị trường Samworth Church ở Mansfield, Nottinghamshire xem là "lỗi thời", theo Express ngày 1/12. Nghịch lý ở chỗ logo của trường là hình ảnh hai người đang giơ tay lên cao.

Trong thư gửi phụ huynh, hiệu trưởng Barry Found viết: "Chúng tôi vừa đưa ra quyết định bãi bỏ hình thức lỗi thời 'giơ tay trả lời câu hỏi'. Chúng tôi nhận ra chỉ có một số học sinh thường giơ tay và việc này không tạo ra thử thách trong giảng dạy, không hỗ trợ cho việc học tập".

truong-hoc-anh-cam-hoc-sinh-gio-tay-phat-bieu

Logo của trường không liên quan đến lệnh cấm học sinh giơ tay. 

Bức thư cũng chỉ rõ từ ngày 28/11, việc giơ tay trong lớp chỉ được thực hiện với mục đích thiết lập sự im lặng, tập trung lắng nghe. Barry nói thêm muốn sử dụng nhiều cách thức đa dạng nhằm đảm bảo tất cả học sinh được thử thách và phát triển qua việc được hỏi, mọi người đều có cơ hội đóng góp và tham gia bài học.

Quyết định này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của nhiều phụ huynh cũng như Liên đoàn Giáo viên quốc gia (NUT). Lucinda King, phụ huynh có con theo học ở trường viết lên mạng: "Con trai tôi lo lắng khi bị lựa chọn ngẫu nhiên mà không biết câu trả lời, hoặc không có cơ hội phát biểu bằng cách chủ động giơ tay khi nắm rõ vấn đề".

Nicola Smith ủng hộ ý kiến này: "Vấn đề nằm ở mức độ tự tin của từng đứa trẻ. Một số em rất nhút nhát và chỉ muốn được yên tĩnh. Đây là ý tưởng ngu ngốc bởi khiến nhiều học sinh lo lắng khi đến lớp, lo sợ bị chế nhạo vì không thể trả lời khi bị gọi".

Jane Crich, phát ngôn viên của NUT cũng lên án quy định mới của hiệu trưởng Found. Cô tuyên bố giáo viên có quyền được lựa chọn áp dụng quy định này trong lớp hay không. "Giáo viên không bao giờ bàn lùi về các phương pháp học tập mới, nhưng điều cấm này rất kỳ cục. Tôi không biết liệu có cuộc thảo luận nào trước khi ban hành quyết định này hay không, nhưng rõ ràng nó cho thấy sự thiếu tôn trọng giáo viên ở trường".

Phiêu Linh

Thứ năm, 1/12/2016 | 10:39 GMT+7

Thứ năm, 1/12/2016 | 10:39 GMT+7

Cô bé lớp 4 ở Hàn Quốc lo lắng về điểm số và ước mơ vào trường đại học hàng đầu, trong khi đó con trai người lao động nhập cư ở Trung Quốc muốn gia đình được đoàn tụ.

Trong hơn 8 năm, nhiếp ảnh gia Judy Gelles đã chụp và phỏng vấn hơn 300 học sinh lớp 4 trên thế giới, theo Huffington Post ngày 30/11. Cô đặt ra cho mỗi người 3 câu hỏi giống nhau: Em sống với ai? Em mong ước điều gì? Em lo lắng điều gì nhất?

Nam sinh lớp 4 tại một trường công ở Nicaragua cho biết có 10 người sống trong nhà và em phải ngủ cùng giường với anh trai. Bố làm việc ở Costa Rica, mẹ là đầu bếp nên em chỉ được gặp mẹ vào cuối tuần. Em muốn trở thành bác sĩ vì lo lắng cho sức khỏe của mẹ. Em rất sợ trộm cướp vì chúng từng lấy hết quần áo trong nhà. 

Một cô bé lớp 4 ở Nicaragua sống cùng bố mẹ và 3 anh em trai nhưng cũng chỉ được gặp bố vào cuối tuần bởi bố em làm việc ở một nông trại cà phê. Ông làm việc rất chăm chỉ, do đó thi thoảng bị sốt, đó là điều em lo lắng. Học sinh này có mong ước rất đơn giản là có thể lên lớp. 

Gelles có bằng thạc sĩ về tư vấn. Với thời gian phỏng vấn mỗi người từ 20 đến 30 phút, cô có cơ hội nhìn vào thế giới của từng đứa trẻ và cảm nhận sự khác biệt. Dự án của cô được bắt đầu vào năm 2008, sau khi làm tình nguyện viên ở một lớp 4 tại Philadelphia. 

Tại một trường công ở Mỹ, Gelles tiếp tục cuộc trò chuyện với một nữ sinh lớp 4. Cô bé này có hoàn cảnh đặc biệt hơn khi bố đang phải ngồi tù ở Mississippi. Em sẽ cùng mẹ, hai chị gái, chú và bà ngoại đi xe tải tới thăm bố vào tháng tới. 

Những bức ảnh của Gelles đều chụp sau lưng theo yêu cầu từ phía nhà trường. Cậu bé người Mỹ này đã chứng kiến anh em họ bị bắn chết, do đó em rất lo lắng cho sự an toàn của gia đình. "Em nghĩ không ai nên mang theo súng, kể cả cảnh sát. Nếu vậy thì sẽ không ai bị bắn cả", em nói. 

Một cậu bé lớp 4 ở Hàn Quốc cho biết sống trong gia đình ba thế hệ. Bố mẹ em đều là nhà thiết kế thời trang. "Em thích môn bóng chày. Khi lớn lên em muốn làm kỹ sư máy tính. Ước muốn của em la đạt 100 điểm ở mọi bài kiểm tra". 

Trao đổi với Huffington Post, nhiếp ảnh gia Gelles cho biết độ tuổi lớp 4 là hoàn hảo cho dự án này. "Các em bước vào tuổi niên thiếu nhưng chưa hẳn đã lớn, tuy phức tạp nhưng lại rất trung thực khi trả lời". 

Cô bé Hàn Quốc này có bố là chủ tiệm golf và mẹ ở nhà nội trợ. Hàng ngày, sau khi tan trường, em học tiếng Anh, khoa học, toán, đạo đức và đi ngủ lúc 11h30 tối. Em mong muốn vào được một trường đại học chất lượng Ivy League ở Hàn Quốc. Điều em lo lắng là điểm số bởi bố mẹ kỳ vọng rất nhiều. 

Một cậu bé ở Nam Phi có thể nói tiếng Anh, zulu, afrikaans và xhosa. Bố mẹ ly hôn, em chỉ được gặp bố mỗi năm một lần. Em ước có thể bay ngay đến chỗ bố. Điều em lo lắng nhất là không thể lên lớp, bởi nếu vậy mẹ sẽ rất giận dữ. 

Cô bé Nam Phi này nói tiếng Anh và zulu. Bố em là cảnh sát và mang theo súng bên người. Em ước mọi người trong gia đình, ở trường, trên thế giới ngừng tranh đấu với nhau. Em lo sợ một ngày nào đó sẽ bị giết. 

Tại một trường công ở Italy, học sinh này kể rằng bố em là người làm vườn và ông bán hoa kiếm sống cùng sự trợ giúp của vợ. "Em chơi trong đội bóng đá ở vị trí thủ môn. Em chẳng có ước muốn hay lo lắng gì cả", cậu bé nói. 

"Bố em làm xây dựng và mẹ là nhân viên bưu điện. Em thích ở với bà sau khi tan học. Em muốn làm việc trong một cửa hàng thời trang. Em lo lắng về kỳ thi trung học, nếu không đỗ thì không thể tốt nghiệp được", cô bé lớp 4 người Italy nói. 

Nữ sinh một trường tư Ấn Độ cho biết đang ăn chay. Bố mẹ em đều dạy ở trường cao đẳng kỹ thuật, mọi việc dọn dẹp trong nhà do người giúp việc làm. Khi lớn lên, em muốn trở thành bác sĩ nhi khoa, đến Mỹ và định cư ở đó. 

Con gái của dân lao động nhập cư ở Trung Quốc cho biết bố em là đầu bếp, chỉ về nhà vào thứ bảy; mẹ em làm việc ở một khách sạn. Em rất nhớ ông bà ở quê vì chỉ được thăm họ mỗi năm một lần. Ban đêm, em thường mơ bố mẹ sẽ biến mất. Mong muốn của em là được đến thăm Thượng Hải. 

Phiêu Linh

Thầy giáo Quang Nguyen chia sẻ kinh nghiệm về âm 'o' trong tiếng Anh - Mỹ.

Michigan một ngày cuối tuần, trong câu chuyện cùng những người bạn Mỹ, mình kể:

- In our culture, most women getting married have to stay with their parents-in-law. In some areas, women are not even allowed to take a visit to their parents after marriage.

- That's ODD - người bạn Mỹ của mình nói.

Trên đường về, mình cứ thắc mắc, tại sao không phải là "ót" mà nghe lại giống "át". Rõ ràng bạn mình nói là "át" chứ không phải là "ót" như mình mong đợi.

Ấy thế nhưng nhiều người Mỹ vẫn nói, ví dụ, ODD là 'ood' (mặc dù miệng không tròn vào), thành thử khi mình nói, rất phân vân giữa 'ót' hay 'át'.

Sau này để ý, thấy phần nhiều người Mỹ ở Michigan nói "oh, my GOD" nghe như "ômai gát" í, chứ không phải "ômai gót" như mình tưởng tượng.

Đấy là hồi mình còn nghe tiếng Anh theo bản năng, không có nền tảng gì về phát âm cả. Sau này, khi đã quá chán với việc mình nói tiếng Anh không rõ ràng, và quyết định nghiên cứu phát âm tiếng Anh, mình nhận ra một điều khá lý thú.

Thứ nhất là trong tiếng Anh có 2 âm 'o', và không có cái nào giống âm 'o' trong tiếng Việt.

Thứ hai là âm 'o ngắn' trong tiếng Anh Mỹ ('o' hạ hàm) khác hẳn với âm 'o ngắn' trong tiếng Anh - Anh ('o' tròn miệng). Những người nghe âm 'o' trong tiếng Anh - Mỹ thường nghĩ nó là âm 'a' - ômai gát. Thực ra là không đúng lắm.

Cuối cùng, mặc dù quen miệng gọi là 'o ngắn' với 'o dài', nhưng nó chẳng liên quan gì đến độ 'ngắn' hay 'dài' của âm cả. Hai âm khác nhau như âm 'ơ' khác với 'ô' trong tiếng Việt vậy.

Sau khi hiểu hơn về phát âm tiếng Anh, mình đã đỡ khổ sở hơn rất nhiều khi đi học ở trên trường và giao lưu với bạn bè. Mình hiểu được bản chất, không Việt hóa, nên nghe tiếng Anh dễ hơn nhiều và nói cũng dần dễ hiểu hơn.

Chỉ hối hận một điều là đã không học phát âm từ hồi trước khi đi Mỹ, để đến nỗi sang Mỹ rất lâu mà nghe tiếng Anh vẫn lùng bùng lỗ tai.

Quang Nguyen, Moon ESL

cau-do-logic-kinh-dien-the-ky-ix
 

Một nông dân muốn vượt qua sông với một con sói, một con dê và một cái bắp cải. 

Người nông dân chỉ có một chiếc thuyền nhỏ và nó chỉ có thể chở theo anh ta cùng một trong ba thứ: con sói, con dê hoặc cái bắp cải. Vấn đề nằm ở chỗ nếu để sói và dê ở lại bờ, sói sẽ ăn thịt dê. Nếu để dê với bắp cải ở lại bờ, dê sẽ ăn bắp cải.

Các bạn hãy tìm ra cách vận chuyển giúp người nông dân có thể mang được cả sói, cừu và bắp cải qua sông.

Thanh Tâm (theo Math is fun)

Khi em lên Phòng Đào tạo của trường để hỏi thủ tục bảo lưu thì được thông báo là phải có giấy trúng tuyển nhập ngũ, bệnh án có xác nhận của bệnh viện hoặc giấy chấp nhận du học... mới được bảo lưu kết quả. Em không có các loại giấy tờ trên.

Vậy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường hợp của em có được bảo lưu không ạ? Em xin chân thành cảm ơn!

Quy định nghỉ học tạm thời của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Lê Đức Huy

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn tại đây

Hiện là Kỹ sư mạng cho công ty của Pháp tại TP HCM, Trần Tuấn Anh là một trong những nhân viên hiếm hoi chưa tốt nghiệp đại học. Chàng trai đến từ Quảng Ngãi ban đầu chỉ có chứng chỉ mạng CCNA để đi xin việc.

Kể lại con đường học tập của mình, Tuấn Anh cho biết, sau khi tốt nghiệp THPT, cậu theo học ngành Công nghệ thông tin tại một trường đại học ở TP HCM. Nhưng khi đã học gần hết năm 3, một phần vì ham chơi, phần thấy chương trình không hấp dẫn nên nam sinh bỏ ngang.

"Đó là thời kỳ đen tối của tôi khi liên tục bị bố mẹ phản đối và không có công việc để làm", Tuấn Anh nhớ lại. Sau khi rời giảng đường, Tuấn Anh tự mày mò học các chứng chỉ online. Sở hữu chứng chỉ mạng đầu tiên, cậu nộp hồ sơ xin việc và được nhận luôn nên đã làm việc từ đó đến nay. 

tro-thanh-ky-su-mang-cho-cong-ty-nuoc-ngoai-du-bo-hoc-giua-chung

Khi đã có công việc ổn định, Tuấn Anh quyết tâm học lại đại học để xây dựng hệ thống kiến thức bài bản cho mình.

Để chứng minh năng lực của mình tại công ty, Tuấn Anh đặt mục tiêu phải cố gắng gấp đôi đồng nghiệp và phát triển sự nghiệp trong ngành Công nghệ thông tin. Thế nhưng điều đó vẫn chưa đủ khi công việc đòi hỏi kiến thức ở lĩnh vực mà cậu chưa từng trải qua.

"Trong quá trình làm việc, mình nghiên cứu các công nghệ mới cho mạng máy tính mà những công nghệ này đòi hỏi có kỹ năng lập trình để hiểu và chỉnh sửa theo ý mình, trong khi đó là thứ tôi đang thiếu", Tuấn Anh nói. Để bổ sung kiến thức và nâng cao các kỹ năng cần thiết cho bản thân, chàng trai quyết định đi học lại đại học khi đã có công việc ổn định.

Thay vì chọn học chương trình đại học như trước đây, Tuấn Anh quyết định học online ở Đại học trực tuyến FUNiX để có thể vừa học vừa làm, tiếp xúc với các chuyên gia trong ngành.

Dù vừa làm vừa học, Trần Tuấn Anh vẫn xác lập kỷ lục 49 ngày học xong chứng chỉ 1 của FUNiX. Nam sinh cho biết, từ khi bắt đầu làm quen với chương trình học online của trường, cậu đã lên kế hoạch chi tiết cho quá trình học, bao gồm cả thời gian biểu theo ngày, giờ.

Tuấn Anh dành 4-6 tiếng mỗi ngày để online học bài với quyết tâm giành học bổng 20% của trường. Đây là học bổng dành cho những sinh viên hoàn thành sớm chương trình.

Trong quá trình học, được tiếp xúc với các mentors,Tuấn Anh nhận nhiều chia sẻ về công việc và định hướng tương lai nên có thêm động lực trong học tập.

Không như lần học đại học trước, lần này chàng trai cho biết sẽ quyết tâm hoàn thành chương trình của trường gồm 8 chứng chỉ để có thể nhận bằng Kỹ sư Công nghệ thông tin của trường.

Ngọc Anh

A charter airplane carrying a Brazilian professional …(1)…team has crashed in Colombia. Officials say the plane was on its way to the …(2)…in Medellin. It’s believed it went down in a mountainous area outside the city just before …(3)…Monday night. 81 people were reported to be on board the British aerospace 146 short-haul plane including …(4)…of the first division Chapecoense team from southern Brazil. There are reported at least six …(5)… The team was set to play in the south American cup finals with the first of two games set for …(6)… Aviation authorities say before the aircraft went down, its …(7)…declared an emergency due to an electrical failure. Sandy Kozel, The Associated Press.

>>Xem đáp án

Từ mới:

charter airplane (charter flight): chuyến bay được một tổ chức đứng ra mua trọn gói và bán lại, giá rẻ hơn so với bình thường

mountainous area: khu vực đồi núi

aerospace: không gian vũ trụ

short-haul plane: máy bay chặng ngắn

aviation authorities: cơ quan hàng không

Phiêu Linh

Thứ tư, 30/11/2016 | 18:26 GMT+7

Thứ tư, 30/11/2016 | 18:26 GMT+7

Nhà toán học nào ra đời vào Giáng sinh? Ai là cha đẻ của hình học? Hãy thể hiện hiểu biết của bạn về các nhà toán học nổi tiếng qua trắc nghiệm dưới đây.  

Phiêu Linh

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();

Giờ chào cờ sáng 28/11, hơn 300 học sinh Trường Tiểu học Liên Minh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) được nghe một nữ sinh lớp 5B chia sẻ về cuốn sách Hôm nay con ngủ cùng mẹ mà em đã đọc tuần qua. Không chỉ giới thiệu nội dung sách, nữ sinh còn nói về những điểm hấp dẫn của tác phẩm. 

hoc-sinh-gioi-thieu-sach-trong-gio-chao-co

Học sinh ớp 5B trường tiểu học Liên Minh (Hà Tĩnh) giới thiệu cuốn sách mình đã đọc trong giờ chào cờ đầu tuần ngày 28/11. Ảnh: Phu sách.

"Hoạt động này nhằm khuyến khích việc đọc cho học sinh toàn trường, được triển khai từ đầu tháng 10/2016, cả hiệu trưởng và giáo viên cùng tham gia", Hiệu trưởng Nguyễn Minh Hào nói. Mỗi tháng sẽ có một chủ đề để giới thiệu sách, như tháng 10 nói về mẹ, tháng 11 là tấm lòng cao cả của thầy cô. 

Hoạt động giới thiệu sách ra đời sau khi trường Liên Minh tiếp nhận mấy trăm đầu sách từ chương trình Sách hóa nông thôn. Các thầy cô trăn trở làm thế nào đưa sách tới tận tay học sinh, khuyến khích các em đọc khi văn hóa đọc của giới trẻ đang ngày càng giảm sút do chịu ảnh hưởng của văn hóa nghe nhìn. 

hoc-sinh-gioi-thieu-sach-trong-gio-chao-co-1

Hoạt động giới thiệu cuốn sách mình đã đọc được triển khai từ tháng 10/2016. Ảnh: Phu sách.

"Mỗi sáng chúng tôi đều hỏi các em đã đọc được bao nhiêu cuốn sách. Những em đọc nhiều sẽ có thưởng. Sau 2 tháng thực hiện, số lượng học sinh đọc sách tăng lên", Hiệu trưởng Hào nói. Hiện mỗi lớp cử ra một số học sinh lên giới thiệu sách. Nhà trường kỳ vọng, thời gian tới khi phong trào đọc tăng mạnh, sẽ có thêm nhiều học sinh chủ động tham gia. 

Quỳnh Trang

Thứ tư, 30/11/2016 | 12:13 GMT+7

Thứ tư, 30/11/2016 | 12:13 GMT+7

Theo Forbes ngày 29/11, 10 đại học có nhiều tỷ phú tốt nghiệp nhất đều thuộc Mỹ. Trong đó, Harvard đứng đầu với 35 tỷ phú và tổng giá trị tài sản hơn 309 tỷ đôla Mỹ.

Top 10 đại học có nhiều tỷ phú thế giới

Thanh Tâm

Sinh năm 1964, ông Nguyễn Khắc Thành nhận bằng tiến sĩ Toán lý năm 1990 tại Đại học Tổng hợp Lomonoxop (Nga). Ông từng tham gia thành lập và vận hành Hệ thống đào tạo Lập trình viên quốc tế FPT-Aptech, Phó hiệu trường Đại học FPT. Từ năm 2014 đến nay, ông Thành là Phó tổng giám đốc FPT kiêm Hiệu trưởng Trường đào tạo Cán bộ FPT.

Theo Hiệu trưởng Đại học trực tuyến FUNiX Nguyễn Thành Nam, tân Hiệu trưởng Đại học FPT là “người âm thầm, có chút liều lĩnh, biến những ước mơ thành hiện thực”. Năm 1999, ông Thành đảm nhận chức Giám đốc Trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế FPT Aptech, tiền thân của Tổ chức giáo dục FPT sau này. Aptech Việt Nam là trung tâm dạy nghề, nhưng lại đào tạo được lượng lập trình viên "nhiều hơn bất cứ đại học nào tại Việt Nam".

dai-hoc-fpt-co-hieu-truong-moi

TS Nguyễn Khắc Thành. 

Năm 2006, Đại học FPT trở thành đại học trong lòng doanh nghiệp đầu tiên được thành lập tại Việt Nam, ông Thành đảm nhiệm vị trí Phó hiệu trưởng. “Dứt khoát với từng vấn đề; gay gắt với những giải trình vòng vo, khó hiểu; hân hoan với những sáng kiến đột xuất của nhân viên” là mô tả của nhân viên khi nói về Hiệu phó Nguyễn Khắc Thành trong các cuộc họp giao ban hàng tuần.

Năm 2014, ông Nguyễn Khắc Thành được bổ nhiệm Phó tổng giám đốc FPT phụ trách nguồn lực toàn cầu hóa kiêm Hiệu trưởng Trường đào tạo Cán bộ FPT. “Ở mỗi vị trí chúng ta lại có một góc nhìn khác. Góc nhìn càng lớn thì phạm vi quan sát được càng rộng. Tôi nghĩ có lẽ điều này sẽ giúp ích được ít nhiều cho công việc sắp tới”, TS Thành chia sẻ.

Tân Hiệu trưởng FPT xem câu nói của Inamori Kazuo, tác giả cuốn sách “Cách sống” là triết lý theo đuổi, đó là “sống nghiêm túc, sống hết mình với cả tâm huyết cho ngày hôm nay. Tập trung cao độ, không một chút phân tâm vào công việc trước mắt. Có như vậy cánh cửa tương lai sẽ mở ra cho chúng ta bước vào”.

Ở cương vị mới, ông Thành cho biết sẽ "làm tốt những việc cũ, giữ vững truyền thống 4 tốt (đào tạo tốt, việc làm tốt, nghiên cứu tốt, quốc tế hoá tốt); triển khai việc mới (phân hiệu mới, ngành mới…); luôn nhớ đến sứ mệnh của trường là cung cấp năng lực cạnh tranh toàn cầu cho người học, góp phần mở mang bờ cõi trí tuệ đất nước”

Xuân Hoa

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Thứ tư, 30/11/2016 | 12:13 GMT+7

Thứ tư, 30/11/2016 | 12:13 GMT+7

Theo Forbes ngày 29/11, 10 đại học có nhiều tỷ phú tốt nghiệp nhất đều thuộc Mỹ. Trong đó, Harvard đứng đầu với 35 tỷ phú và tổng giá trị tài sản hơn 309 tỷ đôla Mỹ.

Top 10 đại học có nhiều tỷ phú thế giới

Thanh Tâm

Theo chương trình đánh giá kiến thức toán và khoa học quốc tế (TIMSS), Singapore xuất sắc đứng đầu thế giới về toán và khoa học đối với cả học sinh tiểu học và trung học cơ sở, BBC đưa tin ngày 29/11.

Kết quả này được công bố 4 năm một lần và dựa trên các bài kiểm tra được thực hiện năm 2015 bởi hơn 600.000 học sinh độ tuổi 9-10, 13-14 ở 57 quốc gia. Cơ quan quản lý các bài kiểm tra là Hiệp hội đánh giá thành tựu giáo dục quốc tế

hoc-sinh-singapore-gioi-toan-va-khoa-hoc-nhat-the-gioi

Học sinh tiểu học và trung học cơ sở Singapore đứng đầu thế giới về toán và khoa học. 

Nhìn vào kết quả ngoạn mục của Singapore, nhiều người lo ngại giới trẻ nước này phải chịu quá nhiều áp lực học tập. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục Singapore vừa đưa ra thông điệp "giáo dục không chỉ là nhận được điểm cao".

Anh không có bất kỳ tiến bộ đáng kể nào so với 4 năm trước, bất chấp nỗ lực đại tu hệ thống giáo dục để giải quyết sự trì trệ thông qua đào tạo giáo viên, thay đổi chương trình giảng dạy. Tình trạng thiếu giáo viên giỏi về toán và khoa học được cho là nguyên nhân chính khiến quốc gia này không xếp thứ hạng cao trên bảng xếp hạng giáo dục quốc tế.

hoc-sinh-singapore-gioi-toan-va-khoa-hoc-nhat-the-gioi-1

Bảng xếp hạng môn toán.

Trong khi đó, học sinh tiểu học ở Bắc Ireland xếp hạng thứ 6 môn toán, duy trì được thứ hạng của 4 năm trước và là mức cao nhất của học sinh châu Âu. Phần Lan, quốc gia luôn là hình mẫu của cải tiến giáo dục, có kết quả sụt giảm trong bảng xếp hạng. Scotland và Wales không tham gia kiểm tra.

hoc-sinh-singapore-gioi-toan-va-khoa-hoc-nhat-the-gioi-2

Bảng xếp hạng môn khoa học. 

Các vị trí hàng đầu trong bảng xếp hạng được chi phối bởi các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hong Kong.

Yếu tố quan trọng nhất để thành công là chất lượng giảng dạy, giám đốc TIMSS Michael Martin cho biết. Kết quả của Singapore chứng minh giáo dục là ưu tiên của quốc gia này. Việc nhiều tuyến đường ở Hàn Quốc bị cấm trong mùa thi cũng thể hiện tầm quan trọng của giáo dục ở các quốc gia châu Á.

Với 20 năm kinh nghiệm trong giáo dục, tiến sĩ Dirk Hastedt, giám đốc khác của TIMSS cho rằng nhiều quốc gia như Hàn Quốc đang thu nhỏ quy mô lớp học và đây là xu hướng dài hạn. Tuy nhiên, không có sự liên kết rõ ràng giữa quy mô lớp học và thành tích học tập. "Chìa khóa ở đây là giáo viên", ông nói

Phiêu Linh

Thứ tư, 30/11/2016 | 11:45 GMT+7

Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |

Thứ tư, 30/11/2016 | 11:45 GMT+7

Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |

'Make up to' là cố tỏ ra thân thiết hoặc khen một ai đó để đạt được lợi ích cá nhân, 'make off' là rời đi nhanh chóng.

Cụm động từ với 'make'

Thanh Tâm

Thứ tư, 30/11/2016 | 10:05 GMT+7

Thứ tư, 30/11/2016 | 10:05 GMT+7

Học sinh Nga phải dành nhiều thời gian cho bài tập về nhà nhất, Mỹ chi nhiều nhất cho giáo dục trong 12 nước được đề cập theo thống kê tháng 11 của Ozicare Insurance.

So sánh nền giáo dục các nước

Thanh Tâm

Phương tiện đến lớp mỗi ngày của thầy giáo khiến nhiều người ngưỡng mộ vì sự nhanh chóng và thuận tiện.

Dùng bảng đen thay vì các trang thiết bị hiện đại khác, thầy giáo này không cảm thấy bất tiện bởi ông có thể thực hiện các bức vẽ bằng phấn.

Thầy giáo chơi đùa với lửa gây ấn tượng mạnh mẽ với học sinh.

Thầy giáo vật lý tạo cầu vồng trong nhà cho học sinh.

Thầy giáo để nước tăng lực bên ngoài văn phòng mình với lời nhắn "lấy một lon đi".

Giáo viên trổ tài chạm khắc từ cát.

Cô giáo dạy hóa luôn biểu diễn nổ bí ngô mỗi dịp Halloween.

Thầy giáo thể dục tìm cách lấy quả bóng của học sinh bị mắc kẹt trên trần nhà.

Phong cách thời trang độc đáo thể hiện tình yêu bất diệt với mèo.

"Tôi yêu toán. Nó khiến người ta phát khóc", cô giáo thể hiện tình yêu của mình theo cách đặc biệt.

 

Trong giờ toán, thầy say sưa ngắm một học sinh ngủ gật trong tiếng cười của cả lớp.

Thầy giáo lịch sử của một lớp học khác lại có cách xử lý học sinh ngủ gật độc đáo hơn. Anh ngừng bài giảng trong vài phút, chui xuống dưới bàn và cột hai chiếc giày của học sinh lại với nhau.

Phiêu Linh (tổng hợp)

Thầy giáo Quang Nguyen chia sẻ kỷ niệm sử dụng từ "cupboard" khi còn ở Mỹ.

Hồi ở Mỹ, mình mất đến 4-5 lần nghe trước khi định hình được từ này. Có lần, người yêu bảo lấy hộ cái bấm móng tay "nail clipper" ở /ˈkʌb.ərd/ mà nghĩ mãi không ra nó ở đâu.

Một phần vì ở Việt Nam ít dùng từ này, phần khác là nghe /ˈkʌ.bərd/ nó cứ lạ tai sao đó. Hồi đó, mình hay gọi là "cắp-bót".

Cái tủ bếp - cupboard - là từ 90% người Việt mình phát âm sai, lý do vì không quan tâm tới trọng âm của từ. Cách phát âm "cắp-bót" đơn thuần là cách đọc từ thành 2 từ riêng rẽ: Cup - board.

Điều các bạn cần nhớ là trong tiếng Anh, 99% từ chỉ có một trọng âm chính. Do đó, "cắp - bót" chắc chắn là cách phát âm sai.

Nếu trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất, từ này sẽ được phát âm là: CUP-Board (tiếng Việt nghe giống KA-bờ-rd), còn nếu rơi vào âm tiết thứ hai, nó sẽ là cup-BOARD (tiếng Việt nghe giống cờ-BO-rd).

"CUPboard" là từ nhiều người phát âm sai một phần vì chữ "p" trong "CUP---" là âm câm. Từ này có một âm khó là âm cuối /ərd/, vì âm /ər/ (âm Anh - Mỹ) không có trong tiếng Việt, và âm /d/ đứng cuối cũng không có trong tiếng Việt. Cùng xem video và học cách phát âm chính xác từ "cupboard" (KA-bờ-rd) nhé.

Quang Nguyen, Moon ESL

Ông Trần Dương (Phó hiệu trưởng Đại học Tân Tạo) cho biết trường vừa ra thông báo sinh viên Y khóa 1 (niên khóa 2013-2019) có thể nộp đơn xin chuyển trường đến hết ngày 1/12. Sinh viên nộp đơn trong hạn này sẽ không phải bồi thường chi phí tài trợ đào tạo và phải tự liên hệ với trường xin chuyển đến.

Đại học Tân Tạo sẽ ra quyết định và trả hồ sơ để sinh viên chuyển trường đến hết ngày 30/12. Nếu quá thời hạn trên, sinh viên chuyển trường phải bồi thường chi phí tài trợ đào tạo.

Với những em không chuyển trường, ở năm học sau kết quả kém, bị đuổi học sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo theo đúng quy định của trường.

"Những em có ý định chuyển trường thì đã dự tính cả tháng nay rồi. Trước đó các em cũng có đơn lên Cơ quan đại diện Bộ Giáo dục tại TP HCM. Chúng tôi ra thông báo này để tránh những suy nghĩ không hay từ phía sinh viên, rằng các em chuyển trường thì phải bồi thường chi phí tài trợ đào tạo", ông Dương nói.

dai-hoc-tan-tao-cho-sinh-vien-khoa-y-chuyen-truong

Một tiết học của sinh viên khoa Y trường Đại học Tân Tạo. Ảnh: ttu.edu.vn

Một số sinh viên khoa Y khóa 1 cho biết họ đồng loạt nhận được thông báo của trường vào chiều 28/11. Nhiều người xin chuyển trường trước đó hiện cũng chưa tìm được trường mới để chuyển đến. "Thời hạn trên là quá gấp gáp. Trường chỉ cho nộp đơn trong 3 ngày liệu có phải đang ép sinh viên quá không?", một nam sinh nói.

Theo hướng dẫn thu học phí năm học 2016 mà Đại học Tân Tạo gửi sinh viên khoa Y, học phí mỗi năm của ngành này tăng 2.000 USD từ hơn 4.000 USD lên hơn 6.000 USD.

Nếu tính cả chi phí ăn, ở ký túc xá thì mức thu học phí năm nay là khoảng 7.000 USD. Đại học Tân Tạo cho rằng, chi phí đào tạo ngành y là khoảng 21.000 USD mỗi năm nên phần còn lại là do trường tài trợ. 

Nhiều sinh viên và phụ huynh tỏ ra lo lắng phải bồi thường tiền tài trợ đào tạo của trường bởi khoản chênh lệch này rất lớn.

Trước đó, 39 sinh viên khoa Y khóa 1 trường Đại học Tân Tạo đã đến Cơ quan đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo tại TP HCM để gửi đơn kêu cứu nêu nguyện vọng xin chuyển trường.

Mạnh Tùng

Là một trong 13 người đầu tiên sáng lập Tập đoàn FPT, Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam được xem là một trong những "dị nhân" của tập đoàn. Cho rằng đào tạo đại học theo hình thức truyền thống không mang lại hiệu quả cao, ông đứng ra thành lập trường đại học trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam với những quan điểm giáo dục rất mới.

Ngay từ khi chưa thành lập FUNiX, ông đã không tin vào quan điểm “sinh viên không thích tự học”. Theo ông, học là bản năng tự nhiên có sẵn trong mỗi người. Sở dĩ mọi người không học là do phương pháp dạy chưa thích hợp, hình thức đào tạo theo kiểu thầy giảng trò nghe đã ăn sâu vào nhận thức của nhiều người. Do vậy, khi đi làm, nhất là làm việc với các đối tác nước ngoài, không ít bạn trẻ nhận ra mình đã bỏ nhiều cơ hội vì không dám mạnh dạn đặt câu hỏi và thể hiện bản thân.

“Tôi tin rằng, chúng ta có thể xây dựng giáo trình dành cho sinh viên đại học, thạc sĩ hay cả tiến sĩ dựa vào tài liệu đã có trên Internet. Mỗi mentor sẽ truyền đạt kiến thức qua những công cụ mới chứ không nhất thiết phải bám theo sách giáo khoa được biên soạn phổ thông”, Tiến sĩ Nam chia sẻ.

Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam

Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam - người sáng lập ra đại học trực tuyến đầu tiên của Việt Nam.

Với quan điểm này, ngay từ khi thành lập trường, thay vì thuê người soạn hay mua giáo trình từ bên ngoài, toàn bộ chương trình học của FUNiX được các chuyên gia của trường xây dựng dựa trên nguồn tài liệu mở (MOOC). Đây là những tài liệu chuyên ngành về Công nghệ thông tin của các trường đại học, học viện hàng đầu trên thế giới chuyên đào tạo lĩnh vực này.

Tuy nhiên, thay vì chỉ copy nguyên bản tài liệu của các trường, FUNiX đã hệ thống lại thành một chương trình bài bản.

Có chương trình rồi, khi đăng ký học online tại trường, thay vì ngày ngày phải lên giảng đường và học bài theo kiểu thầy giảng trò nghe thì sinh viên của FUNiX phải tự chủ động hoàn toàn trong việc học. Từ việc sắp xếp thời gian, chọn chứng chỉ học đến thời gian học đều do sinh viên quyết định.

Với 8 chứng chỉ, sinh viên có thể chọn học bất kỳ chứng chỉ nào cảm thấy cần thiết cho bản thân, và có thể hoàn thành nhanh hay chậm do mình quyết định. Học xong 3 chứng chỉ đầu tiên, sinh viên được nhận vào làm việc tại FPT Software theo thỏa thuận đã ký kết giữa trường với công ty này.

Thay vì để sinh viên "tự bơi", trường xây dựng hệ thống mentors với hơn 500 người. Họ là những chuyên gia công nghệ hàng đầu của các tập đoàn, công ty công nghệ lớn trong và ngoài nước. Khi gặp khó khăn trong việc học hay công việc chuyên ngành, sinh viên đều có thể chia sẻ với các mentors để được hỗ trợ, giúp đỡ.

Với kinh nghiệm và kiến thức thực tế cũng như mối quan hệ của mình, ngoài việc hỗ trợ sinh viên học tập, nhiều mentors của trường đã hỗ trợ sinh viên tìm kiếm những cơ hội công việc tốt cũng như định hướng cụ thể cho việc học tại trường.

Sau một năm đi vào hoạt động, FUNiX hiện có gần 1.000 sinh viên đến từ 62 tỉnh thành và 13 quốc gia. Sinh viên lớn tuổi nhất đã 76, còn nhỏ nhất chỉ mới 13. Không chỉ để lấy bằng đại học, nhiều học viên đã là tiến sĩ, thạc sĩ thậm chí có hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc công nghệ vẫn theo học tại trường để cập nhật kiến thức.

Sau khi tích lũy đủ 8 chứng chỉ của chương trình học, sinh viên sẽ trở thành Kỹ sư Công nghệ thông tin và nhận bằng đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.  

Ngọc Anh

Chưa đầy một ngày đăng lên Facebook, clip Điều thầy biết (chế theo bài hát Điều anh biết) của anh Huỳnh Ngô Phú Đức (giáo viên tiếng Anh trường THPT Lê Minh Xuân, Bình Chánh, TP HCM) có gần 2.000 lượt chia sẻ.

Năm  ngoái, thầy Đức dạy môn tiếng Anh lớp 10B8, năm nay là chủ nhiệm lớp này (11B8). Trong một buổi sinh hoạt, thầy giáo 24 tuổi hứa: "Thầy sẽ chế bài hát đủ tên các em". 

thay-giao-sai-gon-che-bai-hat-co-ten-41-hoc-sinh

Thầy Đức (ngoài cùng, bên trái) và học sinh lớp 11B8. Ảnh: P.Đ

Gắn bó với lớp suốt 2 năm, thầy Đức hiểu cá tính, sở thích, sở trường và sở đoản của từng học trò. Anh mất gần hai tuần để chuẩn bị lời bài hát. "Tôi tranh thủ thời gian sau giờ dạy và soạn giáo án để viết lời. Khó nhất là tên các em phải hợp với nhạc và đúng tính cách, đặc điểm của từng em", anh chia sẻ.

"Hà, Phương ơi đừng son môi và Nhã cũng như vậy vì son môi thời học sinh không được phép đâu"; "Hậu, Thư, Thắng, Trang, thầy biết rằng các em nghỉ học, đừng nản chí, phải cố gắng trong cuộc sống hơn"... là những câu hát dễ thương trong clip nhạc chế của thầy giáo.

Clip của thầy Đức nhận được nhiều tình cảm từ học trò 11B8 và học sinh các lớp, trường khác. "Lớp này thật may mắn khi có thầy chủ nhiệm dễ thương như vậy", một nữ sinh chia sẻ.

Tốt nghiệp đại học ngành sư phạm, Đức về trường THPT Lê Minh Xuân công tác được ba năm. "Trường ở xa trung tâm, phần lớn các em có cha mẹ làm công nhân, kinh tế khó khăn. Tuy nhiên các em sống rất tình cảm, bạn bè thương yêu nhau và rất quý mến thầy cô", thầy giáo trẻ nói, giọng tự hào.

Ngoài clip Điều thầy biết, Đức còn làm gần 10 clip chế những bài hát đang được học sinh yêu thích có nội dung gần gũi với hy vọng mang lại niềm vui, sự gắn kết giữa thầy trò.

Mạnh Tùng

Cấu trúc và từ mới: 

close calls: những lần thoát chết

orphan: trẻ mồ côi, orphanage: cô nhi viện

That’s very noble of you: Bạn thật cao cả (vĩ đại).

pull the audience: lôi kéo khán giả

time to weigh in: thời gian để cân nhắc, đưa ra ý kiến

Are you positive?: Bạn có chắc không?

bold choice: lựa chọn táo bạo

founding father: người khai sáng

lifeline: sự cứu trợ

You keep making me doubt myself: Anh cứ làm tôi hoài nghi bản thân.

Phiêu Linh

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

nhom-thay-giao-dai-hoc-an-ninh-cuu-3-hoc-sinh-duoi-nuoc

3 học sinh trong nhóm bị đuối nước được cứu. Ảnh: Báo Công an nhân dân

Đoàn giảng viên Đại học An ninh Nhân dân từ TP HCM ra Phú Yên công tác hôm 20/11. Là ngày chủ nhật nên đoàn tổ chức đi tham quan di tích ngọn hải đăng Đại Lãnh tại huyện Đông Hòa.

Gần trưa, anh Nguyễn Duy Hàm (Phó trưởng Bộ môn Toán – Tin học), Bùi Danh Hường (Phó giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học), Đinh Nho Thám (Giáo viên Khoa Nghiệp vụ An ninh) và học viên Ngô Hùng Niên lên đến gần ngọn hải đăng. Họ trông thấy khoảng 40 học sinh đang đùa giỡn, tắm biển nhưng không có người lớn trông coi. Lại gần quan sát, thấy các em vẫn an toàn nên nhóm giảng viên tiếp tục hành trình.

"Chúng tôi vừa đi được đoạn ngắn thì nghe tiếng các học sinh kêu cứu, vội chạy lại thấy 6-7 em nhỏ đang bị nước biển cuốn ra xa. Chúng tôi đẩy được mấy em ở gần vô bờ, một em khác bị cuốn ra xa bờ và hai em đã bị chìm. Cũng may mấy anh em bơi kịp ra ngoài đó cứu các em lên", giảng viên Đinh Nho Thám kể.

Sau khi đưa 3 nạn nhân đi cấp cứu và đưa các học sinh về nhà, nhóm anh Thám tiếp tục chuyến tham quan.

nhom-thay-giao-dai-hoc-an-ninh-cuu-3-hoc-sinh-duoi-nuoc-1

Lãnh đạo trường Đại học An ninh Nhân dân trao giấy khen cho các cá nhân. Ảnh: Báo Công an nhân dân

Hôm 28/11, trường Đại học An ninh nhân dân làm lễ tuyên dương và khen thưởng 3 giáo viên và học viên Niên về hành động dũng cảm cứu người.

Mạnh Tùng

Những thông lệ ở một trường công điển hình Nhật Bản có thể khiến nhiều người bất ngờ vì sự khác biệt.

1. Giáo viên không đuổi học sinh ra khỏi lớp

Tại bất kể quốc gia hay nền văn hóa nào, luôn có vài học sinh không thực sự tập trung hay cư xử không tốt trong lớp học. Đuổi học sinh ra khỏi lớp không phải là hình phạt quá xa lạ, tuy nhiên trường học Nhật Bản cấm kỵ điều này.

Điều 26 trong Hiến pháp chỉ rõ "Tất cả mọi người đều có quyền được giáo dục công bằng...". Do vậy, giáo viên phải làm quen với việc "nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" và tìm cách quản lý tốt hơn. 

2. Bữa trưa giống nhau và học sinh tự phục vụ

Hầu hết trường công lập Nhật Bản đào tạo học sinh ăn cùng một bữa trưa (không phân biệt sở thích) và hoàn thành trong thời gian cho phép. Vào những dịp nhất định, học sinh được phép chuẩn bị cơm trưa từ nhà.

Học sinh Nhật Bản luân phiên nhau phục vụ bữa trưa cho bạn học với đồng phục nhà bếp là áo choàng, mũ trắng. Sau khi ăn, học sinh có trách nhiệm dọn dẹp dưới sự giám sát của giáo viên. 

3. Ăn trưa tại phòng học cùng giáo viên

Lớp học không chỉ là không gian học tập mà còn là nơi giáo viên và học sinh cùng thưởng thức bữa trưa. Trừ một số trường tiểu học có căng tin, học sinh trường cấp hai Nhật Bản thường xếp bàn ghế trong lớp sát vào nhau để cùng ăn trưa. Điều này giúp các em có cơ hội hòa nhập và tương tác với nhiều bạn trong lớp ngoài bạn thân. 

4. Học sinh không bị đúp

Học sinh kết quả kém phải học lại thêm một năm để củng cố kiến thức là điều bình thường ở nhiều quốc gia, nhưng không phải ở Nhật Bản. Học sinh Nhật vẫn lên lớp, vẫn được tham dự lễ tốt nghiệp cuối năm dù trượt tất cả môn. Điểm số chỉ thực sự quan trọng đối với kỳ thi tuyển sinh vào trung học và đại học.  

5. Hiệu trưởng cũng dọn vệ sinh

10-dieu-khac-thuong-o-truong-hoc-nhat-ban

Trường học Nhật Bản phân công khu vực vệ sinh cụ thể cho học sinh, nhân viên và lãnh đạo. 

Nhật Bản nổi tiếng là quốc gia không cần đến lao công trong trường học. Học sinh phải xắn tay áo lên và dọn từng khu vực một trong khuôn viên trường, bao gồm cả nhà vệ sinh. Điều đặc biệt nhất ở đây là ngay cả lãnh đạo cao nhất như hiệu phó và hiệu trưởng cũng dọn dẹp từng khu vực riêng được chỉ định như nhân viên và học sinh của mình. 

Hàng ngày, trường có thời gian vệ sinh riêng, gọi là souji. Mỗi người đội một tenugui (khăn rằn) và ngồi im lặng trong vài phút để suy nghĩ, gọi là mokuso, chuẩn bị tinh thần trước khi bắt đầu công việc. Nhật Bản tin rằng tự dọn dẹp giúp học sinh trở thành người có trách nhiệm trong xã hội. 

6. Trường vẫn làm việc trong kỳ nghỉ

Giáo viên không thực sự có kỳ nghỉ (trừ các ngày lễ quốc gia). Họ vẫn đi làm để hoàn thành trách nhiệm nặng nề của mình. Ở cấp hai, các câu lạc bộ được giám sát bởi giáo viên và những hoạt động thể thao vẫn tiếp tục trong suốt thời gian nghỉ. Trường giao nhiều bài tập về nhà để học sinh hoàn thành trong kỳ nghỉ hè. 

7. Đồng phục bao gồm balo và giày đi trong nhà

10-dieu-khac-thuong-o-truong-hoc-nhat-ban-1

Balo đồng phục có phản quang để tránh tai nạn giao thông vào ban đêm. 

Trường học Nhật Bản đòi hỏi học sinh phải đi giày riêng khi vào lớp để duy trì sự sạch sẽ, không mang bụi bẩn từ ngoài vào. Những đôi giày này và quần áo hàng ngày của học sinh đều giống nhau.

Không chỉ thế, học sinh trung học cơ sở sử dụng cùng một loại balo có gắn logo của trường. Các đường sọc phản quang trên balo giúp các em tránh được tai nạn giao thông vào ban đêm vì hầu hết đều trở về nhà khi trời tối. Tương tự, học sinh tiểu học cũng thống nhất sử dụng balo giống nhau, gọi là randoseru. 

8. Hoạt động thể thao mỗi ngày

Các thành viên câu lạc bộ tham gia hoạt động thể thao trước và sau giờ học mỗi ngày. Điều này đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm cao vì học sinh phải dậy rất sớm và về nhà muộn để thực hiện đúng cam kết với câu lạc bộ.

9. Trang thiết bị không hiện đại

10-dieu-khac-thuong-o-truong-hoc-nhat-ban-2

Trường học Nhật Bản không hiện đại như nhiều người lầm tưởng. 

Nhật Bản có thể là một trong những quốc gia tiến bộ nhất trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, nhưng không phải tất cả trường đều thường xuyên cập nhật thiết bị đời mới và công nghệ cao. Đầu CD, máy in, máy fax lỗi thời vẫn được sử dụng ở nhiều trường trên toàn quốc.

Quạt vẫn được sử dụng thay điều hòa để tiết kiệm điện. Trong mùa đông, trường thường sử dụng máy sưởi dầu thay vì lắp đặt hệ thống sưởi ấm từ trung tâm. Sách giáo khoa vẫn là tài liệu giảng dạy truyền thống. Công nghệ đang phủ sóng trường học một cách chậm rãi với các bài thuyết trình sử dụng máy tính và mạng Internet. 

10. Ngủ gật không bị khiển trách

Thời khóa biểu của một học sinh Nhật Bản bao gồm tham dự các hoạt động sáng sớm và sau giờ học, đến trung tâm luyện thi (juku), làm bài tập về nhà. Do đó, học sinh có ít thời gian để ngủ. Hiểu được điều này, khi nhìn thấy học sinh ngủ gật trong lớp, giáo viên có thể nhắc 1-2 lần, nhưng hiếm khi khiển trách. 

Phiêu Linh (theo Japan Info)

Thứ ba, 29/11/2016 | 11:38 GMT+7

Thứ ba, 29/11/2016 | 11:38 GMT+7

Khảo sát nhu cầu nhà ở sinh viên không sát thực tế, thiếu vốn... là nguyên nhân khiến dự án ký túc xá tập trung của tỉnh Ninh Bình nhiều lần phải điều chỉnh công năng sử dụng và bị bỏ hoang từ năm 2014 đến nay.

Ký túc xá sinh viên tập trung là công trình trọng điểm của tỉnh Ninh Bình, được khởi công tháng 9/2009 với quy mô gần 11,3 ha ở xã Ninh Nhất, huyện Hoa Lư.

Tổng vốn đầu tư công trình trên 800 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ, chủ đầu tư là Sở Xây dựng Ninh Bình. Dự kiến khi đi vào hoạt động năm 2013, công trình gồm 4 dãy nhà 5 tầng sẽ đáp ứng nhu cầu chỗ ở của trên 7.000 sinh viên ở 3 trường gồm: Đại học Hoa Lư, Cao đẳng Y tế Ninh Bình và Cao đẳng nghề Lilama.

Đến tháng 12/2013, đơn vị thi công đã đền bù giải phóng và san lấp khối lượng cơ bản mặt bằng 11,26 ha, thi công xây lắp cơ bản phần thô của 4 khu nhà 5 tầng, vài tòa nhà đã hoàn thiện trát thô trong ngoài. Tổng giá trị khối lượng công trình hoàn thành khoảng 500 tỷ đồng.

Đại diện chủ đầu tư cho biết, từ năm 2009 đến 2013, dự án đã được giải ngân 390 tỷ đồng, nợ đọng khối lượng hoàn thành khoảng 120 tỷ. Sau năm 2013, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ không được cấp nên công trình dừng lại. 

Sau gần 3 năm bỏ hoang, cỏ mọc um tùm quanh các khu nhà, dây leo quấn quanh bờ tường...

...và tràn vào những căn phòng dưới tầng một.

Căn cứ nguồn vốn được cấp và số sinh viên trong tỉnh có nhu cầu lưu trú chỉ khoảng 2.000, năm 2013 UBND tỉnh báo cáo Bộ Xây dựng, Chính phủ tách công trình thành 3 dự án: ký túc xá sinh viên tập trung (sử dụng 2 dãy nhà 5 tầng với tổng mức đầu tư trên 500 tỷ đồng), dự án xây dựng nhà xã hội dành cho người nghèo, người có thu nhập thấp, gia đình chính sách và dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất (6,79 ha trong tổng số 11,29 ha) và được chấp thuận.

Đến đầu năm 2016, Sở Xây dựng Ninh Bình tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu chỗ ở của sinh viên ở ba trường đại học, cao đẳng trong tỉnh. Kết quả sơ bộ cho thấy chỉ khoảng 800 trong 4.000 sinh viên có nhu cầu ở ký túc xá, trong đó khu ký túc xá của Đại học Hoa Lư vẫn còn dư 400 chỗ.

Theo ông Đinh Hồng Khanh, Giám đốc Sở Xây dựng, căn cứ kết quả khảo sát nhu cầu chỗ ở của sinh viên, Sở đề xuất phương án tách công trình thành 4 dự án: ký túc xá sinh viên cùng nhà ở xã hội; bệnh viện ung bướu tỉnh; bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất. Dự kiến việc chuyển đổi trên sẽ thu được 180 tỷ đồng để thanh toán một phần nợ giá trị khối lượng xây lắp, số còn lại sẽ đầu tư xây dựng bệnh viện ung bướu và bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh.


Dự án 800 tỷ bỏ hoang.

Phương Vy

Học xong chương trình THPT, Hoàng Thu Hà (18 tuổi, Hà Nội) quyết định nghỉ một thời gian để định hướng bản thân cũng như trau dồi thêm khả năng tiếng Anh thay vì học lên đại học như các bạn cùng trang lứa.

Cũng trong thời gian này, Thu Hà được một người anh họ là mentor (chuyên gia hướng dẫn sinh viên) ở trường Đại học trực tuyến FUNiX giới thiệu về việc học online công nghệ thông tin. Dù không thích ngành này, nhưng trong thời gian rảnh, Hà đã tranh thủ học thêm để tích lũy kỹ năng công nghệ cho mình.

"Là một lĩnh vực khá khô khan, lại học online nên thời gian đầu học em không mấy hứng thú, không theo kịp chương trình", Hà nói và cho biết, cô phải mất tới 7 tháng để hoàn thành chứng chỉ đầu tiên của trường, trong khi những người khác chỉ mất 4 tháng.

hotgirl-me-cong-nghe-thong-tin

Nhờ được động viên, định hướng từ thầy giáo, Hà bắt đầu có cái nhìn tích cực trước khi 'nghiện' lĩnh vực Công nghệ thông tin.

Bước sang chứng chỉ số 2, bắt đầu làm quen được với chương trình học, đặc biệt là nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của mentor Nguyễn Mạnh Hùng, cô thay đổi cách học.

"Không những giải đáp thắc mắc của sinh viên, mentor Hùng còn quan tâm, động viên em rất nhiều. Dù khá bận rộn với công việc ở công ty, nhưng thầy vẫn thường xuyên chia sẻ câu chuyện về lĩnh vực công nghệ thông tin, định hướng công việc tương lai giúp em có cái nhìn tích cực hơn về ngành này", nữ sinh viên chia sẻ.

Thu Hà lên kế hoạch dành thời gian online đều đặn để học bài. Càng học cô càng tò mò tự hỏi cách làm thế nào để thiết kế, tạo ra những trang web, game trên máy tính và điện thoại. Hàng trăm câu hỏi “Tại sao” ấy đã trở thành động lực học cho cô. Thay vì mất 7 tháng để hoàn thành một chứng chỉ như lúc bắt đầu, cô chỉ mất 3 tháng để học xong chứng chỉ số 2.

Sau hai chứng chỉ đầu tiên, khi bắt đầu biết sử dụng Internet, ứng dụng được những phần mềm đơn giản cũng là lúc Thu Hà bắt đầu "nghiện" và quyết tâm sẽ theo đuổi lĩnh vực này. 

hotgirl-me-cong-nghe-thong-tin-1

Nữ sinh hy vọng có thể hoàn thành 8 chứng chỉ để nhận bằng Kỹ sư phần mềm của trường.

Ngoài việc học online, nữ sinh cũng đang dành thời gian ôn thi IELTS, với mục tiêu đạt từ 6,5 để có thể vào học tại trường đại học quốc tế. Song, cô cho biết sẽ cố gắng hoàn thành hết chương trình học gồm 8 chứng chỉ ở Đại học trực tuyến FUNiX để có thể nhận bằng Kỹ sư phần mềm của trường. 

Là trường Đại học trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam, sau một năm thành lập, hiện FUNiX đã có gần 1.000 sinh viên đến từ khắp 63 tỉnh thành và 13 quốc gia theo học. Không phân biệt tuổi tác, ngành nghề và kinh nghiệm, sinh viên của trường thuộc nhiều tầng lớp khác nhau. Trong đó có những em là học sinh cấp 3, nhưng cũng có người là tiến sĩ.

Trường có hệ thống mentor với 500 người. Đây đều là những nhà quản lý, tuyển dụng hoặc kỹ sư nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đang làm việc tại các công ty, tập đoàn trực tiếp hướng dẫn sinh viên. Gặp bất kỳ vấn đề khó khăn trong quá trình học, sinh viên có thể chat với mentor để được giải đáp.

Ngọc Anh

Suy luận logic của một học sinh: Giới hạn của hàm f(x)= 1/(x- 8) khi x tiến dần đến 8 là vô cùng (giống số 8 nằm ngang) thì giới hạn của hàm f(x)=1/(x-5) là... số 5 nằm ngang.

Câu hỏi: Có 4 con ma. Sau đó, một con ma bay đi, hỏi còn lại bao nhiêu con?

Học sinh trả lời: Không còn con ma nào bởi vì ma không có thật.

Cách nối của học sinh trong câu hỏi nối các dữ kiện ở hai cột với nhau cho phù hợp khiến giáo viên không biết phải chấm điểm như thế nào.

Câu hỏi yêu cầu đưa ra 10 từ mà bạn có thể đánh vần đúng và học sinh rất thông minh khi viết lại đúng những từ trên đề bài.

Với câu hỏi "Chúng ta gọi khoa học phân loại sinh vật sống là gì", học sinh dứt khoát trả lời "Đó là phân biệt chủng tộc".

Khi được yêu cầu điền động từ cho câu hỏi "Bạn thích làm điều gì với bạn bè và gia đình bạn", học sinh này phớt lờ những gợi ý như "nhảy", "bơi" và dùng động từ "rời khỏi" để thể hiện mong muốn thật của mình.

Bài toán yêu cầu điền dấu nhỏ hơn hoặc lớn hơn (< or >)vào chỗ trống nhưng học sinh rất sáng tạo khi coi hai dấu này chỉ là dấu ngoặc và cái cần điền là chữ "or" bên trong.

Học sinh này giải thích kết quả của phép căn bậc ba bằng một chiếc máy toán học và được cô giáo nhận xét "hình vẽ rất đẹp".

Trong bài tập điền vào chỗ trống để hoàn thành câu, học sinh đã rất thông minh khi đưa ước muốn ngay lúc đó của mình áp dụng vào bài "Tôi hy vọng tôi sẽ không bị điểm F".

Thanh Tâm (theo Bored Panda)

Theo The Jakarta Post ngày 26/11, Bộ Văn hóa và Giáo dục Indonesia bất ngờ áp đặt lệnh cấm tổ chức kỳ thi quốc gia ở tất cả cấp học bắt đầu vào năm tới. Hôm thứ sáu, Bộ trưởng Muhadjir Effendy cho biết, lệnh cấm này nhằm thực hiện đúng những gì được nêu trong chương trình nghị sự 9 điểm của Tổng thống Joko Widodo, chỉ rõ các kỳ thi sẽ không được sử dụng như một công cụ "đo lường hệ thống giáo dục quốc gia". Muhadjir nói rằng tổng thống đã đồng ý và quyết định này sẽ nhanh chóng có hiệu lực sau khi có văn bản hướng dẫn cụ thể.

Bộ trưởng Muhadjir nhậm chức hồi tháng 7 cho biết nếu Bộ quyết định bổ sung một kỳ thi nào khác sắp tới, nó có thể được quản lý bởi chính quyền khu vực thay vì chính quyền trung ương.

indonesia-bo-ky-thi-quoc-gia-cac-cap

Indonesia quyết định cấm tất cả kỳ thi quốc gia các cấp từ năm 2017. 

Các kỳ thi quốc gia ở Indonesia được tổ chức hàng năm trên toàn quốc cho tất cả cấp học. Thời gian Anies Baswedan làm Bộ trưởng Văn hóa và Giáo dục, ông đã giới thiệu một chính sách trong đó điểm thi trung học phổ thông là cơ sở để vào đại học công lập, cùng với bảng thành tích học tập và bài thi đầu vào. Các kỳ thi được thực hiện trên máy tính nhằm xóa bỏ các hạn chế như lộ đề, phát sai phiếu đáp án, gian lận thi cử.

Tuy nhiên, các cuộc điều tra cho thấy mặc dù kỳ thi quốc gia không còn là yếu tố quyết định duy nhất, gian lận cá nhân vẫn tồn tại bất chấp hình thức thi thay đổi. Nhiều hiệu trưởng vẫn cung cấp đáp án để học sinh có thể tốt nghiệp. Sau khi thẩm định, Bộ nhận thấy chỉ 30% trường học đạt tiêu chuẩn, do đó lệnh cấm tất cả kỳ thi thuộc các cấp là lựa chọn tốt nhất.

Chuyên gia giáo dục Itje Chodijah đánh giá cao động thái này của chính phủ, cho rằng giáo viên sẽ có cơ hội sáng tạo hơn trong việc thiết kế phương pháp đánh giá khác ngoài thi cử.

Phiêu Linh

Thứ ba, 29/11/2016 | 05:00 GMT+7

Thứ ba, 29/11/2016 | 05:00 GMT+7

Học ở trường đứng thứ 5 thế giới về chất lượng đào tạo ngành thời trang, Nguyễn Kim Chi có cơ hội tham quan chu trình làm sản phẩm của những hãng thời trang nổi tiếng như Chanel, Louis Vuitton.

Nguyễn Kim Chi (19 tuổi) là sinh viên năm 2 ngành Thiết kế thời trang của trường Cambridge School of Visual & Performing Arts (Vương quốc Anh). Đây là một nhánh nhỏ của Kingston University (London) - đại học đứng thứ 4-5 trong bảng xếp hạng trường thời trang tốt nhất thế giới năm 2016 của Fashionista và Ceoworld Magazine.

Thiết kế thời trang là đam mê từ ngày nhỏ của Nguyễn Kim Chi. Việc tham gia câu lạc bộ thời trang trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam giúp cựu nữ sinh lớp chuyên Văn phát huy được sở trường. Chi từng là đại sứ trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, đại diện thanh niên Việt Nam tham dự trại hè giao lưu văn hóa tại châu Âu năm 2013. Em sáng lập câu lạc bộ MC, là phó chủ tịch câu lạc bộ thời trang Lamode khoá 2014-2015. (Trong ảnh là thiết kế của Chi khi là học sinh THPT).

Ở Cambridge School of Visual & Performing Arts, Chi được học các môn như quy trình thiết kế, lý thuyết thời trang, vẽ, may, kỹ năng dùng các phầm mềm thiết kế trên máy tính và vẽ rập... Mỗi lớp học chỉ tối đa 20 người. Lớp của Chi hiện gồm 8 sinh viên, có 2 phòng học, một studio riêng và phòng may chung với các khóa khác. 

Các tiết học ở trường luôn kéo dài từ 10h sáng đến 5-6h chiều từ thứ hai tới thứ sáu với khối lượng bài tập khổng lồ khiến Chi ban đầu khá mệt. Dù vậy, em vẫn thấy hạnh phúc vì được thỏa sức sáng tạo trong các sản phẩm thiết kế để trả bài.

Nguyễn Kim Chi cũng là sinh viên đầu tiên của Cambridge School of Visual & Performing Arts được nhận học bổng 50% (khoảng một tỷ đồng) trong 3 năm. Những năm trước, trường chỉ trao học bổng 40%. 

"Mỗi dự án thiết kế, em sẽ phải đi khảo sát thị trường, nghiên cứu các cửa hàng về hình dáng, tên gọi các loại áo quần, váy, hay loại vải mình sẽ dùng. Các giáo viên yêu cầu rất cao, luôn đòi hỏi sự chính xác cẩn thận, các đường may bắt buộc phải thẳng, nhìn sạch sẽ không có lỗi nào. Nếu sản phẩm mắc một lỗi dù lớn hay nhỏ, đều được yêu cầu làm lại đến khi nào đạt mới thôi", Chi nói. Tuy kỹ tính nhưng các giáo viên rất kiên nhẫn, tận tình chỉ dẫn cho sinh viên từng chi tiết nhỏ nhặt nhất.

Ngoài những khoá học ở trường, Chi và các bạn còn được tham gia miễn phí các triển lãm của những hãng thời trang nổi tiếng như Chanel, Louis Vuitton… Tại đây, nữ sinh người Việt có cơ hội chứng kiến quy trình thiết kế, làm sản phẩm hay hiểu hơn về những cảm hứng sáng tạo. Sắp tới sẽ được tới nhà máy làm túi Mulberry, Chi đang rất háo hức.

Tính cách cởi mở, dễ thích nghi với cuộc sống mới, cô gái Hà Nội cho biết hòa nhập khá nhanh vào cuộc sống ở Anh. Chi thuê phòng ở chung với 2 người chị và chủ nhà đều là người Việt Nam. "Chị chủ nhà rất tốt bụng, luôn chăm lo và quan tâm đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ khi chúng em cần. Chị ấy còn có một quán ăn Việt Nam nên cuối mỗi tuần đều trổ tài nấu món Việt Nam giúp chúng em đỡ nhớ nhà", nữ sinh nói.

Thời gian rảnh rỗi, nữ sinh người Việt tranh thủ đi du lịch. Năm trước, Chi tranh thủ đi được vài nước như Pháp, Thuỵ Sĩ và Italy. Chuyến đi 10 ngày tới Pháp, Thụy Sĩ chỉ ngốn mất của Chi 13 triệu đồng.

Được học ở ngôi trường đứng top 5 thế giới về đào tạo thời trang, nữ sinh Việt Nam tự tin cơ hội việc làm sau này sẽ rộng mở. Hiện Chi nỗ lực học tập để duy trì được học bổng 50% cho các năm sau.

Quỳnh Trang
Ảnh: NVCC

Cô giáo tiếng Anh Moon Nguyen chia sẻ những thói quen nghe tiếng Anh sai và cách sửa lỗi. 

Khi ở Mỹ, mình từng có một part-time job là lễ tân cho viện dưỡng lão (nursing home), chuyên nhận điện thoại của khách hàng. Hồi mới nhận việc, thực sự mình rất sợ không hiểu khách nói gì qua điện thoại, rồi lỡ bảo họ nhắc lại mà vẫn không hiểu thì biết làm sao? Mình đã rất lo lắng nên lao vào nghe suốt ngày, lúc nào cũng ám ảnh với việc nghe tiếng Anh.

Trước khi chia sẻ cách nghe đúng, mình muốn chia sẻ những cách nghe sai mà ngày xưa mình mắc phải. Bạn hãy xem mình có cùng lỗi khi nghe tiếng Anh giống Moon không nhé:

1. Nghe dồn dập trong vài ngày rồi nghỉ.

2. Khi cảm giác bản thân phải cố đuổi theo mà không kịp, cố nghe từng câu một rồi dịch ra tiếng Việt.

loi-thuong-gap-khien-ban-khong-the-nghe-tieng-anh
 

3. Khi nghe bị mất tập trung, nghe một đoạn dài là thấy hoa mắt chóng mặt, lỗ tai lùng bùng, không thể hiểu được gì nữa, thậm chí đôi khi nghe rõ từng từ nhưng vẫn chả hiểu gì.

4. Nghe bằng cách bật từng câu, nghe đi nghe lại. Cố gắng nghe được từng từ một. Nếu không nghe được là thấy ngứa ngáy khó chịu, lập tức mở đáp án ra xem từ đó là gì.

Nếu muốn nghe tốt, đầu tiên, bạn nên bỏ các thói quen nghe tiếng Anh như ở trên. Thay vào đó, hãy luyện tập các thói quen tốt:

1. Nghe tiếng Anh cần đều đặn, như đánh răng buổi sáng. Mỗi ngày nghe nửa tiếng sẽ tốt hơn là cuối tuần nghe cả ngày.

2. Tốc độ nói tự nhiên của người bản xứ sẽ không cho phép bạn dịch ra tiếng Việt. Phản xạ dịch thường xuất hiện khi bạn ít tiếp xúc với tiếng Anh, bạn cần tập luyện đều đặn hơn.

3. Hãy "take notes" khi nghe để giữ được sự tập trung cần thiết. Bởi nếu chủ đề không hấp dẫn (bạn nghe mà thực sự không muốn biết cần nghe để làm gì), bài quá dài và nhanh, bạn sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn. 

4. Vấn đề quan trọng cần thay đổi, đó là muốn nghe rõ từng từ một, và bạn tin rằng, nếu lỡ mất một hai từ thì sẽ không nghe hiểu được. Đây là tâm lý khá cầu toàn, giống mình ngày trước.

Chúng mình cứ tưởng tượng xem nhé, nếu sau này mình đi giao tiếp với đối tác nước ngoài, liệu người ta có “bật băng” lại cho mình nghe khoảng 2-4 lần không? Cứ nói một câu tua lại một lần? Chắc chắn là không. Hay lúc đi thi TOEFL hay IELTS, người ta cũng chỉ bật băng một lần, nghe không được thì đành chịu.

Thế nên, phải xác định ngay cái mục tiêu nghe từ ban đầu, là nghe làm sao để sau này nghe cái gì cũng chỉ cần một lần là hiểu ngay ý tưởng.

Thực tế khi giao tiếp là như thế này, bạn thực sự không cần nghe rõ từng từ để hiểu người ta nói gì. Điều này tương tự khi bạn nói tiếng Anh, người Tây cũng sẽ chỉ tập trung vào những từ họ nghe bạn nói rõ nhất để hiểu, phần lớn thời gian họ cũng sẽ không căng tai lên nghe từng từ một.

Đó là lý do vì sao mà nhiều bạn nói tiếng Anh đều đều, từ nào cũng nhấn, người nước ngoài nghe thấy mệt vì toàn bị mất tập trung vào toàn bộ các từ được nhấn. Y như trong thiết kế poster vậy, nếu không có cái chính cái phụ, thì rất khó nhìn ra nội dung chính.

Ví dụ nhé, họ nói “I’m going to the mall tomorrow to buy some Christmas gifts”. Nếu bạn không nghe thấy từ “going to” hoặc từ “to” hoặc “some” thì cũng không có gì quá nghiêm trọng, bạn vẫn hiểu ý tưởng người nói. Nếu bạn không nghe được các từ quan trọng như “mall” hay “gifts” thì bạn có thể tiếp tục nghe những câu tiếp theo để hiểu ý tưởng của bài.

Moon Nguyen

Thứ ba, 29/11/2016 | 07:00 GMT+7

Thứ ba, 29/11/2016 | 07:00 GMT+7

Mỗi khối hình mang một giá trị. Dựa vào những dữ kiện trong đề bài, hãy thử xem bạn có thể tìm ra đáp án trong một phút.

bai-toan-tim-gia-tri-khoi-hinh
 

Hãy tìm giá trị của mỗi khối hình sao cho các số ở bên phải mỗi hàng và dưới mỗi cột là tổng giá trị của mỗi hàng và cột đó?

Thanh Tâm (theo Gpuzzles)

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();

Thứ ba, 29/11/2016 | 05:00 GMT+7

Thứ ba, 29/11/2016 | 05:00 GMT+7

Học ở trường đứng thứ 5 thế giới về chất lượng đào tạo ngành thời trang, Nguyễn Kim Chi có cơ hội tham quan chu trình làm sản phẩm của những hãng thời trang nổi tiếng như Chanel, Louis Vuitton.

Nguyễn Kim Chi (19 tuổi) là sinh viên năm 2 ngành Thiết kế thời trang của trường Cambridge School of Visual & Performing Arts (Vương quốc Anh). Đây là một nhánh nhỏ của Kingston University (London) - đại học đứng thứ 4-5 trong bảng xếp hạng trường thời trang tốt nhất thế giới năm 2016 của Fashionista và Ceoworld Magazine.

Thiết kế thời trang là đam mê từ ngày nhỏ của Nguyễn Kim Chi. Việc tham gia câu lạc bộ thời trang trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam giúp cựu nữ sinh lớp chuyên Văn phát huy được sở trường. Chi từng là đại sứ trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, đại diện thanh niên Việt Nam tham dự trại hè giao lưu văn hóa tại châu Âu năm 2013. Em sáng lập câu lạc bộ MC, là phó chủ tịch câu lạc bộ thời trang Lamode khoá 2014-2015. (Trong ảnh là thiết kế của Chi khi là học sinh THPT).

Ở Cambridge School of Visual & Performing Arts, Chi được học các môn như quy trình thiết kế, lý thuyết thời trang, vẽ, may, kỹ năng dùng các phầm mềm thiết kế trên máy tính và vẽ rập... Mỗi lớp học chỉ tối đa 20 người. Lớp của Chi hiện gồm 8 sinh viên, có 2 phòng học, một studio riêng và phòng may chung với các khóa khác. 

Các tiết học ở trường luôn kéo dài từ 10h sáng đến 5-6h chiều từ thứ hai tới thứ sáu với khối lượng bài tập khổng lồ khiến Chi ban đầu khá mệt. Dù vậy, em vẫn thấy hạnh phúc vì được thỏa sức sáng tạo trong các sản phẩm thiết kế để trả bài.

Nguyễn Kim Chi cũng là sinh viên đầu tiên của Cambridge School of Visual & Performing Arts được nhận học bổng 50% (khoảng một tỷ đồng) trong 3 năm. Những năm trước, trường chỉ trao học bổng 40%. 

"Mỗi dự án thiết kế, em sẽ phải đi khảo sát thị trường, nghiên cứu các cửa hàng về hình dáng, tên gọi các loại áo quần, váy, hay loại vải mình sẽ dùng. Các giáo viên yêu cầu rất cao, luôn đòi hỏi sự chính xác cẩn thận, các đường may bắt buộc phải thẳng, nhìn sạch sẽ không có lỗi nào. Nếu sản phẩm mắc một lỗi dù lớn hay nhỏ, đều được yêu cầu làm lại đến khi nào đạt mới thôi", Chi nói. Tuy kỹ tính nhưng các giáo viên rất kiên nhẫn, tận tình chỉ dẫn cho sinh viên từng chi tiết nhỏ nhặt nhất.

Ngoài những khoá học ở trường, Chi và các bạn còn được tham gia miễn phí các triển lãm của những hãng thời trang nổi tiếng như Chanel, Louis Vuitton… Tại đây, nữ sinh người Việt có cơ hội chứng kiến quy trình thiết kế, làm sản phẩm hay hiểu hơn về những cảm hứng sáng tạo. Sắp tới sẽ được tới nhà máy làm túi Mulberry, Chi đang rất háo hức.

Tính cách cởi mở, dễ thích nghi với cuộc sống mới, cô gái Hà Nội cho biết hòa nhập khá nhanh vào cuộc sống ở Anh. Chi thuê phòng ở chung với 2 người chị và chủ nhà đều là người Việt Nam. "Chị chủ nhà rất tốt bụng, luôn chăm lo và quan tâm đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ khi chúng em cần. Chị ấy còn có một quán ăn Việt Nam nên cuối mỗi tuần đều trổ tài nấu món Việt Nam giúp chúng em đỡ nhớ nhà", nữ sinh nói.

Thời gian rảnh rỗi, nữ sinh người Việt tranh thủ đi du lịch. Năm trước, Chi tranh thủ đi được vài nước như Pháp, Thuỵ Sĩ và Italy. Chuyến đi 10 ngày tới Pháp, Thụy Sĩ chỉ ngốn mất của Chi 13 triệu đồng.

Được học ở ngôi trường đứng top 5 thế giới về đào tạo thời trang, nữ sinh Việt Nam tự tin cơ hội việc làm sau này sẽ rộng mở. Hiện Chi nỗ lực học tập để duy trì được học bổng 50% cho các năm sau.

Quỳnh Trang
Ảnh: NVCC

Đề bài:

200 học sinh được xếp thành 10 hàng ngang, mỗi hàng 20 em. Như vậy, có 20 hàng dọc được tạo ra. Chọn một em thấp nhất từ mỗi hàng dọc sẽ được 20 em, gọi người cao nhất trong 20 em này là X.

Sau khi những em vừa được chọn ra trở về vị trí ban đầu, tiếp tục chọn học sinh cao nhất từ mỗi hàng ngang sẽ được 10 em, gọi em thấp nhất trong 10 em này là Y.

Theo bạn, trong hai người (X và Y), ai cao hơn? Hãy lý giải vì sao nếu bạn hiểu chi tiết câu đố này.

dap-an-cau-do-tim-nguoi-cao-hon
 

Đáp án: Y cao hơn X.

Xét 3 trường hợp như sau:

- X và Y đứng cùng một hàng dọc:

Vì X là người thấp nhất hàng dọc nên Y cao hơn X.

- X và Y đứng cùng một hàng ngang:

Vì Y là người cao nhất hàng ngang nên Y hiển nhiên cao hơn X.

- X và Y không đứng cùng hàng hay cùng cột:

Chọn học sinh Z đứng cùng hàng dọc với X và cùng hàng ngang với Y. 

Vì X thấp nhất hàng dọc nên Z cao hơn X, Y cao nhất hàng ngang nên Z thấp hơn Y. Ta có thứ tự: Y > Z > X. Suy ra, trong trường hợp này, Y cao hơn X.

Như vậy, trong mọi trường hợp, Y đều cao hơn X.

Thanh Tâm (theo Gpuzzles)

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật

Đối tác: