Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2017

Sáng 5/1, học sinh ở một trường trung học phổ thông Hải Phòng quay video bài giảng về kỹ năng sống, trong đó cô giáo Lê Thủy Tiên hướng dẫn tỉ mỉ cách sử dụng . Sau khi video được đăng tải, cộng đồng có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh việc này. 

Phần đông độc giả VnExpress dành lời khen ngợi cô giáo: "Phải giáo dục giới tính cho học sinh như thế này mới hiệu quả. Ngượng ngùng không tuyên truyền càng nguy hại hơn"; "Thật không dễ dàng để bứt phá trong chuyện này, cảm ơn cô giáo"; hay "Thà được dạy khoa học, cởi mở còn hơn là tự tìm hiểu lén lút". 

Một độc giả kể lại thời đi học hồi hộp đợi đến bài về cơ quan sinh dục trong môn Sinh học, tuy nhiên cô giáo lại yêu cầu cả lớp tự nghiên cứu. Khi học sinh không có nguồn để hỏi mà phải tự tìm tòi, có rất nhiều hệ lụy xảy ra do không hiểu đúng vấn đề. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến Việt Nam là một trong ba nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. 

Không chỉ học sinh, nhiều người lớn tự nhận không nắm rõ cách dùng phương tiện tránh thai phổ biến: "Tôi đã trưởng thành, sử dụng bao cao su gần chục năm nhưng chỉ theo cảm tính, nhờ xem video mới được giáo dục bài bản. Hy vọng sau này con tôi sẽ được giáo dục giới tính một cách đầy đủ". 

Theo các độc giả này, giáo dục giới tính đã phổ biến ở các nước phát triển từ vài chục năm trước, nhưng Việt Nam vẫn e dè vì rào cản văn hóa. Có người đề xuất nên dạy học sinh những bài giảng tương tự từ lớp 6.    

Trái ngược với sự ủng hộ trên, một bạn đọc nêu ý kiến: "Tôi thấy dung tục. Việc này không nên đưa vào học đường. Không cần dạy học sinh cũng biết, mọi thông tin đều có trên Google, đừng vẽ đường cho hươu chạy". Những người đồng ý với quan điểm này cho rằng khi được dạy cách dùng bao cao su, học sinh sẽ thử mà không cần biết tuổi của mình đã phù hợp để quan hệ tình dục hay chưa. 

Phần đa học sinh Việt Nam còn ngô nghê

Trực tiếp dạy kỹ năng sống cho học sinh THPT từ 2 năm nay, cô Thủy Tiên cho biết đa số phụ huynh không biết con bắt đầu quan hệ tình dục từ khi nào. "Có em hỏi mình tại sao làm đúng các bước như cô hướng dẫn, nhưng bao cao su vẫn bị nổ. Thực tế có một chi tiết nhỏ trong bài giảng mà nhiều em không để ý, đó là trước khi đeo bao cần bóp hết không khí ra ngoài. Nhiều em rất ngô nghê, do đó việc giảng dạy trực quan là cần thiết", Thủy Tiên nói. 

Nhiều nữ sinh hỏi cô giáo cách thuyết phục bạn trai sử dụng bao cao su. Thủy Tiên tận tình giảng giải, phụ nữ trước hết là người chịu thiệt trong mối quan hệ nam nữ, do đó cần kiên quyết để bảo vệ mình. Nếu bạn trai khăng khăng không dùng bao, nói rằng sẽ chịu trách nhiệm, nữ sinh đó có thể trả lời: "Nhưng em không chịu trách nhiệm được với cái thai". 

Có nhiều chuyện học sinh không thể hỏi bố mẹ vì ngượng. Khi không dùng bao cao su, các em có thể mắc phải nhiều căn bệnh lây lan qua đường tình dục mà không hề nhận thức được. Nhiều học sinh của Thủy Tiên có dấu hiệu mắc bệnh tình dục nhưng chỉ nghĩ là mẩn ngứa, dị ứng thời tiết, thủy đậu.

Dạy học sinh sử dụng bao cao su từ khi nào?

Thạc sĩ tâm lý Lã Linh Nga (Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học Tâm lý - Giáo dục - PPRAC) cho rằng độ tuổi thích hợp để dạy cách dùng bao cao su là lớp 8-9, khi các em dậy thì. Có nam sinh lớp 10 hỏi thạc sĩ, bạn gái rủ làm "chuyện ấy", em nên mua bao cao su loại nào, sử dụng thế nào. Điều đó cho thấy dạy học sinh lớp 11-12 cách dùng bao sẽ là muộn hơn nhu cầu của các em.

Theo thạc sĩ Linh Nga, cách dạy vô cùng quan trọng. Nếu truyền đạt thô tục, trần trụi sẽ khiến nhiều em xấu hổ, không dám đặt câu hỏi, phản tác dụng. Nếu dùng cách diễn đạt hài hước, giáo viên có thể khiến học sinh hứng thú và tiếp thu hiệu quả hơn. Tuy nhiên, không chỉ nhà trường mà bố mẹ cũng cần cởi mở để trao đổi với con, tránh việc mang thai ngoài ý muốn và buộc phải nạo phá thai.

Còn cô giáo Thủy Tiên thì cho rằng học sinh thời nay yêu từ lớp 6-7, việc quan hệ tình dục sớm là dễ hiểu. Cô dạy cách sử dụng bao cao su cho học sinh lớp 11-12 và cho rằng đó là độ tuổi hợp lý nhất. Ở tuổi nhỏ hơn, học sinh phải được dạy về các giá trị tình cảm, mối quan hệ tình yêu, tình bạn. 

"Giáo dục giới tính là cả quá trình. Cách dùng bao cao su chỉ là một phần nhỏ trong tiết học. Trước đó, mình phân tích cho các em những tình huống có thể mất kiểm soát, khiến bản thân không thể cưỡng lại việc quan hệ tình dục", Thủy Tiên cho biết.

Cô giáo cũng giảng về các phương pháp phòng tránh thai hiện nay, phân tích rủi ro, giải thích dùng bao là phương pháp duy nhất không chỉ giúp tránh thai hiệu quả mà còn tránh lây bệnh tình dục, với điều kiện phải sử dụng đúng cách.  

Phiêu Linh

>>
>>

Nguyễn Khánh Toàn đang là sinh viên năm cuối Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Hà Nội). Học chuyên ngành quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế, Toàn tự nhủ phải đặt chân đến càng nhiều quốc gia càng tốt.

Sau hai năm đầu chỉ tập trung học, nam sinh quê Ninh Bình bắt đầu tích cực tham gia các chương trình giao lưu quốc tế. Khóa học hè tại trường nữ sinh Sookmyung (Hàn Quốc) năm 2015 là chương trình đầu tiên Toàn trúng tuyển. Em vẫn chưa quên cảm giác thán phục trước những nữ sinh Hàn Quốc.

"Các bạn nữ nhỏ bé nhưng có kiến thức rất sâu rộng. Họ đều nói được 3 đến 4 ngoại ngữ trong khi em chỉ nói được tiếng Việt với tiếng Anh. Điều đó khiến em thực sự cảm thấy xấu hổ", Toàn chia sẻ.

nam-sinh-du-hoc-mien-phi-bang-cac-chuong-trinh-quoc-te

Nguyễn Khánh Toàn đang là sinh viên năm cuối Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ảnh: Thanh Tâm

Trở về từ Hàn Quốc, Toàn tiếp tục trúng tuyển và trở thành đại biểu của chương trình giao lưu thanh niên Đông Nam Á - Nhật Bản JENESYS 2.0. Năm 2016, Toàn là trưởng nhóm sinh viên Việt Nam tham dự Hội nghị mô phỏng ASEAN tại Lào và đại biểu của Việt Nam tham dự chương trình Global Wow Korea của Tổng cục Du lịch Hàn Quốc.

Với Toàn, mỗi chương trình là một trải nghiệm thú vị. Lần tham gia hội nghị mô phỏng ASEAN tại Lào, Toàn đóng vai Thủ tướng Thái Lan. Để có thể ngồi vào bàn đàm phán, em phải tìm hiểu thông tin về mọi lĩnh vực của đất nước này. "Nếu không được tham gia chương trình, có lẽ em không bao giờ tìm hiểu sâu về một đất nước đến thế", Toàn chia sẻ.

Toàn gọi mỗi lần tham gia chương trình quốc tế là một lần du học ngắn hạn. "Thay vì chỉ ở một quốc gia trong mấy năm thì du học kiểu này vừa tiết kiệm, vừa được trải nghiệm đời sống văn hóa ở nhiều quốc gia và quan trọng hơn là mạng lưới bạn bè quốc tế được mở rộng", chàng trai sinh năm 1995 nói và cho biết các chương trình tham gia đều được đài thọ 100%.

Mới đây nhất, Toàn nhận được giấy báo trúng tuyển vị trí thực tập sinh tại Liên minh Thanh niên thế giới. Ngay sau Tết Nguyên đán, em sẽ có 3 tháng học tập, tham gia các dự án về nhân quyền ở Philippines.

nam-sinh-du-hoc-mien-phi-bang-cac-chuong-trinh-quoc-te-1

Toàn (thứ ba từ trái sang) trúng tuyển nhiều chương trình giao lưu quốc tế. Ảnh: NVCC

Bí quyết ứng tuyển thành công

Nhìn vào chuỗi chương trình Toàn được tham gia, ít ai nghĩ rằng chàng trai này từng thất bại rất nhiều trong quá trình ứng tuyển. “Số email thông báo trượt hay từ chối lời đề nghị tham gia của em nhiều gấp 2-3 lần số email mời phỏng vấn”, Toàn thành thật kể. Sau mỗi lần thất bại, Toàn thường ngồi nghiền ngẫm đơn ứng tuyển và bài luận của mình để xem lỗi ở đâu, rút kinh nghiệm cho những lần sau.

Quá trình ứng tuyển vào mỗi chương trình bao gồm nộp đơn kèm bài luận và phỏng vấn, tất cả đều bằng tiếng Anh. Với Toàn, phần viết luận khó khăn nhất. Ví dụ bài luận ứng tuyển vị trí thực tập sinh tại Liên minh Thanh niên thế giới, đề bài yêu cầu thí sinh trả lời hai câu hỏi “Bạn định nghĩa thế nào về nhân quyền” và “Tại sao con người luôn là trung tâm để đặt ra những chính sách” bằng 500 chữ.

Đây là bài luận khó nhất từ trước đến nay nên Toàn viết đi viết lại nhiều lần. Cho đến ngày cuối cùng, khi nghĩ đến nhân vật Chí Phèo của Nam Cao với câu nói “Ai cho tôi lương thiện”, Toàn đã dùng lối kể chuyện dựa trên hình tượng Chí Phèo để trả lời lần lượt câu hỏi của ban tổ chức. Kết quả bài luận được đánh giá rất cao.

Toàn chia sẻ viết bài luận có hai kiểu, thứ nhất là viết theo lối kể chuyện. Thứ hai là viết theo lối hàn lâm. Toàn thường chọn cách thứ nhất bởi gần gũi, dễ đi vào lòng người. Ở cách viết hàn lâm, theo Toàn, người viết phải nắm chắc ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh cũng như phải thực sự có hiểu biết sâu rộng về các vấn đề. "Dù viết theo cách nào thì các bạn cũng nên cố gắng thể hiện cá tính", Toàn đưa ra lời khuyên.

Với vòng phỏng vấn, sự tự tin và nụ cười luôn nở trên môi là hai thứ thí sinh cần có. Toàn cho rằng khi đã có bài luận thành công thì vòng phỏng vấn sẽ không quá khó khăn. Quan trọng là thí sinh phải tạo được thiện cảm với người đối diện.

nam-sinh-du-hoc-mien-phi-bang-cac-chuong-trinh-quoc-te-2

Nam sinh trường báo coi mỗi chương trình quốc tế được tham gia là một lần du học ngắn hạn. Ảnh: NVCC

Thường xuyên tham gia các chương trình giao lưu ở nước ngoài, nhưng Toàn vẫn đảm bảo việc học ở lớp. PGS.TS Phạm Minh Sơn, Trưởng khoa Quan hệ quốc tế (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết khoa và nhà trường luôn tạo điều kiện nếu sinh viên trúng tuyển chương trình giao lưu quốc tế, đặc biệt là những em đang theo học chuyên ngành như Toàn.

Nói về học trò, thầy Sơn nhận xét Toàn có nỗ lực rất lớn trong học tập. "Em là sinh viên đầu tiên của khoa thực tập ở nước ngoài. Việc Toàn trúng tuyển nhiều chương trình quốc tế cho thấy khả năng và sự năng động của em", thầy Sơn nói và cho biết thêm các chương trình Toàn tham gia bổ trợ rất tốt cho việc học và nghề nghiệp sau này.

Nói về dự định tương lai, Toàn cho biết sẽ tiếp tục ứng tuyển vào những chương trình giao lưu quốc tế. Xa hơn, em mong muốn được làm việc ở những tổ chức, dự án đúng với chuyên ngành học. Toàn hy vọng trải nghiệm ở các chương trình giao lưu quốc tế sẽ là hành trang cho công việc trong tương lai.

Thanh Tâm

Thứ bảy, 7/1/2017 | 10:00 GMT+7

|

Thứ bảy, 7/1/2017 | 10:00 GMT+7

Trị vì lâu nhất triều Nguyễn (36 năm từ 1847 đến 1883), vua Tự Đức còn sở hữu nhiều điều đặc biệt. Cùng tìm hiểu về ông vua này qua bài trắc nghiệm sau.

7-cau-hoi-ve-ong-vua-tai-vi-lau-nhat-trieu-nguyen

Vua Tự Đức. Ảnh tư liệu.

Câu 1: Tên thật của vua Tự Đức là gì?

Thanh Tâm

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2017

Trường trung học cơ sở Michaela ở phía bắc London (Anh) nổi danh nhờ tập trung rèn luyện kỷ luật sắt. Nữ hiệu trưởng Katharine Birbalsingh từng được tờ Sunday Times mô tả là "giáo viên nghiêm khắc nhất nước Anh", do đó trường Michaela là môi trường học tập đặc biệt. Hầu như mỗi tối trên các phương tiện truyền thông xã hội đều xảy ra tranh cãi nảy lửa giữa phe ủng hộ và phe chống đối quan điểm giáo dục của nữ hiệu trưởng này. 

Birbalsingh cho biết thách thức lớn nhất không phải là giữ học sinh trong khuôn khổ mà là vượt qua những lời gièm pha từ bên ngoài. Cách tiếp cận trong giảng dạy và quản lý học sinh được chia sẻ trên The Guardian ngày 30/12/2016. 

chuyen-la-ben-trong-ngoi-truong-ky-luat-sat-noi-tieng-o-anh

Hiệu trưởng Katharine Birbalsingh được cho là "giáo viên nghiêm khắc nhất nước Anh". 

Tại trường, một nhóm học sinh lớp 7 sắp kết thúc giờ giải lao và chuyển sang tiết khác. Các em xếp hàng trong trật tự dưới sự quan sát của giáo viên. Đột nhiên, giáo viên này ngừng cả lớp lại để yêu cầu một học sinh nhặt một quả nho rơi trên sàn nhà. Đó là khác biệt đầu tiên của trường cấp hai mới thành lập 3 năm nhưng có rất nhiều cuộc thăm viếng từ giáo viên các trường khác để học hỏi về tính kỷ luật.

"Điều quan trọng là thay đổi thói quen và liên tục nhắc nhở học sinh. Chúng tôi khiến các em cảm thấy rằng việc không nhặt quả nho lên là không thể chấp nhận được", Birbalsingh nói. 

Cả hành lang lúc học sinh xếp hàng vào lớp vô cùng yên tĩnh. Các em di chuyển nhanh chóng từ phòng này sang phòng khác trong im lặng. Không có bất cứ sai phạm nào có thể xảy ra. Lý do cho nguyên tắc này được Birbalsingh chỉ ra, hành lang ở trường học là nơi chứng kiến nhiều hành vi xấu như xô đẩy, đánh nhau. Bằng cách di chuyển theo đường thẳng, các em sẽ giữ được sự bình tĩnh và tập trung cho bài học tiếp theo. 

chuyen-la-ben-trong-ngoi-truong-ky-luat-sat-noi-tieng-o-anh-1

Học sinh di chuyển trong im lặng và theo hàng lối. 

Hầu hết nhân viên ở trường Michaela là người trẻ, thường xuyên hoạt động trên mạng xã hội Twitter và blog giáo dục. Birbalsingh vừa xuất bản một cuốn sách về trường mang tên "Khúc ca về cuộc chiến của những giáo viên nghiêm khắc". Triết gia Roger Scruton cho rằng trường Michaela là hình mẫu giáo dục đáng để noi theo.

Theo Joe Kirby, nhân viên của trường, chính sách ở Michaela là "không bào chữa". Hình phạt được áp dụng cho việc đi muộn dù chỉ một phút, không hoàn thành bài tập về nhà, làm bài ẩu, không mang bút hoặc thước kẻ, tỏ thái độ xấu với giáo viên bằng cách tặc lưỡi hoặc đảo mắt. 

Phạt học sinh vì không có bút nghe có vẻ khắc nghiệt, nhưng trường Michaela cung cấp bút cho học sinh ngay từ đầu năm học, trong trường có cửa hàng bán bút giảm giá và phụ huynh liên tục được nhắc nhở về thiết bị học tập mà học sinh cần mang theo mỗi ngày. 

Năm 2016, trường Michaela gây xôn xao dư luận vì sắp xếp những học sinh mà phụ huynh chưa trả tiền bữa trưa vào một phòng riêng biệt khi ăn. Birbalsingh không mảy may bị tác động bởi những lời chỉ trích. "Ở các trường khác, nếu phụ huynh không trả tiền bữa trưa, con họ sẽ chẳng có gì để ăn. Ở đây các em vẫn được ăn trưa, thậm chí là bữa trưa tươm tất", bà nói. 

Birbalsingh từng xuất hiện trên báo chí khi nói một cách gay gắt về tình trạng đổ vỡ của nền giáo dục quốc gia trong hội nghị Đảng Bảo thủ năm 2010. Sau đó, bà từ bỏ vị trí hiệu phó ở một trường học phía nam London. Năm 2014, bà mở trường Michaela trong một tòa nhà thuộc trường đại học cũ gần sân vận động Wembley. 

"Các em thích học ở đây vì có thể học hỏi rất nhiều thứ. Trường rất trật tự, các học sinh sẽ không bị bắt nạt. Điều này mỗi người có thể tự so sánh với trường tiểu học hoặc trường cấp hai mình từng theo học trước đó", Birbalsingh cho biết. Học sinh nhiều trường khác thậm chí không dám vào nhà vệ sinh vì sợ bị đánh. Nhưng đó không phải là câu chuyện ở đây. 

ngoi-truong-ky-luat-nhat-nuoc-anh-2

Học sinh trường Michaela hăng hái tham gia bài giảng. 

Khác biệt lớn trong phương pháp giảng dạy cũng được hiệu trưởng đề cập. Trong khi đa số trường học Anh cho rằng giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, trường Michaela nhận định giáo viên biết nhiều hơn trẻ em và do đó họ là người giảng dạy, trực tiếp truyền đạt kiến thức. Tuy nhiên, trường không chỉ tập trung dạy kiến thức sách vở mà còn dạy về sự tử tế và lòng biết ơn. Đó là một trong những yêu cầu quan trọng dành cho học sinh trường Michaela.

Nói về nghề giáo, Birbalsingh cho rằng đó là nghề quan trọng nhất trong một quốc gia, nhưng giáo viên ở Anh thường xuyên bị lôi lên mặt báo, bị tấn công không chỉ bằng ngôn ngữ mà còn cả trên đường phố. Trong khi đó, những kẻ tấn công lại không hề bị xử lý. 

Birbalsingh bằng mọi giá giữ cho học sinh của mình không chịu sự tấn công tương tự. "Khi lớn lên, học sinh của chúng tôi là những người khác biệt, các em đã được dạy về tình nghĩa khi ở đây. Bạn sẽ thấy không phải mọi đứa trẻ đều tốt đẹp, có những đứa trẻ vô cùng tệ, nhưng đó là bởi chúng không được trường học dạy cách trở thành người tử tế", bà nói.

Phiêu Linh

>>Kỷ luật sắt ở học viện quân sự Donald Trump từng theo học
>>Chìa khóa thành công của trường tiểu học hàng đầu nước Anh

Thứ hai, 2/1/2017 | 10:00 GMT+7

Thứ hai, 2/1/2017 | 10:00 GMT+7

Thái hậu Từ Dụ có 55 năm sống trong cung cấm, là một trong số bà hoàng đức cao vọng trọng nhất triều Nguyễn. Cùng làm trắc nghiệm dưới đây để biết về cuộc đời bà.

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();

Đại học St. Xavier, một trong những ngôi trường nổi tiếng nhất Mumbai (Ấn Độ) vừa thêm quần jeans rách vào danh sách trang phục cấm của nữ sinh. Trước đó, trường có quy định nữ sinh không được mặc quần đùi, áo không tay và váy ngắn, theo Reuters ngày 30/12/2016.

Đại học này bị phản ứng dữ dội từ sinh viên nữ trên cả nước. Đa số cho rằng bị phân biệt đối xử giới tính. Hầu hết đại học Ấn Độ quy định giờ giới nghiêm đối với nữ sinh bắt đầu từ 18h hoặc 20h, trong khi nam sinh được tuân thủ giờ giới nghiêm muộn hơn hoặc thậm chí không bị kiểm soát giờ giấc. Những quy định trang phục rất phổ biến đối với nữ giới ở đất nước này nhằm hạn chế ánh nhìn của nam giới, nhưng lại không áp dụng những quy tắc này cho cả hai.

nu-sinh-an-do-buc-xuc-khi-bi-cam-mac-quan-jeans-rach

Các nữ sinh mặc jeans rách đến trường bị Đại học St. Xavier yêu cầu đi về. Ảnh: IndiaTV

"Không thể lấy cớ giữ an toàn để áp đặt phụ nữ bằng những quy tắc gia trưởng, phân biệt giới tính. Chúng tôi muốn các trường đại học nhìn nhận chúng tôi như người lớn, họ không nên hạn chế sự tự do của chúng tôi", Devangana Kalita, cựu nữ sinh Đại học Delhi nói. Hiện có chiến dịch "phá vỡ chiếc lồng" trên toàn Delhi nhằm phản đối những quy định ở trường đại học mà nữ giới xem là bất công.

Ấn Độ siết chặt các quy định từ sau vụ hãm hiếp tập thể khiến một cô gái tử vong trên chuyến xe buýt vào tháng 12/2012. Trong cuộc tranh luận mở rộng về sự an toàn của phụ nữ, một số chính trị gia, quản lý trường đại học và cảnh sát đã yêu cầu phụ nữ tham gia đào tạo tự vệ, mặc trang phục lịch sự và không lang thang ngoài đường khi trời tối.

Tuy nhiên, sinh viên phản đối lệnh giới nghiêm, yêu cầu quan chức tập trung giải quyết vấn đề về sự an toàn của phương tiện công cộng, tăng nhân viên bảo vệ trường học, lắp đặt hệ thống đèn ở trong khuôn viên và xung quanh trường.

Theo Kalita, các trường đại học thường lấy cớ "phụ huynh muốn có giờ giới nghiêm", nhưng điều này hoàn toàn vô lý. Quy định này khiến nữ sinh mất đi nhiều cơ hội công việc và không thể tham gia các hoạt động ngoài giờ.

Theo India TV, một lý do khác về quy định trang phục được hiệu trưởng Đại học St. Xavier, tiến sĩ Agnelo Menezes đưa ra khiến nhiều người bất ngờ. "Quần jeans rách gây ra tình huống khó xử. Trang phục này là sự nhạo báng người nghèo, những người phải mặc jeans rách vì họ không có lựa chọn khác. Đó là trang phục thường xuyên của họ", ông nói. 

Phiêu Linh

>>Nữ sinh Anh bị trường cô lập vì đi giày có nơ
>>Nữ sinh bị đuổi học vì kiểu tóc mới trị giá 140 bảng Anh

Thứ hai, 2/1/2017 | 09:00 GMT+7

Thứ hai, 2/1/2017 | 09:00 GMT+7

Thứ gì có nhiều răng nhưng không ăn gì cả? Thứ gì có đầu nhưng không có não? Học tiếng Anh qua các câu đố dưới đây và tìm câu trả lời. 

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();

Bắn súng và võ thuật là môn học bắt buộc trong năm thứ 2 của học viên Học viện An ninh nhân dân. Nhiều bạn nữ phải khó khăn lắm mới vượt qua được môn học.

Trần Quang

Phần 1

While it may be difficult to objectively gauge exactly how …(1)…someone is. Researchers have found some interesting traits that appear to indicate …(2)… One side is that you’re from a smart …(3)… Studies conducted on the brains of identical and fraternal twins found that the makeup of certain areas specifically those associated with …(4)…and cognitive skills was very similar, suggesting that brain development and IQ are heavily influenced by …(5)…

And if you’re the oldest …(6)…in your family, you may have a slight intellectual advantage over your younger siblings. Researchers found that a family’s …(7)…had an average IQ three points higher than the next closest sibling. But the difference is thought to be psychological due to differences in …(8)…between parents and children more than it is biological.

>>Làm tiếp phần 2
>>Xem đáp án phần 1

Từ mới: 

objectively: đánh giá

gauge: đánh giá, đo lường

traits: đặc điểm

conducted on: tiến hành trên

identical twins: sinh đôi cùng trứng

fraternal twins: sinh đôi khác trứng

makeup: bản chất, tính chất

siblings: anh em

Phiêu Linh

Chủ nhật, 1/1/2017 | 18:02 GMT+7

Chủ nhật, 1/1/2017 | 18:02 GMT+7

Bạn thực sự nắm rõ về vịnh Hạ Long và 6 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới? Hãy làm trắc nghiệm dưới đây để kiểm tra kiến thức.

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
nguoi-dan-ong-khuyet-tat-mo-lop-hoc-mien-phi-cho-tre-ngheo

Anh Trần Phước Ninh phát vở, bút cho học sinh. Ảnh: Sơn Thủy

Anh Trần Phước Ninh ở thị trấn Nam Phước (Duy Xuyên, Quảng Nam) sinh ra đã chịu cảnh thiệt thòi khi bố mẹ chia tay, một mình mẹ nuôi anh khôn lớn. Năm lớp 11, anh bị ốm nặng, liệt nửa người, miệng méo xệch.

Không chấp nhận nằm đâu nằm đấy, anh tập đi lại và tìm công việc mưu sinh. “Năm 1993, mình bắt xe vào TP HCM bán vé số. Ở đất khách quê người, chỉ còn 200.000 đồng trong túi thì may mắn gặp một vị sư giúp đỡ. Nhà chùa cho ăn ở và mình tìm đến đại lý lấy vé số bán”, anh Ninh kể.

Hàng ngày, anh Ninh lê bước khắp nơi bán vé số, nhiều lúc bị cướp giật. Đến năm 2007, ở quê nhà mẹ lớn tuổi, anh lại rời Sài Gòn về chăm sóc mẹ. Anh mở quán bán hàng tạp hóa và cà phê. Ngày nhiều thu được vài chục nghìn nuôi sống bản thân và mẹ già. Còn dư đồng nào anh dành dùm cho người có hoàn cảnh đáng thương hơn. 

nguoi-dan-ong-khuyet-tat-mo-lop-hoc-mien-phi-cho-tre-ngheo-1

Lớp học thu hút hàng chục trẻ em đến học tiếng Anh miễn phí. Ảnh: Sơn Thủy

Thấy hoàn cảnh khó khăn của anh, nhiều mạnh thường quân giúp đỡ. Cho rằng mình còn may mắn hơn nhiều người, bản thân vẫn buôn bán có nguồn thu, anh dành những phần quà đó cho người khác. Những lần đi giúp người, bắt gặp nhiều hoàn cảnh éo le hơn mình, anh Ninh nghĩ cách giúp đỡ bài bản hơn.

Anh đứng ra lập quỹ từ thiện mang tên “Từ thiện kiểu Trần Phước Ninh”. “Mình chỉ làm cầu nối cho các mạnh thường quân giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Mỗi khi họ gửi tiền, quà về, mình sẽ nhờ người chở đi trao. Đôi lúc không cho được nhiều cũng tủi thân, nhưng có ít giúp ít, có nhiều giúp nhiều”, anh nói.

Sau trận lũ tháng 12 ở Quảng Nam, anh Ninh vận động được 100 suất quà để trao cho người dân làng Đông Bình, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, bị cô lập.

Ở quê, có rất nhiều đứa trẻ gia đình nghèo khó, không có điều kiện học tiếng Anh. Anh Ninh đứng ra kêu gọi mọi người chung tay, ban đầu anh chị em trong nhà, xa hơn nữa thì bạn bè và các mạnh thường quân mở lớp. Sau nhiều tháng kêu gọi, anh thu được hơn 30 triệu đồng xây một phòng học rộng khoảng 30 m2 tại nhà, mua sắm bàn ghế, bảng, bút, sách vở.

Có lớp học, anh viết thư ngỏ gửi đến các giáo viên dạy tiếng Anh ở các trường đóng trên bàn, sau đó rất nhiều người nhận lời. Tháng 10/2016, lớp học đi vào hoạt động với hơn 215 học sinh từ lớp 3 đến 12. Do học sinh đông và nhiều cấp nên được chia ra 3 lớp một ngày, gồm sáng, trưa và chiều tối.

nguoi-dan-ong-khuyet-tat-mo-lop-hoc-mien-phi-cho-tre-ngheo-2

Hơn 8.000 cuốn sách anh Ninh sưu tầm và mở thư viện tại gia cho trẻ nghèo đọc miễn phí. Ảnh: Sơn Thủy

Lớp học tiếng Anh miễn phí là giai đoạn đầu anh Ninh đề ra. Sắp tới, anh sẽ kêu gọi mọi người ủng hộ mở thêm lớp học Toán, Lý, Hóa cho trẻ nghèo. “Hiện có nhiều thầy cô đồng ý dạy miễn phí khi mình mở lớp. Đất xây phòng học của nhà, còn tiền xây dựng đang huy động, dự kiến cần thêm khoảng 30 triệu đồng nữa”, anh nói.

Ngoài việc mở lớp, sau nhiều năm ấp ủ anh Ninh biến phòng khách thành thư viện tại gia miễn phí cho trẻ em nghèo. Hiện có trên 8.000 đầu sách anh sưu tầm, mỗi ngày thu hút hàng chục trẻ em nghèo đến đọc.

Em Lê Cẩm Tú, học sinh lớp 6 bày tỏ, mỗi tháng đi học thêm tiếng Anh hết gần 400.000 đồng nhưng ba mẹ không có tiền chu cấp. Từ ngày chú Ninh mở lớp miễn phí, em đến học thường xuyên. “Hết bút, vở thì chú Ninh cho. Thầy cô dạy bài rất dễ hiểu, cái chi chưa rõ thì hỏi thầy cô tại lớp”, Tú nói.

Đầu buồi học, anh Ninh sẽ điểm danh, em nào vắng mặt sẽ gọi điện cho ba mẹ để kiểm tra lý do vắng học. 

Sơn Thủy

Tin nổi bật

Đối tác: