Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

Chen Xiaohua, 12 tuổi, là học sinh lớp 5 ở một trường tiểu học thuộc thành phố Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Theo Mogaznews ngày 15/11, em đã dùng ánh sáng từ bốt điện thoại công cộng để làm bài tập suốt 4 năm qua, trong khi chờ đợi bố mẹ là công nhân vệ sinh tan làm để cùng nhau về nhà. 

co-be-trung-quoc-4-nam-lien-lam-bai-tap-tren-duong-pho

Chen Xiaohua đang làm bài tập ở bốt điện thoại công cộng. 

Hình ảnh cô bé đang ngồi trên tấm gối vuông, đọc cuốn sách giáo khoa kê trên chiếc ghế cũ trong bốt điện thoại công cộng được chụp gần bệnh viện y học cổ truyền ở Gia Hưng. 

Bố Xiaohua, Chen Fukang cho biết con gái đã ngồi làm bài tập ở vị trí đó từ khi học lớp 1. Ông hiếm khi thấy người ta sử dụng điện thoại công cộng. Fukang và vợ là công nhân vệ sinh môi trường và làm việc trên những đường phố gần đó. 

Ông bố giải thích, quê gốc ở An Nhạc, phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên. Vợ chồng ông muốn con gái đợi mình trong bốt điện thoại bởi lo lắng cho sự an toàn của Xiaohua khi phải ở một mình trong nhà thuê. Vài đứa trẻ ở khu trọ của gia đình Fukang từng bị rơi xuống sông cạnh nhà. 

"Tôi kết thúc công việc hàng ngày vào 10h tối, vợ tôi thì làm việc ở một nhà hàng đến 8h tối rồi phải quét sạch đường phố mới được nghỉ", ông nói thêm.

co-be-trung-quoc-4-nam-lien-lam-bai-tap-tren-duong-pho-1

Bố Xiaohua muốn con gái đợi mình ở bốt công cộng cho đến khi ông kết thúc công việc để cùng về nhà.

Mẹ Xiaohua, Li Dailan, đón con gái tan trường lúc 15h30 và đưa em đến bốt điện thoại trên đường Đông Trung Sơn. Bố Xiaohua đặt sẵn tấm đệm và chiếc ghế cũ vào đó cho em sử dụng. Ông nói với các phóng viên: "Hai món nội thất cũ được tôi nhặt nhạnh trở thành bàn và ghế cho con tôi học bài".

Xiaohua ngồi ở đó 1-3 tiếng mỗi ngày. Em thường phải sử dụng ánh sáng ở bốt điện thoại công cộng trong mùa đông bởi đèn đường chỉ được bật sau 5 rưỡi chiều. Tuy nhiên, mùa hè lại là thời điểm khó khăn nhất bởi Xiaohua phải chịu đựng việc bị muỗi cắn. 

Người đàn ông làm công nhân vệ sinh trong thành phố nhưng vẫn tin vào tương lai tươi sáng của con thông qua việc học hành. "Đó là cách duy nhất để thay đổi cuộc sống. Tôi mong con bé vào đại học. Hoặc ít nhất, nó phải đi học càng lâu càng tốt. Bằng cách đó, nó sẽ không gặp bất lợi khi ra đời", ông nói.

Tuy nhiên, Fukang và vợ đều lo lắng vì kết quả học tập của Xiaohua không được tốt. Con trai lớn của ông làm việc ở Khang Định, Tứ Xuyên và mẹ ông vẫn sống ở quê. Mong muốn lớn nhất của ông là có thể tìm được việc ở Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên và chuyển tới đó cùng vợ con mình.

Phiêu Linh

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật

Đối tác: