Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

Nghi lễ cúng Phí đăm (ma họ) của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An.
Nghi lễ cúng Phí đăm (ma họ) của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An.
Khác với các dân tộc khác, dân tộc Thái miền Tây xứ Nghệ lại có nghi lễ thờ cúng tổ tiên trong dịp Tết hết sức riêng biệt và độc đáo...
Thờ cúng tổ tiên trong dịp Tết là hình thức thờ cúng riêng ở từng dòng họ của dân tộc Thái.
Xên đăm (theo từng dòng họ), Xên hươn (từng gia đình). Xên đăm là tục lệ cúng ma họ (Phí đăm).
Xên đăm do những gia đình trong cùng dòng họ tổ chức vào dịp Tết. Đây là dịp mà để con cháu trong dòng họ nhớ về cội nguồn và cũng là dịp để con cháu trong một dòng họ mời ông bà tổ tiên về chung vui với cháu con dịp đầu năm mới.
Bàn thờ cúng Phí đăm (ma họ) của một dòng họ ở huyện Quỳ Châu.
Bàn thờ cúng Phí đăm (ma họ) của một dòng họ ở huyện Quỳ Châu.
Đồng bào dân tộc Thái tin rằng ông bà tổ tiên tuy mất đi nhưng vẫn sinh hoạt như ở dương gian, linh hồn tổ tiên, ông bà luôn phù hộ, chở che cho con cháu trong cuộc sống hằng ngày được tốt đẹp hơn.
Lễ cúng Xên đăm (ma họ) bao gồm: bánh chưng, một con lợn, một con gà, 3 đĩa xôi, 5 gói hò mọc, một chai rượu, một chum rượu cần... Tất cả những lễ vật này sẽ được bàn tay khéo léo của người phụ nữ sắp xếp trong mâm cúng rồi được đưa đến đền thờ của dòng họ.
Tiếp đó trưởng họ tiến hành nghi lễ cúng gọi Phí đăm đăm (ma họ) về ăn Tết chung vui cùng với con cháu.
Ông Lương Văn Yết - trú tại bản Bua, xã Châu Phong (huyện Quỳ Châu) chia sẻ: “Dòng họ chúng tôi, từ bao đời nay vẫn thường tổ chức lễ cúng ma họ vào mùng một Tết. Năm nay dòng họ chúng tôi con cháu về đông đủ, nên lễ vật trong mâm cúng cũng nhiều hơn. Bước sang năm mới chúng tôi mong muốn tổ tiên, ông bà sẽ phụ hồ độ trì cho tất cả mọi người trong dòng họ”.
Xên hươn là lệ cúng ma nhà (Phí hươn), do những người chung sống trong một gia đình tổ chức. Phí hươn theo quan điểm của người Thái là người ông, người bà, cha mẹ đã khuất.
Ma nhà được thờ ngay ở giữa gian nhà trong ngay cạnh chỗ nằm của chủ nhà gọi là “hòng”. Bàn thờ ma nhà trong ngày Tết rất đơn giản, bao gồm: Một đĩa trầu cau, hai bát nước chè, một đầu lợn (đã luộc chín), một con gà, bánh chưng, hai cây mía, một chai rượu và hai bộ quần áo (bao gồm: áo thổ cẩm, quần, một chiếc váy, một chiếc khăn piêu).
Hình ảnh bàn thờ cúng Xên hươn (ma nhà) của dân tộc Thái ở huyện Quỳ Châu, Nghệ An.
Hình ảnh bàn thờ cúng Xên hươn (ma nhà) của dân tộc Thái ở huyện Quỳ Châu, Nghệ An.
“Theo quan niệm của dân tộc Thái chúng tôi, trong ngày Tết không thể thiếu hai cây mía và bộ quần áo được dệt bằng vải thổ cẩm. Vì cây mía là biểu tượng cho sự ngọt ngào trong gia đình. Còn bộ quần áo dệt bằng vải thổ cẩm là sự tri ân của người phụ nữ trong gia đình với ông bà đã khuất, riêng đầu lợn để trên bàn thờ phải cúng từ mùng một đến mùng 3 Tết”, bà Vi Thị Thu - trú tại bản Xóm Mới, xã Châu Phong cho biết.

Bên cạnh những tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người thái ở Miền tây xứ Nghệ còn có nhiều tín ngưỡng sơ khai như: các tín ngưỡng về linh hồn, ma thuật về tình yêu...
Lễ hội Trò Trám, còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như "Linh tinh tình phộc", "Lễ hội tháo khoán",...nhưng tên gọi "Linh tinh tình phộc" là phổ biến hơn cả bởi màn Lễ Mật "linh tinh tình...phộc" là phần hấp dẫn nhất của đêm hội.

Trò Trám hiện là một trong những lễ hội hấp dẫn và độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Lễ hội được diễn ra vào đêm 11 và rạng sáng 12 tháng Giêng hàng năm.
Trò Trám hiện là một trong những lễ hội hấp dẫn và độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Lễ hội được diễn ra vào đêm 11 và rạng sáng 12 tháng Giêng hàng năm.

Khoảng 9 giờ 30 tại sân miếu Trò diễn ra nhiều tích trò đặc trưng của nông dân vùng trung du bắc bộ với rất nhiều câu hát ví von có phần hơi tục như: Ai ơi chớ tưởng tôi già, tôi còn gánh được dăm ba cái... lờ!. Với Trò trình nghề tứ dân chi nghiệp với bốn nghề chính trong dân gian là sĩ, nông, công, thương.
Khoảng 9 giờ 30 tại sân miếu Trò diễn ra nhiều tích trò đặc trưng của nông dân vùng trung du bắc bộ với rất nhiều câu hát ví von có phần hơi "tục" như: "Ai ơi chớ tưởng tôi già, tôi còn gánh được dăm ba cái... lờ!". Với Trò trình nghề tứ dân chi nghiệp với bốn nghề chính trong dân gian là sĩ, nông, công, thương.

Các tiết mục diễn trò nhận được sự hưởng ứng tham gia cổ vũ của hàng ngàn người dân và du khách.
Các tiết mục diễn trò nhận được sự hưởng ứng tham gia cổ vũ của hàng ngàn người dân và du khách.

Nhiều người còn leo lên cả tường bao gần đó để theo dõi.
Nhiều người còn leo lên cả tường bao gần đó để theo dõi.

Nhiều hoạt động trong sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt vùng nông thôn được tái hiện rất sinh động và hấp dẫn.
Nhiều hoạt động trong sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt vùng nông thôn được tái hiện rất sinh động và hấp dẫn.

Đến 11h đêm, cụ Nguyễn Thành Ngữ là Từ ở miếu Trò bắt đầu chuẩn bị cho phần lễ.
Đến 11h đêm, cụ Nguyễn Thành Ngữ là Từ ở miếu Trò bắt đầu chuẩn bị cho phần lễ.

Phần lễ này diễn ra trong khoảng một tiếng đồng hồ.
Phần lễ này diễn ra trong khoảng một tiếng đồng hồ.

Các cụ bô lão trong làng rửa sạch tay trước khi tham gia phần dâng lễ.
Các cụ bô lão trong làng rửa sạch tay trước khi tham gia phần dâng lễ.

Cầu cho cho nhân dân được ấm no hạnh phúc, sinh sôi nảy nở và mùa màng bội thu.
Cầu cho cho nhân dân được ấm no hạnh phúc, sinh sôi nảy nở và mùa màng bội thu.

Lễ rước lúa thần - lễ cầu mùa, cầu no ấm, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Lễ rước lúa thần - lễ cầu mùa, cầu no ấm, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Đúng 12h đêm phần hấp dẫn nhất của hội Trò Trám bắt đầu được diễn ra.
Đúng 12h đêm phần hấp dẫn nhất của hội Trò Trám bắt đầu được diễn ra.

Cụ Nguyễn Thành Ngữ rước hòm thiêng ở trong có chứa biểu trưng cho giống đực được gọi là Nõ và giống cái được gọi là Nường.
Cụ Nguyễn Thành Ngữ rước hòm thiêng ở trong có chứa biểu trưng cho giống đực được gọi là "Nõ" và giống cái được gọi là "Nường".

Hộp Nõ và Nường được đặt trước bàn thờ để chuẩn bị cho nghi thức quan trọng nhất.
Hộp Nõ và Nường được đặt trước bàn thờ để chuẩn bị cho nghi thức quan trọng nhất.

Nõ và Nường do đôi nam nữ thủ vai lúc này được dẫn vào trong Lễ Mật.
"Nõ" và "Nường" do đôi nam nữ thủ vai lúc này được dẫn vào trong Lễ Mật.

Lúc này đèn điện trong miếu được tắt hết để vị trưởng lão lấy vật thiêng đưa cho đôi nam nữ.
Lúc này đèn điện trong miếu được tắt hết để vị trưởng lão lấy "vật thiêng" đưa cho đôi nam nữ.


Khẩu lệnh “Linh tinh tình… Phộc” lặp lại 3 lần, sau mỗi lần, trong bóng tối, người nam dùng Nõ đâm “phộc” vào Nường. Theo quan niệm của người dân, nếu cả ba lần Nõ đâm trúng Nường thì năm đó thời tiết thuận hòa, mùa màng bội thu…
Khẩu lệnh “Linh tinh tình… Phộc” lặp lại 3 lần, sau mỗi lần, trong bóng tối, người nam dùng Nõ đâm “phộc” vào Nường. Theo quan niệm của người dân, nếu cả ba lần Nõ đâm trúng Nường thì năm đó thời tiết thuận hòa, mùa màng bội thu…
Ở Việt Nam, theo điều tra dân số năm 2009, người Jrai có 411.275 người, cư trú tập trung ở 3 tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Đắk Lắk. Dân tộc Jrai là một dân tộc có bề dày văn hóa truyền thống. Trong bức khảm văn hóa Jrai, tết nguyên đán là một nét đậm tươi sáng..
Lịch của người Jrai theo nông lịch, 1 năm có 12 tháng. Hằng năm, qua mùa khô hanh, khi có hạt mưa đầu tiên rơi xuống là lúc băt đầu tháng 1 của người Jrai. Người Jrai gọi cơn mưa này là lệ rah. Hằng năm, cơn mưa đầu tiên trên rẻo đất Tây nguyên thường trúng vào tháng 4 dương lịch. Trong mười hai tháng theo lịch của người Jrai thì 10 tháng đầu tiên được gọi tên bằng số từ 1 đến 10, còn hai tháng cuối thì có tên riêng lần lượt là tháng Ning Nung và tháng Wor. Ning Nung là hình tượng con cá dưới nước, con thú trên rừng. Tháng Ning Nung có thể xem là tháng săn bắt. Wor nghĩa đen của từ này là “quên”. Sau một năm vất vả con người ta cũng cần quên: quên rìu rựa, quên lo toan đời thường để ăn chơi để chăm lo những việc tinh thần.
Như vậy tháng 4 dương lịch thường trúng với cái tết của người Jrai. “Tháng 3 mùa con ong đi lấy mật” chính là tháng cuối cùng trong năm, cũng là tháng người Jrai chuẩn bị đón Tết nguyên đán. Đất trời Tây Nguyên tháng tư, lúc có cơn mưa đầu mùa, trên rừng thì lá cây đã được gột rửa, dưới đất thì bụi đỏ bazan đã chịu nằm yên, thời tiết khô ráo, mát mẻ. Lúc này mà tổ chức các cuộc vui đón tết cũng có thể nói là đã hội đủ 3 yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
Người Jrai không thống nhất ngày tết nguyên đán, mà chỉ thống nhất tháng tết nguyên đán là tháng 4. Trong phạm vi tháng 4, ngày tết tùy theo gia đình, tùy theo làng lựa chọn mà thành. Vì không có ngày đón tết thống nhất chung cho cả cộng đồng nên người Jrai không quan tâm đến đêm giao thừa.
Người Tây Nguyên tổ chức tết vào đầu mùa mưa
Bước vào năm mới, người Jrai không đón tết nguyên đán riêng. Đón mừng năm mới, các gia đình Jrai thường tổ chức kèm theo một Lễ nào đó như : Lih (lễ tạ ơn), hay lễ Pơ- thi (lễ bỏ mả), hay Đị tố sang (lễ mừng nhà mới). Gia đình nào không có Lễ kèm theo tết nguyên đán thì việc tổ chức đón tết nguyên đán có phần tùng tiệm hơn.
Theo phong tục Jrai, con vật nào định mổ để cầu cúng trong ngày tết thì cần có sự chăm sóc đặc biệt. Thường thì khi nuôi nó, chủ nhà có làm một lễ nhỏ cầu xin các thần phù hộ cho nó hay ăn chóng lớn. Khi nuôi, nếu không may con vật này chết đi, muốn nuôi con vật khác để dùng trong ngày tết thì lại phải cúng nữa. Ngày tết, người Jrai dùng nhiều rượu. Rượu uống ngày tết là rượu cần ủ sẵn trong ghè. Có nơi ủ cả năm, nếu là men tự làm bằng nguyên liệu lấy trong rừng thì để càng lâu càng tốt. Tinh bột dùng để nấu rượu là thóc chỉ trật vỏ trấu, còn ngô thì chỉ giã dập chứ không xay nhỏ. Nhờ khéo tay, cơm ráo, men rượu lại tốt nên rượu cần của người Jrai thường rất ngọt và không có vị chua. Rượu cần của đồng bào thường không có nồng độ cao, lại dễ uống nên uống được nhiều, nhưng xem chừng đấy, đã say rượu ghè Jrai thì say ngất say ngư.
Ngày tết người Jrai không làm bánh, họ chỉ dùng cơm và chế biến thức ăn nhiều hơn ngày ngày thường. Thay vì làm bánh, người Jrai làm rất nhiều cơm lam. Cơm lam được nấu trong ống lồ ô to bằng cán dao. Thức ăn ngày tết của người Jrai thường là món thịt nướng, mòn phèo, món canh bí nấu với xương trong nồi to. Người Jrai ưa thích món thịt lợn luộc thái miếng trộn với thính làm từ bột ngô rang, họ thường chọn những con lợn béo để chế biến món ăn này. Người Jrai còn ưa thích món ăn có tên là nhăm tơ-pung, gần giống như món cháo. Gạo giã nhỏ như bột trộn với thịt với rau, có nơi không có rau thì lấy xơ mít xé nhỏ rồi nấu nhuyễn lên. Có thể nói, nón ăn này là món phổ biến nhất của nhiều làng Jrai. Mâm cỗ nào không có món nhăm tơ-pung này là cảm thấy thiếu thiếu.
Trong tháng tết, khi một nhà tổ chức ăn uống, chỉ cần được thông báo, không cần biết gia chủ có mời hay không, người nhà khác cứ đến ăn. Khi đến, họ mang thức ăn hoặc gạo đến để góp. Ai góp gì, góp bao nhiêu cũng được. Chủ khách chẳng ai so đo tính toán. Tập tính cộng đồng và sự hồn nhiên trong đời sống của người Jrai là thế. Ăn uống xong, ai ra về cũng được gia chủ biếu một miếng thịt, dù là rất nhỏ.
Trong những ngày tết, trước khi ăn uống, người Jrai thường mời thầy cúng, nhờ thầy cúng gọi các thần núi, thần sông, thần suối gần đó và gọi tổ tiên về ăn chung. Khi cúng, thầy cúng đặt một ngón tay vào ghè rượu rồi kể lể vân vi. Lúc kết thúc lời cúng, thầy lấy nước trong bát đồng đổ vào ghè rượu. Ai là nhân vật chính trong lễ thì được ưu tiên cầm cần uống trước.
Sau khi đón tết nguyên đán, người Jrai bước vào vụ mới. Trước khi lên nương, tha pơ-lơi hay tha bôn (già làng) là người tổ chức lễ cúng để cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, con chuột, con chim không đến quấy phá.

Người Jrai cũng như một số dân tộc thiểu số anh em khác có ngày tết nguyên đán truyền thống không trùng với tết nguyên đán của người Việt, nhưng ngày tết nguyên đán của người Việt được đồng bào các dân tộc coi là cái tết chung của đại gia đình Việt Nam. Và như thế, đồng bào dân tộc có hai tết nguyên đán, hai niềm vui đón xuân, niềm hạnh phúc của đồng bào như được nhân đôi.
Trước thềm năm mới âm lịch sắp đến ở nhiều nước Á Đông, tờ tạp chí tài chính - kinh doanh IB Times (Mỹ) đã đưa tin về hiện tượng xiếc khỉ lên ngôi trong năm khỉ ở nhiều nước Châu Á.
Năm khỉ được xem là một năm đặc biệt may mắn cho các sở thú và đoàn xiếc khi họ có cơ hội trưng ra những chú khỉ đã được huấn luyện, có biệt tài làm xiếc hoặc biết trình diễn những tiết mục đầy tính giải trí.
IB Times cho biết những màn biểu diễn xiếc được thực hiện bởi những loài động vật hoang dã do các gánh xiếc rong tự phát thực hiện đã bị luật pháp ở một số nước Châu Á cấm từ lâu, nhưng hoạt động biểu diễn của những gánh xiếc rong không được cấp phép này vẫn diễn ra khá phổ biến và còn phổ biến hơn trước thềm năm khỉ.
IB Times cho rằng những màn trình diễn xiếc có sử dụng loài khỉ, thậm chí là những con động vật linh trưởng cỡ lớn như tinh tinh hay đười ươi vẫn còn xuất hiện ở một số nước Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan.
Các tổ chức bảo vệ động vẫn luôn phản đối việc sử dụng động vật hoang dã phục vụ cho các màn biểu diễn xiếc, họ cho rằng động vật thường bị đối xử tệ bạc, thậm chí bị ngược đãi trong các gánh xiếc.
Dưới đây là bộ ảnh IB Times đã thực hiện để minh họa cho sự sôi động của các tiết mục biểu diễn xiếc khỉ ở nhiều nước Châu Á trước thềm năm mới Bính Thân 2016:
Một chú khỉ ngước nhìn lên người huấn luyện tại một vườn thú ở thị trấn Đông Dinh, Sơn Đông, Trung Quốc.
Một chú khỉ ngước nhìn lên người huấn luyện tại một vườn thú ở thị trấn Đông Dinh, Sơn Đông, Trung Quốc.
Một chú khỉ được yêu cầu đứng lên “phát biểu” bên trong một “lớp học toàn khỉ”.
Một chú khỉ được yêu cầu đứng lên “phát biểu” bên trong một “lớp học toàn khỉ”.
Chú khỉ luyện tập lại màn biểu diễn chuẩn bị cho chương trình chào năm mới.
Chú khỉ luyện tập lại màn biểu diễn chuẩn bị cho chương trình chào năm mới.
Chú khỉ đang “ôn bài”. Sắp tới, các chú sẽ phải “chạy sô” rất bận rộn, vất vả.
Chú khỉ đang “ôn bài”. Sắp tới, các chú sẽ phải “chạy sô” rất bận rộn, vất vả.
Một chú khỉ đang bị nhốt trong chuồng tại một vườn thú ở Đông Dinh, Trung Quốc.
Một chú khỉ đang bị nhốt trong chuồng tại một vườn thú ở Đông Dinh, Trung Quốc.
Những chú khỉ được “đóng bỉm” trước khi đi dạo quanh vườn thú ở Đông Dinh, Trung Quốc.
Những chú khỉ được “đóng bỉm” trước khi đi dạo quanh vườn thú ở Đông Dinh, Trung Quốc.
Những chú khỉ “đóng bỉm” đi dạo trong công viên.
Những chú khỉ “đóng bỉm” đi dạo trong công viên.
Sau giờ phút giải lao là những bài luyện tập nghiêm khắc.
Sau giờ phút giải lao là những bài luyện tập nghiêm khắc.
Chú khỉ ngồi chờ để được mặc đồ diễn trước khi bước lên sân khấu.
Chú khỉ ngồi chờ để được mặc đồ diễn trước khi bước lên sân khấu.
Một chú khỉ ngoan ngoãn làm theo hiệu lệnh của người huấn luyện.
Một chú khỉ ngoan ngoãn làm theo hiệu lệnh của người huấn luyện.
Những hoạt cảnh xiếc khỉ rất được ưa chuộng trước thềm năm khỉ. Ảnh chụp ở Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc.
Những hoạt cảnh xiếc khỉ rất được ưa chuộng trước thềm năm khỉ. Ảnh chụp ở Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc.
Trong những ngày Tết tới đây, xiếc khỉ được cho là sẽ lên ngôi tại các gánh xiếc Châu Á.
Trong những ngày Tết tới đây, xiếc khỉ được cho là sẽ lên ngôi tại các gánh xiếc Châu Á.
Trước thềm năm khỉ đang đến gần, các gánh xiếc ở nhiều nước Châu Á đều cố gắng nghĩ ra những tiết mục xiếc khỉ “độc - lạ” để đáp ứng nhu cầu giải trí ngày đầu năm của người dân.
Trước thềm năm khỉ đang đến gần, các gánh xiếc ở nhiều nước Châu Á đều cố gắng nghĩ ra những tiết mục xiếc khỉ “độc - lạ” để đáp ứng nhu cầu giải trí ngày đầu năm của người dân.
Một chú khỉ đang nhận được sự hướng dẫn của người huấn luyện.
Một chú khỉ đang nhận được sự hướng dẫn của người huấn luyện.
Một màn biểu diễn xiếc khỉ bên trong sở thú ở Đông Dinh, Trung Quốc.
Một màn biểu diễn xiếc khỉ bên trong sở thú ở Đông Dinh, Trung Quốc.
Một chú khỉ đang cố gắng giữ thăng bằng. Ảnh chụp ở thành phố Goyang, Hàn Quốc.
Một chú khỉ đang cố gắng giữ thăng bằng. Ảnh chụp ở thành phố Goyang, Hàn Quốc.
Chú khỉ đi xe máy. Ảnh chụp tại một trường xiếc ở Goyang, Hàn Quốc.
Chú khỉ đi xe máy. Ảnh chụp tại một trường xiếc ở Goyang, Hàn Quốc.
Chú khỉ bị buộc lại trong khi đang chờ được dắt ra chụp hình với những trẻ nhỏ đến xem xiếc ở Goyang, Hàn Quốc.
Chú khỉ bị buộc lại trong khi đang chờ được dắt ra chụp hình với những trẻ nhỏ đến xem xiếc ở Goyang, Hàn Quốc.

Trẻ em chụp hình lưu niệm sau khi xem xong chương trình biểu diễn.
Trẻ em chụp hình lưu niệm sau khi xem xong chương trình biểu diễn.
Ngày lễ Tình yêu đang đến gần, cánh mày râu trên khắp thế giới hẳn đang hồ hởi lên kế hoạch đem lại niềm vui bất ngờ và lãng mạn cho một nửa của mình…
Có những người đàn ông hẳn sẽ muốn chứng tỏ cho người phụ nữ của họ thấy rằng anh ta không hề “khô như ngói” mà ngược lại còn biết “lãng mạn như phim”. Tuy vậy, lãng mạn quá đôi khi cũng rất… “vất vả”.
Nhiều chuyện dở khóc dở cười đã từng xảy ra khi các cặp đôi bỗng dưng lãng mạn như phim. Một cuộc điều tra khảo sát đối với 2.000 người Mỹ đã tìm ra được những câu chuyện hài hước nhất để thấy rằng nhiều khi lãng mạn quá cũng… rất nguy hiểm.
Khi chia sẻ về những điều lãng mạn bất ngờ được lấy cảm hứng từ những bộ phim điện ảnh, thì cứ 7 người lại có 1 người tham gia khảo sát cho biết họ đã từng thử thực hiện những hành động “lãng mạn lung linh” giống như trên màn ảnh để dành tặng cho “một nửa” của mình, chỉ có điều, khá nhiều người đã gặp phải… “tai nạn”.
Để điều lãng mạn hoàn hảo trên màn ảnh cũng diễn ra “xuôi chèo mát mái” trong đời thật quả thực không hề đơn giản bởi đời không bao giờ đẹp như phim.
Rất nhiều nam giới Mỹ đã học tập từ những cảnh phim lãng mạn trên màn bạc để đem lại niềm vui bất ngờ cho vợ/bạn gái.
Rất nhiều nam giới Mỹ đã học tập từ những cảnh phim lãng mạn trên màn bạc để đem lại niềm vui bất ngờ cho vợ/bạn gái.
Sau những sự cố gặp phải khi cố gắng thực hiện những cảnh phim lãng mạn ngoài đời thực, thì có tới 2/3 người tham gia khảo sát tin hẳn rằng những điều lãng mạn trên phim là phi thực tế ở ngoài đời thực, và thậm chí 3/4 người tham gia khảo sát cho rằng những điều lãng mạn trên màn bạc khi đưa ra ngoài đời thực thường chẳng còn lại mấy phần lãng mạn.
Cuộc khảo sát được thực hiện bởi một công ty chuyên chuyển phát điện hoa và quà ở Mỹ. Trong cuộc khảo sát của mình, họ đã thu thập được những “chuyện kinh dị” khi kế hoạch lãng mạn bị “phá sản” bất ngờ.
Một cô gái nhớ lại lần bạn trai cô giấu nhẫn cầu hôn trong chiếc bánh kẹp, đương nhiên cô không biết điều này và đã vô tình cắn quá mạnh vào chiếc nhẫn, khiến răng cửa bị mẻ.
Một người đàn ông khác thì nhớ lần mình muốn tặng bạn gái một nụ hôn “treo ngược” giống như cảnh phim trứ danh của Người Nhện, cuối cùng, người đàn ông này đã không trụ nổi và “tiếp đất bằng đầu” khi đang… mải hôn.
Một người đàn ông khác lại nhớ lần mình thắp nến khắp phòng, những ngọn nến đã vô tình bắt lửa vào rèm cửa và suýt nữa thì một chuyện kinh hoàng đã xảy ra.
Một phụ nữ khác thì “tủi thân” nhớ lại một dịp kỷ niệm, cô đã chuẩn bị sẵn sàng một bữa tối lãng mạn bất ngờ, đã làm những món ăn mà bạn trai yêu thích, bày bàn với hoa và nến trong nhà bạn trai, thế rồi bất ngờ khi bạn trai trở về nhà, vì không biết trước, anh đã “lôi về” cả một “bè lũ” đàn ông độc thân để chuẩn bị nhậu. Cô gái tội nghiệp rơi vào cảnh… “tẽn tò”.
Một nụ hôn treo ngược giống như Người Nhện đã được nhiều cặp đôi thử nghiệm.
Một nụ hôn treo ngược giống như Người Nhện đã được nhiều cặp đôi thử nghiệm.
Cuối cùng, cuộc khảo sát đã thu được kết quả rằng những điều lãng mạn nho nhỏ nhưng chân thành mới thực sự chinh phục trái tim phụ nữ. Những hành động lãng mạn quá “rình rang”, trưng trổ, lại không khiến phụ nữ thực sự cảm động.
Khi phải lựa chọn giữa một tin nhắn hoặc một cuộc gọi của chồng/bạn trai chỉ để nói rằng “Anh yêu em” và việc chàng đứng dưới ô cửa sổ nhà mình để đàn hát một bản tình ca, số phụ nữ lựa chọn phương án thứ 1 cao gấp 9 lần số phụ nữ chọn cách thể hiện tình cảm thứ 2.
Những món quà nhỏ kiểu như tặng hoa không cần lý do, hay bất ngờ mời nàng đi ăn tối cũng được nhiều phụ nữ coi là một sự lãng mạn dễ chịu hơn những màn chuẩn bị công phu cầu kỳ để ghi hình lại rồi tung lên mạng, hay những đăng tải đầy “sến súa” của bạn trai trên trang cá nhân dành cho “một nửa” trong lễ Tình yêu.
Kết luận sau cuộc khảo sát điều tra là người đàn ông không cần phải làm những điều thật “phi thường” mới được coi là lãng mạn trong mắt phụ nữ. Đôi khi những hành động nhỏ và rất truyền thống lại được xem là lãng mạn nhất.
Hãy chuẩn bị kỹ càng và dành nhiều sự quan tâm, suy nghĩ cho những lời cần nói, những hành động cần thực hiện, món quà cần tặng và đặc biệt là tình cảm cần bày tỏ, ngần ấy là đủ để khiến phụ nữ cảm động “cực kỳ” và coi người đàn ông của mình là cả thế giới.
Điều mà phụ nữ xem là tệ nhất, tệ hơn cả một hành động lãng mạn “chưa tới”, đó là khi người đàn ông hoàn toàn quên bẵng đi “nhiệm vụ” của mình trong một dịp kỷ niệm đặc biệt nào đó.
Một người phụ nữ thậm chí đã bị vỡ răng cửa khi vô tình cắn phải chiếc nhẫn cầu hôn khi bạn trai của cô nhét nhẫn vào trong bánh kẹp.
Một người phụ nữ thậm chí đã bị vỡ răng cửa khi vô tình cắn phải chiếc nhẫn cầu hôn khi bạn trai của cô nhét nhẫn vào trong bánh kẹp.
Dù phụ nữ rất thích nhận được những điều quan tâm nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày, tuy vậy, vẫn có tới 43% phụ nữ tham gia khảo sát cho biết họ chưa từng nhận được cuộc gọi hay tin nhắn của chồng/bạn trai chỉ để nói rằng “Anh yêu em” trong những ngày bình thường.

Có tới 65% phụ nữ chưa từng được một nửa của mình dành tặng một bữa tối đặc biệt bên ánh nến, và tới 74% phụ nữ chưa từng có được một bữa trưa picnic ngoài trời. Dường như phụ nữ Mỹ đang phải chứng kiến những người đàn ông của họ ngày càng thiếu đi sự lãng mạn bất ngờ, còn phụ nữ Việt thì sao? Điều bất ngờ nào đang chờ đợi họ trong ngày lễ Tình yêu sắp tới?

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Theo văn bản của Bộ Xây dựng, Khu di sản Quần thể danh thắng Tràng An có diện tích 6.226ha, bao gồm một phần diện tích của 12 xã thuộc 05 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Ninh Bình là: Trường Yên, Ninh Xuân, Ninh Vân, Ninh Thắng, Ninh Hải, Ninh Hòa (huyện Hoa Lư); Gia Sinh (huyện Gia Viễn); Sơn Lai, Sơn Hà (huyện Nho Quan); Yên Sơn (thị xã Tam Điệp); Ninh Nhất, Ninh Tiến (thành phố Ninh Bình).
Vùng đệm bao quanh Khu di sản có diện tích 6.026ha, bao gồm một phần diện tích của 20 xã, phường của 05 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Ninh Bình là: Trường Yên, Ninh Xuân, Ninh Vân, Ninh Thắng, Ninh Hải, Ninh Hòa, Ninh Giang, Ninh Mỹ, Ninh An (huyện Hoa Lư); Gia Sinh, Gia Trung, Gia Tiến (huyện Gia Viễn); Sơn Lai, Sơn Hà, Quỳnh Lưu (huyện Nho Quan); Yên Sơn, Yên Bình (thị xã Tam Điệp); Ninh Nhất, Ninh Tiến, Ninh Phong (thành phố Ninh Bình).
Quần thể Tràng An nhìn từ trên cao.
Quần thể Tràng An nhìn từ trên cao.
Về định hướng phát triển không gian Khu di sản quần thể danh thắng Tràng An, Bộ Xây dựng đề xuất: Vùng cấm xây dựng, có diện tích 3.460ha bao gồm các khu vực cảnh quan thiên nhiên cần bảo vệ đặc biệt nghiêm ngặt, các khu vực di tích cần bảo vệ nghiêm ngặt và các khu vực bảo tồn - sử dụng bền vững đan xen.
Nghiêm cấm mọi hành động làm thay đổi hình dáng núi đá, phá huỷ và làm thay đổi thảm thực vật trên đó; nghiêm cấm đục phá hang động, núi đá vôi có hang động làm ảnh hưởng đến những yếu tố gốc của hang động; nghiêm cấm san ủi, đào đất mặt bằng hang, làm ảnh hưởng đến tầng văn hóa, giá trị cơ bản của di sản; nghiêm cấm việc sử dụng hang động để làm nơi chăn thả gia súc hoặc làm dịch vụ; nghiêm cấm chặt phá rừng và săn bắt động vật. Nghiêm cấm việc đổ chất thải công nghiệp, nông nghiệp, chất thải sinh hoạt và các loại chất thải khác vào Khu di sản.
Đối với vùng hạn chế xây dựng, Bộ Xây dựng yêu cầu: Cần kiểm soát đặc biệt nghiêm ngặt diện tích 2.766ha, bao gồm các khu vực dành cho phát triển du lịch, các khu vực làng, xã có dân cư sinh sống và cảnh quan nông nghiệp xung quanh.

Là vùng bảo vệ nghiêm ngặt, có dân cư sinh sống và cho phép các hoạt động du lịch (không cho lưu trú), các hoạt động xây dựng phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo nhà ở được phép tiến hành, nhưng ở mức độ hạn chế và phải được kiểm soát đặc biệt nghiêm ngặt để không ảnh hưởng đến di sản.
Nghiêm cấm hát quan họ ngửa nón và mời trầu nhận tiền thưởng
Ngày hôm nay sẽ diễn ra Lễ hội vùng Lim 2015, mọi công tác chuẩn bị cho lễ hội đang được gấp rút hoàn tất. Hội Lim năm nay sẽ diễn ra trong 2 ngày, mồng 19 và 20/2 (tức ngày 12 và 13 tháng Giêng năm Ất Mùi) tại 3 xã thuộc tổng Nội Duệ xưa gồm là thị trấn Lim, xã Nội Duệ và xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Ao trung tâm lễ hội.
Ao trung tâm lễ hội.
Trao đổi với phóng viên Dân Trí bà Nguyễn Thị Hào Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ( Trưởng ban tổ chức lễ hội Lim 2016) cho biết Năm nay, Ban tổ chức Lễ hội vùng Lim nghiêm cấm tất cả các hình thức hát quan họ “ngả nón, mời trầu nhận tiền thướng” vì địa phương đã có kinh phí hỗ trợ, và trước đó cũng đã có chỉ đạo nghiêm cấm, thay vào đó là các hòm (tạm gọi là hòm bảo tồn di sản văn hóa quan họ). Tại các lán trại chỉ được phép hát giao lưu quan họ, khuyến khích dùng nhạc cụ dân tộc, nghiêm cấm hát nhảy đồng, sử dụng âm thanh loa máy có công suất lớn; không để các trường hợp đổi tiền lẻ, ăn mày, ăn xin trong hội gây ảnh hưởng không gian lễ hội.
Lễ hội sẽ được tổ chức theo nghi thức truyền thống, phần tế lễ diễn ra tại khu vực lăng Quận công Nguyễn Đình Diễn, chùa Hồng Ân và phần hội bao gồm các trò chơi dân gian như: nhảy bao bố, đập niêu, tổ tôm điếm, đu tiên, các hoạt động hát quan họ… Tổ chức hát quan họ tại 6 lán và trên sân khấu chính của lễ hội, hát quan họ tại cửa đình, cửa chùa, dưới thuyền tại 10 làng thuộc 3 xã xung quanh đồi Lim, mời các nghệ nhân, câu lạc bộ từ các làng quan họ gốc…
Ngoài ra, cũng có các hoạt động tổ chức hát quan họ tại gia đình các nghệ nhân, hát giao lưu, hát đối đáp quan họ tại các lán trại quan họ và trên sân khấu chính phục vụ du khách. Tại lễ hội Lim còn diễn ra các trò chơi dân gian đu tiên, vật truyền thống, “bịt mắt bắt dê”, đập niêu, chọi gà tổ tôm, thi dệt cửi, thi cờ người…
Hơn 400 cán bộ chiến sĩ Công an, Quân sự tham gia bảo vệ an ninh trật tự lễ hội
Để lễ hội Lim diễn ra an toàn, lành mạnh, ban tổ chức cử một tổ thường trực cứu thương tại trung tâm lễ hội, dựng các bốt vệ sinh di động, các nhà vệ sinh tạm, các thùng đựng rác tại khu vực trung tâm lễ hội và các khu vực lân cận để phục vụ cho du khách. Lực lượng Công an huyện Tiên Du được huy động 100% quân số phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, Công an huyện Yên Phong, Công an Thị xã Từ Sơn, Công an Thành phố Bắc Ninh tổ chức phân luồng giao thông để tránh ách tắc, đồng thời phối hợp với các phòng ban của Công an tỉnh và Ban chỉ huy Quân sự huyện, cùng với hai trung đội dân quân tự vệ của hai xã Phú Lâm, Việt Đoàn, huyện Tiên du đảm bảo an ninh trật tự, ngăn chặn kịp thời các hiện tượng làm mất an ninh trật tự, kiên quyết ngăn chặn và giải quyết các hiện tượng tệ nạn xã hội, ăn xin tại khu vực lễ hội, với tổng số hơn 400 cán bộ, chiến sĩ Công an, Quân sự, dân quân tự vệ, nghiêm cấm các dịch vụ điện tử, dùng loa có công suất lớn. Ngoài ra huyện Đoàn Tiên Du huy động hàng trăm thanh niên tình nguyện tham gia hướng dẫn du khách thập phương về dự lễ hội.
Mặc dù chưa chính thức khai hội nhưng rất đông du khách đã đổ về đây trẩy hội.
Mặc dù chưa chính thức khai hội nhưng rất đông du khách đã đổ về đây trẩy hội.
Để vệ sinh môi trường, cảnh quan được sạch đẹp, Ban tổ chức đã bố trí hàng chục nhà vệ sinh di động xung quanh khu vực lễ hội, các hàng quán đều phải có thùng đựng rác, bố trí 6 điểm uống nước miễn phí, 14 điểm trông giữ xe để đảm bảo giao thông không bị ách tắc, khách gửi xe không bị chặt chém.
Chiều 18/2, Ông Nguyễn Văn Phong Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh và các sở nghành của tỉnh đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị lễ hội, đồng thời chỉ đạo quán triệt Ban tổ chức hội Lim phải thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh về Hội Lim, Nghiêm cấm tất cả các hình thức hát quan họ “ngả nón, mời trầu nhận tiền thướng”, đảm bảo lễ hội diễn ra theo đúng nghi lễ truyền thống, văn minh, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm.
Ông Nguyễn Văn Phong - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh và các ban ngành kiểm tra công tác chuẩn bị lễ hội Lim.
Ông Nguyễn Văn Phong - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh và các ban ngành kiểm tra công tác chuẩn bị lễ hội Lim.

Đây là một hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng độc đáo và tiêu biểu nhằm khơi dậy lòng tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời của quê hương Kinh Bắc, thể hiện lòng thành kính, biết ơn những danh nhân lịch sử, văn hóa và anh hùng dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Hai NTK ChuLa và Thương Huyền đang trao đổi ý tưởng với bà Đại sứ Ý Cecilia Piccioni và bà Phó Đại sứ Ý Natalia Sangitini tại nhà riêng của Đại sứ Ý.
Hai NTK ChuLa và Thương Huyền đang trao đổi ý tưởng với bà Đại sứ Ý Cecilia Piccioni và bà Phó Đại sứ Ý Natalia Sangitini tại nhà riêng của Đại sứ Ý.
Đến từ nước Ý, được gọi là kinh đô của cái đẹp nói chung và của thời trang nói riêng. Là một đại sứ, bà đã đi rất nhiều nơi trên thế giới, tôi thực sự rất tò mò muốn biết cảm nhận riêng của bà về tà áo dài Việt Nam?
Là một người Ý, áo dài Việt Nam cho tôi cơ hội thưởng thức và cảm kích thời trang Việt. Tôi yêu áo dài. Tôi có một bộ sưu tập gồm 5 bộ áo dài và cho đến bây giờ tôi vẫn mặc áo dài trong các ngày lễ của Ý. Áo dài rất thướt tha và thoải mái, tôi rất thích những chi tiết của áo dài, tôi có thể nói rằng bên cạnh những khác biệt của văn hóa và địa lý Ý - Việt, tôi vẫn thấy có rất nhiều sự đồng điệu về quan điểm thời trang.
Là một đại sứ, một nhà chính trị, việc tham dự một chương trình văn hoá, đậm chất nghệ thuật - trình diễn áo dài dưới ánh đèn sân khấu, cùng với các nghệ sĩ gạo cội của Việt Nam và các nguời mẫu, bà có gặp trở ngại nào không?
Đây là một câu hỏi khó. Tôi nghĩ chắc tôi sẽ rất run và hồi hộp vì đây là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với nhiều người nổi tiếng như vậy. Ngoại giao là để gặp gỡ nhiều người. Ngoại giao công chúng công khai là một trong những việc quan trọng, nó giúp cho ta có thể ngoại giao rộng rãi hơn. Và tôi nghĩ rằng mặc một kiệt tác của thời trang Việt Nam như áo dài sẽ còn tác động mạnh mẽ hơn là nói lên những lời ý nghĩa.
Chiếc áo dài sẽ nói lên hàm ý về sự gắn bó giữa Việt & Ý rất mạnh mẽ. Về mặt thời trang, Ý có một truyền thống lịch sử rất lâu dài và sâu sắc, cũng như Việt Nam có một di sản lịch sử sâu sắc đáng để nước khác phải học hỏi. Tôi nghĩ đây là một cơ hội hiếm. Như bạn đã biết Việt và Ý đã có sự thành công trong việc kết nối thời trang từ năm 2013 đến nay, gần đây đã có rất nhiều NTK Ý đến Việt Nam. Họ đã học hỏi được nhiều qua các show diễn thời trang và triển lãm.
Bà nghĩ thế nào nếu "Lễ hội Áo dài" trở thành một hoạt động nghệ thuật đuợc tổ chức thuờng niên?
Tôi nghĩ đây là ý kiến rất hay, như bạn đã biết Ý là một nước rất giỏi về việc giữ gìn nền lịch sử và văn hóa cổ đại. Chúng tôi được sống xung quanh những nét đẹp truyền thống nên đối với chúng tôi giữ gìn bản sắc là một bản chất tự nhiên. Vì thế khi đến Việt Nam, chúng tôi rất muốn chia sẻ và cùng đóng góp sức lực để Việt Nam cũng có thể giữ gìn nét đẹp truyền thống của mình.
Tôi nghĩ đây là một ý kiến mang ý nghĩa tương lai. Ý tôi nói giữ gìn không có nghĩa là để nguyên vẹn như vậy rồi đánh bóng nó lên, mà là làm cho nó tươi mới hơn, vững chắc hơn nhưng vẫn không thay đổi nét đẹp truyền thống của nó. Và đặc biệt là phải thực tế hơn. “Lễ hội Áo dài” lần này nên được tổ chức hàng năm để mọi người có thể nhớ về truyền thống và lịch sử vĩ đại của đất nước mình.
Vâng, thưa bà, bà có muốn góp thêm ý kiến gì nữa không ạ?
Vâng, Việt và Ý là hai nước đã có sự liên kết chặt chẽ về thời trang, các NTK Việt & Ý đã khẳng định rằng thời trang là một cái gì không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi người. Đây cũng là lý do mà chúng tôi muốn làm một chuyến du ngoạn cùng NTK Diego và NTK Thương Huyền cùng những người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài.
Tôi nghĩ rằng: Tất cả phụ nữ đều có thể trở thành người mẫu và nét đẹp bên ngoài có thể kết nối với nội tâm bên trong, thời trang là một biện pháp giúp bạn đẹp hơn, tự tin hơn và giúp bạn có được sức mạnh để đối đầu với cuộc sống mỗi khi thử thách đến.

Xin trân trọng cảm ơn bà Đại sứ, chúc những hợp tác thời trang Ý - Việt sẽ mở rộng hơn nữa.

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật

Đối tác: