Hai NTK ChuLa và Thương Huyền đang trao đổi ý tưởng với bà Đại sứ Ý Cecilia Piccioni và bà Phó Đại sứ Ý Natalia Sangitini tại nhà riêng của Đại sứ Ý.
Đến từ nước Ý, được gọi là kinh đô của cái đẹp nói chung và của thời trang nói riêng. Là một đại sứ, bà đã đi rất nhiều nơi trên thế giới, tôi thực sự rất tò mò muốn biết cảm nhận riêng của bà về tà áo dài Việt Nam?
Là một người Ý, áo dài Việt Nam cho tôi cơ hội thưởng thức và cảm kích thời trang Việt. Tôi yêu áo dài. Tôi có một bộ sưu tập gồm 5 bộ áo dài và cho đến bây giờ tôi vẫn mặc áo dài trong các ngày lễ của Ý. Áo dài rất thướt tha và thoải mái, tôi rất thích những chi tiết của áo dài, tôi có thể nói rằng bên cạnh những khác biệt của văn hóa và địa lý Ý - Việt, tôi vẫn thấy có rất nhiều sự đồng điệu về quan điểm thời trang.
Là một đại sứ, một nhà chính trị, việc tham dự một chương trình văn hoá, đậm chất nghệ thuật - trình diễn áo dài dưới ánh đèn sân khấu, cùng với các nghệ sĩ gạo cội của Việt Nam và các nguời mẫu, bà có gặp trở ngại nào không?
Đây là một câu hỏi khó. Tôi nghĩ chắc tôi sẽ rất run và hồi hộp vì đây là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với nhiều người nổi tiếng như vậy. Ngoại giao là để gặp gỡ nhiều người. Ngoại giao công chúng công khai là một trong những việc quan trọng, nó giúp cho ta có thể ngoại giao rộng rãi hơn. Và tôi nghĩ rằng mặc một kiệt tác của thời trang Việt Nam như áo dài sẽ còn tác động mạnh mẽ hơn là nói lên những lời ý nghĩa.
Chiếc áo dài sẽ nói lên hàm ý về sự gắn bó giữa Việt & Ý rất mạnh mẽ. Về mặt thời trang, Ý có một truyền thống lịch sử rất lâu dài và sâu sắc, cũng như Việt Nam có một di sản lịch sử sâu sắc đáng để nước khác phải học hỏi. Tôi nghĩ đây là một cơ hội hiếm. Như bạn đã biết Việt và Ý đã có sự thành công trong việc kết nối thời trang từ năm 2013 đến nay, gần đây đã có rất nhiều NTK Ý đến Việt Nam. Họ đã học hỏi được nhiều qua các show diễn thời trang và triển lãm.
Bà nghĩ thế nào nếu "Lễ hội Áo dài" trở thành một hoạt động nghệ thuật đuợc tổ chức thuờng niên?
Tôi nghĩ đây là ý kiến rất hay, như bạn đã biết Ý là một nước rất giỏi về việc giữ gìn nền lịch sử và văn hóa cổ đại. Chúng tôi được sống xung quanh những nét đẹp truyền thống nên đối với chúng tôi giữ gìn bản sắc là một bản chất tự nhiên. Vì thế khi đến Việt Nam, chúng tôi rất muốn chia sẻ và cùng đóng góp sức lực để Việt Nam cũng có thể giữ gìn nét đẹp truyền thống của mình.
Tôi nghĩ đây là một ý kiến mang ý nghĩa tương lai. Ý tôi nói giữ gìn không có nghĩa là để nguyên vẹn như vậy rồi đánh bóng nó lên, mà là làm cho nó tươi mới hơn, vững chắc hơn nhưng vẫn không thay đổi nét đẹp truyền thống của nó. Và đặc biệt là phải thực tế hơn. “Lễ hội Áo dài” lần này nên được tổ chức hàng năm để mọi người có thể nhớ về truyền thống và lịch sử vĩ đại của đất nước mình.
Vâng, thưa bà, bà có muốn góp thêm ý kiến gì nữa không ạ?
Vâng, Việt và Ý là hai nước đã có sự liên kết chặt chẽ về thời trang, các NTK Việt & Ý đã khẳng định rằng thời trang là một cái gì không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi người. Đây cũng là lý do mà chúng tôi muốn làm một chuyến du ngoạn cùng NTK Diego và NTK Thương Huyền cùng những người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài.
Tôi nghĩ rằng: Tất cả phụ nữ đều có thể trở thành người mẫu và nét đẹp bên ngoài có thể kết nối với nội tâm bên trong, thời trang là một biện pháp giúp bạn đẹp hơn, tự tin hơn và giúp bạn có được sức mạnh để đối đầu với cuộc sống mỗi khi thử thách đến.
Xin trân trọng cảm ơn bà Đại sứ, chúc những hợp tác thời trang Ý - Việt sẽ mở rộng hơn nữa.