Tại các trường ở những nước phát triển, học sinh luôn đóng vai trò trung tâm của lớp học và mọi hoạt động khác. Phương pháp giáo dục này giúp các em biết chủ động trong học tập và tự lập trong cuộc sống ngay từ tiểu học. Ở Việt Nam, phương pháp giáo dục tiến bộ kể trên đã được một số trường áp dụng sáng tạo, đem lại hiệu quả tích cực.
Là một trong những trường quốc tế lớn tại TP HCM, Trường Quốc tế Á Châu (Asian School) hiện có hơn 9.000 học sinh theo học. Trong mỗi tiết học, các em giữ vai trò trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn và hỗ trợ, vì thế học sinh tiếp thu bài nhanh hơn thông qua hình thức làm dự án theo nhóm, thuyết trình trước giáo viên và các nhóm khác.
Ở trường Quốc tế Á Châu, học sinh giữ vai trò trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn và hỗ trợ. |
Cụ thể, mỗi học sinh đều được giao nhiệm vụ tìm kiếm thông tin, thuyết trình và bảo vệ quan điểm của nhóm, đồng thời tư duy, đặt câu hỏi để phản biện nhóm khác. Các em được khuyến khích trình bày ý kiến trong mỗi tiết học nhằm xây dựng thói quen học tập chủ động, nuôi dưỡng trí tưởng tượng, sự tò mò và óc sáng tạo. Việc đánh giá không chỉ dựa vào kết quả mà còn căn cứ sự nỗ lực, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc độc lập, hợp tác nhóm… của mỗi học sinh.
Phối hợp với các tổ chức khoa học uy tín, Trường Quốc tế Á Châu còn tổ chức cho học sinh tham gia các ngày hội khoa học (STEM). Đây là mô hình hiện đại đang được triển khai ở nhiều nước Âu, Mỹ với việc đề cao quá trình học thông qua thực hành các thí nghiệm sinh động và thiết thực có thể áp dụng vào thực tiễn. Cách tiếp cận này vừa giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành, tiếp thu kiến thức vừa tạo đam mê nghiên cứu, sáng tạo khoa học.
Học sinh tiếp cận và trải nghiệm thực tế các thí nghiệm sinh động trong ngày hội khoa học (STEM). |
Ngoài hoạt động thực hành, nghiên cứu, thí nghiệm được tổ chức sáng tạo và hiệu quả ở các môn Khoa học, Công nghệ, Toán... ở lớp, học sinh còn hào hứng tham gia các cuộc thi sáng tạo do trường và ngành giáo dục tổ chức.
Trong ngày hội "Học sinh THCS với sáng tạo khoa học" do Phòng Giáo dục - Đào tạo quận 1 tổ chức, học sinh của trường gây ấn tượng với mô hình “máy hút khói” bảo vệ môi trường được làm từ những nguyên liệu tái chế như vỏ chai, bì nhựa... Không chỉ tự tin ứng dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn, các em còn thể hiện tư duy nhận thức hướng đến cộng đồng và xã hội.
Học sinh Quốc tế Á Châu thuyết trình sản phẩm mô hình “Máy hút khói” trong ngày hội sáng tạo khoa học. |
Trường Quốc tế Á châu (Asian School), Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU), Viện Nghiên cứu châu Á (IAS) đều thuộc Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Á châu (GAIE).
Thành lập năm 1999, GAIE hiện có hơn 2.200 cán bộ, giáo viên trong và ngoài nước cùng 64.305 học viên đến từ 24 quốc gia theo học tại 13 cơ sở. Có 69 công ty Việt Nam và nước ngoài nhận bảo trợ chương trình thực tập SIU. Hệ thống còn có 1.779 học sinh, sinh viên du học tại 180 trường ở 17 quốc gia thuộc 4 châu lục. Gần 80% sinh viên SIU tốt nghiệp có việc làm, trên 20% sinh viên tiếp tục học cao hơn.
GAIE hiện là thành viên của Hội đồng các trường quốc tế (CIS), Hiệp hội quốc tế các trường đại học đào tạo ngành kinh doanh (IACBE), Hiệp hội phát triển giảng dạy doanh thương bậc đại học (AACSB), là ứng viên Hiệp hội các trường phổ thông và đại học miền Tây nước Mỹ (WASC). GAIE cũng có quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học quốc tế danh tiếng, trong đó có đại học top 16 thế giới King’s College London.
Ngọc Anh