Thứ Năm, 13 tháng 10, 2016

Đang là học sinh lớp 11 song ngữ, trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội), Lê Hoàng Long được bố định hướng theo ngành Công nghệ thông tin tại một trường đại học trực tuyến.

Long cho biết, trước khi chọn FUNiX, cậu được bố - một doanh nhân từng học tập tại Nga chia sẻ rất nhiều về Công nghệ thông tin cũng như cách học trực tuyến. Ông nói với Long về việc nhiều bạn nhỏ trên thế giới đã học công nghệ, lập trình từ rất nhỏ và khuyến khích cậu con trai của mình tìm hiểu thêm về lĩnh vực này.

Sau một thời gian được bố định hướng, nam sinh lớp 11 đã quyết định đăng ký và trở thành sinh viên của trường đại học trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam.

Từng tham gia học online trên TED - công cụ học tiếng Anh có chức năng tương tự nên chỉ sau thời gian ngắn, Long đã làm quen và bắt kịp tiến độ học tập với các sinh viên khác tại trường. Dù ở giai đoạn phải thi cuối kỳ nhưng Long vẫn hoàn thành chứng chỉ 1 đúng thời hạn với điểm số cao. Cậu trở thành học sinh cấp 3 đầu tiên hoàn thành chứng chỉ này tại FUNiX.

nam-sinh-lop-11-chia-se-viec-hoc-cung-luc-hai-truong

Lê Hoàng Long học đại học khi đang là học sinh lớp 11 với hy vọng sau khi hoàn thành chương trình phổ thông có thể đi làm luôn.

Chia sẻ về việc cân bằng học FUNiX với việc học tại trường THPT, Long cho biết bản thân tự lên kế hoạch và sắp xếp thời gian hợp lý. Với khả năng học tập tốt, Long tự tin hoàn thành cùng lúc chương trình của 2 trường. “Em nắm chắc kiến thức học trên lớp bằng cách tập trung nghe thầy cô giảng. Về nhà, em dành một tiếng để ôn lại bài và chốt kiến thức. Thời gian còn lại em dành để học tại FUNiX”, nam sinh chia sẻ.

Nhờ phương pháp học tập phù hợp, dù phải dành thời gian cho việc học đại học nhưng Long vẫn giữ vững thành tích học tập xuất sắc của mình ở trường.

Học đại học khi đang là học sinh cấp 3, Long cho biết dù ít tuổi nhưng vẫn có thể theo kịp chương trình nhờ sự hỗ trợ bởi hệ thống mentors của trường. “Khi gặp khó khăn, em thường chat ngay với các mentor và được giải đáp nhanh chóng, nhiệt tình", nam sinh chia sẻ và cho biết, sau một thời gian theo học, Long trở nên "nghiện" lĩnh vực Công nghệ thông tin khi bắt đầu khám phá nhiều ứng dụng.

Sau khi hoàn thành chứng chỉ đầu tiên, hiện Long có thể làm chủ máy tính, biết xây dựng những websites và phần mềm đơn giản cũng như ứng dụng nhiều phần mềm khác.

Ngoài thế mạnh về các môn tự nhiên, nam sinh rất thích học Lịch sử. Sinh ra và có một thời gian sinh sống tại Nga nên Long còn sử dụng thành thạo tiếng Nga, Anh. Cậu hy vọng, với việc học đại học sớm sẽ có thể đi làm sau khi học xong cấp 3 thay vì mất thêm 4 năm học đại học như những người khác.

Mai Phương

Related Posts:

  • Hơn 30% sinh viên Anh hối tiếc vì học đại họcHơn một phần ba sinh viên tốt nghiệp của Anh hối tiếc vì việc học đại học, và một nửa cựu sinh viên tin rằng có thể vào làm công việc hiện tại mà không cần học đại học. Đây là kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi công ty bảo… Read More
  • Có nên vừa ôn thi đại học vừa đi làmVì nó mà em và bố mẹ xích mích rất nhiều. Em từ nhỏ đến lớn chỉ biết học, các anh học rất giỏi nên em bị áp lực phải giỏi như các anh, giờ lại bắt em học nghề thực sự không cam lòng. Tiền em để dành không có nhiều, chỉ còn lạ… Read More
  • Cậu bé mồ côi cha ước mơ làm cảnh sátEm Võ Ngọc Bảo Anh là học sinh lớp 7 tại một xã còn nghèo thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Năm vừa lên 4 tuổi, em đã chịu cảnh mồ côi cha. Vì cuộc sống khó khăn, mẹ em đành phải để em và đứa em trai ở lại sống … Read More
  • Giờ học sôi động ở trường Quốc tế Á ChâuTại các trường ở những nước phát triển, học sinh luôn đóng vai trò trung tâm của lớp học và mọi hoạt động khác. Phương pháp giáo dục này giúp các em biết chủ động trong học tập và tự lập trong cuộc sống ngay từ tiểu học. Ở Vi… Read More
  • Cậu mẹ mồ côi cha ước mơ làm cảnh sátEm Võ Ngọc Bảo Anh là học sinh lớp 7 tại một xã còn nghèo thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Năm vừa lên 4 tuổi, em đã chịu cảnh mồ côi cha. Vì cuộc sống khó khăn, mẹ em đành phải để em và đứa em trai ở lại sống … Read More

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật

Đối tác: