Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

Nhật Bản: Chiêm ngưỡng thiên nhiên 

nhung-mon-hoc-tre-khong-muon-bo-lo
 

Mục đích của bài học này là dạy người trẻ đánh giá các khía cạnh thẩm mỹ của môi trường bên ngoài lớp học. Trẻ em hiện đại thường bỏ qua sự phát triển kỹ năng này, ưu tiên dành thời gian trước máy vi tính và các thiết bị điện tử khác. Giống các môn học quen thuộc khác như Toán học, Địa lý, học sinh cũng được chấm điểm, thậm chí phải tham dự bài thi cuối năm khi học môn Chiêm ngưỡng thiên nhiên.

Bashkiria: Nuôi ong

nhung-mon-hoc-tre-khong-muon-bo-lo-1
 

Hơn 100 trường học ở Вashkiria có nhà nuôi ong. Ở đó, học sinh được tìm hiểu cách trông nom tổ ong, thu hoạch mật ong. Môn học này giúp các em học sự kiên nhẫn, chú tâm và tính chính xác.

Israel: An ninh mạng

nhung-mon-hoc-tre-khong-muon-bo-lo-2
 

Khi Internet ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, an ninh mạng cũng là mảng kiến thức thiết yếu. Ý thức được điều này, các trường học ở Israel giới thiệu một môn học là Lý thuyết và thực hành Chiến tranh mạng. Trong đó, trẻ em được dạy cách hành xử trong không gian mạng, cách phản hồi các bình luận trên mạng xã hội. Hơn thế, môn học còn tập trung vào các vấn đề khi trẻ lệ thuộc video game

Armenia: Múa dân tộc

nhung-mon-hoc-tre-khong-muon-bo-lo-3
 

Người Armenia tự hào về những điệu múa truyền thống của đất nước. Nền văn hóa Armenia có hơn 1.500 điệu múa bản địa, mỗi điệu múa có ý nghĩa riêng và lịch sử độc đáo. Không hài lòng khi trường học chỉ có các bài học về di sản văn hóa, từ năm 2013, chính quyền đã đưa múa dân gian thành một môn bắt buộc trong chương trình học ở trường.

Australia: Lướt sóng

nhung-mon-hoc-tre-khong-muon-bo-lo-4
 

Với danh tiếng "bậc thầy của những con sóng" làm nên tên tuổi Australia trên bản đồ thế giới, người dân đất nước này quyết định giảng dạy môn lướt sóng trong trường học. Điều này giúp đảm bảo không có người nước ngoài nào lướt sóng tốt hơn trên bãi biển của Australia. Học sinh ở Hawaii cũng được giới thiệu những bài học tương tự.

Mỹ: Phát minh khoa học 

nhung-mon-hoc-tre-khong-muon-bo-lo-5
 

Sau khi kết thúc khóa học lý thuyết khoa học, một số trẻ em ở Mỹ nhận được bài tập về nhà giống nhau: phát minh một thứ gì đó. Các em có toàn bộ năm học sau để hoàn thành, sau đó trình bày phát minh của mình trước giáo viên và bạn cùng lớp. Mỗi phát minh được thảo luận và đánh giá dựa trên sự thành công, tính phù hợp rồi mới tính điểm cuối cùng.

Phiêu Linh (theo Bright Side)

Related Posts:

  • Công bố kết quả thi của thí sinh THPT quốc gia trên mạngNgày 18/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn gửi giám đốc các đại học, học viện, hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng và giám đốc các Sở Giáo dục về việc công bố kết quả thi, điều chỉnh lịch xét tuyển đại học, … Read More
  • Việt Nam đăng cai Olympic Sinh học quốc tế lần thứ 27GS Poonpipope Kasemsap, Chủ tịch IBO nhấn mạnh, mục tiêu của kỳ Olympic năm nay là tạo điều kiện cho các thí sinh có cơ hội trở thành những tài năng thực sự về sinh học. "Tham dự Olympic, chắc chắn sẽ có những thử thách,… Read More
  • Hai trang web dạy online lớn nhất thế giới Tiêu chí Coursera Udemy Sơ lược Dự án lợi nhuận do Đại học Stanford với 33 trường đối tác khác, bao gồm IVY - 8 trường đại học tốt nhất nước Mỹ thực hiện. Chương trình lợi nhuận cho phép mọi người đều có thể dạy học. Ph… Read More
  • Học sinh Quốc tế Á Châu tinh nghịch trong bộ ảnh kỷ yếuTrường Quốc tế Á châu (Asian School), Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU), Viện Nghiên cứu châu Á (IAS) đều thuộc Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Á châu (GAIE). Thành lập năm 1999, GAIE hiện có hơn 2.200 giáo viên Việt Nam và nước ngoài … Read More
  • Chọn con đường nào để lập nghiệpEm mới thi đại học xong, điểm ở mức 20, định hướng là sẽ nộp hồ sơ vào Đại học Công nghiệp, nhưng học phí ở đó hơi cao. Bố mẹ em mức thu nhập cũng thấp tầm 5 triệu đồng/tháng, đã thế lại phải chi phí cho một đứa em đang học l… Read More

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật

Đối tác: