Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Xóa bỏ áp lực chuyện đỗ trượt, chọn con đường khác với cuộc rượt đua luyện thi đại học, năm nay các thí sinh có thêm lựa chọn để chạm tới cánh cổng đại học.

Tuyển đầu vào bằng cách phỏng vấn

Tại Việt Nam và nhiều nước châu Á, kỳ thi đại học luôn được xem là sự kiện quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Điểm thi hay tên tuổi ngôi trường thậm chí trở thành thước đo để đánh giá năng lực của mỗi thí sinh dự tuyển. Tuy nhiên, những đề thi khó nhằn sử dụng chung cho hàng trăm nghìn thí sinh trên cả nước mỗi năm đôi khi không thể kiểm tra được đúng năng lực và kỹ năng thực sự của mỗi thí sinh, cũng như không giải quyết bài toán tuyển sinh riêng cho từng ngành và chưa đủ thuyết phục khi áp dụng vào thực tế ngành học.

Một kỳ thi đại học mà các thí sinh được phỏng vấn trực tiếp hoặc qua ứng dụng trò chuyện trực tuyến bởi chính các chuyên gia trong lĩnh vực mình lựa chọn là hướng đi mới để chạm tới cánh cổng đại học. Thí sinh sẽ không có những giờ căng thẳng để giải các đề bài trong phòng thi mà gần như chẳng bao giờ dùng đến trong thực tế. Đại học trực tuyến FUNiX đi theo tiêu chí tuyển sinh này.

thi-dai-hoc-bang-cach-phong-van-voi-chuyen-gia

Thí sinh phỏng vấn với đại diện Đại học trực tuyến FUNiX và mentor (chuyên gia công nghệ thông tin).

Quy trình tuyển chọn đầu vào khác biệt tại FUNiX

FUNiX, trực thuộc hệ thống FPT Education, là trường đại học trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam ký hợp tác với FPT Software, nhận ngay sinh viên khi mới hoàn thành 3 chứng chỉ. Vừa làm, vừa học, khi tích lũy đủ 8 chứng chỉ của chương trình, sinh viên sẽ trở thành kỹ sư công nghệ thông tin, nhận bằng đại học được Bộ Giáo dục Đào tạo công nhận, có cơ hội trở thành nhân viên chính thức của các công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam.

Để tham gia ứng tuyển, các ứng viên gửi bản online đơn xin học và giới thiệu bản thân. Sau quá trình sàng lọc đơn, trường sẽ sắp xếp buổi phỏng vấn giữa các ứng viên và mentor - là chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Các mentors sẽ phỏng vấn ứng viên về nguyện vọng, dự định cá nhân và phân tích bối cảnh nghề nghiệp của mỗi người để từ đó giải đáp xem chương trình học tại trường có đáp ứng mong muốn của ứng viên hay không.

Bên cạnh những nội dung về chương trình học, buổi phỏng vấn còn như một buổi tư vấn khi ứng viên có thể chia sẻ thẳng thắn những khúc mắc và câu chuyện cuộc sống khi quyết định tham gia ứng tuyển.

Đối với học sinh hay những người “ngoại đạo” mới bắt đầu, mentors sẽ truyền cảm hứng giúp họ có thêm quyết tâm theo đuổi đam mê. Ngược lại, những cá nhân không có động lực rõ ràng, thái độ không thực sự cầu thị, chưa sẵn sàng “chinh chiến” thì mentors gợi ý lựa chọn khác phù hợp hơn, để không lãng phí thời gian của hai bên.

Sinh viên tự chọn thầy giáo

Các mentor của trường không phải là những nhà giáo mang học hàm giáo sư, tiến sĩ mà là những người đứng đầu trong các công ty, doanh nghiệp lớn. Ngoài kiến thức chuyên ngành, họ dùng kinh nghiệm thực tế của mình để truyền tải tới sinh viên.

Dù chương trình học phân thành 8 học kỳ khác nhau, mỗi mentor cũng có thế mạnh riêng nhưng họ không được phân môn, đứng lớp như cách làm ở các đại học truyền thống. Thầy giáo không chỉ lên lớp dạy hết tiết là xong, mà để được sinh viên lựa chọn, họ phải nhiệt tình trong việc trả lời và hướng dẫn học trò của mình.

Thắm Nguyễn

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật

Đối tác: