Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Đại học trực tuyến đầu tiên của Việt Nam (thuộc tập đoàn FPT) vừa thông báo tuyến sinh đợt 8 ngành Công nghệ thông tin.

Trường không tổ chức xét tuyển mà chỉ dựa trên hình thức phỏng vấn trực tiếp với thí sinh (có thể phỏng vấn qua điện thoại hoặc các phương tiện kết nối khác).

Những thí sinh thể hiện được đam mê và quyết tâm theo học hay có nhu cầu nâng cao kỹ năng công nghệ trong thời đại kỹ thuật số đều có thể trở thành sinh viên của trường.

Nhằm giảm áp lực và đánh giá đúng khả năng của từng thí sinh, thay vì tổ chức thi cử, Đại học trực tuyến FUNiX chọn cách phỏng vấn trực tiếp mỗi thí sinh khi tuyển sinh. Thay vì phải căng thẳng ngồi hàng giờ trong phòng thi, thí sinh sẽ được thoải mái trò chuyện, nói về những khả năng, kể cả nhược điểm của bản thân với các chuyên gia để được tư vấn cụ thể.

dai-hoc-truc-tuyen-funix-tuyen-sinh-dot-8-bang-phong-van

Thay vì phải trải qua các kỳ thi căng thẳng, thí sinh có thể trò chuyện vui vẻ và nhận tư vấn từ các chuyên gia cho ngành học của mình.

Để tham gia ứng tuyển, các ứng viên chỉ việc gửi đơn xin học online và CV giới thiệu bản thân. Sau quá trình sàng lọc đơn, FUNiX sẽ sắp xếp buổi phỏng vấn giữa các ứng viên và mentor - là các chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.

Các mentors sẽ phỏng vấn ứng viên về nguyện vọng, dự định cá nhân và phân tích bối cảnh nghề nghiệp của mỗi người để từ đó giải đáp xem chương trình học có đáp ứng mong muốn của ứng viên hay không.

Bên cạnh những nội dung về chương trình học, phỏng vấn trở thành buổi tư vấn khi ứng viên có thể chia sẻ thẳng thắn những khúc mắc và câu chuyện cuộc sống khi quyết định tham gia ứng tuyển. Đối với học sinh hay những người “ngoại đạo” mới bắt đầu, mentors sẽ truyền cảm hứng giúp họ có thêm quyết tâm theo đuổi đam mê. Ngược lại, những cá nhân không có động lực rõ ràng, thái độ không thực sự cầu thị, chưa sẵn sàng thì mentors sẽ gợi ý lựa chọn khác phù hợp hơn để không lãng phí thời gian của hai bên.

Đặc biệt, khi tham gia học tại FUNiX, sinh viên được học trực tiếp với các mentor là các nhà quản lý, nhà tuyển dụng lớn của các công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam như FPT Software, Công ty TNHH Công nghệ Tin học Tinh Vân; thậm chí là học với các thần đồng toán học như tiến sĩ Trần Nam Dũng (tiến sỹ toán xuất sắc của Đại học Tổng hợp Lomonosov (Nga), giải Nhì Toán quốc tế tại Paris (1983), được trao tặng nhiều bằng khen của Chủ tịch nước, Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD,…). Ông Phan Phương Đạt là một trong những cậu bé "vàng” của nền toán học Việt Nam, hai năm liên tiếp đoạt hai huy chương Olympic Toán quốc tế và được ba đời Thủ tướng tặng bằng khen...

Học trực tiếp với các nhà quản lý, nhà tuyển dụng, ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên còn học được những kinh nghiệm thực tế của các mentor. Đặc biệt, trong quá trình học, sinh viên sẽ biết được nhà tuyển dụng cần những kỹ năng gì để chủ động lên kế hoạch học tập, rèn luyện.

Trong quá trình dạy, sinh viên có thể được tuyển dụng nếu đáp ứng yêu cầu của công ty. Trước đó, đại diện Đại học trực tuyến FUNiX đã ký kết thỏa thuận với Công ty phần mềm lớn nhất Việt Nam. FPT Software sẽ cùng hợp tác xây dựng chương trình theo hệ cử nhân nhằm tạo nguồn nhân viên dự bị sau 3 học kỳ đầu tiên.

Hai bên ưu tiên thiết kế chương trình đào tạo phù hợp yêu cầu tiêu chuẩn đầu vào nhân viên dự bị, tương đương mức Lập trình viên cấp 1 (Junior Developer) của Fsoft. Sau 3 học kỳ (dự kiến 12 tháng) học tập theo chương trình này, sinh viên sẽ được trang bị đủ kiến thức và kỹ năng tối thiểu để trở thành nhân viên dự bị của Fsoft. Sinh viên sẽ tham gia vào các dự án với tư cách thực tập sinh, nhận mức lương hỗ trợ tối thiểu tương đương mức học phí trung bình tháng của 5 học kỳ còn lại trong chương trình.

Trong khoảng thời gian tối đa 8 tháng tiếp theo (2 học kỳ), sinh viên vẫn có thể tiếp tục làm nhân viên dự bị vừa thực tập vừa học online để bổ sung kiến thức. Những ai có khả năng làm việc tốt sẽ được nhận làm nhân viên chính thức.

Ngọc Anh

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật

Đối tác: