Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Khi nói đến âm cuối, mọi người cùng hiểu âm cuối là phụ âm, bao gồm phụ âm vô thanh (/p/, /t/, /k/, /f/…) và hữu thanh (/b/, /d/, /g/, /v/…).

Trong tiếng Việt, âm cuối bao gồm cả vô thanh (như /t/ trong chữ “tốt”) và hữu thanh (như /n/ trong chữ “bán”). Hầu hết người Việt Nam gặp khó khăn với âm cuối khi gặp phải những trường hợp không có trong tiếng Việt.

1. Khi phụ âm cuối “quen” kết hợp với một nguyên âm “lạ”

Nếu muốn nói mình thích dòng máy “Mac” (I like the Mac), các bạn không gặp vấn đề gì với phát âm /k/ ở cuối trong từ “Mac”, nhưng lại gặp vấn đề với âm cuối trong từ “like”. Tại sao vậy?

am-cuoi-trong-tieng-anh

Người Việt gặp khó khăn khi phát âm những âm cuối tiếng Anh không có trong tiếng Việt. 

Vì âm /k/ đứng cuối tồn tại trong tiếng Việt nếu bạn kết hợp với âm /a/ - “mác” (gần giống âm /æ/ trong từ “Mac”); nhưng nó không tồn tại khi kết hợp với âm /ai/. Người Việt mình chỉ có “lai”, chứ không có “lai-k” (like). Do đó, chúng ta thường gặp khó khăn với những kết hợp kiểu này.

Một trường hợp thú vị nữa, từ “goat” (con dê) thường được đơn giản đọc là “gốt”. Cách phát âm gần chuẩn phải là “gâu-t” (vì âm /oʊ/ phát âm gần giống “âu” trong tiếng Việt). Vậy, tại sao chúng ta không nói là “gâu-t” mà lại nói thành “gốt”? Đơn giản là cụm “âu-t” không tồn tại trong tiếng Việt.

Trường hợp này, để đảm bảo âm cuối, chúng ta “hy sinh” sự chính xác của nguyên âm để đọc cho thuận miệng. Lỗi kiểu này thường không gây khó khăn nhiều cho người bản xứ khi nghe chúng ta nói, nhưng có thể gây khó khăn cho người Việt khi nghe người bản xứ nói chuẩn “gâu-t”.

2. Những âm cuối không có trong tiếng Việt

Hầu hết người Việt sẽ phát âm từ “pull” là “pun”. Âm /l/ đứng cuối không tồn tại trong tiếng Việt dẫn tới sự “Việt hóa” bằng cách chuyển đổi âm cuối thành các âm quen thuộc. Dưới đây là một số ví dụ:

  • Âm /l/ bị biến nành /n/: pull (pun), ball (bôn), steel (xờ-tin)
  • Âm /b/ bị biến thành /p/: rob (rốp), Bob (bốp), cub (cắp)
  • Âm /d/ bị biến thành /t/: seed (sít), made (mết), feed (phít)
  • Âm /g/ bị biến thành /k/: dog (đóc), lag (lác), bag (béc)
  • Âm /s/, /z/, /ʃ/, /ʒ/ bị biến thành /t/ (hoặc biến mất: kiss (kít), rose (râu), cash (két), massage (mát-xa)
  • Âm /tʃ/, /dʒ/ bị biến thành “ch” hoặc “t”: each (ích), age (ết)
  • Âm “th” bị biến thành “t”: bath (bát), bathe (bết)

3. Cụm phụ âm đứng cuối

Đối với các cụm phụ âm phức tạp hơn, ví dụ /ks/ trong từ “six” hoặc /sps/ trong “crisps” người Việt thường đơn giản hóa bằng cách biến đổi âm hoặc không phát. Dưới đây là những cụm từ đứng cuối khiến người Việt “trẹo miệng” khi phát âm:

  • /ks/ như trong six, box; /gz/ như trong dogs
  • /ld/, /lt/như trong build, built
  • crisps /sps/; drafts /fts/; lists /sts/…

Lời khuyên cho người học tiếng Anh là luôn để ý tới các âm cuối trong tiếng Anh. Với hầu hết âm cuối, mọi người sẽ làm được nếu chịu khó để ý một chút. Khi luyện tập nói, hãy phát âm cuối thật rõ ràng, ví dụ, thay vì nói dog - hãy nói doggggg. Như vậy, trong giao tiếp thực tế, các bạn sẽ quen dần với âm cuối đó.

Một số âm cuối thực sự là “tongue twisting” cho người Việt Nam, ví dụ cụm /sps/ như trong “crisps” hay /gz/ trong “dogs”, thì ngoài việc để ý, bạn cần tập luyện. Nếu không thể làm được, sự hỗ trợ của các chuyên gia là cần thiết.

Việc nói thiếu âm cuối (hoặc không nghe được âm cuối) có thể gây hiểu nhầm như trong ví dụ dưới đây:

Nói tiếng Anh chuẩn, nghe tiếng Anh tốt đôi khi bắt đầu từ những điều rất nhỏ. Chú trọng vào âm cuối là một trong những điều rất nhỏ ấy. Hãy chống lại những “cám dỗ” của việc Việt hóa tiếng Anh một cách thành công.

Quang Nguyen, Moon ESL

Related Posts:

  • Kỳ thi tuyển quan võ dưới triều NguyễnTừ thời vua Gia Long, những người có tài võ nghệ rất được vua trọng dụng. Chính các võ tướng như Tôn Thất Hội, Nguyễn Văn Trương, Lê Văn Duyệt đã phụ tá đắc lực cho vua Gia Long đánh nam dẹp bắc, thống nhất giang sơn lập nên … Read More
  • Đoán quốc gia qua các biểu tượng Thứ bảy, 3/12/2016 | 18:52 GMT+7 Thứ bảy, 3/12/2016 | 18:52 GMT+7 Nhìn vào đặc điểm văn hóa, kinh tế, địa lý nổi bật của mỗi quốc gia, bạn có thể đoán đó là quốc gia nào. '; var parentDom = $(this).parent().get(0).tag… Read More
  • Thầy cô giáo 'lương' vài trăm nghìn đồng ở Sài GònLọt thỏm trong khu phố ở ngoại thành Sài Gòn, dãy lớp học của Trung tâm học tập cộng đồng Thạnh Lộc (quận 12) ê a tiếng đánh vần của đám trẻ giữa buổi trưa oi bức cuối năm. Thỉnh thoảng ngó các học trò lớp 1 do mình chủ nhiệm… Read More
  • Thí nghiệm tạo nhà máy điện bằng khoai tâyNguyên liệu cần có:  - 2 củ khoai tây - 4 đồng xu  - 4 vòng đệm bằng kẽm - 1 điốt phát quang Các bước thực hiện: 1. Trong thí nghiệm này, bạn có thể sử dụng cả 2 củ khoai tây hoặc chỉ một. Cắt đôi củ khoai tây. … Read More
  • Hoa khôi học giỏi của Đại học Quốc gia Hà Nội Thứ bảy, 3/12/2016 | 19:53 GMT+7 Thứ bảy, 3/12/2016 | 19:53 GMT+7 Gây ấn tượng với khuôn mặt thanh tú, nụ cười rạng rỡ, Bá Thu Huệ, sinh viên năm 2 Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội còn khiến nhiều người ngưỡng… Read More

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật

Đối tác: