Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Lee Su-jin, nữ sinh 11 tuổi đang ngồi trong khu vực phi quân sự (DMZ) rộng 4 km giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, nơi cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton từng gọi là "nơi đáng sợ nhất thế giới". Lee là một trong 25 học sinh đi xe buýt từ thị trấn gần đó đến trường tiểu học Daesungdong thuộc Taesung Freedom Village, khu định cư ở phía nam DMZ, theo Reuters ngày 25.11. 

tre-han-quoc-hoc-tieng-anh-o-noi-dang-so-nhat-the-gioi

Phụ huynh tin rằng khu vực phi quân sự thích hợp để trẻ học tiếng Anh. 

"Mọi người lo lắng cho chúng cháu, nhưng đã có các anh lính ở đây rồi, và chúng cháu cũng đã tập sơ tán. Vì vậy, cháu nghĩ không có gì đáng để lo lắng cả", cô bé lớp 4 nói với phóng viên. 

Người Hàn Quốc sống ở khu vực biên giới, nơi cách Triều Tiên chỉ vài bước chân, cảm thấy đây là cơ hội hiếm có để con học tiếng Anh từ lính Mỹ và các quan chức Liên Hợp Quốc đang giám sát thỏa thuận đình chiến mong manh từ sau chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Các buổi ngoại khóa tiếng Anh ở đây hữu ích hơn so với các cơ sở tư nhân đắt tiền, đó là lý do mẹ Lee quyết định để em theo học trường Daesungdong. 

Năm nay trường có 29 học sinh so với chỉ tiêu 30 đã thống nhất với Liên Hợp Quốc. Chỉ có 4 đứa trẻ ở khu vực này, những vị trí khác được chọn từ các vùng khác. Học sinh không phải trả phí học tập hay ăn uống.

Trường học ban đầu mở ra cho con của nông dân được phép ở lại DMZ sau chiến tranh. Năm 2008, với việc khu dân cư xung quanh bị thu hẹp, trường chào đón trẻ Hàn Quốc ngoài khu vực này. Đồng thời, lãnh đạo Liên Hợp Quốc bắt đầu gửi lính đến đây dạy tiếng Anh hai buổi mỗi tuần. 

"Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến môn tiếng Anh, họ hỏi rất nhiều về khả năng ngoại ngữ của con mình", Lee Hyun-sun, phó hiệu trưởng nhà trường nói. 

Bryan Waite, 22 tuổi, hải quân Mỹ trở thành tình nguyện viên dạy học ở đây. Anh cho biết học sinh ở trường thực hành kỹ năng nói tiếng Anh và tìm hiểu lịch sử khu vực. 

"Trẻ được tiếp xúc với tiếng Anh và hiểu được DMZ nghĩa là gì ngay từ khi còn nhỏ. Đây là kinh nghiệm độc đáo và vô cùng ý nghĩa đối với cuộc sống sau này", Waite nói. 

tre-han-quoc-hoc-tieng-anh-o-noi-dang-so-nhat-the-gioi-1

Luôn có nền hòa bình được thiết lập ở "nơi nguy hiểm nhất thế giới". 

Trái ngược với tâm trạng lạc quan trong lớp học, sự căng thẳng bao trùm lên khu vực, nơi nông dân làm việc dưới sự giám sát quân sự. Trừ khi có quân lính hộ tống, học sinh không được phép mạo hiểm ra khỏi trường, phía đối mặt với Triều Tiên và có dãy tường gạch chống đạn lạc. Giáo viên và học sinh phải rời trường trước giờ giới nghiêm mỗi ngày, rơi vào khoảng nửa đêm đến 5h sáng. 

Bất chấp rủi ro, vẫn có một nền hòa bình nào đó được thiết lập bên trong vùng đất hoang vu, theo lời phó hiệu trưởng. "Khi vượt qua ranh giới phía nam, tâm trí của tôi thực sự yên tĩnh. Tôi chưa bao giờ cảm thấy nguy hiểm", ông nói. 

Phiêu Linh

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật

Đối tác: