Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Chiều 24/11, sau phần khởi động tại nhà thể thao của Đại học Ngoại thương (Hà Nội), 150 sinh viên trong đồng phục thể thao đã dàn hàng ngang hít đất theo nhịp đếm của thầy giáo Võ Xuân Lộc. Một vài nữ sinh tỏ ra lóng ngóng, tập sai động tác khi không gập được tay, không hạ thấp người.

sinh-vien-ngoai-thuong-hit-dat-22-lan-trong-gio-the-duc

Sinh viên hưởng ứng trào lưu hít đất 22 lần. 

Thầy Võ Xuân Lộc cho biết nhằm nâng cao thể lực, gần đây thầy thường xuyên để sinh viên hít đất sau khi khởi động. Buổi đầu các em chỉ phải thực hiện 5 lần, các buổi sau nâng dần lên 10-15 lần. Khi trào lưu hít đất lan truyền rộng rãi, thầy nâng số lần hít đất lên 22, thậm chí 25 để thử thách sinh viên.

"Trào lưu hít đất 22 cái rất thú vị và bổ ích, cũng thấy nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội nên tôi cho các em thử và quay lại video. Mặc dù một số em nữ chống đẩy chưa đúng kỹ thuật, nhưng việc cố gắng thực hiện đủ động tác cho thấy các em rất nghiêm túc", thầy Lộc nói và cho hay mỗi lớp có khoảng 150 sinh viên, trong đó nữ chiếm 70-80%. 

Là giảng viên thể chất, thầy Lộc cũng hít đất 22 lần mỗi ngày và thường tìm kỹ thuật khó để thử thách bản thân. Thầy khuyên sinh viên luyện tập hàng ngày, nâng dần số lần hít đất để nâng cao thể lực thay vì chỉ tập đối phó khi có tiết thể dục. 

Thầy giáo sinh năm 1987 khẳng định, ngay cả khi trào lưu hít đất 22 lần kết thúc, thầy sẽ tiếp tục cho sinh viên tập luyện. "Có thể nhiều người nhận xét tôi ác, nhưng sinh viên rất hào hứng và không có lý do gì để từ bỏ", thầy Lộc nói. 

Nguyễn Nhung, sinh viên lớp Anh 10K52 CLC Quản trị kinh doanh, chia sẻ việc thầy Lộc cho lớp hít đất 22 lần không phải bất ngờ mà là cả quá trình tập luyện nên sinh viên không thấy quá mệt. Ngược lại, các bạn rất ủng hộ vì ai cũng cảm thấy thoải mái để bước vào giờ học chính thức.

"Thực hiện xong 22 lần chống đẩy, em thấy vui. Không khí lớp học được cải thiện và các bạn hào hứng hơn cho buổi học cầu lông tiếp theo", Mai Xuân Trường, lớp Anh 22K52 CLC Kinh tế, nói.

Trào lưu hít đất 22 lần trong 22 ngày "22 Push-up Challenge" được khởi xướng bởi tổ chức phi lợi nhuận 22Kill nhằm kêu gọi mọi người quan tâm đến hội chứng rối loạn tâm lý nặng nề sau khi tham chiến. 22 là số lượng trung bình cựu chiến binh Mỹ tự tử mỗi ngày do chấn thương tâm lý bởi ám ảnh chiến tranh.

Thử thách này xuất phát từ ý nghĩa nhân văn là kêu gọi sự quan tâm, thúc đẩy sức mạnh và động viên tinh thần cho những cựu chiến binh trên toàn thế giới. Người tham gia hít đất không nhất thiết phải làm đủ mà tùy theo tình trạng thể lực và sức khỏe có thể chọn 10-15 lần hít hay nhiều hơn.

Thanh Tâm

Related Posts:

  • Ký ức không trọn vẹn của cậu bé mồ côi mẹNhật Huy đang là học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Hưng Long, huyện Bình Chánh, TP HCM. Mất mẹ khi còn quá nhỏ, Nhật Huy không có ký ức nào về mẹ, không có những bữa ăn do mẹ nấu, cũng chưa bao giờ được bàn tay mẹ ôm ấp vỗ về k… Read More
  • Lòng nhân hậu của cô học trò nghèoHồng Nhung năm nay 7 tuổi, đang học lớp 2 tại trường Tiểu học Vàm Sát, huyện Cần Giờ, TP HCM. Nhà em có 4 người gồm ba, mẹ, chị gái và em sinh sống trong một xóm lao động nghèo của xã Lý Nhơn. Mẹ em làm thợ may gia công ở gầ… Read More
  • Ngày khai giảng đầu tiên của bé lớp 1 Thứ hai, 5/9/2016 | 11:41 GMT+7 Thứ hai, 5/9/2016 | 11:41 GMT+7 Thức dậy sớm hơn mọi ngày, Bảo Uyên được mẹ tết tóc, mặc váy rồi được bố chở đến lớp khai giảng năm học mới. 5h30 sáng 5/9, bé Trần Phan Bảo Uyên (6 tuổi,… Read More
  • Chăm chỉ học tốt để lo cho mẹQuận Tân Bình, TP HCM xưa nay nổi tiếng có nhiều con đường buôn bán sầm uất và tấp nập. Do vị trí khá thuận tiện đi vào trung tâm Sài Gòn, giá sinh hoạt có phần tương đối ổn định, nên Tân Bình là mô… Read More
  • Mong em có tương lai tươi sángEm Phạm Minh Toàn ở khu dân cư 100 căn thuộc xóm nghèo ở ấp Lý Hòa Hiệp, xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, TP HCM nên có hoàn cảnh rất khó khăn. Ba của em không có nghề nghiệp ổn định, ai thuê gì cũng làm, công việc nặng nhọc thế nà… Read More

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật

Đối tác: