Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Thứ sáu, 1/4/2016 | 13:03 GMT+7

Thứ sáu, 1/4/2016 | 13:03 GMT+7

Phân hiệu hai của trường Tiểu học Xuân Giang (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đặt tại đảo Hồng Lam hiện chỉ có 3 lớp với 9 học sinh.

Thôn Hồng Lam thuộc xã Xuân Giang (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) thường được gọi là ốc đảo vì tách biệt với bên ngoài bởi dòng sông Lam. Bao bọc xung quanh là sông nước mênh mông, phương tiện duy nhất để đi vào đây là những con đò đơn sơ. Hiện thôn có khoảng 200 hộ dân, nhưng chủ yếu là trung niên và người già.

Để phục vụ nhu cầu học tập của con em thôn Hồng Lam, huyện Nghi Xuân đã xây hai điểm trường Mầm non và Tiểu học Xuân Giang.

Phân hiệu hai của trường Tiểu học Xuân Giang được xây dựng cách đây hơn 10 năm với 8 phòng học, một dãy nhà chức năng. Trước kia, mỗi năm còn có khoảng 15 học sinh theo học, qua thời gian thì thưa thớt dần, hiện tại chỉ còn 9 em theo học 3 khối lớp 1, 2 và 4. Nhà trường vẫn bố trí 4 giáo viên (trong đó có một Hiệu phó), hàng ngày vượt sông đến trường. Thỉnh thoảng các em nghỉ học, hoặc sang điểm trường chính để học thêm, nên cả ngôi trường chỉ có 3 học sinh và một cô giáo.

Những học sinh theo học tại phân hiệu hai đa số là con của những gia đình khó khăn trong thôn, bố mẹ đi làm ăn xa không có điều kiện đưa đón qua sông nên đành phải ở lại. "Cũng bởi nghèo khổ, sông nước cách biệt nên thanh niên khi lớn lên thường đi vào nam lập nghiệp rồi gửi con cái về cho ông bà trông coi. Vì thế trong làng ít khi có đám cưới, khoảng 3-4 năm mới có một gia đình báo hỉ, làm vài mâm cơm mời bà con chung vui liên hoan", ông Lý, trú thôn Hồng Lam nói.

Các phòng học ở phân hiệu hai trường Tiểu học Xuân Giang nhiều năm qua luôn được đóng kín.

Một số phòng nước mưa ngấm vào nên đã bị rêu bám phủ.

Vì mỗi lớp có 3 học sinh nên bàn ghế được bố trí đơn sơ, cô giáo cũng sắp xếp chỗ ngồi của mình ngay cạnh các em để tiện dạy dỗ.

Hàng ngày đều đặn từ thứ hai đến thứ sáu, các nữ giáo viên phải di chuyển nhiều km, sau đó vượt sông để vào ốc đảo dạy học. Cô Trần Thị Kim Hoa (giáo viên lớp 4) tâm sự tuy vất vả, nhưng muốn đem kiến thức truyền đạt cho học trò, để sau này các em lớn lên thoát khỏi cảnh nghèo đói.

Khi vượt sông để vào điểm trường, mỗi cô giáo thường chuẩn bị một đôi ủng và một đôi dép. Ủng thường được dùng để đi trên thuyền, khi tới trường thì tháo ra đi dép, bên cạnh đó không thể thiếu áo phao... để đề phòng bất trắc. "Từ ngày vào công tác ở đây, có hai lần đi thuyền sóng to gió lớn, tôi chới với suýt gặp nạn", cô Hoàng Thị Thủy (giáo viên lớp 2) nói.

Một số phụ huynh tâm sự, đôi khi thấy trường học thưa thớt mỗi lớp chỉ vài học sinh cũng thấy buồn và thương các cô giáo, nhưng cũng vì hoàn cảnh, điều kiện nên không thể làm khác. Nhiều người nhìn xa xăm mong mỏi nếu như có một cây cầu bắc qua dòng sông Lam nối đất liền thì chắc làng sẽ bớt đìu hiu hơn, ngôi trường sẽ nhiều bóng trẻ thơ.

Khoảng 10h30, khi tan trường, học sinh cùng cô giáo mang cặp sách ra về. Vì trường thưa bóng người, không gian vui chơi hầu như hạn hẹp. Những ánh mắt thèm muốn được vui chơi với nhiều bạn bè cùng trang lứa bị ngăn cách bởi hoàn cảnh nghèo khó, sông nước cách trở.

Đức Hùng

Ngày 31/3, Dailymail  Watoday đưa tin, cô Jane Pisan - giáo viên Trường trung học phổ thông Northam ở Asutralia đã bị chấn thương khi cùng nhóm học sinh đến dự diễn đàn giới trẻ tại Trung tâm giải trí Northam.

co-giao-duoc-den-bu-hon-200000-dola-vi-bi-nga-ghe

Trung tâm giải trí Northam - nơi cô giáo Jane Pisan gặp tai nạn. Ảnh: Watoday

Cách đây 3 năm, khi đang ngồi dự diễn đàn thì chiếc ghế của Pisan đột nhiên gãy khiến cô ngã mạnh xuống dưới sàn nhà dẫn đến việc đầu gối bị thương nặng.

Ngay sau sự cố, cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra và phát hiện ghế cô giáo ngồi có vấn đề. Chiếc ghế gây tai nạn có tên Martin hiệu Ikea, là một trong 270 ghế được mua bởi nhà quản lý trung tâm giải trí Northam, với mức giá 35 đôla mỗi chiếc. Thiết kế ghế bị lỗi khi sử dụng trên sàn trơn bóng.

Thẩm phán Philip McCann thuộc Tòa án quận Tây Australia nhận định tai nạn hoàn toàn có thể dự đoán trước và tránh được vì đó là chiếc ghế Martin thứ 12 bị gãy tại trung tâm giải trí khi chúng được mua từ năm 2011.

Thẩm phán McCann phát quyết chính quyền Northam phải bồi thường cô Pisan số tiền tương ứng là 218.000 đôla vì thương tích mà cô gặp phải.

Chinh Phạm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh hoàn thành chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi phải có hạnh kiểm xếp loại trung bình trở lên, học lực không bị xếp loại kém. Thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT, nhưng phải đã tốt nghiệp THCS.

Trường hợp không đủ điều kiện dự thi năm trước do xếp loại học lực kém, phải đăng ký và dự đăng ký kiểm tra cuối năm học tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc đăng ký dự thi và đạt kết quả đủ điều kiện về học lực theo quy định.

Thí sinh không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12 phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú.

Thời hạn đăng ký dự thi

Từ 1/4 đến 30/4, thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ tại các điểm đăng ký dự thi thi. Sau thời hạn này, thí sinh không được thay đổi cụm thi, thông tin cụm thi đã đăng ký. Vì vậy, thí sinh cần đọc kỹ hướng dẫn chi tiết trên hồ sơ, điều nào chưa rõ nên hỏi cán bộ tiếp nhận hồ sơ để biết cụ thể.

Từ 1/4 đến 30/5, các đơn vị đăng ký dự thi thu phiếu đăng ký công nhận tốt nghiệp THPT và hồ sơ xét công nhận tốt nghiệp THPT kèm theo. Các Sở Giáo dục thực hiện xét công nhận tốt nghiệp THTP chậm nhất ngày 25/7, trả chứng nhận tốt nghiệp tạm thời chậm nhất 27/7.

Hồ sơ gồm những gì?

Khi nộp, thí sinh mang theo túi hồ sơ theo mẫu của Bộ Giáo dục gồm 2 phiếu đăng ký dự thi ghi đầy đủ thông tin theo hướng dẫn, bản photocopy 2 mặt chứng minh thư (CMT) trên một mặt giấy A4, hai ảnh 4x6 và phong bì ghi rõ họ tên, địa chỉ nhận của thí sinh.

Khi làm thủ tục dự thi, thí sinh phải có chứng minh nhân dân. Các Sở Giáo dục, trường phổ thông hướng dẫn để học sinh có CMT trước khi nộp phiếu đăng ký dự thi. Thí sinh nào đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng theo hình thức trực tuyến phải ghi rỗ số điện thoại, email.

Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên. Sở Giáo dục có thể lập thêm các điểm tiếp nhận đăng ký dự thi cho thí sinh tự do. Bộ Giáo dục bố trí một đơn vị đăng ký dự thi ở phía Nam tại Cơ quan đại diện Bộ tại TP HCM (chỉ nhận hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh tự do để xét tuyển đại học, cao đẳng).

Theo lịch, kỳ thi THPT quốc gia năm nay sẽ kéo dài trong bốn ngày, từ 1/7 đến 4/7 và việc chấm thi sẽ hoàn thành vào 20/7. Sáng 30/6, thí sinh tập trung tại địa điểm thi để lại thủ tục dự thi, nhận thẻ dự thi và chỉnh sửa sai sót nếu có.

Năm 2016, theo quy định của Bộ Giáo dục mỗi tỉnh thành sẽ có ít nhất một cụm thi. Thí sinh dự thi vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển đại học, cao đẳng sẽ dự thi tại cụm thi do trường đại học chủ trì. Thí sinh nào thi chỉ để xét tốt nghiệp sẽ thi tại cụm do Sở Giáo dục chu trì hoặc cụm thi do trường đại học chủ trì.

Phương Hòa

5-loi-sai-pho-bien-khi-viet-cau-so-sanh

Nhầm lẫn câu so sánh hơn và so sánh nhất

Nguyên tắc: Dùng so sánh hơn giữa hai người, vật thể hay sự việc; so sánh nhất khi có ba chủ thể trở lên. Ví dụ:

- Marvin is wiser than Tom, but Tom is kinder. (Marvin thông minh hơn Tom, nhưng Tom lại tốt bụng hơn)

- Solomon was the wisest man of all. (Solomon là người thông thái nhất)

Sử dụng so sánh hai lần trong một câu

Nguyên tắc: Để viết một câu so sánh hơn hoặc so sánh nhất, bạn chỉ áp dụng một trong hai hai kiểu cấu trúc: thêm hậu tố "er/est" cho trạng từ, tính từ ngắn hoặc thêm từ "more/most" trước trạng từ, tính từ dài. Tuy nhiên, nhiều người lồng cả hai cấu trúc này vào một câu, chẳng hạn:

- Sai: That was my most happiest moment.

- Đúng: That was my happiest moment. (Đó là khoảnh khắc hạnh phúc nhất của tôi)

So sánh khập khiễng

Nguyên tắc: so sánh hai chủ thể cùng loại. Ví dụ:

- Sai: This coffee is better than the shop on Main Street.

- Đúng: This coffee is better than the coffee in the shop on 43 Street. (Cà phê ở đây ngon hơn cà phê ở quán trên đường 43)

5-loi-sai-pho-bien-khi-viet-cau-so-sanh-1

Thiếu "other", "else"

Nguyên tắc: Khi so sánh một cá thể, sự việc với phần còn lại của một tập thể, nhóm, cần sử dụng "other", "else" để thể hiện điều này. Ví dụ:

- Sai: Greg was more trustworthy than any student in class.

- Đúng: Greg was more trustworthy than any other student in class. (Greg đáng tin hơn bất kỳ học sinh nào trong lớp)

Nhầm lẫn giữa "less" và "fewer"

Nguyên tắc: Hai từ trên đều có nghĩa "ít hơn". Tuy nhiên, "less" dùng cho danh từ không đếm được, "fewer" dùng cho danh từ đếm được. Ví dụ:

- Aunt Martha has less patience than uncle Henry. (Cô Martha ít kiên nhẫn hơn chú Henry  - "patience" là danh từ không đếm được)

- Aunt Martha has fewer jokes than uncle Henry. (Cô Martha có ít truyện cười hơn chú Henry)

Y Vân

Trung tâm Anh ngữ AMA cung cấp các khóa học tiếng Anh cho trẻ em, người đi làm, ôn thi TOEFL, TOEIC, IELTS cam kết đầu  ra với phương pháp Học chủ động (Active Learning) một kèm một với giáo viên bản ngữ. Xem thêm tại đây.

Clever Education Canada sẽ tổ chức buổi giới thiệu thông tin và phỏng vấn chương trình học tập - làm việc và định cư tại Canada. Chương trình nhằm giúp các gia đình nhập cư vào Canada nhanh và dễ hơn với chi phí thấp.

Buổi phỏng vấn được tổ chức tại Hà Nội từ 15h-18h ngày 2/4, tại khách sạn Melia. Do số lượng việc làm có hạn, Clever Education Canada chỉ nhận những hồ sơ đủ điều kiện tham gia.

polyad

Đăng ký tham gia phỏng vấn tại đây. Phụ huynh và học sinh ở Sài Gòn, có thể gọi số 090 193 9654 để đặt hẹn.

Để được phỏng vấn tuyển chọn, ứng viên phải là người đang đi học hoặc đã tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên; có khả năng tài chính trang trải trong thời gian đi học (từ 10 tháng đến 2 năm tùy ngành nghề, chi phí từ 50.000 USD mỗi năm); trình độ tiếng Anh tương đương từ 5.0 điểm IELTS trở lên, nếu chưa đạt, bạn phải học thêm một khóa tiếng Anh.

Những học viên trúng tuyển, sau khi tham gia chương trình học ngắn hạn tại Canada theo các ngành như Kỹ thuật dược, Hành chính nhân sự, Nhân viên trợ giúp y tế… sẽ được bố trí công việc toàn thời gian với mức lương khởi điểm từ 35.000 CAD mỗi năm (tương đương 595 triệu đồng). Sau 6 tháng làm việc, cả gia đình bạn đủ điều kiện nộp hồ sơ xin thẻ xanh (PR) định cư Canada.

polyad

Sau khi học xong, du học sinh sẽ được sắp xếp làm việc trong các công ty sẵn sàng bảo lãnh cho lao động để bạn có thể nhập cư Canada nhanh hơn.

Theo chính sách di trú của Canada, có nhiều cách để xin thẻ xanh. Tuy nhiên, đối với du học sinh sau khi tốt nghiệp cần phải đạt điểm số theo quy định của các chương trình di trú mới được gửi thư mời định cư.

Ví dụ, một du học sinh sau khi tốt nghiệp Cao đẳng ở Canada và làm việc 3 năm, thì chỉ được tính khoảng 411 điểm. Tuy nhiên trên thực tế rất ít hồ sơ được tính điểm tối đa này, trong khi để nhận thư mời định cư của EE phải đạt từ 450 điểm trở lên.

Do vậy, chỉ với bằng cao đẳng nếu muốn định cư ở nước này bạn phải có thêm bảo lãnh từ công ty hay nhận được chỉ định theo chương trình tỉnh bang. Nhưng sinh viên sẽ gặp khó khăn trong việc xin bảo lãnh hay thư chỉ định.

polyad

Để được hỗ trợ tư vấn du học và định cư tại Canada bạn có thể liên hệ Clever Education Việt Nam tại 37 Tôn Đức Thắng, phòng 5.08, lầu 5 (Saigon Trade Center), Phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM. Hotline: 090 193 9654.

Nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn này, ngoài việc đảm bảo việc làm, Clever Education Canada còn tìm nhà tuyển dụng sẵn sàng bảo lãnh lao động hoặc xin thư chỉ định từ tỉnh bang tại Canada giúp ứng viên.

Cụ thể, hồ sơ của bạn sẽ được đại diện bởi chuyên viên tư vấn di trú - là thành viên của Hội đồng Tư vấn Di trú Canada (ICCRC). Đây là cơ quan quản lý quốc gia thuộc chính phủ Canada, theo Đạo luật di trú và Bảo vệ người tị nạn (IRPA). Do vậy, bạn sẽ được luật pháp Canada bảo vệ.

Định cư Canada bạn sẽ mang có cơ hội học tập và thụ hưởng những dịch vụ y tế miễn phí, cũng như nhiều phúc lợi xã hội khác.

N.Loan

Sự việc hơn 20 học sinh 5-10 tuổi tại trường tiểu học bán trú La Pan Tẩn (Lào Cai) bị bảo vệ nhiều lần lạm dụng tình dục, có em bị suốt 3 năm, gây bức xúc dư luận. Trong khi cậu bé dưới 14 tuổi người Mỹ đã tìm đến cảnh sát tố cáo Minh Béo lạm dụng tình dục với mình thì vụ việc ở Lào Cai khiến nhiều người phải đặt câu hỏi: Vì sao trẻ em Việt Nam lại nhát tố cáo những hành vi này?

Ths. Lã Linh Nga, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý giáo dục cho biết, rất đông khách hàng của bà gồm cả học sinh (đặc biệt là các em cấp 2), sinh viên và người đi làm đều từng bị lạm dụng, xâm hại tình dục nhưng không chia sẻ với ai. Những trường hợp này chỉ khi có biểu hiện rất bất thường như rạch tay, tự sát, gia đình mới phát hiện có vấn đề. Tuy nhiên, phải đến khi gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý trao đổi nhiều lần, họ mới giãi bày tâm sự.

Theo bà Nga, việc bị lạm dụng, xâm hại tình dục gây ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý, sự hình thành nhân cách của trẻ. Rất nhiều trường hợp bị ám ảnh, sợ hãi dẫn đến hành vi gây hại cho bản thân như tự sát. Có trường hợp lại trở nên bất cần và trở thành nạn nhân của các tệ nạn xã hội. 2 trẻ trai (13 và 15 tuổi) bán dâm Hà Nội được đưa đến chỗ bà Nga để giúp đỡ là ví dụ điển hình. Các em này ban đầu bị những gã trai lớn dụ dỗ rồi xâm hại tình dục. Sau nhiều lần bị ép buộc gây tổn thương tâm lý, các em trở nên trơ cứng về cảm xúc, sống bất cần, hoang dã rồi bắt đầu hành nghề mại dâm.

vi-sao-hoc-sinh-viet-nam-khong-dam-to-xam-hai-tinh-duc

Ths. Lã Linh Nga, Phó giám đốc trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý giáo dục. 

"Trường hợp gần đây nhất tôi làm việc là một bé gái bị lạm dụng tình dục rồi ám ảnh, mơ ác mộng suốt 2-3 năm. Em này sau đó thay đổi hoàn toàn, từ một học sinh vui vẻ với bạn bè trở nên trầm lắng, rạch tay, cắt tóc, mặc quần áo như con trai. Các bộ phim em xem cũng chỉ liên quan đến nội dung bạo lực, tự sát, chán nản…", Ths. Nga kể và cho biết phải mất rất nhiều ngày trò chuyện, nữ sinh mới nói rõ nguyên nhân thay đổi của mình là bị lạm dụng tình dục.

Theo Ths. Lã Linh Nga, lý do trẻ em Việt Nam hiếm khi tố cáo hành vi xâm hại tình dục đến từ nhiều phía: bản thân, sự giáo dục của gia đình, nhà trường. Vấn đề trinh tiết vốn được coi trọng đã trở thành "rào cản" khiến học sinh, nhất là em gái không dám nói việc mình bị xâm hại tình dục.

Thực ra, không chỉ Việt Nam, các nước phương Tây động đến vấn đề bị lạm dụng, xâm hại tình dục thường mọi người cảm thấy xấu hổ, sợ hãi. Người ta có xu hướng tự trách tội mình nhiều hơn là nghĩ đến lý do khách quan. Trong trạng thái mặc cảm về tâm lý, nghĩ mình là kẻ không sạch sẽ, là đồ bỏ đi, sợ bị mọi người dị nghị, phán xét…, trẻ sẽ chọn phương án im lặng, tự chịu đựng. 

Nguyên nhân đến từ gia đình, theo bà Linh Nga, là sự thiếu quan tâm tới con cái của bố mẹ. Bà dẫn chứng hầu hết trường hợp phát hiện trẻ bị xâm hại tình dục là khi em đó có biểu hiện rất bất thường, thậm chí tự sát. "Bố mẹ thường chỉ quan tâm đến vấn đề học tập của con, nếu thấy con vẫn đến trường bình thường thì càng không để ý. Khi phụ huynh chỉ quan tâm hỏi han hôm nay con học thế nào, trẻ càng không có cách để mở lòng chia sẻ việc mình bị lạm dụng, xâm hại tình dục", bà Nga phân tích.

Việc bố mẹ ít trao đổi những vấn đề liên quan đến kiến thức giới tính, tình dục với trẻ hoặc nói theo cách cấm đoán, đặc biệt hầu hết phụ huynh không đề cập chuyện nếu bị lạm dụng, xâm hại tình dục thì phải làm thế nào… cũng khiến trẻ không có sự chuẩn bị trước và không biết xử lý ra sao khi sự việc xảy ra.

Sự giáo dục của nhà trường với vấn đề giới tính hiện nay, theo Ths Nga, đã bắt đầu được chú trọng nhưng vẫn làm chưa tới. Những khách hàng học sinh bị lạm dụng tình dục của bà đều cho biết, các em chủ yếu được học về sinh lý học giải phẫu, biết làm thế nào để tránh bị xâm hại tình dục. Tuy nhiên, việc xử trí ra sao khi sự việc thực sự xảy ra lại chưa được đề cập. Sách giáo dục giới tính của Việt Nam cũng bị khuyết nội dung này.

"Các trường học phương Tây luôn có chuyên gia tâm lý để học sinh tìm đến tâm sự vấn đề của mình. Khi đã quen với việc được sẻ chia, lúc gặp tình huống xấu, trẻ sẽ biết cách tìm sự trợ giúp. Ở Việt Nam, bình thường có chuyện nọ chuyện kia, học sinh chẳng biết tâm sự với ai, cùng lắm là than vãn với bạn. Do đó, khi gặp chuyện lớn các em càng không có thói quen tìm đến sự trợ giúp", chuyên gia tâm lý giáo dục phân tích.

Thạc sĩ tốt nghiệp chuyên ngành tâm lý học lâm sàng, Đại học Toulouse Le Mirail (Pháp) lý giải thêm, việc trẻ em phương Tây dám tố cáo hành vi lạm dụng, xâm hại tình dục hơn trẻ Việt Nam vì từ 3 tuổi đã được giáo dục và khuyến khích bảo vệ quyền của mình. Bố mẹ và nhà trường phương Tây có tâm thế để đứa trẻ biết chúng có những quyền và luôn được tôn trọng ý kiến. Các em được giáo dục sớm về luật pháp, để biết hành vi của ai đó với mình có phạm luật không. "Khi trẻ hiểu biết về quyền của bản thân và có ý thức đấu tranh bảo vệ quyền đó, lúc bị xâm hại trẻ sẽ biết phải làm gì để đòi lại quyền của mình", chuyên gia tâm lý Linh Nga chia sẻ.

Cho rằng việc bị lạm dụng, xâm hại tình dục trong học đường là vấn đề đáng báo động hiện nay, Ths Lã Linh Nga nhấn mạnh, cần giáo dục sớm kiến thức giới tính một cách toàn diện cho trẻ. Cả gia đình và nhà trường phải dạy cho học sinh biết, trong cuộc sống có rất nhiều tình huống xấu có thể xảy ra, ngoài việc phòng tránh, cần phải xử lý ra sao nếu nó thực sự đến.

vi-sao-hoc-sinh-viet-nam-khong-dam-to-xam-hai-tinh-duc-1

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội.

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội đồng quan điểm cho rằng, người lớn nên bỏ qua những ái ngại trước đây khi nói về tình dục, giới tính để dạy cho học sinh cách xử trí tình huống bị lạm dụng, xâm hại tình dục.

"Các em nữ thường bị xâm hại tình dục trong học đường nhiều hơn. Những em này, xét về tâm lý giới thường e dè, kín đáo, nhìn nhận việc bị lạm dụng tình dục là vô cùng ghê gớm, ảnh hưởng đến cả cuộc đời. Bởi sự xấu hổ, nỗi sợ hãi đó, các em hiếm khi phơi bày chuyện của mình, thậm chí với cả bố mẹ. Do đó, gia đình, nhà trường ngoài việc trang bị kỹ năng để trẻ biết tự bảo vệ bản thân, giao tiếp với người lạ và biết ứng xử khi gặp tình huống xấu, cần phải tạo được cảm giác gần gũi, tin tưởng để trẻ sẵn sàng mở lòng sẻ chia", ông Lâm nói. 

Quỳnh Trang

Sáng kiến của đội Handication (Đại học FPT) được Ban tổ chức cuộc thi Smart City Hackathon Bình Dương 2016 đánh giá tích cực và nhận giải thưởng dành cho đội xuất sắc nhất sử dụng nền tảng IBM Bluemix để phát triển ứng dụng này.

Nhóm trưởng Trương Công Thái cho biết, khi nhìn thấy thiết bị đeo tay nhận biết xung cơ mang tên MYO Armband, anh và cộng sự đã nghĩ đến việc thiết kế một sản phẩm thông minh hiểu ngôn ngữ của cánh tay, giúp những người khuyết tật giao tiếp dễ dàng hơn.

Theo quy định của cuộc thi, trong vòng 24 tiếng, các đội sẽ xây dựng một sản phẩm thông minh giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thuộc lĩnh vực giao thông, giáo dục, xã hội - sức khỏe, an toàn công cộng, môi trường, năng lượng - tài nguyên nước. Sau khi lựa chọn chủ đề, mỗi đội chọn một nền tảng cloud (đám mây) để lên ý tưởng. Ban tổ chức cung cấp cloud BlueMix của tập đoàn công nghệ máy tính IBM và ưu tiên cho những thí sinh sử dụng cloud này.

Với thời gian gấp rút, cả nhóm của Thái chỉ kịp nghiên cứu những động tác cơ bản của thiết bị, tương tác với các câu đơn giản như “tôi thích bạn”, “tôi thích hoa”... Để thuyết phục ban giám khảo, cả nhóm cố gắng demo một cách tốt nhất cả về kỹ thuật và ý tưởng.

sinh-vien-viet-nhan-giai-thuong-khoi-nghiep-24000-usd-moi-nam

Các sinh viên Đại học FPT nhận  giải thưởng từ Phó chủ tịch IBM khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Nhóm cũng gặp nhiều khó khăn khi xây dựng ứng dụng trên hệ điều hành Android, bởi hệ điều hành phổ biến đang được sử dụng cho những thiết bị tương tự là Window và iOS.

Mặc dù vậy, ý tưởng này sau đó đã thuyết phục các vị giám khảo khó tính bằng một ứng dụng hiểu cử động cánh tay và hiển thị trên điện thoại thông minh. Nhiều chuyên gia đánh giá, dự án này có tính thiết thực cao, áp dụng công nghệ mới. Các thành viên của nhóm là những người đầu tiên trên thế giới sở hữu thiết bị nhận biết xung cơ. Ban tổ chức đồng ý tài trợ 24.000 USD mỗi năm (2.000 USD mỗi tháng) để đội Handication thực hiện dự án khởi nghiệp của mình.

“Nhóm xử lý nhiễu, chuẩn hóa dữ liệu đầu vào để ai cũng có thể sử dụng sản phẩm này. Điều thành công nhất trong cuộc thi là chúng tôi đã tạo ấn tượng với một tập đoàn công nghệ lớn”, nhóm trưởng Trương Công Thái chia sẻ. Trước mắt, nhóm sẽ hoàn thiện ứng dụng, sau đó tìm nhà đầu tư thích hợp để phát triển chương trình này.

Sản phẩm của nhóm Handication được trưng bày trong triển lãm Thành phố thông minh tại Bình Dương thu hút nhiều doanh nghiệp quan tâm. Có doanh nghiệp đề nghị Handication xây dựng thêm một ứng dụng mới cho Myo Armband để hỗ trợ thiết bị thực tế ảo.

"Dự án tiềm năng và ý nghĩa, nó giúp người khuyết tật có thể giao tiếp tốt hơn, Tuy nhiên, nhóm gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai vì mức giá của các thiết bị này rất cao. Tôi sẽ khuyến khích các bạn trẻ khởi nghiệp bằng cách hỗ trợ cho dự án này”, ông Lưu Danh Anh Vũ, Giám đốc quan hệ khách hàng IBM Việt Nam (Senior Client Mananager) nói.

Đây là giải thưởng nằm trong khuôn khổ cuộc thi Smart City Hackathon Bình Dương 2016, diễn ra từ ngày 26-27/3 tại Trung tâm Hội nghị Bình Dương (thành phố mới Bình Dương).

Chương trình được tổ chức bởi Lãnh sự quán Hà Lan tại TP HCM, tỉnh Bình Dương cùng các tập đoàn lớn như IBM, Becamex... Thành phần ban giám khảo gồm đại diện Sở Khoa học công nghệ Bình Dương, Sở Thông tin và truyền thông và đại diện của một số doanh nghiệp.

N.Loan

Những ca khúc tiếng Anh vừa giúp bạn được tận hưởng âm nhạc, vừa học nghe và tìm hiểu các từ vựng. Tuy nhiên, đây không phải là một nguồn học ngữ pháp thực sự đáng tin vì phần lời thường được viết mang tính ngẫu hứng và có thể bị biến tấu đi để khớp với nhạc. Dưới đây là ví dụ về lỗi ngữ pháp cơ bản trong năm bài hát nổi tiếng thế giới của "nhạc US-UK".

bat-loi-ngu-phap-5-bai-hat-noi-tieng-the-gioi

Hound dog - Elvis

Ca khúc này có câu "When they said you was high class, well that was just a lie…" (Khi họ nói rằng em đến từ giới thượng lưu, đó chỉ là lời nói dối). Lỗi ngữ pháp dễ nhận thấy ở đây là động từ "was" cần được thay bằng "were" để hòa hợp với chủ ngữ "you".

Nghe và xem lời bài hát "Hound dog" tại đây.

What goes around…comes around - Justin Timberlake

Dường như giai điệu chứ không phải ngữ pháp mới là yếu tố được quan tâm nhiều trong các bài hát. "What goes around…comes around" có câu "When you cheated, girl, my heart bleeded, girl." (Này em, khi em lừa dối anh, trái tim anh rỉ máu). Động từ "bleed" chuyển về dạng quá khứ phải là "bled" chứ không phải "bleeded" như lời ca khúc.

Nghe và xem lời bài hát "What goes around…comes around" tại đây.

bat-loi-ngu-phap-5-bai-hat-noi-tieng-the-gioi-1

Somebody that I used to know - Gotye

Tiêu đề ca khúc này, cũng như một câu hát được lặp đi lặp lại trong bài "Now you are just somebody that I used to know" (Bây giờ anh chỉ là một người tôi từng biết) là câu mệnh đề quan hệ. Tuy nhiên, "that" cần được thay thế bởi đại từ "who" mới đúng ngữ pháp.

Nghe và xem lời bài hát "Somebody that I used to know" tại đây.

Chasing cars - Snow Patrol

Bài hát này sử dụng lẫn lộn hai động từ "lay" và "lie" trong câu "If I lay, if I just lay here / Would you lie with me, and just forget the world?" (Nếu tôi nằm xuống, tôi sẽ chỉ nằm ở đây. Em có cùng tôi và quên đi thế giới?"). Nhẽ ra, hai động từ "lay" ở câu đầu cần được đổi sang "lie".

"Lay" - "lie" là cặp từ khiến nhiều người nhầm lẫn. "Lay" nghĩa là "put something down" - đặt, trải thứ gì xuống còn "lie" có nghĩa "to be in or put yourself into a flat position" - nằm xuống. "Lay" là ngoại động từ, luôn có tân ngữ đi kem, còn "lie" là nội động từ, không có tân ngữ đi kèm. Dạng quá khứ đơn, quá khứ phân từ của "lay" là "laid", còn của "lie" lần lượt là "lay""lain".

Nghe và xem lời bài hát "Chasing cars" tại đây.

Ain’t no sunshine - Bill Withers

Ca khúc này sai ngữ pháp ngay từ tiêu đề khi tác giả sử dụng cách diễn đạt phủ định kép.

Nghe và xem lời bài hát "Ain’t no sunshine" tại đây.

Y Vân (theo Metro)

Thứ sáu, 1/4/2016 | 01:00 GMT+7

Thứ sáu, 1/4/2016 | 01:00 GMT+7

Là một trong ba trường lớn ở Hà Nội dành cho người Việt thời Pháp thuộc, dấu ấn gần 100 năm chưa hề phai mờ ở trường THPT Phan Đình Phùng.

Trường THPT Phan Đình Phùng ngày nay vốn là trường nam sư phạm (École Normale d'instituteur) đào tạo giáo viên tiểu học thời Pháp thuộc. Đến năm 1923, trường đổi thành Cao đẳng tiểu học Đông Dương (École Primaire Superieur Indochinoise gọi tắt là E.P.S.I) mang tên Đỗ Hữu Vị (phi công đầu tiên ở Đông Dương). Ảnh: Tư liệu

Trường THPT Phan Đình Phùng được thành lập ngày 10/3/1973, sau đó sát nhập với trường THPT Hoàng Diệu vào năm 1996 để trở thành trường THPT Phan Đình Phùng như ngày nay. Trong ảnh là tượng Ngự sử Phan Đình Phùng được đặt trang trọng trước dãy nhà trung tâm.

Trường nằm trên khuôn viên rộng 27.600 m2 có mặt trông ra phố Cửa Bắc dài 230 m và hai mặt trông ra phố Phan Đình Phùng, phố Quán Thánh dài 120 m.

Dãy nhà trung tâm được xây dựng vào năm 1917. Hình thức kiến trúc này giống với kiểu kiến trúc dãy nhà học xây những năm 1920 ở trường Bưởi (Chu Văn An).

Mặt bằng các tầng bố trí như nhau, bao gồm cầu thang chính ở giữa, mỗi bên bốn lớp học, hồi phải có thang phụ. Hành lang tầng 1 được mở rộng ra sân trường, cuốn vòm, trang trí khá cầu kỳ. Hành lang các tầng 2 và 3 có cửa sổ hai lớp…

Hình thức trang trí mặt đứng tương đối phong phú, gồm vữa đắp kết hợp với gạch trần phía trên cửa sổ tầng 3. 

Khối nhà văn phòng của trường xưa được bố trí trong một biệt thự hai tầng quay ra phố Phan Đình Phùng. Đây thực chất là nhà làm việc kiểu hành lang giữa xây dựng theo phong cách biệt thự địa phương Pháp. Ngày nay, nó trở thành thư viện và phòng truyền thống của trường.

Trường Phan Đình Phùng xưa xây dựng theo kiểu phân tán trong một khuôn viên cây xanh rất rộng. Tuy nhiên khuôn viên nhà trường ngày nay đã bị thu hẹp (chỉ còn hơn 11.000 m2), lại có nhiều nhà học mới xây chen vào nên giá trị về mặt kiến trúc tổng thể bị giảm đi đáng kể.

Trường THPT Phan Đình Phùng là nơi trung tướng Nguyễn Hòa, nhà văn Nguyễn Công Hoan, nhà thơ Vũ Đình Liên... từng theo học. Năm 2010, thành phố công nhận trường đạt trường THPT chuẩn quốc gia.

Hà Thành

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa đồng ý chủ trương thành lập Đại học Y - Dược Hoa Lâm do Công ty trách nhiệm hữu hạn Y tế Hoa Lâm - Shangri-la đầu tư. Y - Dược Hoa Lâm là trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận, có trụ sở chính tại TP HCM.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn Y tế Hoa Lâm - Shangri-la và các bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn việc xây dựng dự án đầu tư thành lập Đại học Y - Dược Hoa Lâm và thẩm định theo quy định, trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Y - Dược Quốc tế Hoa Lâm sẽ phát triển và vận hành theo mô hình quản trị đại học tiên tiến của thế giới, hoạt động theo mô hình viện - trường, tuân thủ các tiêu chuẩn hàn lâm quốc tế trong lĩnh vực đào tạo y khoa.

Trường sẽ kết hợp đào tạo, nghiên cứu khoa học, với ứng dụng công nghệ y khoa nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học sức khỏe, góp phần cung cấp nguồn nhân lực y tế chất lượng cao cho TP HCM và khu vực lân cận.

Bộ Giáo dục đánh giá, hiện nhu cầu nhân lực trình độ cao của ngành y tế nói chung, của khối y tế tư nhân nói riêng còn thiếu cả về lượng và chất. Do đó việc thành lập Đại học Y - Dược Hoa Lâm, vận hành theo mô hình quản trị đại học tiên tiến của thế giới là phù hợp với định hướng chung; góp phần tích cực đẩy mạnh đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của ngành y tế.

Trước đó vào cuối năm 2015, UBND TP HCM gửi Bộ Giáo dục công văn cho biết UBND thành phố nhận được văn bản của Công ty TNHH Y tế Hoa Lâm - Shanggri-la về việc xin thực hiện dự án đầu tư trường Đại học Y Dược quốc tế Hoa Lâm tại Khu y tế kỹ thuật cao ở quận Bình Tân.

Sau khi xem xét dự án đầu tư thành lập trường của công ty này và được sự đồng thuận của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, UBND TPHCM cho rằng, Công ty Hoa Lâm - Shanggri-la có đủ điều kiện về đất đai, nhân sự và nguồn vốn đầu tư xây dựng Đại học Y dược quốc tế Hoa Lâm.

Thành lập tại Việt Nam, Hoa Lâm - Shangri-La là công ty liên doanh tỷ lệ 30:70 giữa Công ty Dịch vụ Hoa Lâm (Việt Nam) và Shangri-La Healthcare Investment Pte. Ltd (Singapore).

Hoàng Thùy

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa đồng ý chủ trương thành lập Đại học Y - Dược Hoa Lâm do Công ty trách nhiệm hữu hạn Y tế Hoa Lâm - Shangri-la đầu tư. Y - Dược Hoa Lâm là trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận, có trụ sở chính tại TP HCM.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn Y tế Hoa Lâm - Shangri-la và các bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn việc xây dựng dự án đầu tư thành lập Đại học Y - Dược Hoa Lâm và thẩm định theo quy định, trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Y - Dược Quốc tế Hoa Lâm sẽ phát triển và vận hành theo mô hình quản trị đại học tiên tiến của thế giới, hoạt động theo mô hình viện - trường, tuân thủ các tiêu chuẩn hàn lâm quốc tế trong lĩnh vực đào tạo y khoa.

Trường sẽ kết hợp đào tạo, nghiên cứu khoa học, với ứng dụng công nghệ y khoa nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học sức khỏe, góp phần cung cấp nguồn nhân lực y tế chất lượng cao cho TP HCM và khu vực lân cận.

Bộ Giáo dục đánh giá, hiện nhu cầu nhân lực trình độ cao của ngành y tế nói chung, của khối y tế tư nhân nói riêng còn thiếu cả về lượng và chất. Do đó việc thành lập Đại học Y - Dược Hoa Lâm, vận hành theo mô hình quản trị đại học tiên tiến của thế giới là phù hợp với định hướng chung; góp phần tích cực đẩy mạnh đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của ngành y tế.

Trước đó vào cuối năm 2015, UBND TP HCM gửi Bộ Giáo dục công văn cho biết UBND thành phố nhận được văn bản của Công ty TNHH Y tế Hoa Lâm - Shanggri-la về việc xin thực hiện dự án đầu tư trường Đại học Y Dược quốc tế Hoa Lâm tại Khu y tế kỹ thuật cao ở quận Bình Tân.

Sau khi xem xét dự án đầu tư thành lập trường của công ty này và được sự đồng thuận của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, UBND TPHCM cho rằng, Công ty Hoa Lâm - Shanggri-la có đủ điều kiện về đất đai, nhân sự và nguồn vốn đầu tư xây dựng Đại học Y dược quốc tế Hoa Lâm.

Thành lập tại Việt Nam, Hoa Lâm - Shangri-La là công ty liên doanh tỷ lệ 30:70 giữa Công ty Dịch vụ Hoa Lâm (Việt Nam) và Shangri-La Healthcare Investment Pte. Ltd (Singapore).

Hoàng Thùy

Ngày 29/3, tờ South China Morning Post đưa tin 12 học sinh ở trường trung học cơ sở Thương Châu 1 thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, đã bị đuổi học vì sử dụng điện thoại trong trường học. Ngay sau khi hay biết sự việc, nhiều bậc phụ huynh đã rất tức giận vì cho rằng nhà trường xử lý quá mạnh tay.

Một em bị đuổi học kể lại, trong lúc dùng điện thoại gọi về cho gia đình đã bị nhân viên nhà trường phát hiện, mặc dù lúc đó chưa hề gọi được cho người nhà vì điện thoại hết tiền. Một trường hợp khác cho biết bị kỷ luật và đuổi học vì dùng điện thoại để nghe nhạc trong giờ giải lao.

nhieu-hoc-sinh-trung-quoc-bi-duoi-hoc-vi-su-dung-dien-thoai

Nhiều học sinh ở Trung Quốc bị đuổi học vì sử dụng điện thoại di động. Ảnh: SCMP

Thông tin này sau khi được lan rộng đã làm dấy lên những luồng ý kiến trái chiều trên mạng xã hội, tuy nhiên đại đa số người dân cho rằng việc đuổi học sinh là quá nặng tay, thậm chí có thể vi phạm luật pháp.

Mặc dù bị phản đối nhưng hội đồng nhà trường vẫn giữ nguyên quyết định và khẳng định làm như vậy là để bảo vệ quyền lợi của nhiều học sinh khác. Trường cho biết thêm chính phụ huynh đã góp ý ban giám hiệu không cho học sinh mang điện thoại, máy nghe nhạc MP3, máy tính bảng vào trường.

Các phụ huynh có con bị đuổi học đã viết một bức thư yêu cầu trường xem xét lại quyết định, nhưng không được chấp thuận. Giới chức địa phương và các cơ quan giáo dục hiện đã vào cuộc và đang xử lý vụ việc.

Chinh Phạm

Trong kế hoạch tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2016 – 2017 vừa công bố, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM cho biết, các THPT công lập trên địa bàn sẽ đáp ứng được 80% chỗ học cho học sinh vào lớp 10 nhưng đến đầu tháng 4 mới có thể cân đối, giao chỉ tiêu cho từng trường.

Trước đó, năm học 2015 - 2016 cũng chỉ có 80% trong tổng số 79.000 học sinh theo học lớp 9 tại các trường THCS  được vào lớp 10 các trường THPT công lập. Số học sinh còn lại theo học tại các trường tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên...

Năm học 2016 - 2017, học sinh được đăng ký 3 nguyện vọng ưu tiên để xét tuyển vào lớp 10 tại các trường THPT công lập, trừ THPT chuyên Lê Hồng Phong, THPT chuyên Trần Đại Nghĩa và Phổ thông Năng khiếu ĐHQG TP HCM.

Học sinh sẽ thi vào lớp 10 trong hai ngày 11 và 12/6 với 3 môn Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ. Điểm thi tuyển là tổng của ba bài thi, trong đó Toán và Ngữ văn được nhân hệ số 2, cộng với các điểm ưu tiên, khuyến khích.

Trước đó, Phổ thông Năng khiếu ĐHQG TP HCM đã công bố kế hoạch tuyển sinh lớp 10 năm học 2016 – 2017 với chỉ tiêu 600 học sinh.

Tất cả học sinh có xếp loại hạnh kiểm, học lực ở bậc Trung học cơ sở và xếp loại tốt nghiệp từ khá trở lên sẽ được dự thi. Thí sinh sẽ thi 4 môn: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (được tính hệ số 1) và môn chuyên (tính hệ số 2) từ ngày 30/5 đến 3/6.

Phiếu đăng ký dự thi vào lớp 10 Phổ thông Năng khiếu được phát hoặc tải từ trang web của trường, thời gian nhận hồ sơ từ ngày 4 đến 21/5.

Cũng theo kế hoạch của Sở Giáo dục, các trường tiểu học tại TP HCM sẽ tuyển sinh từ ngày 1 đến ngày 31/7. Thành phố sẽ huy động 100% trẻ em 6 tuổi trong diện đi học đang cư trú trên địa bàn quận, huyện vào lớp 1 theo tuyến do Ban Chỉ đạo tuyển sinh địa phương quyết định và không nhận học sinh trái tuyến.

Trong khi đó, việc tuyển sinh lớp 6 diễn ra từ ngày 15/6 đến ngày 15/7. Tương tự như năm học trước, các quận, huyện không tổ chức thi tuyển mà chỉ xét tuyển học sinh vào lớp 6 theo nguyên tắc tuyển sinh hợp lý, ưu tiên cho học sinh thường trú trên địa bàn. 

Năm nay, THPT chuyên Trần Đại Nghĩa tuyển 600 học sinh lớp 6 với điều kiện xét tuyển là các em đã hoàn thành bậc tiểu học có điểm kiểm tra định kỳ cuối lớp 5 môn Toán và Văn đạt từ 9 điểm trở lên. Đồng thời, học sinh phải tham gia khảo sát năng lực bằng tiếng Anh.

Hồ sơ dự tuyển vào lớp 6 THPT chuyên Trần Đại Nghĩa được đăng tải trên trang web của trường, phụ huynh chỉ cần tải xuống, in ra và nộp cho trường.

Nếu không trúng tuyển, học sinh vẫn được xét tuyển vào lớp 6 theo quy định của Ban Chỉ đạo tuyển sinh quận, huyện.

Mạnh Tùng

Grammar.net liệt kê ra 12 từ những người học tiếng Anh trên thế giới thường hiểu sai nghĩa, bao gồm các lỗi sai điển hình: nhầm dạng từ ("alternate" với "alternative".), hiểu theo nghĩa của từ khác có cách viết tương tự ("proscribe" với "proscribe") hay chưa phân biệt được cách dùng của từ ("less" với "few").

"Historical" /hɪˈstɒrɪk(ə)l/ và "historic" /hɪˈstɒrɪk/:
"Historical" có nghĩa "related to the study of things from the past" - thuộc về lịch sử. 
"Historic" có nghĩa "important or likely to be important in history" - mang tính lịch sử, quan trọng.

"Novel" /ˈnɑː.vəl/ thường bị hiểu nhầm là "bất kỳ cuốn sách nào" trong khi danh từ này có nghĩa "a ​long ​printed ​story about ​imaginary ​characters and ​events" - tiểu thuyết, sách viết về một câu chuyện dài với nhân vật, tình tiết tưởng tượng.

"Less" /les/có nghĩa "ít hơn", dùng cho danh từ không đếm được. "Less" thường bị nhầm với "fewer" trong khi từ này dùng cho danh từ đếm được.

"Continual" /kənˈtɪnjʊəl/ có nghĩa "tiếp diễn", thường bị hiểu nhầm chỉ sự việc gì đó xảy ra liên tục không ngừng nghỉ, gián đoạn. Tuy nhiên, tính từ này được định nghĩa "happening ​repeatedly, usually in an ​annoying or not ​convenient way" - diễn ra lặp đi lặp lại, thường theo cách khó chịu với người khác, không cần thiết phải liên tục.
Ví dụ: I've had continual ​problems with this ​car ​ever since I ​bought it. (Tôi liên tiếp gặp phải các rắc rối kể từ khi mua chiếc xe này)

"Infamous"  /ˈɪn.fə.məs/ dễ bị hiểu nhầm với "famous" - nổi tiếng. Tuy nhiên, tính từ này được định nghĩa "well known for some bad quality or deed" - tai tiếng, nổi tiếng với điều gì đó xấu.

"Systematic" và "systemic":
"Systematic" /ˌsɪs.təˈmæt̬.ɪk/ có nghĩa "có hệ thống, có phương pháp" trong khi "systemic" là một thuật ngữ sinh học, được định nghĩa "a systemic ​drug, ​disease, or ​poison ​reaches and has an ​effect on the ​whole of a ​body or a ​plant and not just one ​part of it" - ngấm, tác động lên cả cơ thể, mọi bộ phận, có tính toàn thể.

"Proscribe" là động từ có nghĩa "trục xuất, đày ải", liên quan đến hoạt động của chính quyền, các nhà quản lý.
"Prescribe" prɪˈskraɪb/ có nghĩa "ra lệnh cho ai đó làm gì, kê đơn thuốc". 
 

"Penultimate" /pɪˈnʌltɪmət/ có nghĩa "áp chót, gần cuối cùng".

"Precocious" /prɪˈkəʊʃəs/ thường bị hiểu nhầm sang nghĩa của"cautious". "Precocious" có nghĩa "phát triển, trưởng thành, lớn trước tuổi" (thường về tinh thần) còn "cautious" có nghĩa "thận trọng".

"Alternate" /ˈɒltəneɪt/ là động từ, thường bị dùng nhầm với tính từ của nó "alternative". Động từ này có nghĩa "thay đổi luân phiên, xen kẽ".

"Moot" là động từ, được định nghĩa "raise (a question or topic) for discussion; suggest (an idea or possibility" - đưa ra (một câu hỏi), đề nghị (giải pháp).

"Nauseous" /ˈnɔːsɪəs/ là tính từ, có nghĩa "gây ra cảm giác buồn nôn, tanh tưởi". 
"Nauseated" cùng có nghĩa như trên, nhưng là ngoại động từ, luôn đi kèm tân ngữ.

Mặc dù hơi cực đoan và có vẻ thực dụng, nhưng trong thời đại các quan điểm giáo dục được các trường đưa ra một cách mập mờ thì tôi nghĩ một thông điệp rõ ràng là cần thiết.

Kiếm tiền, hiểu theo nghĩa rộng là cách áp dụng kiến thức học được để tạo ra những giá trị chứ không chỉ là kiếm tiền đơn thuần.

Học liên tục, học cả đời, vậy thì tại sao phải mất quá nhiều thời gian cho giảng đường đại học, với những tiết học buồn chán để đến lúc ra trường lại phải nộp đơn xin việc khắp nơi.

Nhiều người chất vấn tôi, rằng học FUNiX có gì khác biệt. Không có gì khác biệt, nhưng đơn giản là chúng tôi cố gắng mang logic của cuộc đời vào trường học.

Thứ nhất, muốn có việc thì phải tiếp xúc với chuyên gia tuyển dụng. Muốn biết họ cần gì ở ứng viên thì hãy hỏi thẳng.

Ngay từ ngày đầu tiên, FUNiX đã cho sinh viên tiếp xúc sớm với các chuyên gia, những người sau này chính là nhà tuyển dụng các bạn, qua mạng lưới Mentors. Theo lẽ thường, làm trong Công ty chuyên về phần mềm Fsoft  hoặc Tinh Vân, nhiều nhân viên không có cơ hội tiếp xúc hay trò chuyện với các lãnh đạo như anh Nguyễn Thành Lâm (nguyên tổng giám đốc FPT Software) hay anh Hoàng Tô (Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tinh Vân Group)... Nhưng khi học ở FUNiX, bạn dễ dàng nói chuyện hay đặt ra bất cứ câu hỏi nào với họ và được trả lời ngay.

sinh-vien-can-hoc-nhanh-de-con-di-kiem-tien

Ông Nguyễn Thành Nam - Hiệu trưởng Đại học trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam.

Thứ hai, bạn sẽ được cấp bằng kỹ sư Công nghệ phần mềm. Nhưng bạn có thể được ra trường sớm nếu lọt vào “mắt xanh” của các chuyên gia trong quá trình học. Trong trường hợp này bạn có chịu ra trường trước thời hạn không, tôi cam đoan rằng bạn sẽ trả lời có khi cơ hội việc làm tốt đến. Còn chúng tôi sẽ giữ bằng đợi các bạn thành đạt quay lại nhận.

Thứ ba, liệu bạn muốn học một khóa “Nhập môn Khoa học máy tính” của Đại học Công nghệ Massachuset hay một giáo trình do tôi viết ra. Với câu hỏi này thì chắc bạn không chọn tôi rồi. Tuy nhiên chúng tôi sẽ lựa chọn và bản địa hóa các tài liệu giảng dạy, giáo trình và tài liệu tham khảo từ  những nguồn tốt nhất của các chuyên gia và trường đại học hàng đầu thế giới. Và bạn là những người sử dụng chúng để học.

Thứ tư, học cũng như ăn. Cần phải làm đúng lúc. Đang buồn ngủ mà phải đến lớp thì tội lỗi không khác gì đói mà không được ăn.

Chúng tôi sẽ trả lại cho bạn quyền tự do học nhưng không phải học một mình. Chỉ cần có thiết bị kết nối mạng, bạn có thể học bất cứ lúc nào và ở đâu.

Tóm lại, chúng tôi muốn biến FUNiX thành một nơi để các sinh viên tự khám phá ra những bí ẩn của Công nghệ thông tin, tự tay thực hiện những mơ ước của mình, dù là làm một website cá nhân, viết một game nhỏ, quản trị mạng máy tính, hay xây dựng một chương trình đồ sộ dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia hàng đầu.

Tại FUNiX, học không quan trọng bằng hỏi, dạy không quan trọng bằng dỗ. Hay nói cách khác, truyền đạt kiến thức không quan trọng bằng cách truyền đạt con đường tìm đến tri thức. Đường học chính là đường đời, không bằng phẳng, và đầy trắc trở. Chỉ có các bạn mới quyết định là sẽ đi đến đích được hay không, bằng cách nào, nhanh hay chậm. Còn chúng tôi, đội ngũ giáo viên, cán bộ nhân viên, cùng các mentor - chuyên gia, cam kết sẽ luôn đồng hành cùng các bạn.

Nguyễn Thành Nam
Hiệu trưởng Đại học trực tuyến FUNiX

FUNiX (thuộc hệ thống giáo dục FPT) là đại học trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam chuyên đào tạo Công nghệ thông tin.

Học viên tương tác với Mentor - là chuyên gia, nhà quản lý của các công ty hàng đầu trong lĩnh vực Công nghệ thông tin thông qua kết nối online. Chương trình gồm 8 chứng chỉ. Sau mỗi học kỳ, sinh viên được cấp một chứng chỉ có giá trị riêng biệt và tìm kiếm việc làm tương ứng.  

Xem thêm thông tin tại website hoặc liên hệ tầng 0, tòa nhà FPT, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. Hotline: 04.7300.5656. Email: funix-support@fpt.edu.vn.

Anh, trẻ em bắt đầu được giáo dục giới tính khi còn mầm non. Pháp luật Anh quy định rất rõ rằng trẻ khi đủ 5 tuổi sẽ bắt đầu học về giới tính một cách bắt buộc. Chương trình với tên gọi “Khóa học Nhà nước yêu cầu” được áp dụng cho tất cả học sinh tại các trường công lập hay tư thục cho đến khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Chương trình học được chia làm 4 phần tương ứng với 4 độ tuổi.

Ngoài ra, Vương quốc Anh còn đang áp dụng phương pháp “giáo dục đồng cấp”. Thông qua sự phát triển của việc giáo dục giới tính vị thành niên và việc sử dụng hình ảnh tương tác, phương pháp này được áp dụng nhằm hạn chế tệ nạn và tình trạng xâm phạm tình dục ở vị thành niên.

tre-em-nuoc-ngoai-duoc-giao-duc-gioi-tinh-nhu-the-nao

Một tiết học về giáo dục giới tính ở Anh. Ảnh: Safety Condom

Trong khi đó ở Mỹ, việc giáo dục giới tính lại được phân theo các cấp học. Ở tiểu học, các em nhỏ được thầy cô giới thiệu sơ lược về những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể và sự khác nhau giữa đàn ông và đàn bà.

Ở cấp trung học cơ sở trở lên, kiến thức về giáo dục giới tính được nâng cấp lên đáng kể, trực diện và hướng dẫn chi tiết. Học sinh được tìm hiểu về tình dục, giới tính, các căn bệnh truyền nhiễm, việc mang thai… Tuy nhiên, cách mà người Mỹ dạy cho trẻ em còn lồng ghép cả nội dung giáo dục tính người: Biết quý trọng mạng sống và yêu quý người khác giới.

tre-em-nuoc-ngoai-duoc-giao-duc-gioi-tinh-nhu-the-nao-1

Cô giáo hướng dẫn học sinh sử dụng bao cao su trong một tiết học về giáo dục giới tính. Ảnh: The Guardian

Song song với việc giáo dục ở nhà trường, các bậc phụ huynh cũng luôn chia sẻ với con cái về vấn đề giới tính, tình dục một cách thẳng thắn và cởi mở. Họ giải thích cặn kẽ chứ không giấu diếm. Lúc đầu bọn trẻ cảm thấy khá kỳ cục và ngượng ngùng, nhưng về sau lại rất chăm chú lắng nghe.

Theo Hội đồng thông tin và giáo dục giới tính Mỹ, 93% người lớn được khảo sát ủng hộ giáo dục giới tính ở trường trung học phổ thông và 84% ủng hộ tại các trường trung học cơ sở. Vì bằng phương pháp này, họ cảm thấy dễ dàng và thoải mái hơn khi trò chuyện với con mình về tình dục.

tre-em-nuoc-ngoai-duoc-giao-duc-gioi-tinh-nhu-the-nao-2

Hình ảnh minh họa rõ ràng trong sách giáo dục giới tính ở Nhật Bản. Ảnh: Japan Society

Ở châu Á, các quốc gia như Indonesia, Mông Cổ, Hàn Quốc cũng có những chính sách về giảng dạy giới tính tại trường học. Malaysia, Philippines và Thái Lan thiên về giáo dục chi tiết sức khoẻ sinh sản trong khi Ấn Độ lại có chương trình với mục tiêu hướng tới trẻ em từ 9 tới 16 tuổi.

Tại Nhật Bản, giáo dục giới tính là bắt buộc từ 10 hay 11 tuổi, chủ yếu đề cập tới các chủ đề sinh học như kinh nguyệt và xuất tinh. Tại Trung Quốc và Sri Lanka, giáo dục giới tính truyền thống gồm đọc về giai đoạn sinh sản trong các cuốn sách giáo khoa sinh học.

Chinh Phạm

Ngày 31/3, Công an huyện Cầu Kè (Trà Vinh) phối hợp với Trường THCS Ninh Thới A (huyện Cầu Kè) kiểm điểm hai học sinh Lê Quốc Khánh và Nguyễn Quốc Huy (lớp 7) về hành vi Tạo ra điều kiện hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền.

Ngoài ra, công an cũng kiểm điểm và xử phạt hành chính 1.750.000 đồng đối với Phùng Hoàng Anh Vi (17 tuổi, cũng là học sinh trên địa bàn nhưng đã nghỉ học).

Theo điều tra, để có tiền chơi game và tiêu xài cá nhân, Khánh, Huy và Vi tự đặt ra các loại phí như: nói chuyện, ăn bò viên, giữ xe… để thu tiền các bạn cùng trường. Nếu ai không đưa, Vi dọa sẽ đánh và treo xe đạp lên cây. Mỗi ngày cả 3 đi thu từ 1.000 đồng đến 10.000 đồng mỗi bạn.

Do không hài lòng, một nam sinh trong trường đã đến công an tố cáo hành vi của các bạn. Bị mời lên làm việc, cả ba khai nhận, trong vòng 5 ngày (từ ngày 24 đến 27/2), đã thu tiền của 14 bạn với tổng số tiền gần 220.000 đồng.

Phúc Hưng

Thứ năm, 31/3/2016 | 14:08 GMT+7

Thứ năm, 31/3/2016 | 14:08 GMT+7

Nếu người Việt thường nói "đắt cắt cổ" thì tiếng Anh lại có cụm "cost an arm and a leg" - đắt cắt tay, cắt chân, chỉ thứ gì có giá quá cao.

Once in a blue moon: very rarely, very infrequently: thuở nào mặt trăng màu xanh - hiếm khi, hầu như không xảy ra. Ví dụ: My brother lives in France, so I only see him once in a blue moon. (Em trai tôi sống ở Pháp nên tôi rất ít như không gặp cậu ấy)

Once in a blue moon: very rarely, very infrequently: thuở nào mặt trăng màu xanh - hiếm khi, hầu như không xảy ra.

Ví dụ: My brother lives in France, so I only see him once in a blue moon. (Em trai tôi sống ở Pháp nên tôi rất ít gặp cậu ấy)

Be all ears: listen carefully or eagerly: dỏng tai lên nghe. Ví dụ: If you think you can suggest a better alternative to spending that much money, I am all ears. (Nếu anh cho rằng có thể đưa ra một giải pháp khác hay hơn để sử dụng số tiền lớn như vậy thì giờ tôi dỏng tai lên nghe đây)

Be all ears: listen carefully or eagerly: dỏng tai lên nghe.

Ví dụ: If you think you can suggest a better alternative to spending that much money, I am all ears. (Nếu anh cho rằng có thể đưa ra một giải pháp khác hay hơn để sử dụng số tiền lớn như vậy thì giờ tôi dỏng tai lên nghe đây)

Hit the sack/ hay: đi ngủVí dụ: Time to hit the hay. (Đã đến lúc đi ngủ rồi đây)

Hit the sack/ hay: đi ngủ

Ví dụ: Time to hit the hay. (Đã đến lúc đi ngủ rồi đây)

(Cost) an arm and a leg: a very high price for an item or service; or an expensive price: đắt như tay chân cắt ra bán - rất đắt, giá cắt cổ.Ví dụ: That new iPhone costs me an arm and a leg. (Cái iPhone mới kia đắt cắt cổ)

(Cost) an arm and a leg: a very high price for an item or service; or an expensive price: đắt như tay chân cắt ra bán - rất đắt, giá cắt cổ.

Ví dụ: That new iPhone costs me an arm and a leg. (Cái iPhone mới kia đắt cắt cổ)

Sit on the fence: remain neutral on a certain topic, to not have a stance or opinion: ngồi trên hàng rào ranh giới - lưỡng lự, trung lập, không chọn về phía nào.Ví dụ: You should make a decision; you cannot sit on the fence. (Anh nên đưa ra quyết định đi chứ, không thể lưỡng lự như thế mãi được)

Sit on the fence: remain neutral on a certain topic, to not have a stance or opinion: ngồi trên hàng rào ranh giới - lưỡng lự, không chọn về phía nào.

Ví dụ: You should make a decision; you cannot sit on the fence. (Anh nên đưa ra quyết định đi chứ, không thể lưỡng lự như thế mãi được)

Y Vân

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

"Do" và "make" là hai trong số những động từ được sử dụng nhiều nhất trong tiếng Anh. Người học sẽ thường xuyên gặp gỡ hai động từ này trong bài đọc, viết, khi giao tiếp... Vì vậy, việc hiểu và sử dụng chúng một cách chính xác rất quan trọng. "To do" mang nghĩa thực hiện một hành động, chỉ việc đạt được cái gì đó hay đơn giản là hành động nói chung. Còn "to make" nghĩa là tạo ra một thứ gì đó hoặc buộc một ai làm cái gì. Loại động từ này được sử dụng theo nhiều cách khác nhau.

thu-tai-dung-dong-tu-do-va-make

Ảnh: Language.

Dưới đây là một bài kiểm tra nhỏ giúp bạn kiểm tra trình độ của mình khi sử dụng hai động từ này: 

Hải My

Ngày 30/3, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Phạm Đăng Quyền phê duyệt nguồn kinh phí hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi. Theo đó, từ học kỳ II năm học 2015-2016, nhóm trẻ trong độ tuổi nêu trên sẽ được hỗ trợ ăn trưa, nhằm tăng khẩu phần ăn, bổ sung dinh dưỡng.

thanh-hoa-ho-tro-tien-an-trua-cho-hon-65000-tre-mam-non

Nhiều trẻ nhỏ ở vùng khó khăn sẽ được thụ hưởng chính sách hỗ trợ ăn trưa của chính quyền. Ảnh: Lê Hoàng.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, tỉnh hiện có hơn 65.000 trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi. Toàn bộ số trẻ này sẽ được hưởng chế độ ăn trưa với mức chi hỗ trợ là 120.000 đồng mỗi tháng một cháu, số tháng được hưởng là 5.

Ước tính, tổng nhu cầu kinh phí cho khoản hỗ trợ này là 39 tỷ đồng. 

Lê Hoàng

Tổng giải thưởng dành cho cuộc thi ước tính lên tới một tỷ đồng. Với 4 vòng thi, các thí sinh có cơ hội thể hiện, rèn luyện khả năng tiếng Anh của mình ở cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Hơn nữa, để trở thành một nhà vô địch, mỗi em cần thể hiện khả năng phản xạ, sự tự tin và tư duy ngôn ngữ tốt.

san-choi-tieng-anh-cho-hoc-sinh-ca-nuoc

Vòng 2 vừa diễn ra tại các khu vực, lựa chọn ra các học sinh xuất sắc nhất tham gia vòng thi cấp thành phố ngày 2/4 tới.

Tại khu vực TP.HCM, sau khi trải qua hai vòng loại cấp trường và khu vực, 42 em xuất sắc nhất được lựa chọn bước vào vòng 3 cấp thành phố diễn ra vào 2/4. Mỗi em sẽ nhận một voucher trị giá 4 triệu đồng cho khóa học tiếng Anh tại AMA, và có cơ hội trở thành một trong 12 thí sinh tham gia vòng chung kết toàn quốc, cùng với 30 thí sinh đến từ các tỉnh thành khác.

san-choi-tieng-anh-cho-hoc-sinh-ca-nuoc-1

Các thí sinh nhận được sự hỗ trợ tận tình của ban tổ chức để tham gia trận chung kết một cách thuận lợi.

Trận chung kết duy nhất diễn ra vào 9/4 tại TP HCM mô phỏng cuộc thi "Rung chuông vàng" mang đến không khí thi đua sôi nổi, giàu tính tương tác. Mỗi khối lớp sẽ có giải nhất, nhì, ba và 11 giải khuyến khích. Nhà vô địch của cuộc thi nhận giải thưởng có tổng trị giá hơn 20 triệu đồng bằng hiện vật và tiền mặt.

Bên cạnh đó, thí sinh từ các tỉnh thành khác tham gia chung kết được ban tổ chức hỗ trợ toàn bộ chi phí đi lại và nhận voucher 8 triệu cho khóa học bất kỳ.

san-choi-tieng-anh-cho-hoc-sinh-ca-nuoc-2

Không khí thi đua ngày một sôi nổi khi trận chung kết đang tiến đến gần hơn.

Chị Nguyễn Thiên Nga - một phụ huynh có con tham gia cuộc thi cho biết: "Đây là  sân chơi giúp các con học tiếng Anh theo cách mới mẻ, hấp dẫn và tiếp xúc bạn bè đồng trang lứa từ nhiều nơi trên cả nước. Qua đây, gia đình, thầy cô cũng dễ phát hiện khả năng của trẻ, định hướng phát triển về sau".

Y Vân

Thứ năm, 31/3/2016 | 07:54 GMT+7

Thứ năm, 31/3/2016 | 07:54 GMT+7

Lớp học có 28 nam, gấp rưỡi số bạn nữ nhưng trước những cô nàng đanh đá, nhiều chiêu, các chàng trai của 12T1 (THPT Thăng Long, Hà Nội) phải nép mình, cẩn trọng.

Để lưu lại những khoảnh khắc vui tươi, đẹp đẽ của tuổi học trò bên thầy cô, bè bạn, các học sinh lớp 12T1 (THPT Thăng Long, Hà Nội) đã thực hiện bộ ảnh kỷ yếu trước ngày chia tay mái trường. 

Thành viên Vân Anh cho biết, lớp của mình có 45 bạn với tỷ lệ nam nữ khá chênh lệch là 28 và 17. "Các bạn nam tuy đông gấp rưỡi cánh kẹp tóc nhưng lại bị bắt nạt rất nhiều. Con gái ban tự nhiên chúng em tinh nghịch và cực lắm chiêu", nữ sinh chia sẻ.

Vân Anh kể, các học sinh trong lớp hay bày những trò mà không ai chịu nổi như: giấu cặp bạn vào nhà vệ sinh cho tìm mệt nghỉ, tráo sách vở ở các cặp với nhau, dán giấy sau lưng...

Theo Vân Anh, mấy chàng nàng bị trêu đã tức tối lắm, một số bạn sau đó còn dỗi khiến những bạn khác phải ra sức dỗ dành. 

Dù đôi lúc có xích mích nhưng các thành viên lớp 12T1 vẫn thân thiết như một gia đình, cùng nhau san sẻ những buồn vui, lo âu trong cuộc sống. 

Bộ ảnh kỷ yếu chia tay mái trường được các học sinh 12T1 thực hiện tại 3 địa điểm là trường THPT Thăng Long, Hoàng thành Thăng Long và một khu đô thị.

Ngay cả những bạn bình thường tính tình trầm lắng, hôm đó cũng quậy hết mình. 

Nhiều lúc do mải vui chơi với nhau, các học sinh quên luôn nhiệm vụ chính là chụp ảnh kỷ niệm. 

"Cười đùa rôm rả là thế nhưng đến cuối buổi khi ngồi nghe ca khúc Dòng thời gian, cả lớp em đã ôm nhau khóc rưng rức. Có lẽ ai cũng cảm nhận được mình sắp phải rời xa những người bạn đã gắn bó bao năm", Vân Anh nói. 

Sau buổi chụp kỷ yếu, tình cảm mà các bạn trong lớp dành cho nhau tăng thêm gấp nhiều lần.

Ai cũng cố gắng tạo thêm nhiều tiếng cười cho bản thân, bè bạn trước khi chia xa. 

Các thành viên lớp 12T1 (THPT Thăng Long, Hà Nội) chúc cho nhau và cho các sĩ tử của kỳ thi THPT quốc gia năm nay nhiều niềm vui, sự may mắn, đạt được kết quả như mong muốn. 

Quỳnh Trang
Ảnh: NVCC

Không chỉ sinh viên, những người đi làm càng phải suy nghĩ nghiêm túc về việc học tập và cải thiện trình độ ngoại ngữ của mình. Điều này càng quan trọng hơn khi Việt Nam gia nhập vào cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), đòi hỏi người lao động phải am hiểu chuyên môn, giỏi ngoại ngữ để cạnh tranh với nhân lực chất lượng cao ở các nước.

Cô Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục tiếng Anh gợi ý những giáo trình hay giúp việc học ngoại ngữ đạt hiệu quả cao.

Để sớm đạt được những kết quả khả quan trong giao tiếp nơi công sở, ngoài vốn từ phong phú làm nền tảng, bạn cần rèn luyện kỹ năng nghe nói và phản xạ nhanh nhạy. Bạn có thể chọn quyển Market Leader (quyển này tập trung vào tiếng Anh dành cho những người giao tiếp trong kinh doanh).

Nếu đi làm và chỉ cần giao tiếp bình thường, bạn có thể chọn quyển Top Notch, do Nhà xuất bản Longman Pearson biên soạn dựa trên những nghiên cứu và phân tích từ thực tế, nhằm đáp ứng nhu cầu học tiếng Anh ngày càng cao.

Bạn cũng nên chọn quyển Tactics for Listening để luyện nghe từ thấp đến cao, hoặc quyển EnterPrise sẽ phù hợp cho người đi làm hay làm thư ký văn phòng.

Một số sách như American English File, LIfe, Cutting Edge, Top Notch, Icon, Interaction, Q skill fro Success sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng trong môi trường sử dụng toàn tiếng Anh.

Nhiều bạn học tiếng Anh nhiều nhưng đến khi làm việc vẫn không thể giao tiếp tự tin trong môi trường công sở. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là không có mục đích cụ thể trong cách học hoặc có thể ngoại ngữ đối với bạn chưa thật sự cần thiết. Do đó, việc chuyên cần luyện tập cải thiện vốn tiếng Anh bằng cách học từ sách sẽ góp phần nâng cao về vốn từ, cấu trúc. Tuy nhiên để giao tiếp hiệu quả, bạn cần phải có thời gian rèn luyện nhiều hơn mỗi ngày.

Mai Thương

Sách giáo khoa là học liệu quan trọng nhất trong hoạt động dạy và học, từng được coi là "khuôn vàng thước ngọc" đối với thầy cô và học sinh. Bởi vậy trong Luật Giáo dục đã quy định "sách giáo khoa là tài liệu quan trọng, mang tính pháp lý trong dạy và học".

Trên thế giới các nhà giáo dục cũng đánh giá vai trò quan trọng của sách giáo khoa. Như các học giả D.D Zuep, X.G.Sapôvalencô, N.A.Iôskareva... đều cho rằng trong hệ thống phương tiện dạy học mỗi bộ môn thì sách giáo khoa là phương tiện dạy học quan trọng nhất, vì nó đóng vai trò chủ yếu trong dạy học, có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với các phương tiện dạy học khác, đặc biệt nó chi phối nội dung và chế tạo các phương tiện dạy học này. Đồng thời sách giáo khoa có vai trò to lớn trong việc rèn luyện các kỹ năng và hình thành năng lực học tập cho học sinh.

Các nghiên cứu thực nghiệm cũng chỉ ra vai trò của sách giáo khoa. Ở các nước kém phát triển như Uganda năm 1980 Heyneman và Jamison đã nghiên cứu tại hơn 60 trường học, kết quả cho thấy với trường có sách giáo khoa kết quả học tập của học sinh tốt hơn nhiều so với trường chỉ sử dụng bài giảng của giáo viên. Còn tại các nước đang phát triển như Philippines năm 1983 khi thống kê ở 50 trường học Heyneman và Jamison nhận định ở trường học sinh được giáo viên hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa tích cực hơn thì kết quả học tập tốt hơn.

Ở các nước phát triển như Australia năm 2012 nhà nghiên cứu Sharita Bharuthram đưa ra nhận định đối với học sinh có thói quen sử dụng sách giáo khoa ở cấp THPT thì lên bậc đại học, kỹ năng đọc hiểu tốt hơn, kết quả học tập tốt hơn so với các em còn lại.

Như vậy từ lý luận đến thực tiễn ở mọi trình độ phát triển của xã hội đều đưa đến kết luận sách giáo khoa là học liệu không thể thiếu và quan trọng nhất đối với hoạt động dạy và học.

Chất lượng sách giáo khoa hiện nay ở Việt Nam

Được sự quan tâm và đầu tư của nhà nước, trong 15 năm trở lại đây sách giáo khoa của chúng ta đã thay đổi toàn diện về nội dung và hình thức. Nhưng trải qua thời gian với sự phát triển của đất nước và thế giới, đặc biệt là những thay đổi trong hình thức thi cử của chúng ta thì sách giáo khoa xuất hiện nhiều nội dung bất cập và lạc hậu, gây khó khăn cho thầy cô và học sinh.

Thứ nhất, trong chương trình sách giáo khoa THPT ở nhiều bộ môn, chúng ta có 2 chương trình sách giáo khoa cơ bản và nâng cao. Nội dung sách giáo khoa cơ bản ngắn gọn, kiến thức nhẹ hơn nhiều so với sách nâng cao. Chúng ta sử dụng cả hai loại sách nhưng trong đề thi lại cho thí sinh tự lựa chọn chương trình thi, kết quả là có tới gần 90% thí sinh chọn chương trình cơ bản và bây giờ nội dung đề thi hoàn toàn chỉ nằm trong chương trình sách cơ bản.

Sự bất cập này dẫn đến việc dù nhà trường chọn và khối lớp đăng ký học sách giáo khoa nâng cao, nhưng lại có xu hướng học và ôn theo sách giáo khoa cơ bản vì tâm lý người dạy và học đều cho rằng "học mà, có thi đâu thì học làm gì". Vì thế có thể nói chương trình sách giáo khoa nâng cao bị thất bại và lãng phí nguồn lực, tài chính trong giáo dục.

Thứ hai là sự lạc hậu trong nội dung chương trình. Dù theo kế hoạch sách giáo khoa được bổ sung chỉnh sửa định kỳ, nhưng ở rất nhiều bộ môn nội dung sách giáo khoa bị lạc hậu quá sâu, có nội dung lạc hậu tới hơn 10 năm như ở môn Sinh học, Địa lý, Kỹ thuật, Tin học... Xin đưa ra dẫn chứng mà các thầy cô và học sinh gần đây đã phản ánh.

Môn Địa lý sách giáo khoa lớp 12 ghi thu nhập trung bình của Việt Nam là 500 USD/người/năm, thuộc nhóm nước có thu nhập thấp nhưng hiện nay đã là 2.000 USD/người/năm và đã thuộc nhóm nước có nền kinh tế đang phát triển ở mức trung bình. Hay như về dân số năm 2015-2016 Việt Nam đã đạt 91 triệu người và hiện chúng ta có khoảng 4 triệu người Việt sinh sống ở nước ngoài, vậy mà theo sách giáo khoa học sinh vẫn phải học các con số của năm 2006 là dân số trên 84 triệu và số người sinh sống ở nước ngoài là 3,2 triệu.

Khi nói về cơ cấu dân số, sách giáo khoa viết “dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ”, trong khi Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình lại khẳng định Việt Nam đã kết thúc thời kỳ “cơ cấu dân số trẻ” và đang ở 1/3 của giai đoạn “cơ cấu dân số vàng".

Sách Địa lý lớp 11, dù là năm 2016 nhưng khi nói về kinh tế các nước lớn của thế giới thì vẫn chỉ đề cặp đến năm 2004 với thứ tự là Mỹ, Nhật Bản, Đức… trong khi đó nhiều năm qua thứ hạng này đã liên tục thay đổi, Trung Quốc đã vượt mặt nhiều quốc gia khác để leo lên vị trí thứ hai.

Từ bất cập này ta đặt giả thiết nếu các em đem kiến thức sách giáo khoa để tham khảo du học, xuất ngoại thì sao? Hay như nếu đề thi hỏi câu hỏi này thì đáp án theo sách giáo khoa hay thực tế hiện tại mới được coi là đúng...

Trong môn Sinh học, nhiều thầy cô bộ môn góp ý sách giáo khoa lớp 12 bài về gen, mã di truyền, quá trình nhân đôi AND cần bổ sung thông tin mới như gen trong ti thể, gen trong một số sinh vật khác. Bài về nhân đôi AND, sách giáo khoa nói ít về tổng hợp AND nhân tạo. Bài về di truyền người, sách nêu rất ít về bệnh phân tử, chưa có thuốc trị ung thư, nhưng thực tế hiện nay đã có một số thuốc đặc trị ung thư và một số phương pháp mới đang được nghiên cứu để điều trị bệnh này…

Môn Vật lý có nhiều ứng dụng thực tế và công nghệ. Sách giáo khoa cần đề cập nhiều hơn đến các ứng dụng thực tiễn, hình ảnh mô tả nhiều hơn và sinh động hấp dẫn hơn. Những nội dung không còn ứng dụng vì bị thay thế bởi các ứng dụng tiên tiến hơn nên mạnh dạn giảm tải cắt bớt. Một số nội dung liên quan đến kiến thức môn toán cần bố trí chương trình 2 môn cho hợp lý. Chẳng hạn trong phần sóng âm có đề cập đến lôgarit trong khi toán chưa học đến. Hay như ở chương trình nâng cao đưa bài "Sóng dừng" trước bài "Giao thoa sóng". Điều này gây khó khăn khi dạy bài sóng dừng vì thực chất sóng dừng cũng là một trường hợp giao thoa sóng.

Cũng ở chương trình nâng cao đưa chương 4 về dao động và sóng điện từ trước chương 5 về dòng điện xoay chiều, điều này gây khó khăn khi dạy chương 4 vì có một số khái niệm học sinh chưa được biết, thực chất mạch LC cũng là mạch điện xoay chiều...

Môn Công nghệ vốn có tính thực tiễn hóa các môn khoa học như Vật lý, Hóa học, Sinh học... nhưng theo nhiều giáo viên giảng dạy thì đó lại là môn học lạc hậu nhất và ít được quan tâm nhất. Đa số giáo viên giảng dạy là kiêm nhiệm, nhiều bài giảng còn nặng lý thuyết toán lý, dữ kiện và số liệu quá cũ...

Ví dụ chương trình môn công nghệ lớp 12, ở bài máy thu hình, sách giáo khoa ghi khái niệm về máy thu hình là thiết bị nhận và tái tạo âm thanh, hình ảnh của đài truyền hình. Âm thanh và hình ảnh được xử lý độc lập trong máy thu hình. Tiếp sau đó, sách giáo khoa có hình mô phỏng nhưng vẫn còn sử dụng khái niệm ăng-ten. Ăng-ten là thiết bị thu sóng nhưng hiện nay rất ít gia đình còn sử dụng, hầu hết đã chuyển sang đầu thu và các thiết bị kỹ thuật số. Chưa kể, sắp tới người dân sẽ chuyển hoàn toàn sang việc sử dụng đầu thu, không còn ăng-ten nữa. Vậy học sinh học về ăng-ten thì cũng như không, trong khi đó đầu thu lại không biết sử dụng...

Một vấn đề nữa là tên gọi, sách giáo khoa nên quốc tế hóa thay vì phiên âm. Ví dụ Oa sinh tơn nên ghi Washington; Nữu ước (có sách còn ghi là Niu- Óoc) nên ghi New York… Cần ghi đúng nguyên bản tiếng nước ngoài, nếu cần ghi phiên âm thì mở ngoặc bên chữ ngoại ngữ.

Những vấn đề bất cập trên của sách giáo khoa ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục, hoạt động dạy và học của thầy cô và học sinh, trong đó có vấn đề thi cử và vận dụng thực tế. Vì theo quy định của Bộ Giáo dục, các giáo viên phải lấy sách giáo khoa làm pháp lệnh, đề thi phải bám sát sách giáo khoa.

Đổi mới sách giáo khoa phải là việc làm đầu tiên và cấp thiết nhất

Để đưa đất nước ta trở thành một quốc gia công nghiệp thì trước tiên phải bắt đầu từ đổi mới giáo dục mà trong đó đổi mới sách giáo khoa phải được coi là việc đầu tiên. Vì như đã phân tích sách giáo khoa là kim chỉ nam cho hoạt động dạy học, là nội dung kiến thức chủ yếu mà người học lĩnh hội, là căn cứ để thi tuyển đánh giá kết quả học tập của học sinh và quan trọng nhất sách giáo khoa còn thể hiện trình độ giáo dục quốc dân mà một quốc gia lĩnh hội kế thừa tri thức nhân loại.

Để minh chứng cho bài viết này xin lấy dẫn chứng tại hai quốc gia gần gũi với chúng ta là Nhật Bản và Hàn Quốc. Đất nước Nhật Bản trong cuộc cách mạng Minh Trị từ năm 1866 đến 1869, Nhật Hoàng đã dũng cảm từ bỏ chương trình giáo khoa Kinh Sử truyền thống để đưa chương trình giáo khoa hiện đại của Mỹ và phương Tây vào giảng dạy, kết quả đến cuối thế kỷ 19 Nhật Bản đã trở thành quốc gia hùng cường tới tận hôm nay.

Còn tại Hàn Quốc có một khẩu hiệu "Giáo dục là để thay đổi số phận bản thân và vận mệnh tổ quốc" và một trong việc làm của người Hàn Quốc là đổi mới sách giáo khoa của họ theo chương trình sách giáo khoa nước Nhật. Kết quả đến cuối thập niên 80 họ đã làm lên "Kỳ tích Sông Hàn", đưa đất nước Hàn Quốc trở thành nhóm các nước phát triển thế giới.

Thay đổi, cập nhật sách giáo khoa là nhu cầu bức thiết trong đổi mới giáo dục. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện Bộ Giáo dục cũng nên yêu cầu khắt khe hơn về đội ngũ biên soạn và nội dung. Đặc biệt cần tránh xảy ra tình trạng lãng phí về ngân sách và nguồn lực trong khi đất nước ta còn nhiều khó khăn về tài chính.

Bùi Gia Nội
Giáo viên bộ môn Vật lý, thành phố Việt Trì, Phú Thọ

Em hiện là sinh viên năm 3 Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Em học chuyên ngành Tâm lý học, từ hồi chọn trường thi em chỉ mong muốn làm cách nào đó để vào được đại học chứ chưa hề quan tâm đến ngành mình học, mặc dù em cũng nghĩ có thể học tốt môn này, và sau này ra trường có thể kiếm được công việc ổn định.

Lúc đó, vào đại học thật sự là ước mơ và là niềm khao khát cháy bỏng của em. Tuy nhiên, em đã ngủ quá say trong chiến thắng. Sau khi đậu đại học, em đã không đề ra mục tiêu, phương pháp học hợp lý nên gặp phải rất nhiều sai lầm trong việc học. Và em đã hối hận rất nhiều đặc biệt là lúc này đây.

Em cảm thấy không còn hứng thú, động lực để học, mặc dù lên lớp em có gắng nghe giảng thì chỉ thấy thú vị một chút ít, thầy cô hỏi câu gì em cũng mơ màng, không biết trả lời thế nào, vì em đã không chịu ôn lại kiến thức đã học mỗi ngày, học đâu quên đấy do em không có hứng thú với môn học nữa. Mặc dù em biết nó rất có ích trong cuộc sống của em.

Kiến thức mà em thu được sau 3 năm học không nhiều so với những điều cần có ở một người sinh viên học tốt thực sự. Bây giờ học lại từ đầu thì em nghĩ đã quá muộn. Em cảm thấy buồn, chán, bế tắc rất nhiều. Bây giờ nếu học tiếp em cần phải bỏ ra gần 5 triệu nữa, và tiếp tục ép buộc bản thân làm những điều mà mình không thích.

Còn nếu dừng lại thì em không biết phải giải thích với gia đình, bạn bè... như thế nào để họ hiểu cho em. Họ đã bỏ bao nhiêu công sức tiền bạc để em ăn học, vậy mà bây giờ em nghỉ học thì coi như mọi công sức, tiền bạc bỏ ra 3 năm đổ sông đổ biển và không đem lại một kết quả tốt đẹp nào...

Mong mọi người cho ý kiến giúp em trong vấn đề này, em nên tiếp tục học cho xong hay dừng lại càng sớm càng tốt.

Ngô Thị Tường Vy

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn tại đây

Các bạn cho ý kiến là nên theo học ngành nào và ngành nào dễ xin việc trong tương lai? Mình giao tiếp tiếng Anh tốt, hiểu biết về nhiều mặt như: Khoa học, Công nghệ, Thể thao, Giáo dục, Chính trị. Vậy mình nên học ngành nào để phát huy tối đa khả năng?

Không phải mình khoe mà muốn nói ra các thế mạnh để mọi người có thể hiểu rõ và dễ giúp đỡ hơn. Mong các bạn tư vấn, mình xin cảm ơn.

Lê Vĩnh Hưng

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn tại đây

ABC News đưa tin cô Shenitri Myles 26 tuổi, ở bang New Orleans, Mỹ, mới đăng tải bức ảnh cả gia đình mặc bộ quần áo tốt nghiệp lên trang Facebook cá nhân với mục đích gửi tặng cho ông bà của con trai. Việc làm này vô tình giúp Shenitri trở nên nổi tiếng vì rất nhiều bà mẹ đang đi học ở khắp nơi trên thế giới bày tỏ sự quan tâm và thích thú với tấm hình.

Bức ảnh gồm người chồng Mario Myles, người vợ Shentrini và con trai Mario “MJ” Myles Jr. Anh Mario sẽ tốt nghiệp Đại học Xavier chuyên ngành giáo dục đặc biệt vào ngày 7/5; Shenitria Myles sẽ tốt nghiệp Trường Luật New Orleans thuộc Đại học Loyola vào ngày 21/5, và cuối cùng là cậu con trai MJ sẽ hoàn thành chương trình mẫu giáo tại Trường tiểu học Lake Forest vào ngày 23/5.

ca-gia-dinh-cung-tot-nghiep-trong-mot-thang

Gia đình cô Shentrinia Myles khoe ảnh mặc quần áo tốt nghiệp lên mạng xã hội gây sốt. Ảnh: Facebook

Cô Shentrinia chia sẻ: “Tôi thấy thật hạnh phúc và bất ngờ khi biết rằng trong xã hội bận rộn như vậy mà một bức ảnh lại có sức hút đến vậy. Nhiều lúc tôi chán nản việc học và nghĩ sẽ bỏ cuộc nhưng chính lúc đó con trai lại động viên tôi bằng những lời nói rất ngây thơ. Tôi hy vọng sẽ giữ vững được tiến độ này”.

“Bà mẹ một con” cho biết sau khi cô và chồng hoàn tất việc học, họ dự định tìm một công việc tại địa phương. Gia đình cô còn lên kế hoạch tổ chức bữa tiệc ăn mừng lớn cùng người thân sau khi tốt nghiệp. Hiện tại, đã có hơn 30.000 người dùng Facebook chia sẻ hình ảnh kỷ niệm ngày ra trường của gia đình Myles và gửi nhiều lời chúc tốt đẹp đến họ.

Chinh Phạm

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Ngày 30/3, Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) Hoàng Trọng Phu cho biết, nữ sinh Phàn Chung Thuỷ (dân tộc Dao), học lớp 1 trường tiểu học Phìn Ngan đang được chăm sóc tại bệnh viện đa khoa huyện sau khi bị cô giáo đánh ở trường. 

be-lop-1-bi-co-giao-danh-tim-mat-vi-viet-sai-chinh-ta

Hình ảnh nữ sinh lớp 1 Phàn Chung Thuỷ bị đánh tím mặt gây bức xúc dư luận. 

Theo tường trình, ngày 25/3 cô Trần Thị Thu Trà (khoảng 10 năm công tác tại trường) đã dùng thước đánh vào trán học sinh Thuỷ vì viết sai chính tả. Em này sau đó vẫn học tập bình thường, không có biểu hiện bất thường gì. Tuy nhiên khi trở về nhà, Thuỷ được bố mẹ đưa đến cơ quan y tế vì có vết sưng. Do được bôi mật gấu nên mặt của em có nhiều vùng tím.

"Cô Trà đã rất hối hận, đến nhận lỗi với gia đình và chi trả viện phí. Lãnh đạo Phòng Giáo dục huyện Bát Xát khi biết thông tin vụ việc cũng cùng các cơ quan chức năng tới bệnh viện thăm hỏi động viên học sinh", ông Phu nói và cho biết, em Thuỷ không bị thương, sức khoẻ đã bình thường. "Bố mẹ nữ sinh - những nông dân ban đầu rất bức xúc, sau khi nhận được lời xin lỗi của cô giáo viên và sự quan tâm của các ban ngành đã xuôi xuôi".

Lãnh đạo Phòng Giáo dục huyện Bát Xát cho biết, chủ trương của ngành và UBND huyện là xử lý quyết liệt, thẳng thắn các sai phạm. Người có tội sẽ phải chịu trách nhiệm. Giáo viên Trần Thị Thu Trà đã bị đình chỉ công tác để viết kiểm điểm và chờ hội đồng kỷ luật của nhà trường, Phòng giáo dục, UBND huyện ra quyết định xử lý. 

Quỳnh Trang

Học từ lóng (slang) là một cách khám phá từ vựng thú vị bởi đằng sau mỗi cụm viết tắt là một câu chuyện giải thích khác nhau. Sự ra đời của mỗi cụm từ thường khá ngẫu hứng như từ một bộ phim, bài hát phổ biến hay cách viết tắt nhanh chóng được nhiều bạn trẻ chia sẻ với nhau. Hơn nữa, học từ lóng giúp bạn biết thêm văn hóa quốc gia nói tiếng Anh, nói chuyện một cách tự nhiên, "thời thượng" với mọi người.

Ở bất kỳ quốc gia nào, những cô cậu thanh thiếu niên (teens) luôn yêu thích việc tạo ra một thế giới ngôn ngữ riêng của mình. Dưới đây là một số từ lóng được lứa tuổi này yêu thích trong thời gian gần đây.

On point: well done, high quality or perfect - hoàn hảo, tốt lắm

Cụm từ này xuất phát từ thuật ngữ "en pointe" của ballet, chỉ động tác đứng trên mũi chân. Ví dụ:

OMG! Your hair and makeup are always so on point! (Ôi, kiểu tóc và trang điểm hôm nay của cậu tuyệt thật)

- Wow, thanks! (Thế à, cảm ơn nhé)

Ảnh: behindballet.

Vẻ hoàn hảo của động tác "en pointe'' là cảm hứng ra đời cho cụm từ "on point". Ảnh: Behind Ballet.

On fleek = On point - hoàn hảo

Cụm từ này có thể dùng thay thế "on point". Ngoài ra, từ  "fleek" có thể được thay thế bởi "fleeking". Ví dụ:

- Hey, your outfit today? Seriously on fleek. Supermodel quality. (Này, bộ quần áo hôm nay của cậu đấy ư? Tuyệt đấy. Đẳng cấp người mẫu luôn)

- Thanks girl, you look pretty fleekin’ yourself. (Cảm ơn cậu, trông cậu cũng tuyệt đấy)

Basic: typical or ordinary - điển hình, phổ biến

Tính từ này chủ yếu sử dụng để miêu tả ngoại hình của những người khác, đặc biệt là nữ. Ví dụ:

- Look at all those basic schoolgirls with their Starbucks and iPhones! (Nhìn những nữ sinh ai cũng như nhau với đồ uống Starbucks và iPhones)

TBH: to be honest - nói thật thì

Những cụm từ lóng thường được dùng khi nói chuyện. Nhưng "TBH" lại được dùng nhiều trong văn viết khi bạn không muốn tiết kiệm thời gian gõ nguyên cụm. Ví dụ:

- Do you like my outfit? - TBH, I don’t.(Cậu thích bộ quần áo này của tớ không?/ - Nói thật thì tớ không)

Obvi: obvious or obviously - hiển nhiên

Ảnh: Glamour.

Ảnh: Glamour.

"Obvi" là cách nói tắt cho tính từ "obvious" và trạng từ "obviously". Ví dụ:

Girl 1: Are you going to see the new Star Wars movie? (Cậu sắp xem phần Star Wars mới không?)

Girl 2: Well obvi, I already got our tickets. (Tất nhiên, tớ vừa mua vé cho bọn mình rồi)

Bye Felicia: don’t care - không quan tâm

"Bye Felicia" thể hiện sự hờ hững, không quan tâm khi người khác nói lời tạm biệt. Cụm từ này cũng được sử dụng khi muốn đuổi một người đang làm phiền bạn.

Felicia xuất hiện trong bộ phim Friday được chiếu năm 1995. Vì thế, "Bye Felicia" tỏ ý ai đó hãy biến mất đi, như chính bộ phim đã cách hiện tại 11 năm rồi. Ví dụ:

Boy: Hey can I get the Biology notes from you? (Này, làm sao tớ có thể mượn bài ghi chép môn Sinh học của cậu nhỉ?)

Girl: Um, bye Felicia. (Cậu nên biến đi)

Boy: Well, how about a date then? (Nếu hẹn hò thì sao?)

Girl: Bye Felicia. (Không quan tâm nhé)

Slay: succeeded at something unbelievably amazing - thành công không tưởng

Động từ này dùng để miêu tả ai đó làm điều gì rất tốt, đạt được thành tựu lớn. Ví dụ:

- Adele’s new album slayed. It’s been #1 on the charts for 6 months! (Album mới của Adele đúng là thành công không thể ngờ. Nó đã trụ hạng nhất trong suốt 6 tháng).

Y Vân (theo Fluentu)

Trong một bài phát biểu, Bộ trưởng Giáo dục Nhật Bản cho biết các học sinh phổ thông quốc gia này không đạt trình độ tiếng Anh cơ bản, đặc biệt hạn chế ở kỹ năng nói và viết. Điều tra năm 2015 còn cho thấy gần 60% học sinh ghét các giờ ngoại ngữ ở trường.

vi-sao-hoc-sinh-khong-thich-gio-tieng-anh

Học ngoại ngữ chục năm trên ghế nhà trường nhưng kết quả thu về của nhiều người là nỗi sợ hãi mỗi khi giao tiếp.

Không chỉ tại Nhật Bản, những lớp tiếng Anh kém hấp dẫn, không hiệu quả vẫn diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới, khiến hàng triệu học sinh lãng phí quãng thời gian ở trường và dần chán ghét bộ môn này. Một bài viết trên blog Antimoon của Tomasz P. Szynalski - giáo viên, thông dịch viên tiếng Anh đã chỉ ra các lý do khiến các em không hứng thú.

Giáo viên nói sai

Thứ tiếng Anh trong lớp học dường như khác với thứ ngôn ngữ cả thế giới đang sử dụng khi mang nặng âm ngữ địa phương với lỗi phát âm của giáo viên. Fatimal - một sinh viên Malaysia, chia sẻ với tờ The Malaysian Insider rằng không bao giờ quên thầy giáo của mình luôn chào cả lớp bằng câu "Good morning. Everyone sic down". Những lỗi sai khiến học sinh mất đi nguồn cảm hứng. Giờ học trên lớp không giúp các em xem được những bộ phim hoạt hình yêu thích trên kênh Disney và còn thấy xa cách hơn với ngôn ngữ này.

Được nói 5 câu tiếng Anh mỗi tiết

Một lớp thường có sĩ số 20 em trở lên với thời lượng khoảng 45 phút cho tất cả hoạt động. Chính vì thế, nếu không được giáo viên gọi đứng dậy trả lời, mỗi người chỉ nói khoảng 5 câu. Lớp phổ thông không mang đến một môi trường thuận lợi để trau dồi kỹ năng giao tiếp - mục tiêu cơ bản khi học bất kỳ một ngôn ngữ nào.

Sách giáo khoa nhàm chán

vi-sao-hoc-sinh-khong-thich-gio-tieng-anh-1

Tiếng Anh đang được dạy như môn Toán, Vật lý với các công thức, bài tập áp dụng trong các loại sách giáo khoa và tham khảo.

Các giáo viên thường sử dụng sách giáo khoa, sách bài tập, cùng những cuốn tham khảo, tuyển tập đề thi khác. Đây là quy định của chương trình giáo dục và phần nào giúp giáo viên không phải suy nghĩ xem phải chuẩn bị nội dung gì cho buổi dạy tiếp theo. Tuy nhiên, các em mệt mỏi với những giờ học chỉ với các loại sách và bài tập liên tiếp nhau trong ngày. Những hoạt động đơn điệu đó kéo dài qua các năm, khiến tiếng Anh cũng như bất kỳ bộ môn nào trở nên nhàm chán.

Quá nhiều quy tắc ngữ pháp

Hẳn ai cũng từng học những quy tắc như "Thì hiện tại tiếp diễn được sử dụng để diễn tả một sự việc xảy ra vào thời điểm đang nói". Ở trường, nếu học sinh phát âm sai, giáo viên không quan tâm quá nhiều nhưng lại rất chú ý đến cấu trúc câu, chia thì động từ. 

Ghi nhớ công thức một cái máy giúp các em làm tốt các bài kiểm tra nhưng không rèn được phản xạ khi giao tiếp. Mỗi người khó lòng nhớ hết hàng trăm công thức ngữ pháp. Kể cả nếu nhớ được, họ cũng không có đủ thời gian để phân tích xem nên dùng công thức nào trong từng tình huống cụ thể.

Bài tập về nhà nặng nề

Bài tập về nhà thường có dạng tương tự với bài ở lớp, giúp các em ôn tập, ghi nhớ lâu hơn nhưng gây ra sự nhàm chán. Một số giáo viên ra bài luận dài với đề tài không gần gũi. Với nhiều em, viết văn bằng tiếng mẹ đã là một yêu cầu khó, viết về những đề tài học thuật bằng ngoại ngữ là một "ác mộng" thực sự. Vì thế, tiếng Anh trở thành một nỗi ám ảnh từ trường về nhà với nhiều thế hệ học sinh và không đạt được kết quả mong muốn.

Y Vân tổng hợp

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật

Đối tác: