Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

Sáng 16/11, đề cập phương pháp thi trắc nghiệm trong kỳ thi THPT quốc gia 2017, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) bày tỏ không đồng tình với đánh giá của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ rằng cách thi này ưu việt, công bằng nên xin tranh luận. 

Bà Nga cho rằng cách thức thi trắc nghiệm không phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh mà vẫn rơi vào tình trạng "hô hào" nhiều năm qua. Với các môn học tự nhiên, hình thức thi này không tạo thành kỹ năng thực hành cho học sinh, trong khi đã tốn hàng nghìn tỷ đồng xây dựng các phòng thí nghiệm đạt chuẩn thực hành tại trường học. Tương tự, môn ngoại ngữ, hay có thể tới đây là môn văn học cũng vậy.

dai-bieu-to-thi-trac-nghiem-bang-cach-ho-voi-bo-truong-giao-duc

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cho rằng, hình thức thi trắc nghiệm hiện nay không có tác 

"Bộ trưởng cho rằng thi trắc nghiệm có tác dụng đánh giá học sinh công bằng, cạnh tranh trong thi cử, nhưng tôi lại thấy ngược lại", đại biểu tỉnh Hải Dương nói và dẫn chứng nhiều học sinh nói với bà thích thi trắc nghiệm vì chỉ cần một bạn học tốt, thuộc bài là được. Hình thức là nếu chọn phương án 1 thì bạn đó ho một tiếng, phương án 2 thì ho hai tiếng... "Trong quy chế thì không ai cấm ho, nên một bạn làm được bài thì cả phòng làm được", bà Nga lập luận. 

Khi nữ đại biểu Nga vừa dứt lời, cả hội trường xôn xao, nhiều tiếng cười lớn vang lên.  

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giải thích mỗi phòng thi trắc nghiệm có 25 học sinh, mỗi em một mã đề riêng, nên khó có chuyện nhắc bài bằng cách ho. Câu hỏi đã có kỹ thuật để chuẩn hóa, chấm bằng máy. Qua kiểm tra thực tế thi trắc nghiệm ở Đại học Quốc gia Hà Nội, học sinh rất hào hứng, tự giác. Thi trắc nghiệm không phải cứng nhắc, yêu cầu nhớ máy móc mà có cả câu hỏi tư duy, phản biện.

Lãnh đạo Bộ Giáo dục cho hay, mỗi kỳ thi THPT quốc gia có hàng triệu học sinh tham gia, thời gian thi rất ngắn. Mục tiêu là để kiểm tra trình độ toàn diện, tránh việc thi môn nào học môn đó trong thời gian dài, dẫn tới học tủ, học lệch, kiến thức cơ bản phổ thông yếu. 

“Mỗi phương án, đề thi Bộ căn nhắc kỹ vì ảnh hưởng đến hàng triệu học sinh. Tuy nhiên, không có phương án thi nào tuyệt đối, chỉ có phương án tương đối ổn định phù hợp với sự phát triển đất nước. Không nên đặt vấn đề đưa ra một phương thức đúng mãi trong nhiều năm”, Bộ trưởng Giáo dục nhấn mạnh.

Võ Hải - Nguyễn Hoài

Related Posts:

  • Vì sao trường đại học phải tuyển bổ sung số lượng lớn2016 là năm thứ hai Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyển sinh từ kết quả thi THPT quốc gia. Tình trạng hỗn loạn những ngày cuối xét tuyển không còn. Song ngay sau đợt xét tuyển đầu tiên (1-12/8), 159 đại học công bố xét tuyển bổ sung… Read More
  • Mẹ khóc vì đã khuyên tôi chọn Y đa khoaKỳ xét tuyển đại học năm nay tôi đỗ ngành Y đa khoa. Tôi nhận thấy niềm vui từ những người thân, rồi cả những người hàng xóm. Mọi người tự hào vì ở quê tôi ít ai như thế. Tôi cũng vui bởi đã nỗ lực hết sức mình và đền đá… Read More
  • Di dời khẩn cấp trường học do sạt lở đấtNgày 27/8, ông Hoàng Lê Thành, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tam Chung (huyện Mường Lát, Thanh Hóa) cho biết, tình trạng mưa lớn, kéo dài sau bã đã khiến việc sạt lở đất tại bản Ón xảy ra nghiêm trọng. Vết nứt dài hàng chục mét… Read More
  • 6 ngành học được tuyển dụng cao trong tương laiTara Sinclair, chuyên gia kinh tế cao cấp của trang tìm kiếm việc làm Indeed, chia sẻ: “Nghiên cứu mới đây cho thấy những công việc tiềm năng nhất trong tương lại tập trung vào lĩnh vực then chốt, tạo ra cả cơ hội và thách th… Read More
  • Giáo viên đã lạm quyền khi dạy thêmSau lệnh cấm dạy thêm trong trường học ở TP HCM, VnEpxress tiếp tục nhận được nhiều chia sẻ của độc giả. Dưới đây là bài viết của một phụ huynh có con học lớp 2. Kể từ khi TP HCM ra lệnh cấm dạy thêm, học thêm trong trường họ… Read More

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật

Đối tác: