Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

ky-yeu-an-may-gay-bao-cua-hoc-sinh-lang-son

Học sinh lớp 12A2 chụp ảnh ăn mày trong bộ ảnh kỷ yếu gây "bão". Ảnh: Phương Thảo

Hình ảnh những người ăn mày quần áo rách rưới, mặt mũi tay chân nhem nhuốc, chống gậy, giơ nón ăn xin trong bộ ảnh kỷ yếu của học sinh lớp 12A2 THPT Lộc Bình (Lạng Sơn) đang được nhiều bạn trẻ chia sẻ. Trên trang mạng xã hội đầu tiên đăng bộ ảnh này, sau 24 giờ có gần 3.000 lượt thích và gần 500 bình luận.

Bình luận về bộ ảnh, Nick Helen Iris cho rằng ảnh kỷ yếu cứ mặc đồng phục học sinh là đẹp nhất. "Người ta vẫn nói tuổi học sinh là đẹp nhất trong cuộc đời, sao cứ phải rũ bỏ, mặc và làm những thứ kỳ cục. Ảnh là thứ lưu lại những kỷ niệm, nên để tự nhiên hơn chứ không nên diễn kịch”, bạn này nói.

“Không đỗ đại học sẽ làm ăn mày? Nực cười. Ai là người đã gieo giắc vào đầu các em suy nghĩ này?”, nick Ngô Đạt chia sẻ ý kiến.  

Tuy nhiên, một số người lại đánh giá bộ ảnh độc đáo. Nick Thủy Kẹo bày tỏ: “Bộ ảnh của các em rất sáng tạo, nói chung thích”.

ky-yeu-an-may-gay-bao-cua-hoc-sinh-lang-son-1

Những bức ảnh với mục đích để mọi người cố gắng phấn đấu cho tương lai tươi đẹp, không phải đói nghèo. Ảnh: Phương Thảo.

Phương Thảo, thành viên trong lớp 12A2 cho biết, bộ ảnh được chụp vào tối 29/5 tại thị trấn Lộc Bình. Ý tưởng bộ ảnh được người chụp tư vấn cho cả lớp và các bạn đều nhiệt tình ủng hộ.

Sau khi cả lớp chụp ảnh mặc áo cử nhân, áo dài, chơi ném bột màu thì đã gần 19h. Ai cũng bẩn nên tận dụng chụp thêm những kiểu độc, lạ mà không mất công hóa trang. Một số bạn nhà xa phải về sớm nên chỉ còn lại 12 bạn góp mặt trong bộ ảnh ăn mày. 

Do đã lên ý tưởng sẵn nên học sinh hóa thân vào nhân vật ăn xin, tạo dáng rất nhanh. Chỉ hơn một tiếng cả nhóm đã hoàn thành bộ ảnh. Những thành viên về trước rất tiếc khi không thể ở lại với lớp đến phút chót.

Mặc dù những bức ảnh gây tranh cãi, nhưng học sinh lớp 12A2 vẫn bày tỏ sự vui vẻ. Phụ huynh đều ủng hộ ý tưởng của con mình, một số lấy luôn quần áo cũ trong nhà cho con đem đến lớp sáng chế trang phục. Cô giáo Ngọc Bích (giáo viên môn Sinh học) sau khi xem hết bộ ảnh đã nhận xét: “Ôi! 12A2, cô xem xong mà muốn ngất vì buồn... cười”.

“Mục đích của bọn em khi chụp bộ ảnh ăn mày là lưu giữ lại kỷ niệm và để mọi người nhìn vào đó phấn đấu tìm cho mình một ngành nghề thích hợp, để không rơi vào cảnh đói nghèo. Nhiều người chưa hiểu ý nghĩa sẽ nghĩ bọn em làm màu để được chú ý, nhưng không phải. Chúng em rất vui vì thầy giáo chủ nhiệm xem ảnh xong cứ cười mãi, thầy khen bọn em hài hước và còn chia sẻ trên Facebook của thầy”, Phương Thảo cho biết.

Hồng Vân

Công an huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) cho biết đã triệu tập những nữ sinh liên quan đến vụ đánh nhau ở xã Thường Nga để lấy lời khai. Theo tường trình của nữ sinh tên Hồng, nguyên nhân bắt nguồn từ một lời khen. Cách đây hai tháng, trong giờ thể dục, Hồng và nhóm bạn lớp 11A4 trường THPT Can Lộc khen nữ sinh tên Lan đang học lớp 12A8 là "đẹp nhất lớp".

Nghe mọi người truyền miệng, Lan cho rằng đó là lời nói xấu nên lên mạng khiêu khích. Một số người bạn của Lan sau đó đã kéo đến lớp 11A4 đánh nhóm nữ sinh lớp dưới.

nu-sinh-bi-danh-nhap-vien-tu-loi-khen-dep-nhat-lop

Từ một lời khen bị hiểu nhầm, nhóm nữ sinh đã đánh nhau. Ảnh: Cắt từ clip

Ngày 29/5, Hồng rủ 4 người khác kéo đến xã Thường Nga tìm một nữ sinh trong nhóm của Lan để trả thù. Gặp cô này, Hồng và nhóm bạn lao vào đánh, đồng thời bố trí một người đứng ngoài dùng điện thoại quay lại. Xong việc, cả nhóm rút lui và trên đường về đã đăng tải clip hành hung bạn lên mạng xã hội.

Hồng tường trình, đăng clip lên mạng được một lúc thì suy nghĩ lại nên gỡ xuống. Tuy nhiên nhiều người khác đã nhanh chóng tải về và đăng tải lên các trang mạng khác. "Em biết đó là việc làm sai trái và thiếu suy nghĩ", nữ sinh viết.

Thầy Đinh Sỹ Cổn, Hiệu trưởng THPT Can Lộc cho biết, công an địa phương đã gửi báo cáo làm việc đến nhà trường. Bước đầu xác định vụ việc hôm đó có 3 nữ sinh của trường (một người bị đánh và hai người tham gia đánh), còn lại những người ở trường ngoài.

"Hiện nữ sinh bị đánh sức khỏe đã tốt hơn. Do đang hè nên chúng tôi lên phương án tìm giải pháp xử lý, trước mắt sẽ xin ý kiến của Sở Giáo dục Hà Tĩnh", thầy Cổn nói.

Ngày 29/5, mạng xã hội xuất hiện clip dài hơn 4 phút, quay cảnh một nữ sinh bị 4 cô gái bịt khẩu trang, tay cầm mũ cối, mũ bảo hiểm, lao vào đấm đá túi bụi ở giữa đoạn đường vắng.

Sau khi đánh hội đồng, một cô gái mặc áo chống nắng màu đen, mặt bịt khẩu trang tiếp tục cầm mũ cối hăm dọa, đá vào đầu nữ sinh đang nằm giữa đường. Sự việc khiến nữ sinh bị đánh phải tới Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ điều trị.

Đức Hùng

*Tên các nữ sinh đã được thay đổi.

Tuyển sinh vào lớp 6 bước vào giai đoạn "nước sôi lửa bỏng" khi một số trường được đánh giá có chất lượng cao như Lương Thế Vinh, Marie Curie, THCS Cầu Giấy, THCS Nguyễn Tất Thành... nhận được cả nghìn hồ sơ trong khi chỉ tiêu chỉ vài trăm. Dựa vào phương thức xét tuyển, một số trường phải đưa thêm nhiều tiêu chí phụ để tuyển sinh.

"La liệt" giải thưởng, điểm ưu tiên

Năm học 2016-2017, trường Lương Thế Vinh tuyển 600 học sinh vào lớp 6. Lượng hồ sơ bán ra đến nay đã hơn 2.000, không "nóng" như năm trước nhưng để chọn lựa cũng không dễ dàng. Muốn vào trường, học sinh phải đạt liên tiếp 4 năm học lực giỏi từ lớp 1 đến lớp 4. Riêng năm lớp 5 phải có bài kiểm tra định kỳ cuối năm hai môn Toán, Tiếng Việt đạt 9 điểm trở lên. Phần hạnh kiểm phải thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ của học sinh tiểu học.

tieu-chi-xet-tuyen-lop-6-cao-ngat-cua-truong-hot-ha-noi

Phụ huynh chen lấn tại trường Lương Thế Vinh để mua hồ sơ vào lớp 6 cho con, năm học 2015-2016. Ảnh: Quỳnh Trang.

Trường xét tuyển học bạ kết hợp với điểm ưu tiên được quy đổi, bao gồm điểm kiểm tra định kỳ cuối năm môn Toán, Tiếng Việt ở cả 5 năm tiểu học và các diện ưu tiên khác như nhất thành phố giải Toán, tiếng Anh qua mạng Internet là 10 điểm (lớp 4, 5); giải nhì là 8 điểm, giải ba là 6 điểm…(Xem thêm tiêu chí quy ra điểm của trường Lương Thế Vinh).

"Trong 2.000 hồ sơ, điểm 10 tuyệt đối hai môn Toán, Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5 không nhiều như năm trước. Đây là điều đáng mừng bởi nếu cả nghìn hồ sơ điểm tuyệt đối thì vô lý quá. Có lẽ những đợt thanh tra, kiểm tra ngặt nghèo của Sở Giáo dục đã làm giảm bớt số hồ sơ không thực chất", GS Văn Như Cương, Chủ tịch hội đồng nhà trường đánh giá.

Trường THCS Cầu Giấy cũng đã công bố kế hoạch tuyển sinh theo hai phương thức là tuyển thẳng và xét tuyển. 280 học sinh vào trường năm nay phải đạt 3 năm học lực giỏi từ lớp 1 đến lớp 3, riêng lớp 4-5 phải có bài kiểm tra định kỳ cuối năm hai môn Toán, Tiếng Việt đạt từ 9 điểm mỗi môn trở lên. Ngoài hạnh kiểm thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ, học sinh phải được đánh giá đạt về phẩm chất và năng lực. Ngoài ra, còn có các tiêu chí phụ như đạt giải tiếng Anh, Toán qua mạng Internet, Olymlic tiếng Anh, tin học trẻ, thể thao, văn nghệ, mỹ thuật…

Nếu hồ sơ xét tuyển nhiều hơn chỉ tiêu, trường ưu tiên theo thứ tự đạt giải từ cấp quốc tế, quốc gia, thành phố, quận và chất lượng giải nhất, nhì, ba đến các cuộc thi khác. Trường sẽ lấy thứ tự từ điểm cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. Thời gian xét tuyển từ 1/6 đến hết 3/6 và công bố kết quả trúng tuyển vào ngày 5/6. Nếu đợt 1 tuyển chưa đủ, trường tiếp tục xét tuyển đợt 2 từ 6/6 đến hết 10/6.

Trường THCS Nguyễn Tất Thành tuyển 280 học sinh. Ngoài kết quả học tập ở bậc tiểu học, trường còn dựa vào các tiêu chí phụ như học sinh thuộc diện gia đình chính sách, học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp trường các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tin học. Học sinh có chứng chỉ TOEFL Primary đạt từ 110 đến 112 điểm, trong đó phần Reading và Listening đạt 4/5 điểm trở lên.

Ưu tiên người nhà, hộ khẩu thường trú

Ngoài học bạ và đạt giải các cuộc thi, trường Lương Thế Vinh còn ưu tiên cho những học sinh có bố mẹ hoặc anh chị ruột là học sinh cũ của trường. Những hồ sơ này được cộng thêm 2 điểm khi xét tuyển. Học sinh là con em ruột của giáo viên trong trường được ưu tiên 3 điểm.

Theo GS Văn Như Cương, quy định này không mới và đã được áp dụng từ năm trước. Trường đưa ra vì học sinh có người nhà đang học trong trường sẽ hiểu rõ cung cách đào tạo của nhà trường, thuận lợi cho các em khi theo học. "Học sinh ở khu vực khác nhưng có hồ sơ tốt hơn thì trường vẫn lựa chọn", thầy nói.

Tương tự, điểm xét tuyển vào lớp 6 của trường Marie Curie căn cứ vào kết quả học tập ở tiểu học, điểm khuyến khích và điểm ưu tiên. Ngoài ra, học sinh có anh, chị, em ruột đang học trong trường được cộng 5 điểm; hoặc nhà ở Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì cũng được cộng thêm 5 điểm.

Theo Hiệu phó Vũ Thị Nhung, chỉ tiêu chỉ có 300 nhưng lượng hồ sơ lên đến hàng nghìn khiến trường khó khăn khi lựa chọn. Vì không được thi tuyển, nên trường lấy học sinh có điểm cao nhất trở xuống, căn cứ vào học bạ rồi đến tiêu chí có giải cao cấp thành phố, thi tiếng Anh. "Rất tiếc cho những em có năng lực thực sự nhưng không có giải thưởng hoặc điểm ưu tiên", bà cho hay.

Những trường công lập tuyển sinh đúng tuyến như THCS Cầu Giấy giới hạn học sinh có hộ khẩu thường trú trên địa bàn Cầu Giấy, học sinh hộ khẩu Hà Nội và cư trú thực tế trên địa bàn quận. THCS Nam Từ Liêm tuyển 210 chỉ tiêu, dành cho học sinh thuộc 2 quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.

Trong kế hoạch tuyển sinh đầu cấp mới công bố chiều 30/5, Sở Giáo dục Hà Nội yêu cầu các trường tiếp tục thực hiện phương thức xét tuyển, tuyệt đối không thi tuyển, không khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học. Phương thức này được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định từ năm học 2015-2016 trở đi, nhằm giảm tình trạng dạy thêm, học thêm, giảm áp lực cho học sinh tiểu học. 

Phương Hòa

5h30 còi hiệu lệnh giục giã, nhiều cô cậu tuổi teen mắt nhắm, mắt mở ra sân tập thể dục, sau đó huấn luyện theo chế độ của chiến sĩ công an. Chương trình do Trung tâm UNESCO tư vấn và truyền thông quốc tế phối hợp với Trung tâm huấn luyện của Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động tổ chức vào mỗi mùa hè.

Thanh Tùng

Ý kiến bạn đọc ()

Từng học ngành khoa học máy tính ở nước ngoài cách đây nhiều năm, ông Đức cho biết lý do đi học không phải để lấy bằng, mà chủ yếu là bổ sung, cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực công nghệ.

Ông tự nhận, với kinh nghiệm làm việc trong ngành hơn 30 năm, nhiều kiến thức ông nắm rất chắc. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực rất rộng, mỗi người chuyên sâu một khía cạnh, nên ông vẫn muốn đi học đại học. Bản thân có thể tự rèn luyện, nhưng để đưa mình vào khuôn khổ, đồng thời có tương tác tốt hơn trong việc học, ông đã chọn đại học trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam để tiếp nhận thêm kiến thức.

"Trước đây, khi còn đi làm, tôi chỉ ước mình có thể nghỉ 5-6 tháng để dành thời gian cho bản thân. Nhưng gần 2 năm nay, khi quyết định về hưu an hưởng tuổi già, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, tôi lại bắt đầu thấy buồn chán", ông Đức trải lòng.

Nói về việc học online, người đàn ông ở tuổi 63 cho rằng, đây là cách để chủ động thời gian, tiết kiệm công sức đi lại. "Hồi xưa tôi đi học rất vất vả khi ngày nào cũng phải cắp sách tới trường. Có những ngày vào mùa đông, thời tiết âm dưới 20 độ C, những lúc đó tôi chỉ ước mình ngồi trong phòng, đắp chăn lại mà vẫn có thể học bài. Do đó, khi thấy mô hình học đại học trực tuyến, tôi đã đăng ký ngay", học viên cao tuổi nhất của trường chia sẻ.

Chọn học đại học khi chuẩn bị bước sang tuổi 50 cũng là quyết định táo bạo của ông Hoàng Thái Đại. Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội thời còn chiến tranh, loạn lạc. Cha mẹ là cán bộ viên chức nhà nước, dù lương không cao nhưng anh chị em trong nhà đều được đi học.

Năm 1977, ông theo học Đại học Thủy lợi và tốt nghiệp năm 1982. Hồi đó, máy tính còn khá xa lạ nên ông chỉ đầu tư nhiều vào học tiếng Anh. Tuy nhiên khi bắt đầu làm luận án và xử lý số liệu, ông mới thấm thía khó khăn vì kém tin học.

"Tôi không có máy tính cá nhân, khi cần phải đến phòng máy tính của trường để học. Chỉ có mỗi việc soạn thảo văn bản mà cứ phải dò dẫm, có khi đánh máy vài tiếng nhưng vô tình xóa đi mà không biết nên mất công đánh lại", ông nhớ lại.

Dù nhận thức tầm quan trọng của tin học từ lâu nhưng do bận rộn với công việc, gia đình, khi đã gần tuổi 50, ông mới quyết định phổ cập kiến thức tin học. "Có thể, sau khi nghỉ hưu, tôi sẽ tiếp tục công tác nên việc bổ sung kiến thức tin học sẽ giúp tôi hoàn thành tốt công việc. Ngoài ra, khi xã hội phát triển, công nghệ được ứng dụng khắp lĩnh vực thì việc cập nhật kiến thức tin học giúp tôi không bị lạc hậu so với con cháu", ông Đại chia sẻ.

Nam giảng viên này cũng cho rằng, việc đi học ở tuổi quá tứ tuần sẽ giúp đầu óc không bị lão hóa, khai thác các nguồn tài liệu trên mạng. Đặc biệt, ông coi việc đi học là để làm gương cho con cháu. Tham gia công tác, học tập, tham dự hội thảo ở nhiều quốc gia, ông cho rằng tin học và ngoại ngữ là hai kỹ năng cần thiết cho công việc của nhiều người ở xã hội hiện đại. Do vậy, với ông, việc đi học không bao giờ là muộn ở bất cứ độ tuổi nào, đây cũng là lý do để anh đăng ký học đại học ở FUNiX.

Không e ngại tuổi tác, học viên U50 này cho biết sẽ cắp sách đi học kiến thức ở những mentor trẻ. "Ngoài đi học, tôi còn có công việc và gia đình, việc học online sẽ giúp tôi tiết kiệm và chủ động được thời gian", ông nói.

Còn ông Lê Anh Tuấn (47 tuổi, TP HCM) cho biết đã từng thi  đậu  vào
khoa Toán - Tin của Đại học Khoa học tự  nhiên TP HCM nhưng sau đó vì hoàn cảnh gia đình nên không thể hoàn thành chương trình học. Sau đó, ông tốt nghiệp  ngành kinh tế và làm việc ở nhiều lĩnh vực như tiếp thị bán hàng vật liệu xây dựng, chào hàng mẫu in lụa, gia sư…

Khi đã gần bước sang tuổi 50, đam mê với ngành lập trình, người đàn ông này mới tiếp nối giấc mơ dở dang thời trai trẻ. "Nhiều người cho rằng tuổi cao không còn khả năng viết code nhưng tôi nghĩ tùy người. Nếu có lòng đam mê thì tuổi nào cũng có thể làm lập trình", học viên gốc Sài thành chia sẻ.

Chọn hình thức học trực tuyến, ông Tuấn cho biết sẽ vừa học vừa làm, với hy vọng khi hoàn thành khóa học có thể viết các chương trình phần mềm về lĩnh vực kinh tế  như quản lý, các website về thương mại điện tử... 

N.Loan

Tôi và mẹ tôi đều là giáo viên, không đặt nặng chuyện thành tích mà chúng tôi muốn thấy sự nỗ lực của bé trong việc học. Tôi để ý, nếu mẹ tôi ngồi bên cạnh thì bé làm bài rất nhanh chóng và kết quả đúng. Tuy nhiên ở lớp thì ngược lại, tôi nghe cô giáo nói lại là bé lật đật làm cho xong, mặc dù còn nửa tiếng nữa mới hết giờ và vội vàng nộp bài, ra khỏi lớp để chơi lego.

Trước khi thi học kỳ 2 tôi đã răn đe đủ kiểu, hỏi lý do vì sao thi học kỳ 1 thấp điểm. Tôi đưa ra 2 lý do để bé lựa chọn, một là không hiểu bài, không nắm được công thức; hai là không cẩn thận. Bé chọn ngay lựa chọn 2. Tôi giải thích với bé rằng tôi thất vọng vì bé không phải không biết làm mà vì cái tính không cẩn thận để ảnh hưởng đến kết quả cuối học kỳ.

Và kết quả học kỳ 2 cũng giống như học kỳ 1. Tôi không biết phải làm sao với bé vì bé không ở với tôi. Cuối tuần bé xuống nhà tôi để học tiếng Anh, có khi ở lại cả ngày để đi học tiếng Việt. Tôi tranh thủ 2 ngày đó bảo ban bé cách làm việc nhà, uốn nắn từ từ…, bé cũng biết vâng lời tôi.

Thật ra có lẽ bé sợ tôi vì tôi rất nghiêm khắc. Nhưng bé vẫn biết tôi thương bé nhiều lắm. Thêm nữa là việc ăn uống của bé. Bé rót nước cũng đổ tùm lum, vắt chanh thì miếng chanh rơi xuống sàn nhà, gắp cá thì con cá bay ra khỏi đĩa, vô nhà tắm, tắm xong là khăn, quần áo nằm trên sàn nhà hết.

Cho tôi hỏi là có phải bé trai nào cũng vậy hay không? Làm sao dạy bé tính lắng nghe người khác nói và cẩn thận hơn? Tôi thật đau đầu. Hoàn cảnh của cháu tôi khá đặc biệt. Ba mẹ cháu ly dị khi cháu 1 tuổi, bé về ở với mẹ và ngoại. Mẹ thì chưa học hết cấp 3 nên không thể kèm cháu học được, bà ngoại thì thương rồi chiều cháu. Bé muốn làm gì mặc kệ, cũng không cho cháu làm gì nên suốt ngày xem tivi nếu không đi học.

Cuối tuần thì cháu xuống nhà nội chơi, sau đó đi học ở nhà tôi. Mỗi lần xuống nội, có lúc bé vui có lúc không. Vì mẹ tôi bắt bé dọn cơm, rửa chén, lau nhà…còn ở nhà ngoại chỉ xem phim. Còn về ba bé, là anh trai tôi thì miễn bàn. Bây giờ anh ấy chỉ lo cái thân được là phước cho ba mẹ tôi lắm rồi. Nói chung, giờ ông bà 2 bên phải hỗ trợ nhau nuôi bé.

Mấy năm trước, mẹ cháu ngỏ ý muốn giao bé cho mẹ tôi nuôi vì bảo là lì quá, giống ba nó quá, không muốn nuôi nữa. Mẹ, ba tôi nghe vậy thì cũng phải chấp nhận, nhưng mà buồn não nề vì giờ mà ba mẹ tôi còn phải nuôi ba bé nữa. Chuyện dài lắm tôi không muốn kể ở đây. Chính vì vậy tôi muốn dạy bé có ý thức hơn anh tôi.

Anh chị độc giả có thể cho tôi vài lời khuyên được không ạ. Tôi xin cảm ơn.

Đặng Mai Phương

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn tại đây

X được phát âm là [ks]

1. axiomatic /æksiəˈmætɪk/ (adj) rõ ràng

2. excellence /ˈeksələnts/ (n) sự xuất xắc.

3. exceptional /ɪkˈsepʃənəl/ (adj) ngoại lệ

4. execution /ˌeksɪˈkjuʃən/ (n) sự thực hiện

5. expectation /ˌekspekˈteɪʃən/ (n) sự mong chờ

6. externals /ɪkˈstɜ:nəlz/ (n) đặc điểm bên ngoài

X được phát âm là [gz]

1. exacerbate /ɪgˈzæsəbeɪt/ (v) làm bực tức

2. exact /ɪgˈzækt/ (adj) chính xác

3. exhausted /ɪgˈzɑːstɪd/ (adj) kiệt sức

4. exhibition /eksɪˈbɪʃən/ (n) cuộc triển lãm

5. exhilarating /ɪgˈzɪləreɪtɪŋ/ (n) điều làm vui vẻ

6. exonerate /ɪgˈzɑːnəreɪt/ (v) miễn tội

7. exultantly /ɪgˈzʌltəntli/ (adv) hớn hở

Thầy giáo Nguyễn Anh Đức
Tác giả cuốn Luyện siêu trí nhớ từ vựng tiếng Anh theo phương pháp Do Thái

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt danh mục dự án “Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông”, vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB).

Mục tiêu dự án nhằm phát triển các trường sư phạm được lựa chọn và cơ quan quản lý giáo dục để tăng cường chất lượng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông thông; hỗ trợ tăng cường năng lực quản lý, hoạch định chính sách của cơ quan quản lý giáo dục các cấp; hỗ trợ các trường sư phạm trong hoạt động hỗ trợ phát triển chuyên môn của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông...

100-trieu-usd-cho-du-an-nang-cao-chat-luong-giao-vien

Thủ tướng đã thông qua Dự án “Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông”.

Dự án gồm 2 thành phần: tăng cường năng lực cho các trường sư phạm để đào tạo có chất lượng, bồi dưỡng phát triển chuyên môn thường xuyên cho giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông và hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng năng lực.

Dự án có tổng mức đầu tư 100 triệu USD, thực hiện năm 2016-2021, được triển khai tại Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trường đại học sư phạm được lựa chọn.

Thủ tướng giao Bộ Giáo dục hoàn chỉnh văn kiện dự án, chịu trách nhiệm phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Lan Hạ

Ngày 31/5, trong kế hoạch tuyển sinh đại học chính quy 2016 được công bố, Đại học Kinh tế TP HCM cho biết, dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia sẽ tổ chức xét tuyển với 5.000 chỉ tiêu đào tạo đại học chính quy cho 4 nhóm ngành.

Ở chuyên ngành tiếng Anh thương mại (thuộc ngành Ngôn ngữ Anh) xét khối D1, tiếng Anh nhân hệ số 2 với 100 chỉ tiêu; chuyên ngành Kinh tế học, Kinh tế chính trị, Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn (thuộc ngành Kinh tế) xét khối A, A1, D1 với 50 chỉ tiêu mỗi chuyên ngành.

Ngoài ra, các chuyên ngành Toán tài chính, Thống kế kinh doanh, Hệ thống thông tin kinh doanh (thuộc ngành Hệ thống thông tin quản lý) xét khối A, A1, D1; trong đó môn Toán nhân hệ số 2 với 50 chỉ tiêu cho mỗi chuyên ngành. Các ngành, chuyên ngành còn lại xét khối A, A1, D1 với 4.600 chỉ tiêu.

Từ tháng 9/2015, Đại học Kinh tế TP HCM đã áp dụng chương trình đào tạo tiên tiến quốc tế cho bậc đào tạo thạc sĩ. Năm học 2016-2017, trường này sẽ áp dụng trên cho toàn bộ chương trình đào tạo đại trà cho bậc đại học (trừ ngành tiếng Anh thương mại và Kinh tế chính trị).

Bà Phan Thị Bích Nguyệt – Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP HCM – cho hay, việc thực hiên chương trình đào tạo quốc tế đại trà sẽ giúp sinh viên tốt nghiệp ra trường được thừa nhận trên thị trường lao động quốc tế và được liên thông một cách đầy đủ tại các trường nước ngoài. Học phí chương trình này được áp dụng từ năm học sau là 17,5 triệu đồng mỗi năm.

Mùa tuyển sinh năm nay, Đại học Kinh tế TP HCM ưu tiên xét tuyển các thí sinh là thành viên của đội tuyển tham gia Olympic quốc tế các môn Toán, Lý, Hóa; thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba các môn Toán, Lý, Hóa, Văn, tiếng Anh trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.

Mạnh Tùng

Theo đó, ngoài bằng khen thì mức thưởng lần lượt sẽ là 60, 40 và 20 triệu đồng dành cho học sinh đoạt giải nhất, nhì và ba trong kỳ thi quốc tế. Học sinh không đạt giải nhưng có bằng khen cũng sẽ được thưởng 7 triệu đồng.

Đây được xem là mức thưởng cao nhất từ trước đến nay dành cho học sinh Thừa Thiên - Huế. Với kỳ thi cấp khu vực, mức thưởng bằng 70% (tương ứng từng mức giải của giải quốc tế).

hoc-sinh-hue-dat-giai-cao-quoc-te-se-duoc-thuong-60-trieu

Học sinh giỏi quốc gia và cấp tỉnh được khen thưởng, tặng quà vì đã dành được nhiều thành tích xuất sắc. Ảnh minh họa: Đắc Đức.

Tương tự kỳ ở thi quốc gia, mức thưởng từ giải nhất, nhì, ba và khuyến khích lần lượt là 20, 10, 7 và 5 triệu đồng. Riêng kỳ thi cấp tỉnh, giải thưởng dao động từ 2 triệu, 1 triệu, 600 nghìn và 300 nghìn đồng, tương ứng với các giải nhất, nhì, ba và khuyến khích.

Đối với cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật, nếu học sinh đoạt giải toàn cuộc cấp quốc gia, khu vực hoặc quốc tế thì mức thưởng tương ứng với các môn văn hóa quốc gia, khu vực quốc tế hoặc quốc tế. Học sinh đạt giải lĩnh vực cấp quốc gia, khu vực hoặc quốc tế, mức thưởng bằng 70% (tương ứng của giải các môn văn hóa quốc gia, khu vực quốc tế hoặc quốc tế).

Ở giải cấp tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định mức thưởng trong phạm vi ngân sách được giao hàng năm, và không vượt quá 50% mức giải thưởng cấp tỉnh các môn văn hóa đối với giải cá nhân; đối với giải tập thể, không quá 2 lần giải cá nhân.

Riêng giải thưởng máy tính cầm tay; giải quốc gia thi Violympic Toán, tiếng Anh trên Internet và Olympic Tài năng tiếng Anh mức thưởng tương ứng sẽ bằng 15% và 10% mức giải thưởng tương ứng cấp quốc gia các môn văn hóa.

Học sinh trường THPT chuyên Quốc học Huế sẽ nhận được chế độ học bổng nếu có học lực giỏi, hạnh kiểm tốt; điểm môn chuyên của học kỳ xét, cấp học bổng đạt từ 8,5 trở lên; đạt giải khuyến khích trở lên trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, khu vực quốc tế hoặc quốc tế của năm học đó đối với lĩnh vực văn hóa, khoa học kỹ thuật.

Cụ thể, học sinh đạt các giải nhất, nhì, ba và giải khuyến khích ở các kỳ thi cấp quốc gia, khu vực quốc tế, quốc tế sẽ được hưởng mức học bổng tương ứng lần lượt từ 1-0,5 mức lương cơ sở mỗi học sinh (thời gian hưởng học bổng 9 tháng/năm học). Học sinh đạt nhiều giải thưởng khu vực và quốc tế sẽ được xem xét cấp học bổng du học nước ngoài. Đối với học sinh có điểm môn chuyên của kỳ thi xét, cấp học bổng đạt từ 8,5 đến trên 9 thì mức hưởng bằng 0,25-0,4 mức lương cơ sở (thời gian hưởng học bổng trong 4,5 tháng/năm học).

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng quy định cụ thể mức thưởng với giáo viên hoặc tổ giáo viên bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi có học sinh đạt giải.

Đắc Đức

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa công bố kế hoạch tuyển sinh năm học 2016-2017 của 30 quận, huyện trên địa bàn. Thời gian tuyển sinh từ ngày 1/7 đến 15/7, các trường tuyệt đối không được tuyển sinh trước thời gian trên.

Sau ngày 15/7, trường nào có số lượng học sinh đăng ký vào lớp 1 hoặc lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu thì xây dựng phương án trình Phòng Giáo dục báo cáo lại với Sở. Phương thức tuyển sinh năm nay vẫn là xét tuyển, không thi tuyển, không tuyển học sinh trái tuyến.

Để phù hợp với từng địa bàn, một số quận, huyện đông dân cư đưa thêm những quy định riêng. Phòng Giáo dục Hoàn Kiếm yêu cầu sau ngày 15/7 nếu còn học sinh đúng tuyến, các trường trên địa bàn phải có trách nhiệm tiếp nhận. Nếu hết chỉ tiêu, nhà trường báo cáo lên Phòng Giáo dục để giải quyết. Riêng trường Mẫu giáo Quang Trung, Tiểu học Tràng An, quận không phân tuyến tuyển sinh để xây dựng mô hình trường chất lượng cao.

Phòng Giáo dục Đống Đa "khoanh vùng" cấm tuyển sinh trái tuyến, yêu cầu các trường không tuyển học sinh không đúng tuyến theo quy định, đặc biệt đối với các trường Tiểu học Tam Khương, Tiểu học Trung Phụng, Tiểu học La Thành, THCS Láng Hạ, THCS Trung Phụng, THCS Tam Khương.

“Những trường này hơi khó tuyển sinh. Những năm trước, lượng học sinh tuyển được thiếu so với chỉ tiêu nên chúng tôi phải chú ý hơn”, ông Tạ Ngọc Thắng, Trưởng phòng Giáo dục quận Đống Đa cho biết.

Để tránh việc "làm đẹp" hồ sơ, Sở Giáo dục Hà Nội sẽ thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra sổ điểm, học bạ cấp tiểu học liên quan đến việc xét tuyển của các trường, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Từ năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường tiểu học, THCS tuyển sinh đầu cấp theo phương thức xét tuyển, tuyệt đối không được thi tuyển, không tổ chức khảo sát học sinh đầu năm học. Quy định này nhằm giảm tình trạng dạy thêm, học thêm, giảm áp lực cho học sinh tiểu học.

Từ chỉ đạo này, Hà Nội đã yêu cầu các trường thực hiện theo đúng quy định trên. Những trường có hồ sơ đăng ký gấp nhiều lần chỉ tiêu phải tuyển sinh theo phương thức xét tuyển học bạ dựa trên kết quả học tập, rèn luyện 5 năm tiểu học của học sinh và tiêu chí cộng điểm, ưu tiên những em có giải cao trong các kỳ thi, con em chính sách, dân tộc.

Phương Hòa

Sáng 31/5, ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng, cho biết đang làm đề xuất gửi Thành ủy về việc cho học sinh trên địa bàn nghỉ 3 tháng hè và không dạy học 2 tuần mới khai giảng như các năm trước.

"Những năm trước học hai tuần mới khai giảng, phải nói thẳng là học sinh không còn cảm xúc gì hết", ông Vĩnh nói. Từ năm học 2016-2017, học sinh ở Đà Nẵng sẽ nhập học ngày 1/9. Ngày 2/9 các em nghỉ lễ Quốc khánh. Ngày mùng 3 tập trung và ngày mùng 5/9 sẽ khai giảng.

Trước đó, UBND TP Đà Nẵng giao cho Sở Giáo dục báo cáo với Bộ Giáo dục để xin ý kiến kéo dài thời gian nghỉ hè 3 tháng cho học sinh. Ông Vĩnh cho biết, phía Bộ trả lời việc này thuộc quyết định của địa phương. "Người dân và các thầy cô đều rất ủng hộ việc Đà Nẵng cho học sinh nghỉ trọn vẹn 3 tháng hè", ông Vĩnh nói.

Để đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục về việc dạy và học trong 37 tuần, Đà Nẵng sẽ lùi thời gian bế giảng, có thể là ngày 30 hoặc 31/5. Đà Nẵng thuận lợi hơn, không có mưa lũ nên chương trình học có thể thông suốt trong 37 tuần.

Hè này, Đà Nẵng sẽ mở cửa trường học để học sinh vào đọc sách, dạo mát, chơi thể thao. Ngành giáo dục Đà Nẵng sẽ tập trung vào dạy bơi, các môn thể thao, âm nhạc cho học sinh.

Nguyễn Đông

Chương trình thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh (MBA) sẽ cung cấp kiến thức thực hành và lý thuyết cần thiết, giúp người học có kinh nghiệm và tầm nhìn mang tính quốc tế.

Trường kinh doanh MDIS là trường lớn và lâu đời nhất tại Học viện Phát triển quản lý Singapore (MDIS). Với sự hợp tác với các trường đại học danh tiếng của Vương Quốc Anh và Pháp, chương trình đào tạo của trường luôn cập nhật theo xu hướng ngành, giúp học sinh thích ứng với những thử thách công việc trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển hiện nay. MDIS hiện có chương trình liên kết với Đại học Bangor.

Đại học Bangor (Vương quốc Anh)

Được thành lập vào năm 1884, với tuổi đời hơn 130 năm, Đại học Bangor là một trong những trường đại học lâu đời và uy tín tại Anh.

Trường nằm trong top 2% các trường đại học uy tin nhất thế giới (The Times Higher Education World University năm 2015, 2016); top 10 các trường đại học Vương Quốc Anh về chất lượng giảng dạy (The Times and Sunday Times League Table 2016); 90% sinh viên tốt nghiệp có được việc làm hoặc học cao hơn chỉ trong 6 tháng sau khi tốt nghiệp (Bảng khảo sát “Destination of Leavers” 2015-2016).

Theo ghi nhận mới nhất của bộ phận nghiên cứu thuộc Ngân hàng liên bang St.Louis (RePEc, tháng 4 2016), Đại học Bangornằm trong top 20 các học viện Kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng.

nhan-bang-thac-si-mba-cua-anh-tai-singapore

Đại học Bangor còn có tên trong danh sách các Học Viện được công nhận về đào tạo nhân lực bởi Bộ Lao Động Singapore, thế mạnh của trường là lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng. Trong đó, chương trình MBA của trường đã đạt được thành công từ năm 1973.

Với chế độ giảng dạy kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, sinh viên được trang bị những kỹ năng quản lý thực tiễn trong các công ty dịch vụ tài chính hiện đại.

Trường cũng mời những người có chuyên môn để chia sẻ với học viên kinh nghiệm trong ngành, trường hợp thực tế cùng với các vấn đề đương đại cũng được đề cao trong chương trình học.

Chương trình liên kết giữa Bangor và Học viện MDIS

Nhằm mang đến cơ hội tiếp cận nền học thuật uy tín từ Anh quốc cho sinh viên Châu Á, Đại học Bangor kết hợp với MDIS tuyển sinh 4 chương trình đào tạo trong đó hai chương trình thạc sĩ gồm: Quản trị kinh doanh Tài chính - Ngân hàng và Quản trị kinh doanh Marketing quốc tế sẽ khai giảng 27/6 và 31/10. Hai ngành cử nhân Khoa học (danh dự) Kinh doanh - Tài chính (khai giảng) và Khoa học (danh dự) Tài chính - Ngân hàng khai giảng vào 27/7 và 28/11

Theo đó, sinh viên Việt Nam có thể theo học và lấy bằng cấp từ Anh quốc ngay tại Singapore nhằm tiết kiệm chi phí, có môi trường sống và học tập thuận lợi hơn tại một trong những nước có nền giáo dục, kinh tế phát triển.

Những sinh viên nộp hồ sơ trước ngày 30/6 được nhận học bổng đầu vào trị giá 2.500 SGD cho chương trình thạc sĩ và 2.000 SGD chương trình cử nhân.

MDIS thành lập năm 1956, là Học viện phi lợi nhuận lâu đời của Singapore. MDIS chuyên cung cấp những khóa học, hội thảo và dịch vụ quản lý trong nhiều lĩnh vực. Trường còn liên kết với các những học lớn tại Australia, Pháp, Anh và Mỹ để cung cấp các khóa học về Kinh doanh và quản trị, Kỹ thuật, Thiết kế thời trang, Công nghệ thông tin, Khoa học Y sinh, Truyền thông, Tâm lý học, Quản trị du lịch và khách sạn. MDIS Singapore có khu ký túc xá ngay trong khuôn viên trường với 782 phòng, trang bị điều hòa cho 1.700 học sinh, 14 phòng cho phụ huynh tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh sống, học tập và vui chơi ngay trong khuôn viên trường.

N.Loan

Xem thêm thông tin chương trình tại website hoặc liên hệ đại diện đối tác của MDIS: ASCI - Hotline: 0983 010 580, email: hn@duhoctoancau.com; EduZone - Hotline: 0983010580, email: hn@eduzone.vn;Viet Phuong - Hotline 0907 015 209, email: admin@duhocvietphuong.edu.vn; INEC - Hotline 0934 093 040 - 0934 094 411, email: inec@inec.vn; VinaHure - Hotline 0922 150 000 - 0928 140 000, email: singapore2@vinahure.com.vn.

Trong một bài viết đăng trên trang cá nhân của mình, nhà khoa học máy tính, cựu nhân viên NASA, Giám đốc nghiên cứu Google - Peter Norvig cho rằng, việc nóng lòng muốn trở thành nhà lập trình sau vài tháng là ý tưởng sai lầm. Bất kỳ công việc nào cũng cần sự rèn luyện, nỗ lực không ngừng nghỉ, từ đọc sách, đi học lấy chứng chỉ đến rút kinh nghiệm trong khi làm việc, cộng tác với đồng nghiệp.

Giám đốc nghiên cứu của Google - Peter Norvig, người giúp công ty công ty thu hút nhân tài, giải quyết các vấn đề

Giám đốc nghiên cứu của Google - Peter Norvig, người giúp công ty công ty thu hút nhân tài, giải quyết các vấn đề trí tuệ nhân tài.

Tại sao mọi người lại học một cách vội vàng

Rảo bước quanh các cửa hàng sách, bạn dễ dàng bắt gặp những tựa sách như Tự học lập trình Java trong 7 ngày bên cạnh một dãy dài vô tận những cuốn sách khác dạy các ngôn ngữ lập trình như C, SQL, Ruby… trong vài giờ. Ông đã thử công cụ tìm kiếm nâng cao những cuốn sách có tiêu đề chứa cụm "tự dạy" (teach yourself), "học" (learn), "giờ" (hours), "ngày" (days), "kể từ năm 2000" (since 2000). 9 trong 10 kết quả đầu tiên là sách lập trình.

Điều ông rút ra là tại sao mọi người lại vội vàng đến thế khi học lập trình, hay vì lập trình là thứ dễ học hơn bất kỳ bộ môn nào trên đời. Nhà lập trình Felleisen và các cộng sự của ông cũng từng phát biểu trong cuốn How to Design Programs (Làm sao để viết các chương trình) rằng: "Viết một chương trình dở thì dễ thôi. Ngay cả những kẻ ngốc nghếch cũng có thể làm được điều đó trong 21 ngày, thậm chí với những người rất khờ khạo".

Tự học lập trình trong 10 năm

Các nhà nghiên cứu như Bloom, Bryan & Harter, Hayes cho biết, phải mất khoảng 10 năm để thông thạo bất kỳ lĩnh vực nào từ chơi cờ, sáng tác âm nhạc, bơi lội, tennis đến nghiên cứu tâm lý thần kinh… Điều quan trọng là việc luyện tập, thực hành. Đó không đơn thuần chỉ lặp đi lặp lại một công việc đó, mà còn thử thách bản thân với những nhiệm vụ vượt ngoài khả năng hiện tại, nỗ lực, phân tích những điều vừa làm được của bản thân trong và sau khi hoàn thành rồi khắc phục những khuyết điểm. Quá trình này phải được lặp đi lặp lại mà không có một lối đi tắt nào.

"Viết một chương trình dở thì dễ thôi. Ngay cả những kẻ ngốc nghếch cũng có thể làm được điều đó trong 21 ngày".

Việc học phải được lặp đi lặp lại mà không có một lối đi tắt nào.

Từ thực tế có thể nhận thấy, không có lối đi tắt nào để đi đến thành công. Ngay cả với Mozart, người được xem là thần đồng, đã bắt đầu học nhạc từ năm lên 4 tuổi và mất 13 năm để cho ra đời tác phẩm âm nhạc cổ điển đầu tiên. Một ví dụ ở lĩnh vực khác, the Beatles trước khi có bản hit số một vào 1964 ở chương trình Ed Sullivan, cũng đã chơi nhạc trong những câu lạc bộ nhỏ ở Liverpool hay Hamburg từ năm 1957. Dù họ sớm có được sức hút lớn với khán giả thì đến tận album Sgt. Pepper's phát hành năm 1967 mới có được thành công quan trọng đầu tiên trong sự nghiệp.

Làm cách nào để trở thành một lập trình viên

Hãy yêu thích lập trình và bạn làm vì cảm thấy hào hứng. Phải chắc chắn rằng, lập trình đủ thú vị để bạn còn theo đuổi công việc đó trong 10 năm hoặc 10.000 giờ nữa.

Cách học lập trình tốt nhất chính là thực hành. Nói một cách khoa học hơn thì việc rèn luyện không khiến bạn tự động đạt đến đỉnh cao của tài năng nhưng ngay cả với những người nhiều kinh nghiệm, sự nỗ lực rèn luyện vẫn giúp cải thiện đáng kể năng lực của họ. Cách học tập hiệu quả nhất là xác định rõ khả năng hiện tại, những khó khăn của bản thân, nhận được đánh giá có ý nghĩa và tìm cơ hội làm lại, sửa sai. Những hướng dẫn trên được trích từ cuốn sách rất hữu ích - Cognition in Practice: Mind, Mathematics, and Culture in Everyday Life (Nhận thức về thực hành: Trí tuệ, Toán học và Văn hóa đời sống).

Hãy trao đổi với những lập trình viên khác, tìm hiểu thêm những chương trình khác. Điều này còn quan trọng hơn bất kỳ quyển sách hay khóa đào tạo nào.

Nếu bạn muốn, hãy dành 4 năm ở đại học (hoặc dài hơn ở những trường bậc cao). Bạn sẽ có cơ hội làm những công việc yêu cầu bằng cấp và hiểu biết chuyên sâu hơn trong một vài lĩnh vực. Nhưng nếu không thích trường học, bạn cũng có thể có ngần ấy trải nghiệm khi tự học hoặc làm việc nhưng phải thực sự tập trung. Trong bất kỳ trường hợp nào, chỉ học qua sách vở cũng không bao giờ đủ. "Chương trình giảng dạy khoa học máy tính không thể giúp bạn trở thành chuyên gia lập trình cũng như học cách sử dụng bút lông và tô màu không làm nên một họa sĩ", Eric Raymond – tác giả The New Hacker's Dictionary cho biết.

Tham gia vào các dự án với những lập trình viên khác. Bạn là người giỏi nhất trong một vài dự án nhưng cũng có thể là kém nhất trong một số khác. Nếu là người giỏi nhất, hãy thử thách khả năng làm lãnh đạo của mình. Còn ngược lại, hãy học hỏi xem người giỏi làm như thế nào và học xem họ không làm gì (vì họ muốn bạn làm những việc đó).

Trong một dự án, hãy làm việc sau người lập trình khi bạn đã tìm hiểu chương trình của họ. Hãy tìm xem làm sao để hiểu được chương trình đó, chỉnh sửa thế nào để tốt hơn. Thử nghĩ xem làm thế nào để thiết kế những chương trình giúp cho những người sau này có thể duy trì dễ dàng hơn

Học ít nhất khoảng nửa tá ngôn ngữ lập trình cơ bản thuộc nhiều nhóm chức năng khác nhau như Java, C++, Lisp,  ML, Prolog, Sisal, Clojure, Go.

Nhớ rằng "máy tính" là một phần của "khoa học máy tính". Vì vậy, nên nắm rõ thời gian để máy tính thực hiện một lệnh, lấy một từ trong bộ nhớ (có hoặc không có cache), đọc những từ liên tiếp trong ổ đĩa…

Tuân theo những quy định tiêu chuẩn của ngôn ngữ. Đó có thể đó là của ANSI C++ hoặc quy định gõ code ở nơi bạn sống, làm việc. Bạn cũng nên tìm hiểu xem người ta thích điều gì ở ngôn ngữ đó, họ cảm thấy thế nào hay vì sao họ thích nó.

Thu Ngân (theo Norvig.com)

Cụ thể hai cách phát âm của chữ W được minh họa như dưới đây:

Chữ W thường được đọc là /w/ khi nó đứng đầu mỗi từ hoặc sau các chữ như s, a

1. awake /əˈweɪk/ (a) tỉnhgiấc

2. award /əˈwɔːrd/ (v) traogiải

3. aware /əˈwer/ (adj) ý thức

4. away /əˈweɪ/ (adv) xa

5. swan /swɑːn/ (n) thiênnga

6. swim /swɪm/ (v) bơi

7. want /wɑːnt/ (n) muốn

8. way /weɪ/ (n) cáchthức

9. win /wɪn/ (v) chiếnthắng

10. wing /wɪŋ/ (n) cánh

Chữ W bị câm nếu nó đứng trước r

1. wrap /ræp/ (v) gói

2. wreak /riːk/ (v) tiếnhành

3. wreath /riːθ/ (n) vònghoa

4. wreck /rek/ (n) sựpháhỏng

5. write /raɪt/ (v) viết

Note (chú ý): có 2 từ mà chữ W cũng bị câm là:

1. two/tuː/ (number) số 2

2. answer/ˈæntsər/ (n) câu trả lời

Thầy giáo Nguyễn Anh Đức
Tác giả cuốn Luyện siêu trí nhớ từ vựng tiếng Anh theo phương pháp Do Thái

Tôi sinh sống, học tập và làm việc ở California, Mỹ, đã hơn 20 năm. Tôi tốt nghiệp Đại học California, chuyên ngành Thông tin và Khoa học vi tính (Bachelor of Science in Information and Computer Science, University of California, Irvine) từ nhiều năm trước, từng làm việc nhiều năm như một chuyên viên phần mềm.

Gần đây tôi thích được về Việt Nam sinh sống và dạy kèm tiếng Anh, nhưng tôi hiện không có chứng chỉ liên quan đến chuyên ngành tiếng Anh. Như vậy tôi có thể hợp pháp dạy tiếng Anh ở Việt Nam được không? Nếu được thì tôi nên bắt đầu như thế nào? Xin cảm ơn rất nhiều.

Jerry Phạm

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn tại đây

Năm 2008, khi hoàn thành bậc trung học phổ thông, tôi đi làm sớm do điều kiện gia đình không cho phép học tiếp. Tuy nhiên, từ trước tới nay, tôi luôn mong muốn được học đại học ngành Công nghệ thông tin với suy nghĩ ngành này sẽ giúp tôi có được nhiều cách kiếm tiền mới như kinh doanh online, lập trình viên...

Hiện tôi đã có gia đình và điều kiện kinh tế cũng ổn định hơn, không phải đi làm, hơn một năm qua tôi dành thời gian để theo học tiếng Hàn. Tôi có thể sử dụng tốt ngôn ngữ này. Mong muốn có một công việc phù hợp như phiên dịch hay làm các công việc liên quan đến tiếng Hàn, tôi đã nộp hồ sơ ở nhiều nơi nhưng không công ty nào nhận vì tôi không có bằng đại học.

Khi thấy thông tin Đại học trực tuyến của FUNiX có đào tạo ngành Công nghệ thông tin, tôi thấy đây có thể là cơ hội cho mình nhưng cũng không khỏi khỏi băn khoăn. Nếu học đại học, tôi hy vọng tìm được một công việc thật sự chứ không còn định hướng vu vơ học xong rồi lại thất nghiệp và không biết mình đã được học cái gì. Hy vọng các công ty phần mềm cần một kỹ sư biết tiếng Hàn hoặc ít nhất cần một phiên dịch viên tiếng Hàn chưa từng tốt nghiệp đại học.

Nhưng liệu ở tuổi gần 30 tôi mới đi học đại học thì có quá muộn không? Làm sao có thể thi vào được đại học? Và học xong mình sẽ làm gì? Biết tiếng Hàn, nếu có bằng đại học ngành Công nghệ thông tin, tôi có thể xin được việc gì… Mong độc giả tư vấn giúp tôi.

Nguyễn Thị Yến (Hà Nội)

Ngày 29/5, mạng xã hội xuất hiện clip dài hơn 4 phút, quay cảnh một nữ sinh bị 4 cô gái bịt khẩu trang, tay cầm mũ cối, mũ bảo hiểm, lao vào đấm đá túi bụi ở giữa đoạn đường vắng.

nu-sinh-lop-12-nhap-vien-sau-khi-bi-danh-hoi-dong

Nhóm 4 người cầm mũ cối, mũ bảo hiểm lao vào đánh, đấm đá túi bụi nữ sinh. Ảnh: Cắt từ clip

Sau khi đánh hội đồng, một cô gái mặc áo chống nắng màu đen, mặt bịt khẩu trang tiếp tục cầm mũ cối hăm dọa, đá vào đầu nữ sinh đang nằm giữa đường.

Thầy Đinh Sỹ Cổn, Hiệu trưởng trường THPT Can Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) cho biết, vụ việc xảy ra ngày 29/5 tại xã Thường Nga. Nạn nhân là nữ sinh học lớp 12 của trường.

"Do trường đã tổng kết nên việc tiếp nhận thông tin rất khó. Đối với 4 người hành hung, nhà trường đang phối hợp với công an địa phương xác minh", thầy Cổn nói.

nu-sinh-lop-12-nhap-vien-sau-khi-bi-danh-hoi-dong-1

Cuối clip, cô gái mặc áo đen tiếp tục lao vào đá lên người nữ sinh lớp 12. Ảnh: Cắt từ clip

Thượng tá Phạm Tài, Phó trưởng Công an huyện Can Lộc, cho hay nữ sinh bị đánh quê xã Nhân Lộc, đang phải nằm điều trị ở Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ. Đơn vị đã cho người đi điều tra.

Đức Hùng

Trong đợt tuyển sinh mới, Đại học trực tuyến FUNiX tập trung vào đối tượng là học sinh THPT, những thí sinh chuẩn bị thi đại học, sinh viên đang học đại học và những người đã đi làm.

Với học sinh cấp 3, những em năm nay vào lớp 10 có thể tận dụng thời gian nghỉ hè để học thêm những kiến thức hữu ích. Tham gia khóa học, các em sẽ có những trải nghiệm thực tế với cách học của sinh viên đại học. Các em sẽ làm được sản phẩm thực tế ngay khi học như website, game... Học online, bất kỳ học sinh nào cũng có thể tham gia, còn phụ huynh không phải lo lắng vì con mình không phải đi học đường xa mà có ngay mentor (các chuyên gia) hỗ trợ học tập qua facebook. 

Với những học sinh thích Công nghệ thông tin nhưng không biết mình có phù hợp với ngành này hay không thì đây là cơ hội tìm hiểu và khám phá khả năng của bản thân. Đây cũng là cách nuôi dưỡng cảm hứng học lập trình ngay khi còn là học sinh để hỗ trợ cho việc chọn trường đại học sau này.

Không thi tuyển đầu vào, trường chỉ tổ chức phỏng vấn trực tiếp, những học sinh thể hiện được đam mê và quyết tâm theo đuổi học tập đều có cơ hội học tại trường.

dai-hoc-truc-tuyen-dau-tien-o-viet-nam-tuyen-sinh-dot-6

Không bị đóng khung thời gian, có thể học ngay tại nhà nên đại học trực tuyến trở thành lựa chọn của nhiều người.

Không mất nhiều thời gian học, ở FUNiX sinh viên có thể tự quyết định thời gian tốt nghiệp đại học của mình. Nếu tập trung vào việc học và có kế hoạch cụ thể, sinh viên chỉ mất khoảng 2 năm để hoàn thành chương trình. Khi hoàn thành 3/8 chứng chỉ, sinh viên đã có thể tìm được công việc với trình độ tương ứng.

Khi lựa chọn FUNiX không ảnh hưởng gì đến việc thi trường vào các trường đại học mà thí sinh đã đăng ký từ trước, vì các em có thể học song song 2 trường hoặc vừa học vừa đi làm.

Đối với sinh viên, những ai đang theo chuyên ngành Công nghệ thông tin, việc học thêm tại đại học trực tuyến này sẽ có cơ hội tiếp xúc với các mentor - là những người có kinh nghiệm chuyên ngành thực tế hàng chục năm. Họ hiện là nhà quản lý, giám đốc của các công ty công nghệ lớn của Việt Nam, do vậy sinh viên sẽ có những kiến thức thực tế, cập nhật kịp thời xu hướng công nghệ mới.

Còn với sinh viên đang theo học những ngành không liên quan thì công nghệ thông tin là một yếu tố cần thiết không khác gì ngoại ngữ, kỹ năng mềm. Có hiểu biết và ứng dụng thành thạo công nghệ sẽ giúp ứng viên ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, đồng thời hỗ trợ tốt cho công việc trong tương lai. Hoàn thành toàn bộ 8/8 chứng chỉ, sinh viên có đầy đủ kỹ năng và kiến thức của một lập trình viên, bạn có thêm một lựa chọn về nghề nghiệp để phát triển sự nghiệp cho bản thân.

Tương tự, người đang đi làm cũng có thể tận dụng thời gian rảnh để phổ cập, nâng cao kiến thức công nghệ. Hiểu biết lĩnh vực này sẽ giúp họ làm chủ công nghệ thông tin, ứng dụng tốt giúp nâng cao hiệu quả công việc.

Thậm chí, nhiều người đã tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ thông tin, đã làm việc nhiều năm ở lĩnh vực này khi học ở FUNiX có thể nâng cao trình độ nhờ hệ thống mentor hùng hậu và có chuyên môn thực tế của trường. Khi học 4/8 chứng chỉ cuối trong chương trình và một chứng chỉ cầu nối, trong thời gian khoảng 20 tháng họ có cơ hội việc làm tốt hơn trong ngành phần mềm, nâng cao bằng cấp...

Trường còn có chứng chỉ dưỡng nghiệp dành cho các nhà khởi nghiệp. Với mục đích trau dồi các kiến thức và kinh nghiệm thực tế từ chính các doanh nhân, chuyên gia hàng đầu Việt Nam, chương trình giúp những ai có ý định khởi hngiệp có những kiến thức thực tế. Nội dung học của chương trình này gồm Kế toán, Luật, Khởi nghiệp, Kinh doanh kiểu FPT. Khi tham gia, học viên có cơ hội mở rộng mối quan hệ với cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam và nước ngoài.

Hiện FUNiX có gần 500 học viên theo học sau nửa năm thành lập, trong đó có sinh viên ở 62 tỉnh thành Việt Nam và trên 11 quốc gia khác, với nhiều thành phần, từ học sinh, sinh viên, người đi làm, thậm chí có những người đã có bằng tiến sĩ vẫn tiếp tục học tại đây.

N.Loan

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

Ngày 30/5, ông Nguyễn Đức Thành, chuyên viên phụ trách THCS - Đoàn đội (Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Hội An, Quảng Nam), cho biết đã hạ hạnh kiểm hai nữ sinh lớp 8 trường THCS Kim Đồng và THCS Nguyễn Du.

“Một em bị hạ từ tốt xuống trung bình, em còn lại bị hạ xuống loại khá do trong clip phần lớn em này bị đánh, ít đáp trả hơn”, ông Thành nói và cho hay, nhà trường cũng đã nghĩ đến hình thức kỷ luật đuổi học nhưng xét thấy quá nặng, trong khi các em còn nhỏ.

Trong khi đó, các trường học cũng đã đến kỳ nghỉ hè nên không thể xử phạt bằng hình thức đuổi học một tuần để tương xứng với hành vi vi phạm của các em.

hai-nu-sinh-lop-8-quyet-chien-vi-cai-nhau-tren-facebook-bi-ky-luat

Hai nữ sinh lớp 8 "quyết chiến" chỉ vì tranh cãi chuyện bản quyền một clip nhạc.

Trước đó ngày 12/5, một tài khoản Facebook cá nhân đăng video dài khoảng 1,5 phút quay cảnh hai thiếu nữ đánh nhau trên đường với chú thích "Girl Hội An đánh nhau dữ quá". Trong video, hai cô gái liên tục lao vào đạp, đấm, kéo áo và nắm tóc nhau xô xuống đường.

Lãnh đạo hai trường sau đó đã mời các em và phụ huynh lên làm việc. Theo tường trình, hai em tranh cãi chuyện bản quyền một clip nhạc trên Facebook. Lời qua tiếng lại không phân thắng bại, hai nữ sinh hẹn nhau ra đường để "quyết chiến".

Đọc được lời hẹn của hai nữ sinh, một nhóm bốn học sinh khác rủ nhau đến xem, rồi quay video đăng lên mạng xã hội. Trong hai em đánh nhau, một em là học sinh giỏi của trường. Em còn lại bố mẹ ly hôn, sống với ông bà ngoại, gia cảnh khó khăn.

Tiến Hùng

Thứ hai, 30/5/2016 | 09:20 GMT+7

Thứ hai, 30/5/2016 | 09:20 GMT+7

Con đường hoa phượng dài nhất Việt Nam những ngày này tấp nập nữ sinh đến chụp ảnh kỷ niệm.

Với hơn 4.000 cây phượng và hàng trăm cây bằng lăng đang đồng loạt ra hoa, con đường gần 20 km mang tên cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ở Hải Phòng trở thành đường hoa dài và đẹp nhất Việt Nam.

Tranh thủ lúc phượng rực rỡ nhất, các nữ sinh đất Cảng kéo đến đường Phạm Văn Đồng chụp ảnh kỷ niệm.

Hoa phượng rụng đỏ rực cả vỉa hè và càng khiến tà áo dài trắng của nữ sinh thêm nổi bật.

Là sinh viên năm đầu của Đại học Hải Phòng và cũng là lần đầu tiên được ngắm cả đường hoa, nữ sinh Nguyễn Thị Băng Ngân, quê Vĩnh Bảo (Hải Phòng) chia sẻ: "Đi dưới rừng hoa, ký ức về những kỷ niệm đẹp với thầy cô, với các bạn cấp 3 lại ùa về trong em".

Đi cùng nhóm với Ngân, còn có 3 nữ sinh năm thứ nhất Đại học Hải Phòng và Đại học Hàng hải Việt Nam. Nữ sinh Đinh Thị Tuyến cho biết, năm nay hoa phượng nở đẹp nên mọi người trong nhóm tranh thủ ngày cuối tuần diện áo dài ngắm phố hoa và chụp ảnh làm kỷ niệm.

Phượng thường được trồng nhiều trong sân trường học để tạo bóng mát, vì thế loài hoa này gắn liền với tuổi học trò.

Mùa hoa phượng cũng là mùa thi, mùa chia ly. Vì thế, dù đã xa tuổi học trò, nhiều người vẫn có chút bâng khuâng mỗi mùa phượng nở.

Bên đường hoa phượng, nhóm nữ sinh tái hiện nhiều trò chơi tuổi thơ, như trốn tìm... 

...ngắt cánh phượng để ép vào sổ lưu niệm.

Lần đầu tiên chụp ảnh bên đường hoa phượng dài và đẹp nhất Việt Nam, cả nhóm tỏ ra rất phấn khích và hầu như chả mệt mỏi.

Phút giây thẹn thùng của nữ sinh Đinh Thị Tuyến.

Được cho là nhút nhát nhất nhóm, nữ sinh Nguyễn Thị Liên sau khi vui chơi, ngồi đọc báo, ngắm ánh nắng dần tắt trên từng chùm hoa phượng.

Giang Chinh

Không phải thi đầu vào như các trường đại học truyền thống nhưng để trở thành sinh viên của Đại học trực tuyến FUNiX, thí sinh phải chia sẻ lý do mong muốn theo học của mình. Trên cơ sở đó, trường sẽ xem xét để lựa chọn thí sinh vào các vòng phỏng vấn tiếp theo.

Lập trình thay đổi cuộc đời tôi

Từng tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, anh Phạm Hoàng Thọ đã ra trường và đi làm 7 năm nay. Anh trải qua nhiều vị trí công tác trong lĩnh vực phần mềm như: dự án IoT trong lĩnh vực quản lý phòng máy Internet công cộng, quản trị hệ thống dịch vụ trò chơi trực tuyến, phát triển hệ thống các website… Anh hiện là trưởng bộ phận phát triển phần mềm cho một công ty chuyên về lĩnh vực tự động hóa và dạy nghề.

Với mục tiêu trong năm 2016 sẽ phát triển nền tảng mô phỏng hóa phục vụ công tác giảng dạy học nghề trực tuyến và lấn sân sang lĩnh vực IoT trong tự động hóa công nghiệp, anh Thọ đã dành thời gian để tiếp tục đi học.

"Bản thân tôi cũng không hiểu sao mình có duyên với nghiệp lập trình, nhưng chính ngành này đã giúp tôi cảm hóa bản thân", anh Thọ tâm sự trong đơn xin học. Chàng trai Quảng Ninh này cho biết, từ hồi họcTHPT, anh đã tạo áp lực và luôn khiến mọi người trong gia đình phải phiền lòng vì tính ham chơi, đua đòi và thường xuyên nghỉ học…

Năm 2004, dù suýt nữa rớt tốt nghiệp cấp 3 nhưng anh vẫn hăng hái xách balo lên đường thi đại học theo trào lưu. Bỏ qua định hướng của gia đình, tự bản thân nam sinh đăng ký thi vào khoa Kế toán của một trường đại học. Dù điểm đầu vào không cao nhưng anh vẫn trượt đại học, tuy nhiên với quyết tâm được lên thủ đô học cho bằng bạn bè, chàng trai sau đó đăng ký học hệ trung cấp.

"Quãng thời gian tự do không gia đình trong 2 năm học trung cấp, tôi lại càng phát huy bản chất ăn chơi, đua đòi. Tôi thường xuyên bỏ học, giao du kết bạn với các anh chị có máu mặt để chơi bời, nghịch phá đủ trò. Mãi đến khi bị một cô gái trong lớp chửi thẳng mặt tôi mới bắt đầu nhận ra thói hư của mình", anh Thọ nhớ lại.

Học cho có, năm 2006, sau khi tốt nghiệp, thấy con không thể theo đuổi ngành đã học mẹ của anh Thọ đã dẫn con tới gặp một người cháu làm trong nghề lập trình. Chỉ lớn hơn Thọ vài tuổi nhưng người anh họ này sống chín chắn và có công việc tốt. Sau cuộc gặp gỡ, chàng trai đất mỏ thay đổi suy nghĩ và bắt đầu theo học lập trình từ đó. Trong đơn xin học của mình, anh Thọ không khỏi tự hào vì ngoài một công việc tốt, hiện anh còn là trụ cột của một gia đình nhỏ.

Kinh nghiệm làm việc hơn 7 năm, bận rộn với gia đình nhỏ nhưng anh Thọ cho biết khi thấy Đại học trực tuyến FUNiX có hệ thống mentor là các chuyên gia đầu ngành công nghệ thông tin, anh vẫn cố gắng trích quỹ thời gian đi học để nâng cao kiến thức.

"Nếu được hỏi vì sao tôi chọn công nghệ thông tin, câu trả lời chỉ có thể là vì tôi đã lỡ yêu và đam mê không bỏ được. Quan trọng hơn chính ngành này đã vớt tôi ra khỏi vũng bùn mà tôi sa vào trước đó", anh chia sẻ.

nhung-ly-do-xin-hoc-dai-cua-sinh-vien-khien-chuyen-gia-roi-nuoc-mat

Dù học online, sinh viên đại học trực tuyến FUNiX tham gia chương trình offline hàng tháng để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm.

Học để bắt kịp với thời đại

Trong lá đơn xin vào học ngành Công nghệ thông tin ở trường Đại học trực tuyến FUNiX, Nguyễn Hoàng Phúc Thiện cho rằng thời đại này nếu không nắm vững kiến thức về công nghệ thì coi như bị lạc hậu.

Thiện tự nhận mình là người của thập kỷ trước và mong muốn cải thiện tình hình bằng cách đi học. Quan tâm đến ngành Việt Nam học và không có định hướng làm việc trong ngành công nghệ nhưng Thiện cho rằng, việc bổ sung kiến thức công nghệ thông tin sẽ giúp anh có lợi thế trong công việc và cuộc sống của mình.

Với dự định theo đuổi nghiệp viết sách, Thiện nhận ra việc sử dụng máy tính và Internet thành thạo sẽ giúp cậu tham khảo nguồn tài liệu phong phú trực tuyến, có công cụ hỗ trợ việc viết, lưu trữ và giới thiệu những bài viết của mình, sử dụng phần mềm thống kê nếu có phần nào cần định lượng…

"Ngoài ra, mình đang làm kinh doanh sách online, do đó để  marketing hiệu quả  hơn, cũng như chuyên nghiệp hơn thì cần nhiều kiến thức IT", Thiện chia sẻ và cho biết có thể dành ra khoảng 10 tiếng mỗi tuần để cải thiện khả năng công nghệ của mình.

Học để hiện thực hóa giấc mơ

Sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, khi gần bước sang tuổi 40, anh Phạm Đăng Quang mới đặt chân sang đất Mỹ để lập nghiệp và thực hiện giấc mơ của đời mình. Anh cho biết bản thân có hai giấc mơ lớn, đó là lấy được tấm bằng đại học chuyên ngành đồ họa và trở thành một lập trình viên thực thụ.

Sang Mỹ, để thực hiện hóa giấc mơ của mình, sau 5 năm theo học tại Đại học Maryland (UMD và MC College tiểu bang Maryland) anh lấy được 2 bằng tốt nghiệp đại học chyên ngành Đồ hoạ (Graphic Communication) và Quản lý in (Printing Management) cùng với một số chứng chỉ chuyên ngành. Hiện anh Quang đã hiện thực hóa giấc mơ thứ nhất khi đã có một công việc rất tốt, phù hợp với học vấn và một gia đình hạnh phúc cùng vợ và 3 con.

"10 năm trước khi đến Mỹ, trải qua nhiều thay đổi của cuộc sống, có những lúc bị thất nghiệp tôi tự hỏi và cảm thấy ân hận vì tại sao trong lúc còn trẻ và rảnh rỗi mình lại không chịu học. Chính vì vậy, dù bây giờ đã có chuyên ngành khác cùng một công việc tốt nhưng tôi cho rằng học không bao giờ thừa, nhất là trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay. Đây cũng là cách để thực hiện hóa giấc mơ thứ hai của mình", anh Quang viết.

Tin rằng trình độ lập trình của người Việt Nam không thua gì thế giới, đặc biệt khi được học với những người có kinh nghiệm thực tế làm việc trong nghề nhiều năm, anh Quang chọn đăng ký học ở FUNiX.  Dù khác múi giờ, "sinh viên" này cho biết sẽ cố gắng để học theo đúng chương trình và hoàn thành giấc mơ trở thành lập trình viên của mình trong vài năm tới.

N.Loan

UBND quận Sơn Trà vừa công bố quyết định thành lập trường THCS Hoàng Sa (địa chỉ số 7 đường Vũ Tông Phan, phường Thọ Quang). Đây là trường công lập, có tư cách pháp nhân, tài khoản và con dấu riêng. Nhân sự của trường đang được kiện toàn.

Đầu tháng 7 tới, trường THCS Hoàng Sa đi vào hoạt động. Nhà trường sẽ tuyển học sinh lớp 6 cho năm học 2016-2017; số học sinh các khối 7, 8 và 9 được chuyển từ trường THCS Lý Tự Trọng (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) sang.

da-nang-co-truong-mang-ten-quan-dao-hoang-sa

Trường THCS Hoàng Sa sẽ ưu tiên cho con em các ngư dân phường Thọ Quang đang ngày đêm đánh bắt trên ngư trường Hoàng Sa, giúp họ yên tâm bám biển. Ảnh: Nguyễn Đông.

Lãnh đạo quận Sơn Trà cho hay, trường THCS Hoàng Sa đi vào hoạt động sẽ tạo điều kiện cho đa số con em ngư dân thuộc khu vực ven biển và giáp với phường Mân Thái.

Ông Đặng Công Ngữ, nguyên Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, nói Đà Nẵng thành lập và đặt tên trường học theo tên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đang bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép từ ngày 19/1/1974, là "việc đương nhiên phải làm". Việc đặt tên trường học là Hoàng Sa góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ biết được lãnh thổ của Việt Nam đến đâu, và UBND Hoàng Sa là một huyện thuộc Đà Nẵng như thế nào?

UBND huyện Hoàng Sa của Đà Nẵng được thành lập từ năm 1982, nhưng đến nay vẫn chưa có đất, có dân. Ông Ngữ cho rằng, việc đặt tên trường học là Hoàng Sa sẽ là tiền đề cho việc kéo Hoàng Sa về đất liền. Nếu việc tách hai phường Mân Thái và Thọ Quang để nhập vào UBND huyện Hoàng Sa được Trung ương chấp thuận, thì huyện đảo khi đó đã có những thực thể, ít nhất là trường học.

"Việc này cần làm lâu dài, làm được cái gì thì tốt cái đó", ông Ngữ nói.

Nguyễn Đông

6 huy chương Vàng của Việt Nam ở các thứ hạng 1, 3, 4, 8, 9, 40. Xếp hạng Đồng đội không chính thức, đoàn Việt Nam đứng đầu 13 đội tuyển quốc gia và vùng miền.

Đoàn học sinh Việt Nam dự thi Olympic Toán châu Á - Thái Bình Dương năm 2016 (APMOPS 2016) gồm 10 học sinh đến từ các trường: THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Archimedes Academy, THCS Giảng Võ, THCS Phương Mai, THCS Nguyễn Trường Tộ, THCS Lê Quý Đôn và Tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm.

Dẫn đoàn dự thi tại Singapore từ 26/5 đến 29/5, cô Vương Thị Thanh cho biết đây là 10 học sinh đoạt huy chương Bạch kim trong 473 học sinh dự thi vòng I. 6 học sinh giành huy chương Vàng ở thứ hạng 1, 3, 4, 8, 9, 40 lần lượt là các em: Ngô Quý Đăng, Trần Xuân Bách, Nguyễn Hoàng Trung, Cao Thúy An, Phạm Trường Đạt và Trần Đắc Nhật Anh. Trong đó có 5 em lọt vào Top 10 cùng với 2 học sinh Thượng Hải, 2 học sinh Đài Loan và một học sinh Singapore.

viet-nam-gianh-vi-tri-so-1-olympic-toan-chau-a-thai-binh-duong

Học sinh nhỏ tuổi nhất Trần Xuân Bách nhận huy chương Vàng.

Học sinh ít tuổi nhất của Việt Nam là Trần Xuân Bách được đặc cách dự thi và đứng đầu APMOPS vòng I tiếp tục chứng minh sự ổn định khi xếp thứ 3 trong các thí sinh dự thi vòng II. Đây cũng là huy chương Vàng thứ 5 em giành được trong các cuộc thi Toán quốc tế năm học 2015-2016.

Tham dự kỳ thi APMOPS vòng II năm nay có khoảng 260 thí sinh đại diện cho 13 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương: như Thượng Hải, Hong Kong, Macau, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippines.

Tại vòng II, các thí sinh phải giải 6 bài toán tự luận bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung trong 120 phút. Ban tổ chức trao 40 huy chương Vàng cho các học sinh có điểm số cao nhất (không trao huy chương Bạc và Đồng), vinh danh Top 10 học sinh xuất sắc kèm phần thưởng tiền mặt. Em xếp thứ nhất được 1.000 USD, xếp thứ nhì được 800 USD, xếp thứ ba được 500 USD; xếp thứ tư và năm được 300 USD; xếp thứ sáu đến thứ mười được 100 USD.

Đội tuyển Việt Nam được thầy giáo Trần Phương, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng ôn luyện từ 9/5 đến 24/5. Nhận xét về đề thi năm nay, thầy Trần Phương cho biết cấu trúc đề gồm 3 bài toán số học, 2 bài toán tổ hợp và một bài toán hình học. Bài toán khó nhất không có học sinh Việt Nam nào làm được hoàn chỉnh là bài số 6, đề cập việc tìm số xe ít nhất để vận chuyển hết số hàng bằng container. Đây là bài toán biện luận phương trình nghiệm nguyên bằng phương pháp đánh giá.

Cuộc thi Toán châu Á - Thái Bình Dương (APMOPS) vòng II được tổ chức thường niên tại Học viện Hwa Chong, Singapore. Đây là trường học phổ thông liên cấp lâu đời và danh giá nhất của Singapore. Khác với nhiều cuộc thi Toán quốc tế, từ năm 2014 mỗi học sinh chỉ có một lần  được tham dự kỳ thi APMOPS.

Lan Hạ

Thứ hai, 30/5/2016 | 09:20 GMT+7

Thứ hai, 30/5/2016 | 09:20 GMT+7

Con đường hoa phượng dài nhất Việt Nam những ngày này tấp nập nữ sinh đến chụp ảnh kỷ niệm.

Với hơn 4.000 cây phượng và hàng trăm cây bằng lăng đang đồng loạt ra hoa, con đường gần 20 km mang tên cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ở Hải Phòng trở thành đường hoa dài và đẹp nhất Việt Nam.

Tranh thủ lúc phượng rực rỡ nhất, các nữ sinh đất Cảng kéo đến đường Phạm Văn Đồng chụp ảnh kỷ niệm.

Hoa phượng rụng đỏ rực cả vỉa hè và càng khiến tà áo dài trắng của nữ sinh thêm nổi bật.

Là sinh viên năm đầu của Đại học Hải Phòng và cũng là lần đầu tiên được ngắm cả đường hoa, nữ sinh Nguyễn Thị Băng Ngân, quê Vĩnh Bảo (Hải Phòng) chia sẻ: "Đi dưới rừng hoa, ký ức về những kỷ niệm đẹp với thầy cô, với các bạn cấp 3 lại ùa về trong em".

Đi cùng nhóm với Ngân, còn có 3 nữ sinh năm thứ nhất Đại học Hải Phòng và Đại học Hàng hải Việt Nam. Nữ sinh Đinh Thị Tuyến cho biết, năm nay hoa phượng nở đẹp nên mọi người trong nhóm tranh thủ ngày cuối tuần diện áo dài ngắm phố hoa và chụp ảnh làm kỷ niệm.

Phượng thường được trồng nhiều trong sân trường học để tạo bóng mát, vì thế loài hoa này gắn liền với tuổi học trò.

Mùa hoa phượng cũng là mùa thi, mùa chi ly. Vì thế, dù đã xa tuổi học trò, nhiều người vẫn có chút bâng khuâng mỗi mùa phượng nở.

Bên đường hoa phượng, nhóm nữ sinh tái hiện nhiều trò chơi tuổi thơ, như trốn tìm... 

...ngắt cánh phượng để ép vào sổ lưu niệm.

Lần đầu tiên chụp ảnh bên đường hoa phượng dài và đẹp nhất Việt Nam, cả nhóm tỏ ra rất phấn khích và hầu như chả mệt mỏi.

Phút giây thẹn thùng của nữ sinh Đinh Thị Tuyến.

Được cho là nhút nhát nhất nhóm, nữ sinh Nguyễn Thị Liên sau khi vui chơi, ngồi đọc báo, ngắm ánh nắng dần tắt trên từng chùm hoa phượng.

Giang Chinh

Âm /v/ là một âm kết hợp răng trên với môi dưới, khi phát âm ta đặt răng cửa trên chạm với môi dưới và đẩy luồng hơi ra, rung nhẹ dây thanh quản là tạo ra được âm /v/.

Bạn cần chú ý có 2 từ tiếng Anh mà ta rất hay gặp, không có chữ V trong 2 từ đó, nhưng cũng được phát âm là /v/, đó là chữ F trong từ OF /əv/ và chữ PH trong tên riêng Stephen /sti:vən/.

Dưới đây là một số ví dụ với chữ V trong tiếng Anh.:

1. available/əˈveɪləbl/ (adj) có sẵn

2. favour/ˈfeɪvər/ (n) thiện ý, sự quý mến

3. invite /ɪnˈvaɪt/ (v) mời

4. leave/liːv/ (v) đi, rời đi

5. move /muːv/ (v) di chuyển

6. skivvy /ˈskɪvi/ (n) người hầu gái

7. university /juːnɪˈvɜːrsɪti/ (n) trường đại học

8. various /ˈveəriəs/ (adj) đa dạng

9. very /ˈveri/ (adv) rất

10. vote /vəʊt/ (v) bỏ phiếu (bầu cử)

Thầy giáo Nguyễn Anh Đức
Tác giả cuốn Luyện siêu trí nhớ từ vựng tiếng Anh theo phương pháp Do Thái

Trẻ 6-11 tuổi có khả năng học tập và tiếp thu ngoại ngữ rất nhanh. Tuy nhiên, nhóm tuổi này cũng dễ nhàm chán với cách giảng dạy Anh ngữ truyền thống thiếu hấp dẫn. Để trẻ yêu môn học này hơn, cha mẹ nên đồng hành cùng con khám phá và trau dồi Anh ngữ theo những cách tự nhiên.

Lắng nghe con trẻ

Mỗi trẻ có tiến độ tiếp thu ngoại ngữ khác nhau, nên phụ huynh cần nắm rõ sức học của con. Đừng cố gây sức ép hoặc so sánh bé với những đứa trẻ khác. Thay vào đó, cha mẹ nên nhẹ nhàng hỏi han và tìm hiểu xem trẻ gặp trở ngại nào, từ đó giúp con khắc phục dần các vướng mắc.

Chủ động tạo cảm hứng

bi-quyet-giup-tre-tu-tin-hoc-tieng-anh

Lớp học sinh động của VUS Super Kids 2016.

Đối với nhóm tuổi thiếu niên, việc tạo hứng thú học tập là điều quan trọng, đặc biệt là môn ngoại ngữ. Một món quà nhỏ tặng trẻ khi nói trọn câu tiếng Anh, hay hoàn thành bài tập khó nhằn tỏ ra khá hữu hiệu. Cha mẹ cũng đừng ngần ngại tán dương con bằng tiếng Anh để khích lệ trẻ cố gắng nhiều hơn.

Anh ngữ hóa môi trường sống

Trẻ sẽ thấy tiếng Anh gần gũi hơn nếu được tiếp xúc thường xuyên. Những quyển sách hay, câu chuyện vui, ca khúc tiếng Anh phù hợp...  sẽ giúp bé thẩm thấu tự nhiên. Trẻ không chỉ có cơ hội trau dồi ngoại ngữ, mà còn được mở rộng vốn hiểu biết về văn hóa và cuộc sống.

Cha mẹ cũng có thể cho con tham gia các câu lạc bộ và khóa học tiếng Anh, nhằm giúp trẻ có môi trường rèn luyện và trau dồi Anh ngữ thường xuyên. Mưa dầm thấm lâu, 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết của trẻ sẽ ngày càng hoàn thiện.

Chọn chương trình học sinh động

Hiện nay có rất nhiều đơn vị đào tạo Anh ngữ, song việc tìm khóa học phù hợp với trẻ không hề dễ dàng. Cha mẹ nên ưu tiên các chương trình học vận dụng phương pháp giảng dạy sinh động kết hợp giáo cụ trực quan, mang tính tương tác cao. Chẳng hạn như khóa Anh ngữ SuperKids của hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ (VUS), dành cho trẻ 6-11 tuổi. Trẻ được hòa mình vào các bài học đa dạng hình thức truyền tải như đóng kịch, ca hát, đố vui hình ảnh…

SuperKids 2016 có thể gọi ngay vào đường dây nóng (08) 3925 9693 hoặc truy cập website.

Thông tin khóa học SuperKids 2016 tại đây hoặc liên hệ hotline 08 3925 9693.

Đặc biệt, học viên SuperKids được trải nghiệm công nghệ giảng dạy tiếng Anh "Imagine Learning" của Mỹ, giúp rèn luyện kỹ năng nghe, đọc và phát âm chuẩn xác. Trẻ có thể tự thu âm và lặp lại theo ngữ điệu trong phần mềm, đồng thời ích lũy thêm vốn từ vựng. 

Giáo trình được Hội đồng chuyên môn nghiên cứu và tuyển chọn phù hợp, lôi cuốn trẻ bằng những kiến thức mới lạ về cuộc sống. Theo sát các em là thầy cô giáo bản ngữ và Việt Nam giàu kinh nghiệm, thấu hiểu tâm lý học viên nhí. Sau những giờ học vui nhộn trên lớp, trẻ còn được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa bổ ích. "VUS Summer Star" với chủ đề "Be A Star - Tỏa sáng mùa hè VUS" là một trong những chương trình có thể cho trẻ trải nghiệm hè này, bao gồm nhiều cuộc thi kiến thức và tài năng vui nhộn.

An San

Ngày 29/5, tại thành phố Vinh (Nghệ An), Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phát động chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 2016 với chủ đề Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị, kéo dài từ 1/6 đến hết tháng 8.

Những địa bàn trọng tâm của chiến dịch năm nay, được Trung ương Đoàn lựa chọn gồm 111 thôn đặc biệt khó khăn thuộc 12 tỉnh và 431 xã, phường biên giới; các tỉnh bị ngập xâm nhập mặn khu vực đồng bằng sông Cửu Long; các tỉnh bị hạn hán Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và các bán đảo tiền tiêu của Tổ quốc.

ra-quan-chien-dich-thanh-nien-tinh-nguyen-he-2016

Phát động ra quân chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 2016

Dự và phát biểu tại buổi lễ, ông Võ Văn Thưởng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương bày tỏ sự tin tưởng vào sức trẻ, sức cống hiến nhiệt tình của thanh niên Việt Nam. Với tinh thần xung kích, đâu khó có thanh niên, ông hy vọng sẽ làm nên một mùa tình nguyện đậm dấu ấn trong lòng nhân dân...

Phương Linh

Ngày 29/5, vòng thi chung kết, tổng kết và trao giải cuộc thi “Giao thông học đường” toàn quốc lần thứ I, năm học 2015-2016 được tổ chức tại Hà Nội. 41 thí sinh xuất sắc nhất cả nước đến từ 38 tỉnh, thành đã tranh tài ở vòng đấu trực tiếp và vòng hùng biện.

Ở vòng 1, các thí sinh được chia làm 2 nhóm và lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trên phần mềm trực tuyến. Ban tổ chức sau đó chọn ra 11 bạn có thời gian về đích nhanh nhất để vào vòng 2 thi hùng biện. Việc xét hạng và trao giải dựa trên tổng điểm của cả 2 vòng thi.

Chung cuộc, em Nguyễn Thị Lan Anh (lớp 11A1, trường THPT Trung Giã, Sóc Sơn, Hà Nội) giành giải đặc biệt với 97,75 điểm.

nu-sinh-lop-11-gianh-giai-dac-biet-cuoc-thi-giao-thong-hoc-duong

Các thí sinh nhận giải thưởng.

2 giải Nhất thuộc về Lê Minh Tú (lớp 10, THPT Lê Lợi, Thọ Xuân, Thanh Hóa) và Nguyễn Đức Nhật (lớp 12, THPT Lê Hồng Phong, Nghệ An).

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, hiện có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do học sinh đi xe phân khối lớn gây ra.  "Vì vậy một cuộc thi về an toàn giao thông cho học sinh là rất cần thiết. Các câu hỏi trong cuộc thi được xây dựng dưới sự hỗ trợ của Cục Cảnh sát giao thông và Tổng cục Đường bộ sẽ trang bị cho học sinh nhiều kiến thức bổ ích", ông Hùng nói.

Phó chủ tịch Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia cũng cho biết, sau khi tổng kết đánh giá cuộc thi, Uỷ ban sẽ làm đề án trình Bộ trưởng để những thí sinh dự thi sẽ được cấp chứng chỉ lý thuyết. Sau khi các em đủ điều kiện về thực hành sẽ được cấp bằng lái xe môtô.

Ông Nguyễn Ngọc Thủy, Tổng giám đốc Tập đoàn Giáo dục Egame cho rằng, ngoài những kiến thức về pháp luật trật tự an toàn giao thông, cuộc thi còn là cơ hội giúp học sinh trang bị kỹ năng tham gia giao thông an toàn và văn hóa ứng xử cần thiết. Từ đó, giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông đáng tiếc liên quan lứa tuổi học sinh.

Qua 6 tháng phát động, dưới hình thức thi online, và được thiết kế hiện đại, thân thiện dưới định dạng 3D và hình thức trò chơi về kiến thức, cuộc thi đã được triển khai tại 63 tỉnh, thành phố với sự tham gia của gần 200.000 học sinh từ hơn 3.000 trường THPT trên toàn quốc.

Cuộc thi Giao thông học đường do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Bộ GD&ĐT, Công ty cổ phần Tập đoàn Giáo dục Egame... tổ chức.

Lan Hạ

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

Âm /v/ là một âm kết hợp răng trên với môi dưới, khi phát âm ta đặt răng cửa trên chạm với môi dưới và đẩy luồng hơi ra, rung nhẹ dây thanh quản là tạo ra được âm /v/.

Bạn cần chú ý có 2 từ tiếng Anh mà ta rất hay gặp, không có chữ V trong 2 từ đó, nhưng cũng được phát âm là /v/, đó là chữ F trong từ OF /əv/ và chữ PH trong tên riêng Stephen /sti:vən/.

Dưới đây là một số ví dụ với chữ V trong tiếng Anh.:

1. available/əˈveɪləbl/ (adj) có sẵn

2. favour/ˈfeɪvər/ (n) thiện ý, sự quý mến

3. invite /ɪnˈvaɪt/ (v) mời

4. leave/liːv/ (v) đi, rời đi

5. move /muːv/ (v) di chuyển

6. skivvy /ˈskɪvi/ (n) người hầu gái

7. university /juːnɪˈvɜːrsɪti/ (n) trường đại học

8. various /ˈveəriəs/ (adj) đa dạng

9. very /ˈveri/ (adv) rất

10. vote /vəʊt/ (v) bỏ phiếu (bầu cử)

Thầy giáo Nguyễn Anh Đức
Tác giả cuốn Luyện siêu trí nhớ từ vựng tiếng Anh theo phương pháp Do Thái

Đề bài:

An, Bình, Châu đến thăm bà nội. Bà rán (chiên) bánh để đãi các cháu.

Có tất 10 cái bánh giống hệt nhau, và bà có một cái chảo chỉ chứa được 4 chiếc cho một lần rán.

Mỗi cái bánh phải rán đủ 2 mặt. Thời gian rán một mặt của mỗi bánh là 2 phút. Bà định rán làm 3 mẻ, mỗi mẻ 4 phút (2 lần đầu 4 bánh, lần thứ ba 2 bánh), tổng cộng hết 12 phút.

An vốn giỏi toán, nói rằng cậu có thể giúp bà rán xong số bánh với thời gian ít hơn.

Hãy cho biết cần ít nhất bao nhiêu thời gian để rán xong số bánh và hãy chỉ ra cách để thực hiện điều đó.

Giải

10 bánh có tổng số mặt là: 10 x 2 = 20 (mặt)

Mỗi mặt cần 2 phút rán và chảo chứa được 4 chiếc nên số thời gian cần ít nhất là:

20 x 2 : 4 = 10 (phút)

Ta có thể thực hiện được điều này bằng cách sắp xếp rán như sau:

Cách rán: Lần 1 (2 phút): Rán 1 mặt bánh số 1 đến 4

Lần 2 (2 phút): Rán 1 mặt bánh số 4 đến 7 (Bánh số 4 rán xong)

Lần 3 (2 phút): Rán bánh số 7 đến số 10 (Bánh số 7 được rán xong)

Lần 4 và lần 5 rán nốt một mặt của 8 chiếc còn lại (trừ số 4 và số 7)

Vậy là mất 5 lượt, mỗi lượt 2 phút nên chúng ta mất 10 phút.

TS Trần Nam Dũng
ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP HCM

Mình dự tính sắp tới sẽ học tiếng Nhật ở trung tâm Nhật ngữ nào đó và trau dồi thêm về tiếng Anh (vì vốn tiếng Anh của mình cũng đã khá). Nhưng chỉ học ngoại ngữ như vậy thôi thì không biết có xin được việc làm dễ không? Và có tương lai không?

Hay là mình cần học thêm một cái nghề nào đó? Gia đình và nhiều người khuyên mình học thêm Trung cấp tại chức kế toán nữa, khoảng tháng 9 này, học khoảng 2 năm trở lại. Vì mọi người lo chỉ có ngoại ngữ thôi thì mình không xin được việc.

Mình thật sự đang rất rối trí không biết phải bước tiếp như thế nào cho phải? Vì mình sợ càng ngày càng có tuổi thì làm việc gì cũng khó hơn. Mong mọi người cho mình lời khuyên để có định hướng tốt hơn. Cảm ơn mọi người.

Dương Khải Tú

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn tại đây

Ngày 8/6 tới, hơn 81.000 học sinh thủ đô sẽ tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Tổng chỉ tiêu vào các trường công lập là hơn 50.000. Một số trường có tỷ lệ chọi cao như THPT Trung Văn, THPT Yên Hòa... 

Lo đến mất ăn mất ngủ

"Áp lực quá, nhìn con học suốt ngày đêm mà sốt ruột", chị Nguyệt Hà (Hà Đông, Hà Nội) có con trai đang học THCS Việt Nam - Algeria chia sẻ. Cậu bé nộp nguyện vọng 1 vào trường THPT Nhân Chính và nguyện vọng 2 vào THPT Trần Hưng Đạo (Thanh Xuân).

Theo chị Hà, THPT Nhân Chính năm trước lấy điểm chuẩn 52,5 và là trường có tỷ lệ chọi khá cao. Năm nay trường tuyển 400 học sinh mà hồ sơ nộp vào đã 900, chưa kể nguyện vọng 2. Trường còn lại là THPT Trần Hưng Đạo thì còn "khủng" hơn, có tới hơn 3.300 thí sinh nộp nguyện vọng 2 vào đây. Những yếu tố trên khiến cả gia đình lo lắng, trong khi sức học của con trai bình thường.

Để chuẩn bị cho kỳ thi, con trai chị Hà học ôn ở trường cả tuần vào mỗi buổi sáng. Ngoài ra, chị còn nhờ người quen là giáo viên kèm thêm 2 môn Văn, Toán cho con. Người mẹ trẻ cố gắng giảm áp lực cho con bằng cách không cho thức quá khuya học bài, khuyên con đi ngủ trước 12h đêm và nếu có thời gian thì nên thư giãn đầu óc. Chế độ ăn uống của con cũng được chị thêm những loại thức ăn giàu năng lượng, tốt cho trí não.

"Gia đình cũng có những phương án dự phòng, nếu chẳng may không vào được trường công lập thì đăng ký học mấy trường dân lập gần nhà cũng được, dù học phí cao hơn một chút", chị nói.

phu-huynh-ngoi-tren-dong-lua-khi-con-chun-bi-thi-vao-lop-10

Phụ huynh cùng thí sinh thi vào lớp 10 tại trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội mùa tuyển sinh 2015-2016. Ảnh: Quỳnh Trang.

Anh Đức (quận Hoàng Mai) ví von con chuẩn bị thi mà anh thấy căng thẳng còn hơn lần đầu tiên đi phỏng vấn tuyển dụng. "Dù biết là không nên tạo thêm áp lực cho con nhưng tâm lý của hầu hết phụ huynh đều muốn con vào trường công lập. Học phí vừa phải, thầy cô giáo chất lượng, mặt bằng học sinh đồng đều. Mình cũng kỳ vọng vào con lắm chứ", anh nói.

Phụ huynh này cho hay, con trai khá thông minh nhưng không phải là đứa trẻ ham học, đôi khi học như "tài tử" khiến anh rất lo lắng. Để tạo động lực, phụ huynh này còn treo phần thưởng là một chuyến nghỉ mát Nha Trang nếu con thi đậu trường công lập.

Tham khảo kinh nghiệm của bạn bè, người thân có con thi vào lớp 10 những năm trước, anh Đức được bạn mách nước là nếu không vào được trường công lập như ý thì nên chọn trường công lập điểm thấp ở các huyện ngoại thành, sau đó xin chuyển trường khi đã học một thời gian. Anh cũng từng tính đến cách đó dự phòng, nhưng Hà Nội siết quy định chuyển trường rồi đành bỏ.

Để tránh việc học sinh chuyển trường sau một thời gian học, trước kỳ tuyển sinh, Sở Giáo dục Hà Nội ra quy định học sinh trúng tuyển trường công lập nào phải ổn định hết cấp học tại trường đó. Trường hợp cần thiết chuyển trường thì phải được Giám đốc Sở cho phép.

Cùng con xây dựng 'chiến lược' vào trường công

Chị Nguyễn Thanh (Đống Đa) có con gái Mai Anh chuẩn bị thi vào chuyên Sử của Hà Nội - Amsterdam chia sẻ, gia đình không nên đặt kỳ vọng quá cao để tạo thêm áp lực mà nên đồng hành, chia sẻ với con trong mùa thi. Khi con gái chuẩn bị đăng ký chọn trường, hai mẹ con cùng ngồi bàn bạc kỹ. Mai Anh chọn chuyên Sử Ams làm nguyện vọng 1, còn nguyên vọng 2 nộp vào trường chuyên Nguyễn Huệ. Hai nguyện vọng vào trường công lập không chuyên lần lượt là THPT Yên Hòa và THPT Cầu Giấy.

"Sau khi bàn bạc kỹ với bố mẹ, cháu tự đưa ra quyết định. Điểm chuẩn năm ngoái của Yên Hòa là 53 còn của Cầu Giấy là 50,5. Cháu không chọn hai nguyện vọng cao tương đương nhau mà chọn một trường cao, một trường thấp hơn một chút để có thêm cơ hội, nếu không thì rất dở", chị nói.

Chị Thanh rất tự hào về ý thức học tập chuyên cần của con gái. Mai Anh ôn bài hàng ngày nhưng không vùi đầu vào "học gạo", vẫn có thời gian thư giãn, tán gẫu cùng bạn bè. Trường không tổ chức ôn tập, em chỉ đi học thêm Toán ở chỗ quen từ mấy năm nay, học thêm Sử và Văn do thầy cô giáo trường Ams dạy. Chị Thanh chỉ hơi lo lắng về sức khỏe vì con dễ bị đau đầu và đi ngủ hơi muộn.

Bốn năm liền là học sinh giỏi, con gái chị Thanh sẽ được cộng 20 điểm vào kết quả thi. Thêm giải ba môn Sử học sinh giỏi thành phố và điểm nghề, cô bé sẽ có tổng điểm cộng là 22,5. Dù điểm cộng cao, lực học tốt nhưng hai mẹ con tự nhủ rằng không nên quá chủ quan.

Trước đó, Hà Nội tổ chức thi thử để học sinh tự đánh giá năng lực khi chọn nguyện vọng. Điểm Toán của Mai Anh khá cao (8,75) nhưng điểm môn Văn lại không được như ý khiến tổng điểm hai môn không cao. "Học tài thi phận nên không nói trước được điều gì", chị Thanh nhủ.

Ngoài nguyện vọng chọn trường, khi con gái đăng ký thi chuyên Sử trường Ams, chị Thanh cũng rất ủng hộ. Theo chị, Mai Anh thích Sử từ bé và nguyện vọng vào Hà Nội - Amsterdam cũng là khát khao của con gái. Khi học Lịch sử, con không chỉ học về truyền thống dân tộc, các cuộc chiến tranh mà còn theo dõi các vấn đề thời sự, như về bầu cử Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp... Chị cho rằng khi con yêu lịch sử dân tộc thì cũng sẽ có vốn sống phong phú và hiểu biết rộng về văn hóa, xã hội... Điều đó rất cần thiết đối với người trẻ hiện nay.

phu-huynh-ngoi-tren-dong-lua-khi-con-chun-bi-thi-vao-lop-10-1

Lịch thi vào lớp 10 THPT ở Hà Nội. 

Năm học này, Hà Nội vẫn dùng phương thức thi tuyển kết hợp xét tuyển để tuyển sinh vào lớp 10 các trường công lập, công lập tự chủ tài chính, ngoài công lập, lớp 10 không chuyên trường THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây. Đơn xét tuyển được tính dựa trên kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở cấp trung học cơ sở, kết quả thi hai môn Ngữ văn, Toán trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và điểm cộng thêm. Công thức:

Điểm xét tuyển = Điểm THCS + Điểm thi (đã tính hệ số 2) + Điểm cộng thêm

Phương Hòa

Kết quả khảo sát do Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM vừa công bố, dựa trên nhu cầu tuyển dụng của 2.271 doanh nghiệp với 17.875 chỗ làm việc trong tháng 5.

Trong 8 nhóm ngành khát nhân sự nhiều nhất, lĩnh vực công nghệ thông tin đứng thứ 5, sau kinh doanh - bán hàng, dịch vụ - phục vụ, kinh doanh tài sản - bất động sản, dệt may - giày da. 

nhu-cau-tuyen-dung-cong-nghe-thong-tin-tang-cao-o-tp-hcm

8 nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng cao trong tháng 5. Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM.

Gần 41% doanh nghiệp khảo sát cho biết cần lao động có một năm kinh nghiệm, khoảng 20% tuyển nhân sự có 2-5 năm kinh nghiệm và chưa đến 1% mong muốn tìm ứng viên có trên 5 năm kinh nghiệm. Ngoài lĩnh vực công nghệ thông tin, ngành cơ khí - tự động hóa, kiến trúc - kỹ thuật công trình xây dựng, điện - điện lạnh - điện công nghiệp, marketing - quan hệ công chúng... cũng cần nhiều nhân sự có kinh nghiệm, tay nghề cao.

Từ khảo sát 4.259 người có mong muốn tìm việc, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM nhận thấy công nghệ thông tin là một trong 8 ngành có nhu cầu tìm việc cao trong tháng 5, nhưng nhiều ứng viên chưa đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Do vậy, tình trạng vừa thừa vừa thiếu nhân sự ngành này vẫn tiếp diễn. Đây cũng là diễn biến thường thấy ở những nhóm ngành cần nhiều lao động có trình độ chuyên môn cao, như cơ khí - luyện kim; hóa chất; điện tử, ngân hàng - bảo hiểm - chứng khoán - dịch vụ tài chính...

nhu-cau-tuyen-dung-cong-nghe-thong-tin-tang-cao-o-tp-hcm

Công nghệ thông tin là một trong những ngành có nhu cầu nhân lực cao hiện nay.

Tháng 6, thị trường lao động TP HCM tiếp tục có sự gia tăng về nguồn cung do một lượng lớn sinh viên tốt nghiệp từ các trường trên địa bàn thành phố có nhu cầu tìm việc.

Dự kiến, TP HCM cần 25.000 chỗ làm việc trống trong tháng sau, trong đó nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông chiếm 25%; sơ cấp nghề chiếm 10%, công nhân kỹ thuật - trung cấp chiếm 30%, cao đẳng - đại học - trên đại học cần 35%. Nhu cầu tuyển dụng tập trung ở các nhóm ngành như kinh doanh - bán hàng, quản lý điều hành, giáo dục đào tạo, vận tải kho bãi xuất nhập khẩu, công nghệ thông tin, dệt may - giày da, điện - điện tử, công nghệ thực phẩm…

N.Loan

Còn chưa tới 2 tháng nữa là thi THPT mà em vẫn còn nhiều bối rối. Kính mong được sự tư vấn của anh chị.

Em sinh năm 1997 và lần này là thi lần 2. Trong năm 2015, em thi khối B và D lần lượt đạt 25 va 23 điểm. Vì gia đình định hướng em học y từ bé nên đã bắt em học Toán, Hóa, Sinh ngay từ khi mới vào cấp 3. Nhưng năm vừa rồi em vẫn không đậu và gia đình muốn em tiếp tục thi.

Em nhận thấy cũng có tư tưởng phải học y cho bằng được vì gia đình muốn thế ngay từ lúc em nhỏ nên cứ đi sâu vào tiềm thức của em. Nhưng trong một năm qua, có thời gian suy nghĩ lại, em thấy bản thân không mong muốn học bác sĩ bởi thật sự không có đam mê và hoài bão đủ lớn. Vả lại học ngành y mà không có cái tâm thì cũng rất nguy hiểm cho tính mạng con người.

Em nhận ra có niềm đam mê và yêu thích rất lớn vào các khối ngành xã hội. Khi học cấp 3 em đạt thành tích rất cao, nhưng đến năm học 12 thì phải tập trung vào Toán, Hóa, Sinh nên không còn chú tâm vào nhưng kết quả lúc thi cũng tạm ổn. Ngoại ngữ của em cũng tốt, cũng có thể hiểu biết cơ bản về tiếng Tây Ban Nha. Em muốn học ngành Quan hệ quốc tế nhưng khi tìm hiểu qua mạng thì vẫn không rõ lắm về cơ hội việc làm của ngành.

Vả lại em cũng không biết nên theo định hướng của gia đình hay theo cái mình thích. Khi em trình bày suy nghĩ với phụ huynh thì không được ủng hộ vì bố mẹ cho rằng học Quan hệ quốc tế ra lại không có việc làm. Kính mong nhận được sự tư vấn của các anh, chị. Em xin chân thành cảm ơn.

Lê Hồng Thảo Vy

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn tại đây

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật

Đối tác: