Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

Hình ảnh về những con người tương đối thành công nhưng không hoàn toàn hạnh phúc đã được phác họa cụ thể sau cuộc nghiên cứu đầu tiên ở New Zealand về các sinh viên tốt nghiệp. Nghiên cứu thực hiện trên 8.700 người đã tốt nghiệp tại các trường trong nước năm 2011.

Bản báo cáo đầu tiên được công bố trên New Zealand Herald ngày 14/7 đã đem đến một bức tranh chân thực về cuộc sống của các cựu sinh viên sau 2 năm tốt nghiệp.

cuoc-song-sau-tot-nghiep-cua-sinh-vien-new-zealand

Khi được hỏi liệu có chọn học trường cũ không, có đến 86,6% người trả lời có. Ảnh: New Zealand Herald

Nhìn chung, những người trong nghiên cứu đều hài lòng với cuộc sống hơn những người khác cùng độ tuổi. Khi được hỏi về mức độ hài lòng với “con đường họ đã đi qua” trên thang điểm 10, 53% cho điểm 9 hoặc 10, chỉ chiếm 39% dân số New Zealand ở độ tuổi 25-34. 75% người được hỏi nói rằng nhìn chung những kinh nghiệm có được ở đại học đáp ứng được mong muốn của họ.

Khi được hỏi nếu có thể bắt đầu lại, họ có chọn chương trình học như trước thì 74,9% trả lời có thể hoặc chắc chắn vẫn chọn và 25,1% nói không. Giáo sư Sholeh Maani, một chuyên gia ở Đại học Auckland về giáo dục kinh tế, cho biết đã nghĩ sẽ có nhiều người thay đổi suy nghĩ về những gì họ học hơn. “Chúng tôi có hệ thống giáo dục linh hoạt nơi mọi người có thể thay đổi chuyên ngành trong thời gian học. Ở một số nước, việc thay đổi không hề dễ dàng”, bà nói.

Khi được hỏi liệu có chọn học trường cũ không thì 86,6% trả lời có.

Sam Parsons, 20 tuổi, một sinh viên Đại học Kỹ thuật Auckland mới hoàn thành một nửa chặng đường 5 năm học song song ngành luật và truyền thông, không ngạc nhiên với kết quả này. “Tôi ngạc nhiên vì nghĩ là con số sẽ cao hơn. Tôi có rất nhiều bạn nói rằng cuộc sống sinh viên ở Auckland không thú vị. Mọi người thường đăng ký ngành học vì sức ép gia đình. Người ta hoàn toàn không biết mình muốn trở thành như thế nào”, anh nói.

Theo Parson, số người muốn đổi ngành học nhiều hơn như vậy. Nhưng Parson hài lòng với ngành đã chọn: “Ngành tôi chọn mất đến 5 năm học nhưng nhiều người nói rằng nó giá trị. Bạn bỏ ra càng nhiều, bạn sẽ thu hoạch càng nhiều”.

81% sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm và chỉ 2,7% thất nghiệp. Con số này nếu tính trên tổng dân số New Zealand ở độ tuổi 25-29 là 77% và 6,4%.

Nhưng có đến 34% sinh viên tốt nghiệp từng trải qua thời kỳ thất nghiệp, trong đó có đến 10% không có việc làm ít nhất trong 6 tháng. Chỉ 64% người được hỏi cho rằng công việc của mình đang làm liên quan đến ngành đã học.

Nhìn chung, các cựu sinh viên đều có thu nhập tốt. 41% kiếm được trên 50.000 NZD/năm. Chỉ 25% tổng dân số New Zealand ở độ tuổi 25-29 có được thu nhập như vậy.

Điều ngạc nhiên là 13,7% đối tượng nghiên cứu thừa nhận đã hút cần sa và 7% hút thuốc lá trong năm qua. Các con số này là 18% và 23% ở nhóm độ tuổi 25-34.

Nhưng có đến 30% sinh viên tốt nghiệp, so với 25% của nhóm cùng lứa tuổi, nhậu nhẹt ít nhất 6 lần hoặc nhiều hơn trong một tháng.

69% cựu sinh viên đang có các mối quan hệ và 27% đã có con. Chỉ 31% người hiện vẫn độc thân.

Lần đầu tiên, nghiên cứu theo dõi cả sinh viên quốc tế và bản xứ tốt nghiệp từ các trường đại học của New Zealand. Kết quả cho thấy 48% sinh viên quốc tế trở về nước, 44% vẫn đang ở New Zealand và 9% chuyển sang các nước khác ví dụ Australia. Một điều ngạc nhiên là 14,5% sinh viên bản xứ sống ở nước ngoài sau khi tốt nghiệp.

Những người ở lại New Zealand tập trung ở Auckland (39%) và Wellington (19%). Số dân sống ở Acland và Wellington chiếm 33% và 11% dân số cả nước.

Chủ tịch sinh viên quốc gia Linsey Higgins cho biết các cuộc khảo sát khác cũng cho thấy có nhiều sinh viên tốt nghiệp ở lại nước vì nếu họ rời New Zealand 6 tháng trở lên thì sẽ phải trả lãi các khoản vay đi học.

Ngoài ra, các cuộc khảo sát khát cũng đưa ra một số kết quả:

• 80% sinh viên tốt nghiệp cho rằng việc học đại học mang lại kết quả giá trị.

• 81% người có việc làm. Phần còn lại vẫn đang học, đi du lịch, hoặc nuôi con nhỏ. 

• 89% người có sức khỏe tốt.

Quỳnh Linh (theo New Zealand Herald)

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật

Đối tác: