Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Một số doanh nhân và các tỷ phú công nghệ đã tạo ra huyền thoại rằng “Sinh viên bỏ học có thể khởi nghiệp và trở thành tỷ phú”. Điều này khiến nhiều sinh viên cũng nghĩ rằng họ có thể làm được như thế.

Khi tôi dạy ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, sinh viên thường bảo tôi rằng họ mơ ước trở thành một Bill Gates hay Steve Jobs của nước mình. Thậm chí một số còn nói rằng họ có ý định bỏ học để khởi nghiệp. Ngay cả những người trượt phổ thông, không vào được đại học cũng dùng những nhân vật này như một cái cớ để biện minh cho việc không vào đại học vì họ có ý định khởi nghiệp.

Có một khảo cứu về các nhà khởi nghiệp công nghệ (Entreprenueur) được thực hiện mới đây. Họ nghiên cứu giáo dục của 600 người chủ công ty công nghệ thành công và thấy rằng tuổi trung bình của các nhà khởi nghiệp khi họ bắt đầu mở công ty là 40. Chỉ vài người trẻ hơn 30. Trong số doanh nhân thành công này có tới 92% đều tốt nghiệp đại học, nhiều người có bằng cấp chuyên sâu như thạc sĩ, tiến sĩ; 72% người đã có gia đình và 60% đã có con và có 13% doanh nhân là phụ nữ.

Khảo cứu này cho thấy, gần như tất cả doanh nhân đều làm việc trước khi bắt đầu công ty riêng. Lý do chính mà họ thành lập công ty riêng vì họ không muốn làm việc cho người khác. Tất cả đều có ý tưởng khởi nghiệp dựa trên kinh nghiệm được tích lũy trong nhiều năm làm việc. Khảo cứu này kết luận rằng huyền thoại sinh viên đại học bỏ trường, bắt đầu công ty, trở thành tỷ phú là rất hiếm nếu không nói là "không thể được".

Tất nhiên, có vài “trường hợp hiếm” thành công mà không có giáo dục đại học. Nhưng khảo cứu này cho thấy gần các nhà khởi nghiệp thành công đều có giáo dục đại học. Trong một cuộc phỏng vấn, một triệu phú khởi nghiệp nói: “Nếu bạn nghĩ bạn có thể thành công trong công nghệ mà không có tri thức công nghệ thì hoặc bạn là người rất ngu hoặc bạn là người thông minh như Albert Einstein”.

Nhà triệu phú khác giải thích: “Bạn có thể giàu bởi việc đầu tư vào thị trường chứng khoán, hay mua xổ số. Không ai có thể thành công trong công nghệ mà không có tri thức công nghệ. Nếu bạn nhìn vào những người khởi nghiệp thành công trong công nghệ, gần như tất cả không chỉ có giáo dục đại học mà còn là những chuyên gia với tri thức rất cao trong lĩnh vực công nghệ”.

Điểm chung của những nhà khởi nghiệp thành công là tất cả đều bắt đầu với điểm xuất phát thấp, gia đình không thuộc hạng giàu có. Ví dụ như, Bill Gates, Jeff Bezos, Steve Jobs, Sergey Brin và Mark Zuckerberg... cha mẹ họ là luật sư, giáo viên, công nhân bưu điện, công nhân xưởng máy, tài xế xe bus. Không một ai xuất thân từ gia đình giàu có hay nhận được sự giúp đỡ nào. Tất cả thành công vì họ có đam mê về điều họ làm và họ có viễn kiến về doanh nghiệp họ theo đuổi.

Sự kiện thú vị là phụ nữ bắt đầu muộn trong lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ. Họ chỉ chiếm khoảng 13% của những người khởi nghiệp công nghệ. Tuy nhiên họ là những ngôi sao lên nhanh nhất trong số các triệu phú và tỷ phú. Trong mười năm qua, họ chiếm nhiều vị trí quan trọng trong công ty khởi nghiệp hơn đàn ông. Các công ty khởi nghiệp công nghệ được quản lý bởi phụ nữ có lợi nhuận cao hơn và hiệu năng tốt hơn các công ty được quản lý bởi đàn ông.

Khảo cứu này thấy rằng phụ nữ có cách chi tiêu tiết kiệm và cẩn thận hơn trong việc quyết định vấn đề. Khảo cứu kết luận: “Nhiều người khởi nghiệp thuộc phái nam hành động như kẻ đánh bạc với sản phẩm khởi nghiệp công nghệ. Đa số đều có bản ngã lớn, kiêu căng, tự phụ vì họ nghĩ họ không cần giúp đỡ. Họ thích sở hữu quyền lực tuyệt đối cho công ty khởi nghiệp và dễ phạm sai lầm nhưng ít khi học được gì từ thất bại. Đàn bà ngược lại, quản lý công ty của họ rất cẩn thận như "một đứa con" và chăm sóc nhân viên một cách cởi mở hơn. Họ không chi tiền một cách bất cẩn và rất trung thành với khách hàng”.

Khảo cứu này kết luận rằng gần như không có sự khác biệt trong các yếu tố dẫn tới thành công giữa phái nam và phái nữ. Họ đều đam mê khởi nghiệp, có động cơ mạnh, có nhiều kinh nghiệm và trình độ giáo dục đại học, nhiều người có bằng cấp cao. Hầu như tất cả họ đi lên từ những chuyên viên. Khi khởi nghiệp, họ có kỹ năng công nghệ rất sâu và hiểu biết rộng về thị trường cũng như các xu hướng công nghệ.

Nếu bạn vẫn mơ ước trở thành Bill Gates hay ông Steve Jobs, lời khuyên của tôi là đừng mơ tưởng hão huyền về việc bỏ học, bạn phải hoàn tất việc học và phải nằm vững những kỹ thuật chuyên sâu trước khi khởi nghiệp, bạn sẽ có cơ hội thành công hơn.

Giáo sư John Vũ
Viện trưởng Viện nghiên cứu phần mềm Đại học Carnegie Mellon (Mỹ)
Kỹ sư trưởng của Tập đoàn Boeing

Ở Việt Nam, bạn có thể trở thành Kỹ sư phần mềm, Lập trình viên hay chuyên gia Công nghệ thông tin bằng việc học trực tiếp với các nhà lãnh đạo, chuyên gia hàng đầu của các công ty công nghệ ở Việt Nam.

Họ là những mentor, tham gia giảng dạy chương trình Công nghệ thông tin tại Đại học trực tuyến FUNiX. Trong đó có thể kể đến những sếp lớn như ông Nguyễn Thành Nam - một trong 13 người sáng lập ra tập đoàn FPT, ông Nguyễn Thành Lâm - cựu CEO của FPT Software, còn mentor Phan Phương Đạt là một trong những cậu bé "vàng” của nền toán học Việt Nam, hai năm liên tiếp đoạt hai huy chương Olympic Toán quốc tế và được ba đời Thủ tướng tặng bằng khen....

FUNiX là đại học trực tuyến, bạn có thể tham gia chương trình học vào bất kỳ khi nào rảnh, khi gặp khó khăn sẽ được các mentor hướng dẫn cụ thể.

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật

Đối tác: