Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

Trả lời về báo cáo của Bộ Tài chính liên quan tới số tiền 41,7 tỷ đồng học phí, lệ phí thu vượt, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Nguyễn Thị Lan cho biết chuyện này xảy ra từ năm 2014, chứ không phải đang diễn ra.

Theo bà Lan, 41,7 tỷ đồng là khoản thu trong năm 2014, trước khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ ngày 16/1/2015. Khoản thu này gồm kinh phí "hỗ trợ đào tạo" của học viên cao học và nghiên cứu sinh (được coi là thu vượt học phí); lệ phí nhập học, giáo trình, kiểm tra tiếng Anh đào tạo đại học và sau đại học (được coi là lệ phí ngoài quy định) và tiền lãi ngân hàng. 

Các khoản thu trên đều được công khai trong Quy chế chi tiêu nội bộ (Quyết định số 3 ngày 2/1/2013 của Hiệu trưởng Đại học Nông nghiệp Hà Nội, nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam), trong các quyết định điều chỉnh học phí hàng năm, và trong giấy báo nhập học của sinh viên, học viên.

"Đối với học phí sinh viên đại học, Học viện thực hiện nghiêm túc theo Nghị định 49 ngày 14/5/2010 cho giai đoạn 2010-2015. Từ năm 2015, sau khi nhận được kết luận Thanh tra, Học viện đã cho chấm dứt việc thu kinh phí ‘hỗ trợ đào tạo' của học viên cao học", bà Lan khẳng định.

bi-to-lam-thu-hoc-vien-nong-nghiep-len-tieng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Cũng theo lãnh đạo Học viện, ở Quyết định 873 về tự chủ của Học viện (từ 17/6/2015) thì Chính phủ cho phép thu các khoản phí, lệ phí để bù đắp chi phí và Học viện có quyền gửi các khoản thu tại ngân hàng thương mại để lấy lãi phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, đầu tư cơ sở vật chất. Khoản lệ phí nhập học là được phép thu và đã ghi rõ cho từng khoản chi (khám sức khỏe, danh mục chương trình đào tạo..)

Trong giai đoạn 2011-2013, Học viện đã có các khoản thu này và Thủ tướng đồng ý với kết luận và đề nghị của Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cùng các bộ, ngành liên quan như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, UBND TP Hà Nội cho phép Học viện được quyết toán. Bởi tất cả khoản thu nêu trên Học viện đều chi cho các hoạt động nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, chi tăng cường chuyên môn, thực hành, thực tập phục vụ người học, chi thỉnh giảng và vượt giờ của cao học.

Còn học phí sinh viên đại học chính quy được quyết định dựa trên các văn bản pháp luật của Nhà nước. Cụ thể, từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, Học viện thực hiện theo Nghị định 49 của Chính phủ. Sang năm học 2015-2016, Học viện thực hiện theo cơ chế tự chủ, học phí có tăng nhưng thấp hơn nhiều mức đề xuất theo Đề án tự chủ.

Chi tiết mức học phí sinh viên và mức tăng học phí theo các ngành qua các năm như sau:

(Dựa trên học phí sẽ tính bình quân 1 tín chỉ (ví dụ chương trình 4 năm, học phí 1 tín chỉ = mức học phí trên x 4 năm/120 tín chỉ).

Ngành

Học phí bình quân năm học 2013-2014
(triệu đồng/năm)

Học phí bình quân năm học 2014-2015
(triệu đồng/năm)

Học phí bình quân năm học 2015-2016
(QĐ 873)

(triệu đồng/năm)

Mức tăng học phí năm học 2014-2015 so với năm học 2013-2014 (%)

Mức tăng học phí năm học 2015-2016 so với năm học 2014-2015 (%)

Mức tăng bình quân 3 năm (%)

Nông nghiệp và các ngành KHXH

4,85

5,5

6,4

13,4

16,36

14,87

Công nghệ (CNSH, CNTP, Cơ điện,...)

5,65

6,5

7,56

15,04

16,31

15,67

Thú y

6,85

8,0

9,3

16,79

16,25

16,52

Từ năm học 2015-2016, Học viện thực hiện cơ chế tự chủ theo quyết định 873. Tuy nhiên, do nhiều sinh viên xuất thân từ nông thôn, bố mẹ là nông dân, nên Học viện đã quyết định mức học phí sinh viên thấp hơn trần học phí quy định bởi Nghị định 86 của Chính phủ cho trường tự chủ và thấp hơn nhiều các trường tự chủ khu vực Hà Nội.

Cụ thể, học phí bình quân sinh viên học ngành nông nghiệp là 6,4 triệu đồng/năm; các ngành công nghệ 7,56 triệu đồng/năm; ngành thú y 9,3 triệu đồng/năm. Mức học phí này chỉ cao hơn các trường không tự chủ 300-500 nghìn đồng một năm và chỉ bằng 21 đến 37% so với trần học phí quy định tại Nghị định 86 cho các trường tự chủ. Như vậy, học phí bình quân từ năm 2013 đến 2016 các ngành chỉ tăng 15-16,5%.

Chi tiết như sau: (Đơn vị: triệu đồng/năm).

Ngành

Học phí bình quân năm học 2013-2014

Học phí bình quân năm học 2014-2015

Học phí bình quân năm học 2015-2016

Mức trần học phí theo QĐ 873 năm 2015

Mức trần học phí theo QĐ 873 năm 2016

Mức trần học phí theo NĐ 86 năm học 2015-2016

Mức trần học phí các trường không tự chủ năm học 2015-2016 (NĐ 86)

Nông nghiệp và các ngành KHXH

4,85

5,5

6,4

12,0

13,0

17,5

6,1

Công nghệ (CNSH, CNTP, Cơ điện,...)

5,65

6,5

7,56

12,0

13,0

20,5

7,2

Thú y

6,85

8,0

9,3

12,0

13,0

44,0

8,8

Lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, theo Đề án đổi mới cơ chế quản lý (tự chủ) được phê duyệt theo Quyết định 873 thì Nhà nước hỗ trợ sinh viên học ngành nông nghiệp là 40 tỷ (năm 2016) và Học viện thu như mức học phí đối với ngành này như trong Quyết định 873 (6,4 triệu đồng/năm), chứ không phải sinh viên được hỗ trợ 50%. Năm học 2015-2016, số sinh viên học ngành nông nghiệp chỉ chiếm 30%.

"Tất cả sinh viên ngành khác không phải nông nghiệp như Công nghệ sinh học, cơ điện, kinh tế, kế toán... chiếm chủ yếu, nhưng vì đa số là con em nông dân, Học viện đã quyết định mức học phí thấp hơn nhiều so với trần học phí đã đề xuất và được Chính phủ cho phép", bà Lan khẳng định.

Lan Hạ

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật

Đối tác: