Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016

Trả lời về báo cáo của Bộ Tài chính liên quan tới số tiền 41,7 tỷ đồng học phí, lệ phí thu vượt, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Nguyễn Thị Lan cho biết chuyện này xảy ra từ năm 2014, chứ không phải đang diễn ra.

Theo bà Lan, 41,7 tỷ đồng là khoản thu trong năm 2014, trước khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ ngày 16/1/2015. Khoản thu này gồm kinh phí "hỗ trợ đào tạo" của học viên cao học và nghiên cứu sinh (được coi là thu vượt học phí); lệ phí nhập học, giáo trình, kiểm tra tiếng Anh đào tạo đại học và sau đại học (được coi là lệ phí ngoài quy định) và tiền lãi ngân hàng. 

Các khoản thu trên đều công khai trong Quy chế chi tiêu nội bộ, trong các quyết định điều chỉnh học phí hàng năm và trong giấy báo nhập học của sinh viên, học viên.

"Với học phí sinh viên đại học, Học viện thực hiện nghiêm túc. Từ năm 2015, sau khi nhận được kết luận Thanh tra, Học viện đã cho chấm dứt việc thu kinh phí 'hỗ trợ đào tạo' của học viên cao học", bà Lan khẳng định.

hoc-vien-nong-nghiep-len-tieng-chuyen-lam-thu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Cũng theo lãnh đạo Học viện, từ tháng 6/2015 Chính phủ cho phép thu các khoản phí, lệ phí để bù đắp chi phí và Học viện có quyền gửi các khoản thu tại ngân hàng lấy lãi phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, đầu tư cơ sở vật chất. Khoản lệ phí nhập học là được phép thu và đã ghi rõ cho từng khoản chi (khám sức khỏe, danh mục chương trình đào tạo...).

Giai đoạn 2011-2013, Học viện đã có các khoản thu này và Thủ tướng đồng ý quyết toán. Bởi tất cả khoản thu đều chi cho các hoạt động nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, tăng cường chuyên môn...

Còn học phí sinh viên đại học chính quy được quyết định dựa trên các văn bản pháp luật của Nhà nước. Cụ thể, từ năm học 2010-2011 đến 2014-2015, Học viện thực hiện theo Nghị định 49 của Chính phủ. Sang năm học 2015-2016, Học viện thực hiện theo cơ chế tự chủ, học phí có tăng nhưng thấp hơn mức đề xuất theo Đề án tự chủ. (Chi tiết học phí và mức tăng học phí theo các ngành qua các năm)

Từ năm học 2015-2016, Học viện thực hiện cơ chế tự chủ theo quyết định 873. Tuy nhiên, do nhiều sinh viên xuất thân từ nông thôn, bố mẹ là nông dân, nên Học viện đã thu mức thấp hơn trần học phí quy định bởi Nghị định 86 của Chính phủ và thấp hơn nhiều các trường tự chủ khu vực Hà Nội.

Cụ thể, học phí bình quân sinh viên học ngành nông nghiệp là 6,4 triệu đồng/năm; các ngành công nghệ 7,56 triệu đồng/năm; ngành thú y 9,3 triệu đồng/năm. Mức học phí này chỉ cao hơn các trường không tự chủ 300-500 nghìn đồng một năm và bằng 21 đến 37% so với trần học phí cho các trường tự chủ. Như vậy, học phí bình quân từ 2013 đến 2016 chỉ tăng trên dưới 15%. (Xem bảng học phí chi tiết)

Đầu tháng 6, Bộ Tài chính có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo năm 2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi duyệt quyết toán ngân sách năm trước của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã phát hiện số học phí, lệ phí thu vượt, ngoài quy định và lãi tiền gửi ngân hàng trên 41,75 tỷ đồng.

Qua thẩm tra của Bộ này, khoản thu quá tay trên đã được tổng hợp vào nguồn thu của Học viện và sử dụng cho các hoạt động chuyên môn, đầu tư vào cơ sở vật chất. Bộ Tài chính đề nghị Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng xem xét xử lý vụ việc trên theo hướng: Nếu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, rà soát các khoản thu thấy đã sử dụng cho hoạt động chuyên môn, mua sắm đầu tư theo quy định thì cho phép quyết toán. Nếu việc sử dụng không đúng quy định thì thu hồi nộp ngân sách Nhà nước.

Lan Hạ

Related Posts:

  • Sáng nay thí sinh làm bài thi môn Văn thế nào để được điểm caoBước vào ngày thi thứ 2, thí sinh sẽ thi tiếp môn bắt buộc cuối cùng là Ngữ văn. Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết đề thi sẽ ra tương tự như năm 2015, nghĩa là không yêu cầu học thuộc lòng, nhớ máy móc, mà tăng cường khả năng vậ… Read More
  • Sinh viên ăn ở cùng thí sinh khuyết tật Đợt thi THPT Quốc gia năm nay, thành đoàn Hà Nội lập các đội "Cùng bạn đi thi" theo phương thức một tình nguyện viên hỗ trợ trực tiếp một thí sinh suốt quá trình dự thi. Trần Quang … Read More
  • Sáng nay thí sinh làm bài thi môn Văn Thí sinh khá thoải mái trước giờ thi môn Văn ở Đại học Công nghệ TP HCM sáng nay. Ảnh: Mạnh Tùng Bước vào ngày thi thứ 2, thí sinh sẽ thi tiếp môn bắt buộc cuối cùng là Ngữ văn. Thời tiết TP HCM khá mát mẻ. Hầu hết… Read More
  • 7 thói quen của một lập trình viên năng suấtCha đẻ của ngôn ngữ lập trình Perl-Larry Wall nói rằng các lập trình viên xuất sắc thường lười biếng, thiếu kiên nhẫn và ngạo mạn. Vì lười biếng nên họ viết chương trình tiết kiệm công sức và chuẩn bị tài liệu thật tốt đ… Read More
  • Người đàn ông dành tiền tiết kiệm nấu cơm phục vụ sĩ tửVùng đất Yên Đồng, huyện Yên Mô (Ninh Bình) nơi anh Đại sinh ra vốn rất khó khăn lại thường xuyên lụt lội. Mỗi kỳ thi đại học, nhiều gia đình nông dân nghèo phải gom góp cả tháng hoặc chạy vạy vay mượn mới đủ tiền đưa con đi … Read More

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật

Đối tác: