Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

10h sáng 14/8, giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ trả lời trực tuyến tại VnExpresschia sẻ quan điểm về giáo dục đại học và các dự án ông đang thực hiện tại Việt Nam. Tham gia cuộc trò phỏng vấn có TS Nguyễn Thành Nam, Phó chủ tịch Đại học FPT, Hiệu trưởng Đại học trực truyến FUNiX. 

gs-ngo-bao-chau-tra-loi-truc-tuyen-hoc-dai-hoc-de-lam-gi

Giáo sư Ngô Bảo Châu. Ảnh: Ngọc Thành.

Trong xã hội Việt Nam, bằng đại học được coi như tấm "giấy thông hành" để xin việc, tiến thân. Kỳ thi THPT quốc gia không chỉ là áp lực với hàng triệu thí sinh mà với cả hệ thống chính trị. Đến kỳ xét tuyển đại học, phụ huynh và thí sinh lại căng như dây đàn để chọn trường, chọn ngành phù hợp với nguyện vọng cũng như số điểm thi.

Tuy nhiên, điều này lại không đồng nghĩa mọi sinh viên ra trường có công việc phù hợp. Thiếu mục đích rõ ràng, thiếu thông tin thị trường, không đánh giá đúng khả năng bản thân, hàng trăm nghìn sinh viên thất nghiệp mỗi năm trở thành gánh nặng của gia đình, nỗi nhức nhối của xã hội. Rất nhiều người phải giấu bằng đại học để xin đi làm công nhân nhà máy.

Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, đến hết tháng 6/2016, cả nước có gần 420.000 người có chuyên môn kỹ thuật thất nghiệp, trong đó khoảng 190.000 người trình độ từ đại học trở lên, 95.000 người trình độ cao đẳng chuyên nghiệp.

Câu hỏi "học đại học để làm gì?" trở nên thời sự hơn khi hàng trăm nghìn thí sinh không vào đại học năm nay đứng trước ngã rẽ cuộc đời. 

Độc giả quan tâm, gửi câu hỏi đến giáo sư Ngô Bảo Châu tại đây.

Giáo sư Ngô Bảo Châu sinh năm 1972 tại Hà Nội, từng là học sinh chuyên Toán của Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). Sau khi giành huy chương vàng kỳ thi Olympic Toán quốc tế 1988 và 1989, ông du học tại Pháp và bảo vệ luận án tiến sĩ khi mới 25 tuổi tại Đại học Sư phạm Paris.

Năm 2010, giáo sư Ngô Bảo Châu được trao tặng huy chương Fields, phần thưởng danh dự nhất thế giới trong lĩnh vực toán học sau khi chứng minh được "Bổ đề cơ bản". Dù nghiên cứu và giảng dạy toán ở các trung tâm hàng đầu thế giới, GS Châu vẫn dành thời gian đáng kể để tham gia giảng dạy và đào tạo toán học tại Việt Nam.

VnExpress

Related Posts:

  • Giấc mơ trở thành kỹ sư của cậu bé nghèoỞ một ngôi trường tiểu học nhỏ thuộc quận 4 có cậu bé Đỗ Trường Khang nổi bật là ngoan ngoãn và thông minh. Tuy nhiên, em lại có số phận không may mắn khi cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn. Mẹ bán vé số và ba lượm ve cha… Read More
  • Ước mơ giản dị của cô bé đam mê cờ vuaNguyễn Thanh Thúy là cô học trò chăm ngoan và học giỏi. Trong Hội khỏe phù đổng vòng tỉnh năm học 2015-2016 vừa qua, em đạt giải nhì cờ vua nữ. Hiện tại em tiếp tục trau dồi để tham gia bộ môn cờ vua nữ trong Hội khỏe phù đổn… Read More
  • 5 bước để trở thành nhà khoa học dữ liệuKhoa học dữ liệu là một trong những ngành công nghệ có công việc tốt nhất tại Mỹ, theo công bố của trang web tuyển dụng Glassdoor. Tuy nhiên có khả năng đến năm 2018, Mỹ sẽ thiếu hụt khoảng 1,5 triệu nhà quản lý và chuyên viê… Read More
  • Thử sức với từ hay bị phát âm sai 'southern' Thứ ba, 6/9/2016 | 07:00 GMT+7 Thứ ba, 6/9/2016 | 07:00 GMT+7 Có đến 99% người Việt phát âm sai từ này, liệu bạn có nằm trong 1% còn lại? Hãy phát âm từ "southern" chính xác nhất có thể.  '; var parentDom = $(this… Read More
  • Phụ huynh đồng loạt không cho cả nghìn học sinh đi khai giảngSáng 5/9, trong khi học sinh cả nước nô nức ngày tựu trường thì gần 1.000 học sinh thuộc ba cấp (mầm non, tiểu học, THCS) tại xã Kỳ Hà được bố mẹ cho ở nhà. Theo chính quyền địa phương, tại trường mầm non Kỳ Hà chỉ có 140 tro… Read More

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật

Đối tác: