Đó là hoàn cảnh của em Trần Văn Phúc (sinh năm 2009), đang là học sinh lớp 2B, của trường tiểu học Xuân Phổ, xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Ngôi nhà của Phúc đang ở. |
Được nghe câu chuyện về hoàn cảnh của Phúc từ cô giáo Huệ (giáo viên chủ nhiệm cũ của tôi), tôi đã tìm đến nhà của Phúc ở xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh (nơi Thảo đang ở) vào một buổi chiều chủ nhật. Ngôi nhà nhỏ của gia đình Phúc nằm khuất giữa xóm nghèo vắng lặng, vừa vào đến sân nhà, tôi đã nghe thấy tiếng ho sặc sụa kéo dài của của chị Trần Thị Sâm (mẹ Phúc). Một lúc sau thấy em phúc chạy đến chào hỏi rồi mời tôi vào nhà uống nước.
Theo bước chân Phúc vào nhà, tôi càng thấy thương hơn khi nhìn thấy ngôi nhà của gia đình em chỉ vọn vẻn vài mét vuông, mái nhà được lớp bằng Fibrô - xi măng, tường đã bị nứt lớn, những thanh gỗ mục nát, có thể đổ sập bất cứ lúc nào, đặc biệt là về mua bão.
Phúc kể rằng, cho đến giờ phút này, em vẫn chưa một lần được biết đến mặt cha mình, không biết ông là ai, tốt xấu ra sau, sống chết thế nào.
Cùng lúc đó tôi nghe được tiếng xuệch xoạc ở bên ngoài sân, một người đàn bà gầy gò, khuôn mặt hốc hác, có bước đi khập khiễng, trên tay cầm chiếc bánh đang tiến vào nhà, bỗng một tiếng gọi lớn của Phúc “Mẹ”, rồi Phúc chạy đến ôm chầm lấy chị Sâm. Lúc này tôi mới biết, hóa ra, đấy chính là mẹ của Phúc.
Một lúc sau, mẹ của Phúc ân cần lau nước mắt cho cậu con trai, rồi nhẹ nhàng đưa gói bánh cho em và nói: “Hôm nay là Tết Trung Thu, mẹ không thể dẫn con đi chơi như các bạn , nhưng mẹ tặng con chiếc bánh này. Mẹ mong rằng con sẽ học giỏi để sau này có thể lo cho cuộc sống của hai mẹ con mình”.
Phúc khóc thút thít nói: "Dạ, con hứa với mẹ sẽ cố gắng học giỏi. Con không cần mẹ dẫn đi chơi đâu. Con cũng không thích bánh mà chỉ cần mẹ mãi bên cạnh. Với con, như vậy là con hạnh phúc lắm rồi".
Nhìn hai mẹ con òa khóc, rồi ôm riết lấy nhau, tôi cũng không thể kiềm chế được giọt nước mắt của mình. Tình cảm ấy thật khiến cho người khác phải cảm động.
Thấy tôi, chị Sâm liền lau nước mắt rồi cùng Phúc đi vào nhà. Chị chào tôi với ánh mắt chứa chan bao phiền muộn.
Mẹ của Phúc cho biết, chị bị bệnh tâm thần từ lúc nhỏ, lúc tỉnh táo lúc thì không. Vì chị là người có bệnh nên khi vấn đề đi kiếm việc làm rất khó khăn. Công việc thường ngày của chị là cùng Phúc đi lặt ve chai bán kiếm sống qua ngày. Với những đồng tiền ít ỏi mà hai mẹ con kiếm được, chị sợ một ngày đứa con hiếu học của chị sẽ phải dừng giữa chừng.
Dù phải bận cùng mẹ nhặt ve chai mỗi ngày để kiếm sống, nhưng Phúc luôn nuôi dưỡng niềm đam mê học tập của mình. Em ước mơ sau này sẽ trở thành một bác sĩ giỏi.
Năm nào Phúc cũng đạt học sinh giỏi toàn diện của trường. Em còn được nhà trường xem là tấm gương sáng về tinh thần vượt khó cho các bạn noi theo.
Phúc cho biết, năm nào em cũng xin được sách vở cũ của các anh chị hàng xóm để học. Riêng năm nay thì em không xin được cho sách vở cũ, cộng với việc không có tiền đóng học phí. Chính vì điều này mà khiến em không đến trường cả tháng nay.
"Năm nay là Tết Trung thu buồn nhất của em vì cơ hội học tập đang dần xa đi", em nghẹn ngào.
Đây là một hoàn cảnh rất đặc biệt, nên tôi rất hy vọng em sẽ nhận được sự hỗ trợ từ chương trình để có thể giúp em tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ học tập của mình.
Nguyễn Tuấn Anh
Từ ngày 8/8 đến 16/10, Báo VnExpress phối hợp cùng nhãn hàng Dutch Lady tổ chức cuộc thi "Học bổng Đèn Đom Đóm". Độc giả có thể chia sẻ những câu chuyện về chân dung vượt khó học giỏi của các em học sinh bậc tiểu học (cấp 1), trung học cơ sở (cấp 2) đã nỗ lực vượt qua mọi trở ngại để tiếp tục đến trường. Chương trình kéo dài 10 tuần, hàng tuần, ban tổ chức sẽ chọn ra 10 câu chuyện ý nghĩa, xúc động nhất (tương ứng 10 nhân vật) để trao học bổng (mỗi suất trị giá 3 triệu đồng). Độc giả có bài viết giới thiệu nhận vật được chọn trao giải học bổng sẽ nhận nhuận bút 500.000 đồng mỗi bài. Gửi bài dự thi tại đây.