Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

Dần được Sửu phân công đi mua nước uống. Cậu ra khu cửa hàng thực phẩm thì thấy cả hai cửa hàng A và B đều bán chai nước 1,5 lít với giá 10.000/chai.

Cửa hàng A có chương trình khuyến mãi “Mua 5 tặng 1”, tức là mua 5 chai sẽ được tặng 1 chai miễn phí.

Cửa hàng B thì lại giảm giá 15% cho những khách hàng mua 4 chai trở lên.

Hỏi Dần cần ít nhất bao nhiêu tiền để mua được 14 chai nước 1,5 lít.   

TS Trần Nam Dũng
ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP HCM

Trong bài trước tôi đã kể về những khó khăn vất vả của việc làm nghiên cứu sinh ở Liên Xô cũ. Nhưng sau này về nước và làm việc ở Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP HCM), qua câu chuyện của đồng nghiệp, bạn bè, học trò, tôi thấy làm tiến sĩ Toán trong nước còn khó khăn hơn gấp bội.

Có thể nêu ra một số nguyên nhân cơ bản sau. Thứ nhất, việc đào tạo tiến sĩ ở ta đa số và chủ yếu là đào tạo tại chức, các nghiên cứu sinh vẫn phải làm việc tại cơ quan đồng thời triển khai luận án. Dù các đơn vị chủ quản đều có những ưu đãi nhất định về mặt phân công công việc, nhưng nghiên cứu sinh không có học bổng riêng mà chỉ được giữ nguyên mức lương cơ bản, vì thế, dù muốn hay không, các cán bộ đi học vẫn phải làm việc để đảm bảo cuộc sống của mình.

Đây là một điểm trừ rất lớn, bởi vì trong nghiên cứu khoa học sự tập trung và liên tục đóng vai trò rất quan trọng. Nếu đang làm mà ta lại bỏ đi để làm việc khác thì khi quay trở lại, có thể ta phải bắt đầu lại từ đầu.

lay-bang-tien-si-toan-cong-nghe-trong-nuoc-khong-de

TS Trần Nam Dũng.

Thứ hai là môi trường khoa học không thật hoàn hảo, điều kiện để tiếp xúc với những nhà khoa học cùng chuyên ngành không nhiều, vì ở trong nước tìm được người cùng chuyên ngành, cùng mối quan tâm là không dễ, còn ở ngoài nước thì lại đụng phải vấn đề kinh phí. Sự hỗ trợ của cơ sở đào tạo hay cơ quan chủ quản cho nghiên cứu sinh trong vấn đề tham gia các hội nghị quốc tế là rất hạn chế. Tất cả cuối cùng cùng quy về sự xoay sở của thầy và trò, lấy từ tiền đề tài, dự án hoặc tiền cá nhân.

Trước đây vấn đề sách báo tài liệu cũng là một trong những khó khăn nhưng ngày nay với sự xuất hiện của Internet, với những thư viện điện tử, những kho tư liệu khổng lồ và cập nhật, vấn đề này đã được đưa xuống thứ yếu.

So với làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài thì quy trình làm nghiên cứu sinh trong nước phức tạp hơn, chặt chẽ hơn và rườm rà hơn rất nhiều. Tôi đếm sơ sơ từ lúc bắt đầu đến lúc bảo vệ phải trên dưới chục lần thành lập hội đồng: từ hội đồng duyệt đề cương đến các hội đồng nghiệm thu chuyên đề, bảo vệ ở các cấp. Mỗi lần như thế đều phải sắp xếp giờ giấc, mời chuyên gia, chuẩn bị tài liệu, báo cáo rất vất vả. Và mỗi lần như thế nghiên cứu sinh còn phải lo lắng cả chuyện đi lại, ăn ở của các chuyên gia.

Mà tiêu chuẩn để được ra bảo vệ, ít nhất trong những ngành mà tôi biết là Toán và Công nghệ thông tin vẫn rất khắt khe. Nếu có vài bài báo đăng ở các tạp chí uy tín thì tốt, còn không cũng phải có 4-5 bài đăng ở tạp chí trong và ngoài nước, có báo cáo ở các hội nghị khoa học có kiểm duyệt. Nói cách khác, tuy điều kiện khó khăn hơn nhưng yêu cầu thì cũng không kém gì các yêu cầu đối với một luận án ở nước ngoài.

Chính vì thế mà theo tôi nhận thấy thì thời gian làm luận án của các nghiên cứu sinh thường rất dài, rất lâu, bình thường là 6-7 năm nhưng cũng có người kéo dài đến cả 10 năm. Đến nỗi có người làm tiến sĩ xong thì cũng chuẩn bị về hưu.

Có lẽ chính vì khó khăn như vậy nên ở khoa Toán Đại học Khoa học tự nhiên, số tiến sĩ bảo vệ trong nước trong suốt nhiều năm qua có thể nói là chỉ xấp xỉ số ngón tay của hai bàn tay. Đa số sinh viên ưu tú của khoa Toán - Tin học đều tìm cơ hội và được tạo điều kiện để đi làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài. Rất vui mừng là nhiều em trong số đó nay đã trở về để bổ sung kịp thời cho đội ngũ cán bộ khoa học của trường.

Và điều này có lẽ không phải là đặc thù riêng của khoa Toán, ngay cả ở những đơn vị mạnh như khoa Công nghệ thông tin của trường, hay ở Viện Toán học Việt Nam, Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), hiếm có giáo sư nào có quá 10 học trò là tiến sĩ.

TS Trần Nam Dũng
ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP HCM

Cuối tuần, khi lương thực đưa vào từ đầu tuần và thức ăn dự trữ đã hết, các thầy giáo trường Tiểu học Tri Lễ 4 (Quế Phong, Nghệ An) lại chuẩn bị "đồ nghề" xuống suối bắt cá, vào rừng hái măng, rau... để cải thiện bữa ăn. Những hình ảnh được thầy Nguyễn Hồng Hiệp - giáo viên trường Tri Lễ 4 chia sẻ trên trang cá nhân vào ngày 30/4.

Cá được bắt ở con suối cách trường hơn một km. Trường Tiểu học Tri Lễ 4 không có giáo viên nữ, chỉ có 41 thầy giáo thay nhau "đóng quân" ở 6 điểm trường tương ứng với 6 bản để dạy học sinh.

Dụng cụ bắt cá là những chiếc lưới xúc nhỏ.

Niềm vui của thầy giáo Nguyễn Hồng Hiệp (37 tuổi) có thâm niên 16 năm cắm bản khi bắt được lươn to.

Các thầy thường mua đồ ăn, thực phẩm tươi từ ngoài huyện vào dự trữ cho cả tuần. Thời điểm mưa nhiều, con đường đất hơn 30 km từ trường ra huyện nhão nhoẹt, không đi nổi, các thầy phải tự đi kiếm thực phẩm.
 

Mỗi người mỗi việc, thầy đi bắt cá, thầy lên rừng hái rau. Thầy Lữ Văn Sơn (41 tuổi) có gần 8 năm gắn bó với Tri Lễ 4 thường đi bộ vài km để lấy rau rừng.

Mùa này sáng nắng chiều mưa, nấm, mộc nhĩ mọc nhiều ở thân cây mục sau cơn mưa.  

Biết rõ loại nào không có độc, các thầy mới dám lấy. Cá, nấm, rau rừng có thể duy trì thức ăn từ 1 đến 2 ngày.

Tri Lễ không đường, không điện, không sóng điện thoại, cuộc sống dường như tách biệt với thế giới bên ngoài. Những khó khăn nơi biên giới này nhiều người không tưởng tượng được thì giáo viên nơi đây coi như cơm ăn, nước uống hàng ngày. "Quen rồi nên thấy mọi thứ cũng bình thường", t hầy Hiệp cười nói.Trong 41 thầy giáo thì 40 thầy đã lập gia đình.

Hoàng Phương

Ảnh thầy Nguyễn Hồng Hiệp chia sẻ

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

Thứ bảy, 30/4/2016 | 08:00 GMT+7

Thứ bảy, 30/4/2016 | 08:00 GMT+7

Mang phong cách kiến trúc châu Âu, trường THPT Ngô Quyền đã bước sang tuổi 96. Những năm tháng kháng chiến, trường là nơi đào tạo nhiều cán bộ cách mạng, nhân sĩ yêu nước, trong đó có cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, giáo sư Vũ Khiêu, nhạc sĩ Văn Cao, nhà thơ Thế Lữ...

Trường THPT Ngô Quyền (trước đây còn có tên trường Bonnal, trường Bình Chuẩn) được thành lập ngày 15/10/1920, là ngôi trường trung học đầu tiên của Hải Phòng và cũng là một trong số ít ngôi trường cấp 3 đầu tiên của Việt Nam do người Pháp xây dựng trong những năm đô hộ. Trải qua 96 năm, ngôi trường mang kiến trúc châu Âu còn giữ được nét cổ kính. Khóa học đầu tiên chỉ có 45 học sinh, sau đó tăng dần đều trong các năm. Hiện nay trường có 1.600 học sinh.

Trường được xây dựng theo hình chữ U, tòa chính giữa 2 tầng và 2 dãy tả, hữu một tầng, lợp ngói đỏ, tường sơn gam màu vàng, cửa gỗ sơn xanh. Nhiều năm sau, do nhu cầu dạy và học tăng, 2 dãy một tầng được nâng cấp xây 2 tầng.

Dãy nhà chính giữa được người Pháp thiết kế cầu kỳ hơn 2 dãy còn lại từ đường nét cho tới việc trang trí hoa văn trên tường. Điểm đặc trưng nhất của các công trình kiến trúc Pháp là cửa mái vòm theo kiểu gothic.

Người Pháp không bao giờ chọn hoa văn trang trí giống nhau thể hiện trên các công trình xây dựng có công năng khác nhau. Với trường Ngô Quyền, hoa văn thể hiện là hình sóng nước mềm mại đắp nổi ôm theo mái vòm của từng ô cửa sổ và dọc 2 trụ cột là hình những chiếc chuông. Tất cả được sơn gam màu trắng.

Trong khi đó 2 dãy phòng học đối xứng nhau được thiết kế mảnh mai hơn, thanh thoát hơn.

Để thầy và trò tiện theo dõi thời gian, người Pháp thiết kế một chiếc đồng hồ cơ có đường kính gần một mét chìm trong tường tại vị trí trang trọng nhất của tòa nhà chính. Hiện tại đồng hồ vẫn chạy tốt.

Các dãy phòng học được ngăn cách bởi một hành lang rộng 2,5 m và một bức tường phía ngoài dày tới 34 cm đảm bảo phòng học luôn thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.

Mỗi phòng học đều được bố trí 2 cửa lớn ra vào và 2 cửa sổ đại, thỏa sức lấy ánh sáng tự nhiên.

Cô giáo Cao Tố Nga, Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền cho biết, nhiều học sinh trường Ngô Quyền sau này trở thành những chính khánh, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nổi tiếng như: cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, giáo sư Vũ Khiêu, giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, nhạc sĩ Văn Cao, nhạc sĩ Đỗ Nhuận, nhạc sĩ Nguyễn Đinh Thi, nhà thơ Thế Lữ...

Giang Chinh

Trong thời đại bùng nổ của công nghệ, trẻ con vô tình được tiếp cận với các thiết bị hiện đại mà bố mẹ ở tuổi của chúng không có cơ hội biết tới. Phổ biến nhất và cũng là thu hút nhất với trẻ con là các đoạn phim hoạt hình và các bài hát trên Youtube vốn được làm rất sinh động và hấp dẫn với trẻ con. Những bài hát phổ biến về bảng chữ cái tiếng Anh, những bài hát ghép tên đồ vật với bảng chữ cái, rồi cả những bài hát về con số… đã thu hút trọn vẹn sự chú ý của đứa trẻ, khiến bé nhập tâm và nói theo những gì chúng nghe thấy và nhìn thấy.

Thực chất trẻ con 2 tuổi chưa có khái niệm về các ký tự hay chữ viết, và lại càng không có khái niệm về âm thanh gắn với chữ viết đó được phát âm như thế nào. Chúng chỉ đơn thuần “chụp lại” cả hình ảnh và âm thanh những gì sinh động đang diễn ra trước mắt chúng. Nếu bạn để ý thì thấy trẻ sẽ xem đi xem lại hàng chục, thậm chí là hàng trăm lần một vài đoạn phim mà chúng thích.

Sự lặp lại ở tần suất rất cao của một vài chữ viết, câu hát và hình ảnh đồ vật khiến cho đứa trẻ trở nên “thuộc” hình ảnh và âm thanh các chữ viết và đồ vật đó, nên khi thấy những chữ cái, những quả bóng hay quả táo… quen thuộc xuất hiện trong thực tế, đứa trẻ sẽ nói ra cái chúng đã thuộc một cách tự nhiên. Và hành vi này xảy ra với hầu hết đứa trẻ được cha mẹ cho xem nhiều các bài hát tiếng Anh trên Youtube, nó không phải là hiện tượng lạ hay là năng khiếu đặc biệt. Bất cứ đứa trẻ bình thường nào được xem nhiều phim và lặp lại nhiều lần đều có xu hướng nhắc lại âm thanh của những đồ vật mà chúng hay xem khi bắt gặp trong thực tế.

dung-voi-mung-khi-thay-tre-2-tuoi-noi-tieng-anh

Tiến sĩ Ben Williams, chuyên gia về giáo dục trẻ thông minh sớm đang hướng dẫn trẻ học tập.

Sẽ có nhiều câu hỏi đặt ra từ phía phụ huynh, và câu hỏi đầu tiên là liệu việc đứa trẻ xem rồi nhắc lại những từ tiếng Anh như vậy có hữu ích cho việc học tiếng Anh không?

Câu trả lời là có nhưng không nhiều. Xét về mặt tích cực, nó cho đứa trẻ nhận ra rằng những đồ vật hay khái niệm ấy có các ngôn ngữ khác nhau để diễn đạt. Nó tạo ra một nhận thức đa ngôn ngữ ngay từ bé cho trẻ. Và nó cũng giúp cho trẻ con có nhận thức âm thanh tiếng Anh bản ngữ chuẩn ngay từ bé, nên sau này trẻ học tiếng Anh sẽ thuận lợi hơn nhiều lần. Việc nhìn hình ảnh và nghe âm thanh tên của đồ vật, chữ viết, con số ấy khá gần giống với quá trình học tiếng mẹ đẻ. Đó chính là quá trình học ngôn ngữ trực tiếp (direct language learning). Chỉ đáng tiếc là nó gần giống mà thôi.

Các bậc cha mẹ cần lưu ý rằng quá trình “học ngoại ngữ” này không có sự hồi đáp. Tức là trẻ chỉ tiếp thu ngôn ngữ một chiều chứ không có quá trình giao tiếp thực sự. Chính vì thế, khi trẻ lớn hơn, cha mẹ và ông bà sẽ không khỏi thất vọng khi thấy khả năng tiếng Anh của đứa bé vẫn dậm chân tại chỗ khi bé mãi chỉ nói quanh quẩn những chữ cái, tên đồ vật đó mà thôi.

Câu hỏi tiếp theo là vậy thì làm thế nào để giúp trẻ phát huy được ưu điểm tích cực đó và phát triển được tiếng Anh một cách thực thụ?

Theo thống kê của Colin Rose, một nhà giáo dục có ảnh hưởng lớn trên thế giới, thì nếu biết 3.000 từ vựng trẻ sẽ hiểu được 90% giao tiếp tiếng Anh phổ thông hàng ngày, và 65% sách viết cho trẻ sẽ lặp đi lặp lại 400 từ vựng hay dùng nhất.

Nhưng vấn đề ở đây là tất cả từ vựng đều được gắn trong trạng thái cụm từ và ở trong bối cảnh chứ không tồn tại một mình, đơn lẻ. Chính trạng thái cụm từ và bối cảnh giao tiếp mới là chìa khóa cốt lõi cho quá trình đào tạo tiếng Anh cho trẻ. Nhưng trẻ không học bằng chữ viết, chúng học bằng tai, mắt và sự trải nghiệm trực tiếp của bản thân. Ngay cả khi trẻ đã biết chữ viết, thì việc học bằng âm thanh, hình ảnh, vận động và trải nghiệm vẫn luôn phát huy hiệu quả cao hơn việc học bằng chữ viết và đi vào tiểu tiết ngữ pháp.

Cần nói thêm ngữ pháp tiếng Anh suy cho cùng là thói quen của chuỗi âm thanh được lặp đi lặp lại theo trật tự nhất định để tạo ra câu, chứ nó không phải là sự liên kết thuần túy của chữ viết. Một đặc điểm sinh lý rất thú vị nữa tác động đến hành vi học tập của trẻ đó là trẻ con có xu hướng học bằng não phải, nơi xử lý các thông tin mang tính giai điệu, nhịp điệu, tổng thể, màu sắc, và sức tưởng tượng… chứ không thích học bằng não trái, nơi xử lý logic, trình tự, con số… nhiều như cách học của người lớn.

Vì vậy một việc cha mẹ rất nên làm để trẻ con thực sự phát triển được năng lực tiếng Anh đó là rèn luyện cho trẻ thói quen nghe và xem truyện tranh bằng tiếng Anh bằng đúng giọng bản ngữ. Mỗi buổi tối, trước khi trẻ đi ngủ, cha mẹ bật cho trẻ nghe những câu chuyện nhỏ bằng tiếng Anh ở trình độ ngôn ngữ phù hợp với khả năng tiếp nhận của trẻ, đồng thời cho trẻ cầm và xem câu chuyện đó bằng tranh vẽ. Nhiệm vụ của cha mẹ là chỉ lật từng trang sách tương ứng với đoạn âm thanh đang kể, và lặp đi lặp lại việc đó trong nhiều ngày. Giấc ngủ và tiềm thức sẽ làm nốt việc còn lại cho trẻ, đó là giúp trẻ hấp thụ được tiếng Anh ở trạng thái câu chuyện với cụm từ và các câu nói chuẩn xác, kèm theo cả chữ viết cho mỗi câu nói một cách tự nhiên.

Ngoài ra, nếu phụ huynh muốn gửi con tới các trung tâm tiếng Anh để học, thì chúng ta cũng cần lưu ý rằng tuổi càng bé trẻ càng có xu hướng học ngôn ngữ trực tiếp tốt hơn, tức là học tiếng Anh bằng tiếng Anh chứ không học thông qua tiếng Việt. Nên việc gửi trẻ tới các chương trình đào tạo do giáo viên nói tiếng Anh bản ngữ có trình độ sư phạm tốt là một việc nên làm.

Ở lứa tuổi bé dưới 10 tuổi, việc học tiếng Anh với giáo viên Việt Nam không thực sự có lợi, vì trẻ sẽ học cách diễn đạt phi bản ngữ cũng như cách phát âm không tự nhiên của giáo viên Việt Nam. Những chương trình học tiếng Anh bằng giáo viên bản ngữ giàu trải nghiệm, giàu vận động và tương tác sẽ giúp trẻ học tiếng Anh trực tiếp chứ không bị tư duy gián tiếp qua tiếng Việt. Quá trình này tuyệt đối không ảnh hưởng làm trẻ bị lẫn lộn tiếng Anh và tiếng Việt với nhau, vì nó là hai quá trình mã hóa ngôn ngữ bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt song song và độc lập với nhau.

Nguyễn Anh Đức
Chuyên gia giảng dạy tiếng Anh, CEO Smartcom Việt Nam

Đề bài:

Purple Comet Math Meet là một cuộc thi toán đồng đội online, miễn phí, được tổ chức hàng năm vào dịp tháng 4.

Cuộc thi do GS Titu Andreescu sáng lập và điều hành từ năm 2003. Đề thi có 2 cấp độ là THCS với 20 câu hỏi làm trong 60 phút và THPT với 30 câu hỏi làm trong 90 phút.

Đáp số các bài toán luôn là số nguyên dương từ 1 đến 1.000. Dưới đây xin giới thiệu một bài toán trong đề thi Purple Comet 2016 dành cho học sinh phổ thông.

bai-toan-hay-trong-cuoc-thi-toan-dong-doi
 

16 điểm được xếp vào lưới 4x4 như hình vẽ. Khoảng cách giữa hai điểm là số bước đi ít nhất theo chiều ngang và chiều dọc theo các đường lưới để đi từ điểm này đến điểm kia. Ví dụ hai điểm cạnh nhau có khoảng cách 1 còn hai điểm ở hai góc đối nhau của lưới có khoảng cách 6.

Gọi khoảng cách trung bình giữa hai điểm khác nhau của lưới là m/n với m, n là các số nguyên dương nguyên tố cùng nhau. Hãy tìm m + n.

Đáp án:

dap-an-bai-toan-hay-trong-cuoc-thi-toan-dong-doi-online-1

TS Trần Nam Dũng
ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP HCM

Cuối giờ chiều 29/4, sau khi sắp xếp dụng cụ dạy học cùng đồng nghiệp, bà Trần Bích Ngọc - Chủ tịch công đoàn trường Mầm non 30/4 - dắt từng đứa trẻ giao tận tay phụ huynh đến đón rồi ân cần trao đổi chuyện học của các bé trong ngày. Hơn 30 năm công tác tại đây, với bà, trường Mầm non 30/4 thân thiết như nhà của mình.

nha-tre-dau-tien-o-sai-gon-mang-ten-ngay-thong-nhat

Bà Ngọc và học sinh Mầm non 30/4. Ảnh: Mạnh Tùng

Ngày 30/4/1975, Hội Liên hiệp Phụ nữ, sau đó là Ủy ban Chăm sóc bà mẹ và trẻ em TP HCM là những đơn vị được giao tổ chức, chỉ đạo hoạt động các nhà trẻ trên địa bàn. Cuối năm đó thành phố chỉ có vỏn vẹn 10 nhà trẻ, nhận 878 em, thì khoảng một năm sau đã có 121 nhà trẻ với hơn 5.000 em.

Ra đời đúng ngày kỷ niệm một năm thống nhất (30/4/1976), Nhà trẻ 30/4 (tiền thân của trường Mầm non 30/4) đã ghi dấu giai đoạn đáng nhớ của đất nước. Trường vốn là căn biệt thự cũ nằm ở trung tâm thành phố được người dân hiến tặng để làm lớp học. Bàn ghế, dụng cụ dạy học và đồ chơi cho trẻ rất nghèo nàn, sơ sài.

10 năm sau đó trường vẫn là đơn vị loại yếu khi đón nhận từ Uỷ ban Chăm sóc bà mẹ và trẻ em TP HCM về địa phương. Vốn là giáo viên dạy giỏi cấp thành phố những năm đầu thập niên 1980, bà Tôn Nữ Kim Anh (60 tuổi) được cử về làm hiệu trưởng năm 1986 cho đến khi về hưu. Bà là người có công lớn vực dậy Mầm non 30/4 khi trường liên tục phát triển mạnh, có những lúc số lượng học sinh lên đến 600 em.

nha-tre-dau-tien-o-sai-gon-mang-ten-ngay-thong-nhat-1

Sân chơi trường Mầm non 30/4 cách đây hơn 20 năm. Ảnh: Tư liệu Mầm non 30/4

"Nghề nuôi dạy trẻ tưởng chừng nhẹ nhàng nhưng rất áp lực, đòi hỏi sức khỏe, lòng kiên nhẫn và hơn hết là lòng yêu trẻ. Không có thứ tình cảm yêu, ghét, hờn dỗi nào dễ thương và trong sáng như tụi nhỏ", bà Nhọc thổ lộ.

Thế hệ học trò đầu tiên của trường hiện đã bước qua tuổi tứ tuần, nhiều người thành đạt vẫn quay về tìm lại những ký ức tuổi thơ. Mới đây, nam niên gần 30 tuổi đến thăm trường và xin vào…khu nhà tắm. Khi bà giáo Ngọc đang “đứng hình” vì bất ngờ thì chàng trai nhận mình từng là học trò ở đây những năm 1985-1986.

"Cô Ngọc không nhận ra con chứ con nhìn cô cười là nhận ra liền. Con xin thăm lại khu nhà tắm bởi ngày xưa con thích nhất chỗ này", ông này nói và cho biết đã lập gia đình, đang làm nghiên cứu sinh bên Pháp.

Hay tháng trước, một du học sinh về nước đã ghé qua trường Mầm non 30/4 để thăm các cô giáo. Anh kể còn nhớ như in những kỷ niệm ở đây, như chuyện bị cô phạt đứng góc lớp khi quậy phá, chuyện cô giáo chấm một vết sơn lên giày làm dấu để cậu học trò không mang trái nữa. "Sự yêu quý của các thế hệ học trò làm chúng tôi thật sự xúc động", bà Ngọc nói.

nha-tre-dau-tien-o-sai-gon-mang-ten-ngay-thong-nhat-2

Nhà trẻ 30/4 trong ngày thành lập cách đây đúng 40 năm. Ảnh: Tư liệu Mầm non 30/4

Trường Mầm non 30/4 được xem là chiếc nôi đào tạo cho ngành giáo dục mầm non TP HCM khi nhiều cán bộ quản lý giỏi đã trưởng thành từ đây. Trường đã đạt chuẩn quốc gia từ năm 2012 và được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục vào ngày 29/4.

Bà Võ Thị Thanh Loan – Hiệu trưởng Mầm non 30/4 – cho biết trường hiện có 30 giáo viên với 422 học sinh ở 10 lớp. Năm học tới, trường sẽ hoạt động tại cơ sở hiện trên đường Pastuer và cơ sở mới với 5 phòng học trên đường Lê Thánh Tôn.

“Chúng tôi rất tự hào vì năm nào sinh nhật của trường cũng hòa vào không khí vui chung của đất nước. Thành tựu 40 năm qua của là công sức của bao thế hệ giáo nên chúng tôi vừa vui mừng vừa phải nỗ lực nhiều hơn”, bà Loan chia sẻ.

Mạnh Tùng

Trả lời:

Chào bạn,

Một số người thường tự tin vào khả năng thuộc từ vựng, am hiểu ngữ pháp, nghe nhạc thường xuyên để giỏi tiếng Anh; số khác lại cho rằng họ chỉ cần nghe nói tốt là có thể giao tiếp trôi chảy... Vì những lý do này mà khả năng tiếp thu tiếng Anh của một số người vẫn còn hạn chế vì không thuần thục các kỹ năng. Đây cũng là sai lầm khiến dân công sở khó giỏi tiếng Anh để hòa nhập tốt vào môi trường giao tiếp hiện đại.

Chỉ tập trung vào nghe nhạc tiếng Anh

Nhiều người xem việc nghe và thuộc các bài hát tiếng Anh để có thể thuộc từ mới, cấu trúc câu. Tuy nhiên, theo tôi, cách này là sai vì ngữ pháp, câu cú trong một bài hát thường không theo chuẩn. Ngoài ra, ngôn ngữ, cách diễn đạt trong một bài nhạc không gần gũi với đời sống hàng ngày. Những câu từ trong bài hát khó có thể dịch chuẩn xác và thường mang tính giải trí hơn là học thuật.

Với tôi, bạn nên xem nhiều tin tức, phim ảnh bởi chỉ có như vậy, bạn sẽ biết rõ cách phát âm, ngữ điệu, câu cú để chuyển tải nội dung một cách chính xác nhất.

Giỏi kỹ năng này và bỏ qua những kỹ năng khác

Đây là lỗi dân công sở thường mắc phải. Với người thiên về giao tiếp, họ lại tập trung học hai kỹ năng nghe - nói nhiều mà không quan tâm đến việc đọc, viết tài liệu. Đến khi cần viết một văn bản, một lá thư xin việc, giao dịch bằng tiếng Anh sẽ khiến họ thêm e ngại và lúng túng.

Ngoài ra, với những người chuyên làm việc về giấy tờ, sổ sách, do đặc thù công việc mà họ chỉ chăm chú cho kỹ năng đọc hiểu và viết. Tình trạng này khiến cho kỹ năng nghe nói của họ lại hạn chế, vì thế khi có cơ hội giao tiếp với người nước ngoài thì họ lại không tự tin.

Việc chú tâm vào kỹ năng này mà không chú trọng kỹ năng khác khiến cho dân công sở không phát huy hết khả năng để phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện.

Cảm thấy hài lòng với vốn tiếng Anh hiện có

Để tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao kỹ năng trong giao tiếp với đồng nghiệp, sếp hoặc đối tác nước ngoài, các công ty thường cho nhân viên tham gia thêm những lớp học tiếng Anh ngoài giờ. Tuy nhiên, một số người lại từ chối và không muốn tham dự với lý do bận việc gia đình, con cái... Điều này chỉ làm cho việc trau dồi kỹ năng và khả năng nâng cao trình độ ngoại ngữ của bạn thêm gián đoạn.

Một số người lại cho rằng trình độ tiếng Anh của họ hiện tương đối đủ để đáp ứng nhu cầu công việc, giao tiếp nên không cần thiết phải nâng cấp, cải thiện. Tuy nhiên, trong xu thế xã hội ngày càng phát triển, bạn không thể tự mãn với những gì đang có, mà cần phải biết trau dồi và học tập để tự tạo thêm cho mình những cơ hội thăng tiến trong tương lai.

Phan Chí Trứ
Thạc sĩ ngôn ngữ học ứng dụng - giảng viên tiếng Anh

Các ứng dụng rèn luyện trí não thường được phát triển dưới dạng game trí tuệ nhằm kiểm tra các kỹ năng, kiến thức, khả năng phân tích, suy luận của người chơi. Dưới đây là một số ứng dụng được xem như "bài tập thể dục" cho trí não người dùng.

Peak

Ứng dụng này tương thích với các thiết bị di động chạy hệ điều hành Android và iOS. Peak gồm bộ sưu tập hơn 30 mini-game tập trung vào phát triển trí nhớ, ngôn ngữ, sự nhanh nhẹn...

nhung-ung-dung-huu-ich-giup-ren-luyen-tri-nao

Người dùng có thể tải Peak và sử dụng miễn phí. Ứng dụng này cũng cung cấp bản nâng cao với mức thuê bao hàng tháng khoảng 6 USD cho phép chơi nhiều game không giới hạn thời gian, cung cấp các thống kê về việc rèn luyện trí não để người dùng biết được khả năng tiến triển của mình.

Elevate

Được phát triển cho các dòng máy chạy Android và iOS, Elevate thiết kế hình ảnh rõ ràng, đơn giản, dễ tiếp cận. Có hơn 30 game kiểm tra trí thông minh, sự tập trung, kiến thức toán học cùng nhiều kỹ năng khác.

nhung-ung-dung-huu-ich-giup-ren-luyen-tri-nao-1

Ứng dụng xây dựng một lộ trình hoàn tất việc kiểm tra theo thời gian với độ khó tăng dần. Người chơi phải hoàn thành từng cấp độ mới có thể chuyển sang mức khó hơn. Elevate cũng có thêm phiên bản Pro với mức phí khoảng 8,8 USD để tiếp cận nhiều trò chơi hơn.

Lumosity

Người chơi có thể tham gia những bài kiểm tra về luyện tập khả năng trí nhớ, phân tích và xử lý vấn đề, nhanh tay lẹ mắt, chơi ô chữ... Sự chuyên cần trong game là bắt buộc để đạt được sự cải thiện theo thời gian.

nhung-ung-dung-huu-ich-giup-ren-luyen-tri-nao-2

Lumosity hỗ trợ các dòng máy Android, iOS và người chơi còn có thể trải nghiệm phiên bản trên máy tính. Ứng dụng có thêm dịch vụ thuê bao hàng tháng khoảng 13 USD với nhiều trò chơi và tính năng hơn.

Fit Brains Trainer

Ứng dụng gồm hơn 35 trò chơi cho các thiết bị di động Android và iOS. Điểm nổi bật của Fit Brains Trainer là những trò chơi dựa trên trí tuệ cảm xúc (EQ) rèn luyện trí não. Khả năng tiếp thu, ghi nhớ, độ tập trung của người dùng trong suốt quá trình sẽ được ghi nhận và đánh giá, cho kết quả cụ thể về rèn luyện trí não.

Giống như ứng dụng Lumosity, người dùng cũng có thể đăng nhập Fit Brains Trainer từ máy tính để rèn luyện, mua bản thuê bao hàng tháng với giá gần 12 USD.

Cognito

Giống như những ứng dụng trên, Cognito huấn luyện bộ não hàng ngày qua các trò chơi về trí nhớ, câu đố logic, trò chơi chữ, cải thiện sự tập trung, lý luận. Người chơi còn được đưa vào bối cảnh điệp viên để hoàn thành nhiệm vụ nhằm thể hiện sự cải thiện của mình.

Điểm khác biệt của Cognito là khả năng liên kết dữ liệu với ứng dụng Health của Apple để đưa ra các bài tập cải thiện sự nhanh nhẹn, tinh thần và cả thể chất. Bên cạnh bản miễn phí, người dùng cũng có thể đăng ký bản đầy đủ với phí thuê bao khoảng 8,8 USD một tháng.

Minh Trí

Theo kế hoạch tuyển thẳng năm 2016, Đại học Quốc gia TP HCM sẽ dành 10% tổng chỉ tiêu (khoảng 1.400) cho các ngành, nhóm ngành để ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi từ 82 trường chuyên, năng khiếu trên toàn quốc. Năm 2015, đại học này thí điểm tuyển thẳng với 5 trường THPT chuyên xuất sắc nhất cả nước.

Trong danh sách trường ưu tiên tuyển thẳng có 5 trường tại TP HCM, gồm: THPT Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Thượng Hiền, Gia Định và Phổ thông năng khiếu Đại học Quốc gia TP HCM.

dhqg-tp-hcm-mo-rong-dieu-kien-tuyen-thang

Sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM. Ảnh: Mạnh Tùng

Ngoài điều kiện tốt nghiệp THPT các trường chuyên, năng khiếu cấp trường đại học, cấp tỉnh trên toàn quốc, học sinh muốn được xét tuyển thẳng phải đạt danh hiệu học sinh giỏi và có hạnh kiểm tốt trong 3 năm THPT hoặc là thành viên đội tuyển của trường hoặc tỉnh, thành tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.

Học sinh được đăng ký ưu tiên xét tuyển vào một ngành của một trường, khoa thành viên Đại học Quốc gia TP HCM. Thời gian nhận hồ sơ, thực hiện công tác xét tuyển từ ngày 15/5 đến ngày 15/6 và công bố kết quả từ ngày 20 đến 25/6.

Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn (Đại học Quốc gia TP HCM) cũng vừa công bố điều kiện xét tuyển thẳng. Đáng chú ý, đại học này sẽ tuyển thẳng thí sinh là người khiếm thị với điều kiện học lực khá trở lên trong 3 năm THPT, ba môn đăng ký dự thi đạt từ 7 điểm trở lên, có giấy xác nhận thị lực dưới 10% của trung tâm giám định y khoa cấp tỉnh.

Mạnh Tùng

Ngày 29/4, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm, công nhận lãnh đạo Đại họcViệt - Nhật (trường thành viên thứ 7). Ông Furuta Motoo (67 tuổi, Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật - Việt, Chủ tịch Hội Nhật Bản nghiên cứu Việt Nam) được bổ nhiệm làm hiệu trưởng. Ông Tô Huy Rứa, nguyên Trưởng ban Tổ chức Trung ương là hiệu trưởng danh dự. Ông Vũ Anh Dũng làm hiệu phó.

Ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết đây là lần đầu tiên Đại học Quốc gia bổ nhiệm hiệu trưởng trường đại học thành viên là người nước ngoài.

"Đại học Việt - Nhật đi vào hoạt động sau thời gian chuẩn bị của chuyên gia 2 nước. Thời gian tới chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn, nhưng với sự điều hành của GS Furuta, người có nhiều năm là Phó giám đốc Đại học Tokyo và sự hỗ trợ của Chính phủ, chuyên gia hai nước, tôi tin Đại học Việt - Nhật sẽ phát triển là một trong những điểm sáng của đại học Việt Nam", Bộ trưởng nói.

dai-hoc-quoc-gia-bo-nhiem-hieu-truong-dau-tien-la-nguoi-nuoc-ngoai

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ (phải) trao quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng Đại học Việt - Nhật cho GS Furuta.

GS Furuta Motoo chia sẻ cảm thấy vinh dự khi được bổ nhiệm làm hiệu trưởng Đại học Việt - Nhật. Từng nghiên cứu về Việt Nam từ những năm đầu 1970, ông luôn mong muốn là cầu nối nhỏ giữa hai nước. "Đại học Việt - Nhật là biểu tượng của tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam đang phát triển toàn diện. Có thể nói giữa hai nước vào đầu thế kỷ 20 có phong trào Đông du thì vào thế kỷ 21 có Đại học Việt - Nhật. Chính phủ Nhật Bản và nhiều đại học hàng đầu của Nhật Bản đang tích cực hợp tác với Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội trong việc xây dựng Đại học Việt - Nhật", tân hiệu trưởng nói.

GS Furata cho hay, khi nhận cương vị đứng đầu Đại học Việt - Nhật, ông muốn phát triển trường theo ba định hướng. Thứ nhất là xây dựng trường theo mô hình đại học xuất sắc, hướng đến trở thành một trường đại học nghiên cứu đạt trình độ quốc tế, đồng thời chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có năng lực thực tiễn để đáp ứng nhu cầu của xã hội Việt Nam.

Thứ hai, đại học Việt - Nhật hướng đến một mô hình trường đại học mới chưa có tại Việt Nam, một trường có tính tự chủ cao. Và thứ ba là Đại học Việt - Nhật sẽ chú trọng những lĩnh vực liên ngành gồm cả ngành tự nhiên và ngành xã hội, kết hợp giữa hợp tác trong những lĩnh vực tiên tiến mà Nhật Bản có thế mạnh với định hướng đào tạo ra những sinh viên có tầm nhìn rộng.

"Từ quan điểm này, chương trình đào tạo thạc sĩ khai giảng vào tháng 9/2016 dự kiến bắt đầu từ khoa "Khoa học bền vững", trong đó bao gồm 6 chương trình là Khu vực học, Chính sách công, Quản trị kinh doanh, Kỹ thuật môi trường, Công nghệ nano và Kỹ thuật hạ tầng", GS Furata nói.

Đại học Việt - Nhật được thành lập ngày 21/7/2014 với mục tiêu trở thành trường đại học chất lượng quốc tế, là biểu tượng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản. Trường được xây dựng theo mô hình các trường đại học tiên tiến của Nhật Bản, có sự điều chỉnh phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, vận hành theo quy chế tổ chức và hoạt động đặc thù do Thủ tướng Việt Nam ban hành.

Theo quy hoạch, đại học Việt - Nhật được xây dựng tại Hòa Lạc trên diện tích 75 ha, sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ, vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Đến nay, đất của dự án đã giải phóng mặt bằng được trên 90%.

Trong đợt 1 kỳ tuyển sinh của năm học đầu tiên 2016-2017, đã có 155 ứng viên đến tham gia phỏng vấn. Theo kế hoạch, trường sẽ tiếp tục tuyển sinh đợt 2, dự kiến hạn cuối nhận hồ sơ dự tuyển là 10/6, thời gian phỏng vấn từ 21/6 đến 27/6.

Hoàng Thùy

Mùa hè này, tham gia chương trình trải nghiệm hè của trường Quốc tế Á Châu, học sinh sẽ có những trải nghiệm thú vị khi tham quan, khám phá làng nghề. Đặc biệt, trường còn tổ chức cho các em hóa thân thành những người nông dân, hướng dẫn viên du lịch... Hoạt động này mang lại trải nghiệm thực tế, học sinh có những giây phút thoải mái, kỷ niệm đẹp trong mùa hè.

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Hãng Hyundai được đọc theo nhiều cách khác nhau khi bước vào thị trường châu Âu, Mỹ. Tuy nhiên, theo Metro, cách đọc đảm bảo gần nhất với âm Hàn Quốc và phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Anh là Hun-day /ˈhʌndeɪ/.

Hãng xe nổi tiếng nước Đức có thể phiên âm thành /ˈpɔːrʃə/ trong tiếng Anh.

Vũ Khánh Linh, sinh viên trường Đại học Tài chính (TP HCM) cho biết, năm 2015, em đã tham gia chương trình khởi nghiệp dành cho sinh viên TOEIC For Career với mong muốn tìm kiếm cho bản thân những cơ hội tốt trong công việc.

“Khi ra trường, áp lực về tiền bạc hay thời gian sẽ khiến cơ hội khám phá bản thân của mỗi người ít đi, vì vậy em muốn tham gia các hoạt động ngay khi ngồi trên ghế nhà trường. Trải nghiệm càng nhiều, cơ hội sẽ càng lớn, nhất là những cơ hội nghề nghiệp như TOEIC For Career, qua các chương trình em cảm thấy tự tin hơn ”, Linh chia sẻ.

Trải qua vòng đầu với 980 điểm TOEIC, Khánh Linh còn ghi điểm trong mắt ban giám khảo bằng điểm số học tập 3.24/4 (tương đương 8.1/10). Đặc biệt, nhờ video stop-motion (thuật ngữ để chỉ những đoạn phim được tạo nên bởi hàng loạt hình ảnh chụp tĩnh) của Linh về đề tài khát vọng bản thân đã gây ấn tượng mạnh với hội đồng ban giám khảo.

Khánh Linh sau đó trở thành một trong 8 gương mặt ưu tú tham dự vòng đối thoại trực tiếp với các giám đốc nhân sự đại diện cho gần 40 doanh nghiệp hàng đầu cả nước và giành lấy danh vị cao nhất của TOEIC For Career mùa đầu tiên.

polyad

Vũ Khánh Linh (giữa) - quán quân của chương trình TOEIC For Career 2015 chụp ảnh cùng người thân trong đêm trao giải.

“Ban đầu em chỉ nghĩ làm một clip giới thiệu thông thường, nhưng như thế thì không ra dáng sinh viên ngành Marketing lắm nên mới nảy ra ý tưởng sử dụng stop motion, kết hợp các bức ảnh chụp để tạo thành một đoạn phim ngắn”, Khánh Linh nói và cho rằng, để trở thành một ứng viên tiềm năng trong mắt doanh nghiệp không chỉ cần thành tích chuyên ngành, khả năng tiếng Anh tốt (đối với TOEIC For Career là bài thi TOEIC quốc tế), mà còn phải có trình độ chuyên môn giỏi, ý tưởng sáng tạo và không ngại thể hiện bản thân.

Sau cuộc thi, Khánh Linh đang hoàn tất chương trình học năm thứ 3 để tham gia thực tập tại Blue Sky Corporation - một trong những doanh nghiệp đồng hành của TOEIC For Career. Không những thế, nhờ giành giải quán quân cuộc thi, Linh sẽ có một chuyến đi Viện Khảo thí Giáo dục Mỹ (ETS) để trải nghiệm môi trường làm việc tại Mỹ.

Chia sẻ về bí quyết của mình, Khánh Linh cho rằng ngoài những kỹ năng cần thiết cần phải có sự sáng tạo và đặc biệt là khả năng ngoại ngữ. Đam mê ngoại ngữ từ nhỏ, Khánh Linh học tiếng Anh từ bậc tiểu học, chính việc được trải nghiệm từ những cuộc thi tiếng Anh đã giúp cô tự tin hơn.

N.Loan

TOEIC For Career là chương trình khởi nghiệp dành cho sinh viên khi bước vào thị trường lao động do IIG Việt Nam tổ chức. Chương trình được tổ chức nhằm mục đích kết nối doanh nghiệp và sinh viên thuộc nhiều khối ngành. Đây là tiền đề giúp sinh viên phát triển sự nghiệp, khắc phục rào cản về kinh nghiệm - một trong những khó khăn lớn nhất của sinh viên khi bước đầu tham gia vào thị trường lao động.

Cuộc thi mô phỏng quá trình tuyển dụng của doanh nghiệp từ giai đoạn chuẩn bị hồ sơ, tìm việc cho đến phỏng vấn. Những thí sinh xuất sắc sẽ có cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp hàng đầu trong và ngoài nước ở nhiều lĩnh vực. Một trong những tiêu chí lựa chọn các ứng viên xuất sắc là kết quả bài thi tiếng Anh quốc tế TOEIC của Viện Khảo thí Giáo dục Mỹ (ETS).

TOEIC For Career 2015 đã thu hút gần 40 tập đoàn và doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực tham gia như: Vietcombank, Deloitte Vietnam, Shinhan Bank; Tập đoàn Vingroup; Viễn thông Viettel, Viện Dầu khí, Tổng công ty điện lực dầu khí PV Engineering; Canon, Panasonic; Vietnamairlines, Viettravel, Caravellve… Chương trình đồng thời cung cấp 200 vị trí thực tập và việc làm việc ở các tổ chức trên.

TOEIC for Carreer 2016 sẽ được triển khai vào tháng 5/2016. Chi tiết về chương trình tại đây.

Nhiều doanh nghiệp chuyên về công nghệ thông tin, phần mềm, quảng cáo đòi hỏi nhiều ứng viên có năng lực về lập trình, thiết kế đồ họa nhưng nguồn cung chất lượng cao còn hạn chế. Một số đơn vị không hoạt động trong lĩnh vực này cũng chú trọng yếu tố kỹ thuật, công nghệ để phục vụ tốt cho việc kinh doanh và quản lý.

Vì vậy, Học viện GIT, Hàn Quốc quyết định mở trung tâm đào tạo Green Academy tại Việt Nam để đào tạo ngành công nghệ thông tin và thiết kế đồ họa theo chuẩn Hàn Quốc. Theo đó, thông qua hình thức thực hiện một dự án, nội dung bài giảng được tích hợp với các vấn đề của đời sống thực tế, kích thích hứng thú học tập.

hoc-lap-trinh-va-thiet-ke-do-hoa-theo-chun-han-quoc

Green Academy chú trọng vào việc cho học viên những trải nghiệm công việc thực sự ngay tại lớp học

Học qua dự án giúp người học đạt các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ, nhằm giúp học viên tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, xây dựng hồ sơ bản thân ấn tượng. Người học được làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp ngay trong quá trình đào tạo, thúc đẩy chất lượng nhân lực để tự tin bắt đầu công việc sau khi ra trường.

Ngoài việc đào tạo, Green Academy còn trở thành người đồng hành của mỗi học viên bằng cách hỗ trợ tối đa theo nhiều phương thức. Bạn sẽ nhận tư vấn miễn phí về định hướng khóa học phù hợp trước khi tham gia học tập; được dẫn dắt và truyền giảng bởi đội ngũ giảng viên nhiệt tâm trong quá trình theo học và hỗ trợ tìm việc sau khi kết thúc khóa học.

hoc-lap-trinh-va-thiet-ke-do-hoa-theo-chun-han-quoc-1

Đội ngũ tư vấn viên của Green Academy luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho học viên.

Thành lập từ năm 1995, Green Academy là trung tâm thứ 20 của GIT, do vậy, trung tâm có sẵn phương pháp đạo tạo cũng như nguồn nhân lực và cơ sở vật chất chuẩn Hàn Quốc. Học viện GIT đào tạo thành công hơn 80.000 học viên mỗi năm qua 19 cơ sở trực thuộc ở Hàn Quốc, đồng thời tìm kiếm và giới thiệu những công việc tốt nhất trên thị trường cho người học.

Sinh viên tốt nghiệp ở Green Academy hiện làm việc trong các công ty lớn ở Hàn quốc như Nexon, Hanssem, Lotte Shopping, cửa hàng McDonald, Sinsegae, Nike, Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc và Đại học Quốc gia Seoul…

4 học viện của GIT nhận giải thưởng Trung tâm đào tạo việc làm cho người chưa có việc làm xuất sắc bởi Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc trao tặng năm 2014. GIT còn cung cấp dịch vụ đào tạo IT cho nhân viên của các Tổ chức quốc gia như Văn phòng quận, Cục cảnh sát quốc gia, Bộ Quốc phòng và các công ty như LG Electronics Inc, Doosan and KT IT Supporters...

N.Loan

Nhân dịp lễ kỹ niệm Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế lao động 1/5, khi học viên đăng ký một khóa học sẽ được Green Academy tặng thêm một khóa học. Chương trình áp dụng từ ngày 25/4 đến hết 30/4 và áp dụng cho các khóa 6 tháng đào tạo về Lập trình, Thiết kế và tiếng Hàn. Xem thông tin tại website hoặc liên hệ trực tiếp trung tâm Green Academy Vietnam, lầu 5 và 8, tòa nhà Khang Thông, 67 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP HCM. Điện thoại: (08) 3926 0022.

Sau gần 10 năm tham gia nhập WTO và gần đây là AEC và TPP,  việc phát triển theo xu hướng hội nhập mang đến cho người lao động Việt Nam nhiều cơ hội làm việc trong môi trường quốc tế với chế độ đãi ngộ cao. Tuy nhiên, thị trường rộng mở cũng đi kèm với sức cạnh tranh đòi hỏi mỗi người cần nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.

Nắm vững những bí quyết sau sẽ giúp bạn đạt hiệu quả công việc như mong muốn:

Không ngừng rèn luyện chuyên môn

Là Giám đốc Kinh doanh của một tập đoàn hàng tiêu dùng đa quốc gia tại Việt Nam, và đang quản lý hàng chục nhãn hàng với gần 70 nhân viên, anh Hoàng Tuấn (TP HCM) cho rằng, điều quan trọng nhất là phải có năng lực và chuyên môn. Tuy nhiên, hai yếu tố này không phải tự nhiên có được sau khi học xong mà phải qua quá trình rèn luyện, tích lũy trong nhiều năm liền.

Chính bản thân anh Tuấn đã không ngừng tìm kiếm cơ hội cải thiện bản thân từ sách vở đến thực tế. Ngay từ thời đại học, anh đã tham gia các câu lạc bộ sinh viên hay tổ chức quốc tế để được va chạm với thực tế ngay từ sớm. Khi đi làm, anh chấp nhận đi lên từ vị trí thấp và không ngừng học hỏi từ đồng nghiệp và cả đối thủ.

Không riêng anh Tuấn, tại nhiều tập đoàn lớn của nước ngoài đặt trụ sở tại nước ta, người Việt đang dần khẳng định vị thế khi đảm nhận những vị trí lãnh đạo quan trọng với mức lương tháng hàng nghìn đô. Người lao động còn được đóng bảo hiểm cho cá nhân và người thân, cơ hội thăng tiến và tu nghiệp tại nước ngoài… Đây là những đãi ngộ hấp dẫn mà nhiều người mơ ước.

bi-quyet-de-dat-hieu-qua-cong-viec

Tư duy cởi mở

Để thành công trong công việc lẫn cuộc sống, trước tiên bạn phải là một người có vốn sống phong phú. Nếu bạn tự đóng khung bản thân mình trong một chiếc ao nhỏ thì bạn sẽ mãi ở trong đó.

Không riêng anh Hoàng Tuấn, rất nhiều nhà lãnh đạo tài năng rất xem trọng việc duy trì tư duy cởi mở trước mọi vấn đề trong cuộc sống. Bạn hãy cởi mở trong việc suy nghĩ, tư duy để dễ dàng tiếp thu và cảm nhận những nét đẹp của các nền văn hóa, kiến thức xã hội, phong tục độc đáo… Càng phóng khoáng tư duy thì con đường thành công càng rộng mở.

Trau dồi khả năng ngoại ngữ

Nếu kỹ năng mềm giúp ta ứng biến xử lý tình huống thì thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh trong thời hội nhập chính là tấm vé đưa bạn bước chân ra thế giới hoặc gia nhập những tập đoàn quốc tế.

Ngoại ngữ giúp bạn tự tin giao tiếp và làm việc trong môi trường quốc tế, đây cũng là một trong 3 ngôn ngữ được nhiều người sử dụng nhất trên thế giới. Hiện nhiều nước đã đưa chương trình ngoại ngữ vào dạy bắt buộc từ chương trình tiểu học tới đại học khi ý thức được tầm quan trọng của ngôn ngữ này.

Ở Việt Nam, Chính phủ cũng đã xây dựng đề án ngoại ngữ 2020 để tăng cường, nâng cao khả năng ngoại ngữ cho học sinh.

Nhằm giúp thế hệ trẻ Việt Nam thành công trong sự nghiệp và hội nhập tốt, Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ (VUS) phối hợp cùng Đại học CUNY (The City University of New York, Mỹ) thiết kế chương trình Anh ngữ đàm thoại ứng dụng iTalk 2016.

iTalk 2016 xây dựng 3 cấp độ gồm Khởi động, Tăng tốc và Về đích. Người học sẽ được thực hành tiếng Anh qua những tình huống cụ thể với các chủ đề thực tiễn trong công việc, du lịch và giao tiếp xã hội. Ngoài ra, với đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, phương pháp giảng dạy hiệu quả giúp học viên ghi nhớ bài học, ứng dụng tốt vào thực tế và tiến bộ sau mỗi buổi học.

Ngọc Anh

Chương trình Anh ngữ đàm thoại ứng dụng này đã được triển khai giảng dạy trên toàn hệ thống VUS. Xem thông tin tại website, facebook hoặc liên hệ hotline: (08) 3925 9693 để nhận tư vấn học Tiếng Anh.

Nhưng, thời đại công nghệ số, nếu chúng ta không tư duy khác người, làm chẳng giống ai thì đừng nói chuyện gặt hái kết quả. Khác biệt hay là chết chưa bao giờ đúng và cần thiết như thời điểm này.

Việc tốt nhất của FPT bây giờ là tạo cơ chế, để những con người sáng tạo ở các ngành nghề kinh doanh hiện tại dám bước ra đề xuất những giải pháp táo bạo mà trong tương lai có thể thay thế ngay chính nơi đã đẻ ra nó.

Kinh tế chia sẻ (Sharing Economy) tồn tại từ lâu rồi bỗng dưng "hot" hơn khi có sự xuất hiện của Uber, khiến "nồi cơm" của các lái xe taxi Việt Nam bị ảnh hưởng, đáng ra phải chống chứ. Đằng này, nhiều người đua nhau làm theo mô hình này, kể cũng lạ.

Cách đây chục năm, một hôm, khi về nhà, thấy một cậu Tây chào “Bonjour” làm tôi phát hoảng. Chẳng lẽ con gái mới tí tuổi đã xách bồ mắt xanh mũi lõ về nhà sao, hóa ra không phải, cậu ấy biết nhà này có phòng thừa nên xin tá túc. Sau này, con gái tôi cũng xách ba lô đi Ấn Độ, chỉ xin tiền vé máy bay. Khi tôi hỏi sang đấy ăn ở thế nào thì nó cho biết đã tìm được những người dân tốt bụng ở Ấn Độ lo cho.

Hồi đó tôi đã rất ngạc nhiên, mình mỗi lần đi nước ngoài thì tính toán, cân nhắc và có thư ký trợ giúp, vậy mà kiểu gì cũng mất rất nhiều tiền. Con mình nhỏ tuổi thì đi nhoay nhoáy, đó là lần đầu tiên tôi được biết đến mạng Couchsurfing (mạng xã hội mang văn hóa trao đổi tinh thần hiếu khách, dành cho dân du lịch trải nghiệm thực tế bằng cách giao lưu với các thành viên đang sinh sống tại nơi mình đến).

truong-dai-hoc

TS. Nguyễn Thành Nam, Hiệu trường Đại học trực tuyến FUNiX.

Lần nữa, cũng đi Ấn Độ, thế nào tôi lại đi hãng máy bay Air Asia. Có quá cảnh hẳn hoi. Đến sân bay chẳng thấy cầu thang, thang cuốn chẳng hoành tráng, trông cứ như siêu thị ở Việt Nam. Cứ thế khách bị lùa xuống. Hoảng, tôi nhắc nhân viên rằng mình chỉ quá cảnh ở Malaysia thì được tiếp viên khẽ khàng nói “Anh cứ đi theo đúng hướng dẫn, sẽ đến chỗ anh cần”. Quả nhiên là như thế thật, họ có một quy trình chặt chẽ, không hề có chỗ nào thừa.

Như vậy là có hai mô hình kinh doanh căn bản, đó là bỏ hết các phần thừa của ta, hoặc sử dụng những năng lực thừa của người khác. Ví dụ dễ hiểu hơn, như ở Việt Nam, hãng hàng không quốc gia Vietnam Airline thường có giá cao hơn hẳn và những ai không mua được giá này thì nhảy qua đi hãng hàng không giá rẻ. Như vậy, kiểu kinh doanh của các hãng hàng không giá rẻ là tận dụng những hành khách "thừa ra" của Vietnam Airline.

Hay vụ chim của Hà Đông đột nhiên bay cao phấp phới. Đành rằng chim hay, nhưng nếu không có các phần mềm như Apple Store, Mobile AdNetwork thì chắc cũng chỉ vài chục người biết tới trò chơi này thay vì khiến cả thế giới sốt lên.

Như vậy, vứt bỏ quy trình thừa, đòn bẩy năng suất và sử dụng nền tảng toàn cầu (global platform) là 3 vũ khí, mà mỗi doanh nhân tự xưng là hiện đại bây giờ phải biết. Muốn thành công thì phải áp dụng các công nghệ mới nhất, giảm giá thành và vươn ra toàn cầu từ ngày đầu.

Quay lại FPT, việc tốt nhất của FPT bây giờ là tạo cơ chế, để những con người sáng tạo ở các ngành nghề kinh doanh hiện đại.

Sáng tạo không có nghĩa là phải tạo ra công nghệ mà là biết lợi dụng công nghệ ở mọi chỗ mọi nơi để tạo sự khác biệt. Thực tế ở Việt Nam, các Start-up của những người đầu óc kinh doanh và nắm vững công nghệ dễ thành công hơn là các chuyên gia, tiến sĩ, vốn quen với những nghiên cứu cổ điển.

Đại học trực tuyến FUNiX may mắn được là một trong những đơn vị đầu tiên của FPT đi theo hướng phương thức kinh doanh đặc biệt này. Là người đứng đầu, tôi cảm nhận được sức ép to lớn, phải thành công, để làm gương cho các đơn vị đàn em khác.

TS. Nguyễn Thành Nam
Hiệu trường Đại học trực tuyến FUNiX

Cuộc thi do GS Titu Andreescu sáng lập và điều hành từ năm 2003. Đề thi có 2 cấp độ là THCS với 20 câu hỏi làm trong 60 phút và THPT với 30 câu hỏi làm trong 90 phút.

Đáp số các bài toán luôn là số nguyên dương từ 1 đến 1.000. Dưới đây xin giới thiệu một bài toán trong đề thi Purple Comet 2016 dành cho học sinh phổ thông.

16 điểm được xếp vào lưới 4x4 như hình vẽ. Khoảng cách giữa hai điểm là số bước đi ít nhất theo chiều ngang và chiều dọc theo các đường lưới để đi từ điểm này đến điểm kia. Ví dụ hai điểm cạnh nhau có khoảng cách 1 còn hai điểm ở hai góc đối nhau của lưới có khoảng cách 6.

Gọi khoảng cách trung bình giữa hai điểm khác nhau của lưới là m/n với m, n là các số nguyên dương nguyên tố cùng nhau. Hãy tìm m + n.

TS Trần Nam Dũng
ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP HCM

Nhằm phát huy vai trò của trí thức trẻ, chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” giai đoạn 2016-2020 được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động sáng 28/4. Các cá nhân hoặc nhóm không quá 5 người, là công dân có quốc tịch Việt Nam không quá 35 tuổi đều có thể tham gia, sáng tạo các công trình, sáng kiến đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. 

Các công trình có thể nằm trong nhóm: Đổi mới phương pháp dạy học sáng tạo và hiệu quả; Sáng tạo, chế tạo ra các công cụ phục vụ việc giảng dạy và việc học; hoặc công trình nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học giáo dục.

Ban tổ chức sẽ đánh giá các công trình, sáng kiến theo tiêu chí mới mẻ (chưa từng được công bố bởi cá nhân, tổ chức nào khác), khả thi (có khả năng áp dụng được trong thực tiễn), được nhà trường, học sinh, sinh viên công nhận và xã hội ghi nhận.

phat-dong-tri-thuc-tre-dong-gop-sang-kien-vi-giao-duc

Bộ Giáo dục và Trung ương Đoàn bắt đầu tiếp nhận các sáng kiến giáo dục nhằm tăng chất lượng giảng dạy. Ảnh minh họa: Vũ Lê

Năm 2016, chương trình tiếp nhận sáng kiến của các cá nhân hoặc nhóm cá nhân đang sinh sống ở trong nước, nhưng từ năm 2017 đến 2020 sẽ mở rộng thêm đối tượng là người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài. Hàng năm, Ban tổ chức tuyên dương từ 12 đến 15 công trình, sáng kiến trên phạm vi toàn quốc, trong đó xét trao 5 công trình, sáng kiến tiêu biểu nhất.

Sau đó, Trung ương đoàn sẽ hỗ trợ ít nhất một công trình, sáng kiến, các tỉnh, thành đoàn hỗ trợ ít nhất một công trình, sáng kiến để nhân rộng hoặc đưa vào ứng dụng thực tiễn.

Chương trình được phát động vào tháng 4, kết thúc nhận hồ sơ vào ngày 30/9 hàng năm. Quá trình bình chọn trên mạng từ ngày 5/10 đến 20/10, công bố các công trình, sáng kiến lọt vào chung kết trước ngày 5/11 để tổng kết và trao giải vào dịp 20/11. Thời gian thực hiện đề án là 5 năm, từ 2016 đến 2020.

Ông Lê Quốc Phong, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn cho biết, giáo dục đang cần xã hội chung tay góp sức. Ở chương trình này, Ban tổ chức muốn tập trung vào người thầy với hoạt động dạy học, bởi vì đổi mới, sáng tạo trong phương pháp dạy là điểm quan trọng nhất tạo chuyển biến tích cực trong chất lượng giáo dục.

Phó vụ trưởng Công tác học sinh sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Bùi Văn Linh cho hay, Bộ Giáo dục rất ủng hộ chương trình, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện.

Chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, báo Tuổi trẻ và một doanh nghiệp đồng tổ chức.

Lan Hạ

Summer Fantasy là khóa học hè đặc biệt do Trung tâm Anh ngữ AMA thiết kế với 84 giờ học tiếng Anh và 56 giờ ngoại khóa rèn kỹ năng được lồng ghép, bổ trợ cho nhau giúp các bé vừa học ngoại ngữ vừa rèn luyện các kỹ năng khác. Phương pháp Active Learning (Học chủ động) mang đến một không gian thảo luận, học nhóm, giao tiếp tiếng Anh với giáo viên nước ngoài thường xuyên. Những chủ đề hấp dẫn như vũ trụ, thời trang, âm nhạc, thú cưng… giúp trẻ tiếp nhận ngôn ngữ hào hứng và nhớ lâu hơn. Trong đó, ba hoạt động ngoại khóa nổi bật được nhiều học sinh yêu thích từ những mùa Summer Fantasy trước là khám phá robot, học mỹ thuật và rèn kỹ năng sống.

ren-ky-nang-cho-tre-qua-lop-tieng-anh-ngoai-khoa

Học với robot - phát triển trí thông minh

Nằm trong chuỗi hoạt động ngoại khóa, chương trình học làm robot giúp các em sáng tạo nên những mô hình người máy của riêng mình. Trẻ không chỉ học lắp ráp mà còn sử dụng mô hình vừa hoàn thiện để thi đấu và giới thiệu cho các bạn về thành quả của mình. Hoạt động này giúp trẻ tìm hiểu thêm các quy tắc chuyển động, lập trình trong vật lý, rèn khả năng sáng tạo và còn mạnh dạn, tự tin hơn khi nói chuyện trước đám đông.

ren-ky-nang-cho-tre-qua-lop-tieng-anh-ngoai-khoa-1

Khám phá năng khiếu nghệ thuật của bản thân

Một phần hấp dẫn khác của khóa học là là không gian hội họa đề cao cá tính từng em. Chẳng hạn, với bài học về đại dương xanh, mỗi học viên được lựa chọn cách vẽ mà mình yêu thích như bãi biển cát trắng nắng vàng với những gam màu nước rực rỡ, khu biển vắng xanh ngắt với bút chì màu hay sinh động với những hình khối từ đất nặn. Nghệ thuật nói chung, hội họa nói riêng luôn được các em yêu thích và giúp phát huy khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng.

ren-ky-nang-cho-tre-qua-lop-tieng-anh-ngoai-khoa-2

Bảo vệ bản thân với lớp kỹ năng sống

Lớp học kỹ năng sống luôn là những giờ phút sinh động nhất của khóa học hè này qua các năm. Chương trình hướng dẫn trẻ cách ứng xử và tự bảo vệ mình trước những rủi ro quanh môi trường sống cũng như giúp bé làm quen với những kiến thức cơ bản, mẹo vặt trong cuộc sống hằng ngày.

Y Vân

Summer Fantasy là chương trình được thiết kế học cả ngày giúp trẻ có mùa hè vui, an toàn và bổ ích; diễn ra từ 7/6 đến 22/7 tại hệ thống Trung tâm Anh ngữ AMA - American Academy. Học viên đăng ký trước ngày 15/5 được giảm 20% học phí, tăng 30% thời gian học và được nhận bộ quà tặng giá trị ba lô, áo thun, tập vẽ. Liên hệ: (08) 73 069 966 để đăng ký lớp học thử hoặc xem chi tiết tại đây.

Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi “Chinh phục vũ môn” toàn quốc lần thứ hai, năm học 2015-2016 diễn ra tối 27/4. Ngoài nam sinh Quảng Nam giành giải nhất, hai giải nhì thuộc về em Lê Võ Khánh Duy (lớp 9/2, THCS Phước Mỹ Trung, Mỏ Cày Bắc, Bến Tre) và em Nguyễn Lê Gia Thịnh (lớp 8A1, THCS Lê Quý Đôn, TP Vị Thanh, Hậu Giang).

Ba em được giải ba gồm Nguyễn Duy Bảo (lớp 8A1, THCS Nguyễn Trãi, TP Long Xuyên, An Giang), Nguyễn Hữu Tình (lớp 9A1, THCS Yên Phong, Yên Phong, Bắc Ninh) và Phạm Hoàng Anh (lớp 9E, trường THCS Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh).

nam-sinh-quang-nam-gianh-giai-nhat-chinh-phuc-vu-mon

Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo (ngoài cùng bên trái) trao giải cho 6 học sinh xuất sắc nhất.

Sau hơn 7 tháng triển khai, dưới hình thức thi online trên website http://ift.tt/OQ5lZC, cuộc thi Chinh phục vũ môn mùa thứ 2 đã thu hút 700.000 học sinh từ 10.000 trường THCS trên cả nước, tăng gấp 3 lần so với mùa đầu tiên.

Là cuộc thi game online với kiến thức bổ ích, học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 đã được tham gia vào những chuyến phiêu lưu kỳ thú, những trò chơi hấp dẫn, khơi dậy tính sáng tạo. Kiến thức cơ bản bậc THCS bao gồm môn Văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh chiếm 30% tổng số câu hỏi; các môn Văn học, Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Thể thao, IQ... chiếm 70%.

Sau những cuộc rượt đuổi tri thức gay cấn, vượt qua 700.000 thí sinh trên cả nước, 78 học sinh xuất sắc khắp mọi miền đã hội tụ về Hà Nội tham gia vòng chung kết. Sau vòng thi chung khảo vào sáng 27/4, ban tổ chức xác định được 6 gương mặt xuất sắc tham gia vòng chung kết tranh tài ngôi vị quán quân.

“Chinh phục vũ môn” là cuộc thi được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương, Công ty Cổ phần trò chơi Giáo dục trực tuyến Egame phối hợp tổ chức. Dưới hình thức trò chơi giáo dục trực tuyến, mục đích của kỳ thi là tạo ra môi trường học tập, tìm hiểu kiến thức lành mạnh, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, giúp các em bám sát khung chương trình đổi mới sách giáo khoa, đồng thời tạo cơ hội cho các em thể hiện ý tưởng, trí tuệ, phương pháp học tập mới.

Lan Hạ

Hiện nay, nhiều học sinh, nhất là học sinh thành phố thường rơi vào tình trạng thừa trí tuệ thiếu năng lực do phải tiếp thu quá nhiều kiến thức nhưng ít hoạt động thể thao. 4 phương pháp dưới đây giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ.

Phát triển kỹ năng sống

Kỹ năng sống, điển hình như kỹ năng sinh tồn, giao tiếp, ứng xử, tự lập... là những yếu tố quan trọng cha mẹ cần dạy con ngay từ nhỏ.

Tuy nhiên, để có được những kỹ năng này, cha mẹ không thể dạy trẻ trong thời gian ngắn mà cần phải có thời gian tích lũy. Thay vì bao bọc con quá kỹ, phụ huynh nên dạy con tự lập, đồng thời khuyến khích trẻ khám phá thế giới xung quanh một cách an toàn.

Ngoài việc tự dạy con, phụ huynh có thể đăng ký cho con một số khóa học về kỹ năng sinh tồn để trẻ có thể tự xử lý những tình huống nguy hiểm thường gặp trong cuộc sống.

tre-thong-minh-hon-qua-cac-hoat-dong-ngoai-khoa-he

Phát huy những khả năng đặc biệt

Mỗi đứa trẻ đều có năng khiếu và niềm đam mê của riêng mình như cảm thụ âm nhạc, hát đàn, nấu ăn… Thay vì đăng ký cho con những khóa học theo ý muốn cha mẹ, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu và quan tâm đến sở thích của con.

Việc khuyến khích trẻ tự tin thể hiện sở trường và niềm đam mê của bản thân sẽ giúp con có cơ hội phát triển được năng khiếu của mình và tỏa sáng.

Phát triển thể chất

Bên cạnh những hoạt động phát triển trí tuệ, các bậc cha mẹ cũng nên khuyến khích và tạo cơ hội cho con tham gia vận động thể chất. Việc chơi thể thao giúp trẻ tăng cường sức khỏe, rèn luyện tính dẻo dai, nhanh nhẹn, tinh thần đồng đội. Những hoạt động này giúp các em thoải mái hơn, giải tỏa căng thẳng trong học tập cũng như cuộc sống.

4-bi-quyet-giup-tre-phat-trien-toan-dien-1

Thể thao sẽ giúp trẻ tăng cường sức khỏe cũng như rèn luyện sự bền bỉ, dẻo dai.

Cho trẻ làm quen với ngoại ngữ từ sớm

Theo Phó giáo sư, tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn, độ tuổi mầm non (3-5 tuổi) được xem là thời kỳ quan trọng trong việc tiếp nhận của não bộ ở trẻ. Đặc tính của độ tuổi này là khả năng bắt chước rất cao nên việc tiếp thu một ngoại ngữ trở nên dễ dàng hơn so với các độ tuổi khác.

Không chỉ đầu tư cho con học ngoại ngữ càng sớm càng tốt, nhiều chuyên gia cũng khuyên cha mẹ nên chọn môi trường học tiếng Anh chuẩn quốc tế cho con ngay từ đầu để trẻ có thể phát âm chuẩn và phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất.

4-bi-quyet-giup-tre-phat-trien-toan-dien-2

Chương trình Anh văn hè ILA là một trong những sân chơi tổng hợp nhiều hoạt động bổ ích và thú vị dành cho trẻ trong mùa hè.

Để thực hiện hiệu quả 4 bí quyết trên, thay vì phải đăng ký nhiều khóa học cùng lúc trong dịp hè này, tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn đã gợi ý cho các bậc phụ huynh một số chương trình học hè tổng hợp vừa học, vừa nâng cao thể chất và rèn luyện kỹ năng sống. Một trong những khóa học được nhiều cha mẹ quan tâm nhất là chương trình Anh văn hè ILA 2016.

Chương trình không chỉ giúp các em học tiếng Anh trong môi trường chuẩn quốc tế mà còn được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa thú vị và bổ ích như sáng tạo các nhạc cụ từ những vật dụng trong đời sống hằng ngày qua lớp cảm thụ âm nhạc; trở thành bếp nhí tại lớp học nấu ăn; tăng cường thể lực và rèn luyện sự bền bỉ, dẻo dai, tinh thần đồng đội với các trò chơi vượt chướng ngại vật…

Ngoài ra, ILA đã nghiên cứu kết hợp đào tạo kỹ năng sinh tồn vào trong giáo trình Anh văn hè một cách hiệu quả. Thông qua chương trình, các học viên không chỉ khám phá thế giới xung quanh một cách an toàn qua các hoạt động thể chất ngoài trời, được khơi gợi niềm yêu thích thiên nhiên mà còn nhận biết và phòng tránh những nguy hiểm trong các tình huống thường gặp trong thực tế.

N.Loan

Nhân dịp hè, ILA dành tặng ưu đãi đặc biệt 3,8 triệu đồng cùng ba lô, áo thun cá tính cho phụ huynh và học viên đăng ký khóa học sớm. Xem thêm trên website  hoặc liên hệ tại TP HCM: (08)62692133 - (08)38779100 - (08)37580066; Hà Nội: (04)38436888 - (04)32077878 - (04)36787888; Hải Phòng: (031)2299036; Đà Nẵng: (0511)3647444; Vũng Tàu: (064)3572347; Biên Hòa: (061) 3946466; Bình Dương: (0650) 3868088.

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Được thành lập từ năm 1987 tại Mỹ, Tổ chức phi Chính phủ Bảo tồn Quốc tế Conservation International (CI) đã góp phần giúp con người hiểu hơn về chân lý "Thiên nhiên không cần con người. Chỉ con người cần thiên nhiên". CI hoạt động trên các lĩnh vực khoa học, chính trị và xây dựng mối quan hệ với các doanh nghiệp, cộng đồng và hơn 30 quốc gia để mang lại cuộc sống tốt hơn cho con người mà vẫn bảo vệ sự toàn vẹn của thiên nhiên.

loat-video-tieng-anh-thien-nhien-len-tieng

Loạt video của dự án "Nature is Speaking - Thiên nhiên lên tiếng" được CI thực hiện với thông điệp: Con người đang nhận quá nhiều từ những gì thiên nhiên mang lại. Vì thế, nếu đạt đến một ngưỡng nào đó, mẹ thiên nhiên sẽ nổi giận và khiến con người biến mất, như cách nó đã khiến những loài vật khổng lồ khác phải tuyệt chủng. Thiên nhiên vốn không cần con người.

Cùng với giọng đọc diễn cảm của các diễn viên nổi tiếng, "Nature Is Speaking" khiến nhiều người phải rùng mình, suy nghĩ lại hành động của mình trước những gì đang làm với thiên nhiên và cái giá họ phải trả trong tương lai. Dưới đây là 3 video sự lên tiếng của thiên nhiên thu hút sự quan tâm nhất của người xem, lần lượt đại diện cho tiếng nói từ Đại dương (Ocean), Mẹ Thiên nhiên (Mother Nature) và Rừng nhiệt đới (Rainforest).

Đại dương

Đại dương lên tiếng - giọng đọc của Harrison Ford

Transcript: 

I’m the ocean. I’m water. I’m most of this planet. I shaped it. Every stream, every cloud, and every raindrop, it all comes back to me. One way or another, every living thing here needs me. I’m the source. I’m what they crawled out of.

Humans? They are no problem. I don’t owe them a thing. I give. They take. But I can always take back. But that’s just the ways it’s always been. It’s not their planet anyway. Never was. Never will be.

But humans, they take more than their share. They poison me, then, they expect me to feed them. Well it doesn’t work that way. If humans want to exist in nature with me, and off of me, I suggest they listen close, I’m only going to say this once, if nature isn’t kept healthy, humans won’t survive, simple as that. Me, I could give a damn, with or without humans.

I’m the ocean. I covered this entire planet once. And I can always cover it again. That’s all I have to say.

Mẹ Thiên nhiên

loat-video-tieng-anh-thien-nhien-len-tieng-1

Ta từng nuôi dưỡng rất nhiều giống loài to lớn hơn con người. Và ta cũng từng bỏ đói rất nhiều giống loài to lớn hơn con người.

Mẹ Thiên nhiên lên tiếng - giọng đọc của Julia Roberts

Transcript

Some call me nature. Others call me Mother Nature. I’ve been here for over 4.5 billion years – 22,500 times longer than you. I don’t really need people. But people need me.

Yes, your future depends on me. When I thrive, you thrive. When I falter, you falter, or worse. But I’ve been here for eons. I have fed spices greater than you. And I have starved species greater than you. My oceans, my soil, my following streams, my forests, they all can take you or leave you.

How do you choose to live each day, whether you regard of disregard me doesn’t really matter to me. One way, or the other. Your actions will determine your fate. Not mine. I am nature. I will go on. I am prepared to evolve. Are you?

Rừng nhiệt đới

loat-video-tieng-anh-thien-nhien-len-tieng-2

Con người tự làm ra không khí. Điều đó vui đây.

Rừng nhiệt đới lên tiếng - giọng đọc của Kevin Spacey

Transcript

I’m the rain forest. I watched them grow up here. They’ve left. But they always come back. Yes, they always come back. For my trees, their wood. My plants, their medicines. For my beauty, their escape.

I’ve always been there for them. And I have been more than generous. Sometimes, I gave it all to them. Now gone forever.

But humans, they’re so smart, so smart. Such big brains and opposable thumbs. They know how to make things. Amazing things. Now, why would they need and old forest like me anymore?

Jungles? Trees? Well, they do breathe air. And I make air. Have they thought anout thaat?

Humans, so smart. They’ll figure it out. Humans. Making air. That’ll be fun to watch.

Y Vân (theo CI)

Tiêu chí lạ đời

Những người lập ra Đại học trực tuyến FUNiX cho rằng, mục đích lớn nhất của sinh viên là ra trường nhanh để có việc làm, kiếm tiền. Thay vì đào tạo theo kiểu truyền thống với đủ các môn, từ chính trị đến văn hóa, xã hội, ở đây, ngay từ bài học đầu tiên, sinh viên được dạy những kiến thức cần thiết nhất để đi làm. FUNiX cho rằng đó là cách giải quyết chất lượng đào tạo, cung ứng cho các công ty phần mềm nhân sự “dùng được ngay”.

Ông Nguyễn Thành Nam - Hiệu trưởng trường chia sẻ, mặc dù hơi cực đoan và có vẻ thực dụng, nhưng trong thời đại các quan điểm giáo dục được các trường đưa ra một cách mập mờ thì việc xây dựng một thông điệp rõ ràng trong đào tạo là cần thiết.

"Kiếm tiền, hiểu theo nghĩa rộng là áp dụng kiến thức đã học để tạo ra những giá trị chứ không chỉ là kiếm tiền đơn thuần. Học liên tục, cả đời, vậy tại sao phải mất quá nhiều thời gian cho giảng đường, với những tiết học buồn chán để đến lúc ra trường lại phải nộp đơn xin việc khắp nơi", ông Nam lý giải cho quyết định thành lập đại học trực tuyến về công nghệ thông tin đầu tiên ở Việt Nam.

truong-ao-noi-mot-dang-hoc-mot-neo-va-day-chang-giong-ai

Cách học không giống ai

Thay vì quần áo chỉnh tề nghe thầy giảng bài, sinh viên ở FUNiX suốt ngày lên facebook, lướt web, tán gẫu. Chẳng có giờ học cố định, có sinh viên lên lớp bất cứ khi nào rảnh, đó có thể lúc sáng, trưa, chiều hay nửa đêm. Có bạn ở bên kia bán cầu, trong khi thầy ở Việt Nam đã đi ngủ thì các bạn ấy lại online hỏi đủ thứ, thầy giáo nhiều lúc phải ngồi dậy để chỉ bài.

Học ở đây cũng không cần mua giáo trình sách vở, tất cả đều có sẵn trên mạng, sinh viên chỉ việc lên mở ra xem.

Sinh viên cũng có đủ thành phần, từ học sinh cấp 3 đến ông kỹ sư hơn 60 tuổi, từ lái xe taxi đến nhà sư đều có thể theo học, miễn là có mục đích học rõ ràng.

Trong lớp, nhiều khi nhân viên trở thành thầy giáo, còn sếp lại thành học viên. Không có khoảng cách, nên nhiều khi giữa thầy và trò cãi nhau như cơm bữa, cũng nhờ vậy mà cả hai tiến bộ rất nhanh.

Người dạy không phải là thầy giáo

Các mentor ở FUNiX không phải là giáo sư, tiến sĩ mà đơn thuần họ là những người đứng đầu các doanh nghiệp, công ty phần mềm lớn ở Việt Nam. Họ chưa từng làm thầy giáo nhưng lại có hàng chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình. Họ nắm vững chuyên môn, đây đồng thời là nhà tuyển dụng nên họ dạy sinh viên những gì họ cần.

Không phải lên lớp đều đặn như đại học truyền thống, các mentor chỉ việc hướng dẫn học viên qua hệ thống online, trong quá trình học, ai có thắc mắc gì thì đặt câu hỏi và được trả lời ngay.

Nhiều lúc, trong quá trình dạy học, thấy học viên nào đáp ứng yêu cầu nhân sự của công ty, họ mời luôn học viên đó đi làm. Đã từng có học viên chỉ sau 4 tháng theo học tại FUNiX đã được FPT Software mời về làm kỹ sư chính thức của công ty.

N.Loan

Em năm nay học lớp 10, cũng còn 2 năm nữa là đến tuổi 18 nhưng vẫn chưa định hướng được ngành học gì phù hợp. Em có niềm đam mê với các môn Ngoại ngữ, Văn học và có một chút năng khiếu chơi đàn guitar, vẽ tranh.

Em cũng học tốt các môn tự nhiên như Toán và Lý, nhưng dường như em cũng không có định hướng các ngành liên quan đến môn tự nhiên. Vậy nên có thể nói em thích sự sáng tạo, và nghệ thuật có lẽ chính là con đường để em theo đuổi.

Em đang phân vân giữa hai ngành là nhạc điện tử và ngành thiết kế phim hoạt hình. Cả 2 ngành này đều mang tính sáng tạo, nhưng nếu âm nhạc là một bức tranh sôi động thì mỹ thuật lại mang cho mình một tấm áo huyền bí và có mang tính triết lý nhân văn (đó là theo ý kiến của em).

Về tính cách của em, có thể nói em là một con người có chút rụt rè, nhưng đôi khi lại rất tự tin, nhất là khi em tham gia các hoạt động nghệ thuật hay khi giao tiếp tiếng Anh với các thầy cô người bản xứ ở trung tâm. Vậy với tính cách như vậy thì mọi người nghĩ em nên học ngành gì là phù hợp ạ?

Mong nhận được sự giúp đỡ của mọi người ạ.

Hoàng Nam

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn tại đây

Giải thưởng Honda Y-E-S năm thứ 11 vừa được Công ty Honda Việt Nam (HVN), Viện Chiến lược, Chính sách Khoa học và Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chính thức phát động. Năm nay sẽ có thêm hai trường tham dự là Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP HCM) và Đại học Khoa học (thuộc Đại học Huế).

Nhiều gương mặt đạt giải các năm trước đang học thạc sĩ, tiến sĩ, làm nghiên cứu hoặc sinh sống và làm việc tại nước ngoài.

polyad

 Mười gương mặt xuất sắc của Giải thưởng Honda Y-E-S 2015.

Ban tổ chức nhận hồ sơ ứng tuyển từ hôm nay đến hết ngày 15/7. Sinh viên thuộc 10 trường liên kết với chương trình có thành tích cao trong lĩnh vực khoa học công nghệ và tích cực tham gia các hoạt động xã hội, ngoại khóa đều có thể nộp hồ sơ.

10 trường liên kết gồm: Đại học Bách khoa Hà Nội, Công nghệ (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), Giao thông Vận tải Hà Nội, Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Khoa học Huế, Bách khoa Đà Nẵng, Bách khoa TP HCM, Khoa học Tự nhiên TP HCM, Giao thông Vận tải TP HCM, Đại học Quốc tế (thuộc Đại học Quốc gia TP HCM).

polyad

“Giải thưởng Y-E-S giúp tôi tự tin hơn khi nộp các xin học bổng. Đây là giải thưởng danh giá và uy tín dành cho những kỹ sư, nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực khoa học công nghệ”, Châu Đỗ Ngọc Quyên, cựu sinh viên trường Đại học Bách Khoa TP HCM chia sẻ.

Honda Y-E-S được sáng lập bởi Quỹ Honda Foundation Nhật Bản, dành cho những tài năng trẻ trong lĩnh vực công nghệ sinh thái, các nhà lãnh đạo tương lai am hiểu công nghệ và khoa học kỹ thuật tại các nước đang phát triển khu vực châu Á gồm Việt Nam, Ấn Độ, Lào, Campuchia và Myanmar.

Trong đó, 10 sinh viên xuất sắc nhất sẽ được nhận giải thưởng Honda Y-E-S bao gồm 3.000 USD và một xe máy do Honda Việt Nam sản xuất.

Còn phần thưởng Y-E-S Plus là giai đoạn hai của chương trình. Mỗi sinh viên được chọn sẽ nhận phần thưởng trị giá 10.000 USD nếu tham gia khóa học Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ ở các trường đại học liên kết tại Nhật Bản với thời gian hơn một năm. Nếu tham gia thực tập tại các trường đại học, các viện hoặc phòng thí nghiệm tại Nhật Bản với thời gian tối thiểu 10 tuần và tối đa một năm, học viên sẽ nhận 7.000 USD.

10 năm qua, giải thưởng này ghi nhận 823 hồ sơ ứng tuyển, với 100 gương mặt tiêu biểu. Tổng cộng có 15 sinh viên nhận phần thưởng Y-E-S Plus theo học thạc sĩ hoặc thực tập tại Nhật Bản.

N.Loan

Giữa cái nóng gần 40 độ buổi trưa cuối tháng tư, Nguyễn Thanh Tú (31 tuổi, ngụ thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Phước) mò mẫm từng bước chân ra cổng phụ mẹ mang túi hàng đựng đầy đồ chơi trẻ em vừa mua từ Sài Gòn về. Đôi mắt của anh đã mờ mịt sau tai nạn giao thông gần chục năm trước.

chang-trai-tung-song-thuc-vat-van-nuoi-giac-mo-hoc-hanh

Anh Nguyễn Thanh Tú. Ảnh: Mạnh Tùng

Năm 2004, Tú đỗ ba trường đại học ở TP HCM nhưng chọn học quản trị kinh doanh ở Đại học Nông Lâm vì học phí thấp nhất. Nhà nghèo, cha mất từ khi còn nhỏ, một mình mẹ làm mướn nuôi Tú và em trai nên anh phải làm thêm để kiếm đồng ra đồng vào. 

Tú kể, năm đầu đại học, anh đã nhận lau chùi đồ điện tử cho một cửa hàng điện máy ở Sài Gòn để kiếm được 300 nghìn đồng mỗi tháng. Công việc cực khổ nhưng Tú không nề hà vì anh học “lỏm” được cách kinh doanh của chủ cửa hàng.

Thời đó, Tú cũng là thủ lĩnh sinh viên Đại học Nông Lâm đồng thời là gương mặt trẻ tiêu biểu của TP HCM. Anh đã sáng lập nhiều câu lạc bộ làm giàu, mở cửa tri thức, sinh viên khởi nghiệp… và một trong số đó vẫn đang hoạt động sôi nổi, hiệu quả.

Đầu năm 2008, chàng sinh viên năm cuối thu xếp đồ đạc từ Sài Gòn về Bình Phước để phụ mẹ công việc đón Tết Nguyên đán. Gần về đến nhà, anh và người bạn ngồi sau xe máy bị tai nạn giao thông.

Các bác sĩ đã giành sự sống cho anh từ lưỡi hái tử thần nhưng họ phải cắt một phần bộ não của anh để nuôi riêng. Hơn nửa năm trời Tú hôn mê sâu, nằm bất động. Gần hai năm sau đó, sau khi đã được “lắp” lại bộ não và vết mổ của hộp sọ lành dần, anh bắt đầu tập đi nhưng gần như mất hết trí nhớ.

Bốn năm sau tai nạn Tú mới dần phục hồi được trí nhớ, bắt đầu nhận ra người thân, bạn bè và những kiến thức hồi phổ thông, đại học. Tuy nhiên, anh đã không còn cơ hội lấy bằng tốt nghiệp treo lơ lửng trước mắt vì đã hết hạn. Chàng sinh viên xuất sắc ngày nào bỗng chốc thành kẻ trắng tay. Những ngày ở nhà một mình, Tú buồn bã, chán nản, có lúc tưởng tuyệt vọng.

Không đầu hàng số phận, Tú nhận dạy thêm miễn phí cho những đứa trẻ trong xóm để phục hồi trí nhớ, đồng thời cũng là cách để anh “ôn bài”. “Tôi dạy toán cho một em lớp 7, tôi lo lắm vì không biết mình dạy nó hiểu không. Vậy mà nó thi qua môn này sau nhiều lần rớt. Tôi tin mình vẫn còn nhớ kiến thức phổ thông”, Tú hào hứng kể.

Mỗi lần nghe các chương trình về kinh doanh, làm giàu trên truyền hình, những bài học quản trị kinh doanh hồi sinh viên của anh trỗi dậy. Anh có thể rành rọt kể về những bí quyết làm ăn của các doanh nhân Việt Nam cho bạn bè nghe.

Tú nói, việc quay trở lại con đường đại học với anh hiện khó "như lên trời" bởi mỗi khi tập trung suy nghĩ, anh dễ lên cơn động kinh. Song, chàng trai 31 tuổi vẫn chịu khó nghe, đọc và dạy kèm để dần dần hồi phục trí nhớ. Tiếp đó, anh sẽ học thêm một điều gì mới mẻ - không nhất thiết phải là đại học - để có thể phụ giúp mẹ già.

chang-trai-tung-song-thuc-vat-van-nuoi-giac-mo-hoc-hanh-1

Bà Nguyễn Thị Loan đỏ hoen mắt khi kể lại những chuyện về con trai. Ảnh: Mạnh Tùng

Hiện, khó khăn của gia đình anh Tú trở nên chồng chất khi bà ngoại hơn 80 tuổi thường đau ốm. Không đủ sức đi làm thuê, mẹ anh - bà Nguyễn Thị Loan (56 tuổi) - phải mua đồ chơi ở Sài Gòn về bán rong trước cổng trường cho tụi nhỏ, kiếm tiền ăn cho cả nhà và lo thuốc thang hằng ngày cho anh. Chỉ tay vào chiếc tivi cũ nát đặt ở góc nhà, mẹ Tú - bà Nguyễn Thị Loan (56 tuổi) - chua xót: "Đó là thứ đáng giá nhất ở trong nhà tôi".

Những năm tháng dài nuôi con trong bệnh viện cách đây gần chục năm làm bà héo hon, kiệt sức từng ngày. Bà kể, vài tháng đầu gần như không được ngủ vì không ai trông con thay mình. Sau đó, những người nhà bệnh nhân xung quanh thương cảm đã trông giúp Tú để bà có được vài tiếng nghỉ ngơi mỗi ngày.

Ngày đó, chi phí phẫu thuật, thuốc men lên đến vài trăm triệu đều được thầy cô, bạn bè trong trường quyên góp. Ngôi nhà Tú cũng được xây bằng khoản tiền giúp đỡ của các nhà hảo tâm.

"Thằng Tú trước và sau khi bị tai nạn nó vẫn là đứa con hiếu thảo. Nếu không có ngày đó thì giờ nó thành tài rồi, tôi cũng đỡ khổ. Dù sao chuyện cũng đã rồi, tôi vẫn nuôi nó đến khi nào mình nằm xuống thì thôi", bà Loan nói trong nước mắt.

TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo (Đại học Nông Lâm TP HCM) - người từng đứng lớp dạy môn Marketing và có thời gian dài gắn bó với Tú - đánh giá anh là một sinh viên xuất sắc và có tư duy nhạy bén.

chang-trai-tung-song-thuc-vat-van-nuoi-giac-mo-hoc-hanh-2

Tiến sĩ Trần Đình Lý (ngoài cùng bên phải) và hai mẹ con anh Tú trong một cuộc gặp gỡ mới đây. Ảnh: Mạnh Tùng

Ông Lý ấn tượng trong một lần Tú phát biểu trước lãnh đạo một công ty gỗ lớn tại TP HCM khi trường tổ chức diễn đàn hướng nghiệp. Bằng tài thuyết phục của mình, công ty gỗ đã ký kết với nhà trường một bản ghi nhớ về việc tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp của trường vào làm việc. 

"Dù bị tai nạn rất nặng nhưng mỗi khi có dịp nói chuyện vẫn dễ nhận thấy sự thông minh vốn có của Tú. Câu chuyện buồn của Tú là tấm gương về nghị lực sống cho thế hệ sinh viên trẻ ", ông Lý chia sẻ.

Mạnh Tùng

Tổ chức UNICEF ước tính, hiện có khoảng 30 triệu trẻ em trên toàn thế giới không đến trường do ảnh hưởng của chiến tranh, xung đột sắc tộc, biến đổi khí hậu... Cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown, nay là đặc phái viên Liên Hợp Quốc phụ trách vấn đề giáo dục cho rằng trẻ em Syria sẽ trở thành một thế hệ bị hủy hoại nếu không được đảm bảo việc học hành. 

Tổ chức Save the Children kêu gọi ngành công nghệ nghiên cứu ra các giải pháp cho trẻ em nghèo và nạn nhân của những cuộc khủng hoảng tị nạn, phát triển ứng dụng điện thoại thông minh như một công cụ học tập khẩn cấp. Hiện có hơn 80.000 ứng dụng giáo dục trong App Store của Apple.

giup-tre-ti-nan-hoc-qua-dien-thoai-thong-minh

Ảnh: AP.

Bà Janae Bushman - nhà sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Aliim nhận xét, một chiếc điện thoại thông minh Android phổ thông có thể trở thành lớp học di động của trẻ em tị nạn, giúp các bé tiếp cận kiến thức bất kể nơi đâu. Tổ chức Aliim đang nghiên cứu phát triển ứng dụng giáo dục chuyên ngành có thể ra mắt vào tháng 8 tới. Phần mềm trên điện thoại thông minh này sẽ khắc phục những hạn chế, khó khăn về thiếu không gian lớp học, giao thông đến trường hay đội ngũ giáo viên.

Theo nghiên cứu của Aliim, 68% những người tị nạn Syria ở Lebanon có ít nhất một điện thoại thông minh trong gia đình mình. Với những ai chưa có smartphone, Aliim sẽ lên kế hoạch cung cấp. Hiện 80% số ứng dụng do Aliim thiết kế có thể làm việc offline, vì vậy ở những nơi kết nối Internet chập chờn sẽ không là vấn đề lớn. Tổ chức này cũng hy vọng nguồn năng lượng hoạt động sẽ giải quyết tốt qua những tấm pin mặt trời rẻ tiền được các hãng tặng.

"Chúng tôi đang tìm nhiều nguồn hỗ trợ từ các nhà thiết kế, lập trình viên tình nguyện, công ty công nghệ, hãng cố vấn... để thúc đẩy việc phát triển ứng dụng và đưa chúng vào thực tiễn", bà Janae Bushman chia sẻ.

Ban đầu ứng dụng chú trọng đến nền tảng cơ bản về đọc viết tiếng Ả Rập, làm toán và kỹ năng sống (bao gồm cả kinh doanh thương mại điện tử và tiếng Anh). Các em bé có thể học trực tuyến hoặc ngoại tuyến, tạo thành lớp học riêng biệt một người hay kết nối cả nhóm với nền tảng kiến thức từ điện toán đám mây.

Mùa hè này, tổ chức Aliim có kế hoạch đào tạo đội ngũ tình nguyện viên nói tiếng Ả Rập nhằm hỗ trợ từ xa trẻ em Syria sử dụng ứng dụng, chuẩn hóa chương trình học tập cũng như việc cấp chứng nhận vào cuối quá trình học tập.

Hướng đến các trẻ em lứa tuổi 12-16, dự kiến sẽ có 10.000 trẻ tị nạn Syriacung tiếp nhận kiến thức vào cuối năm 2017 thông qua các chương trình thí điểm tại Jordan (Amman và Irbid) và Lebanon (Beirut và Sidon). Cho đến nay, chương trình đã nhận được nhiều nguồn tài trợ và bà Bushman hy vọng những thành quả bước đầu sẽ chứng tỏ bước đi đúng đắn, thu hút nhiều mạnh thường quân tham gia hơn nữa.

"Tùy thuộc vào thành công của chương trình dành cho người tị nạn Syria, chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình cho người tị nạn Nam Sudan hoặc Uganda. Do khác biệt về quốc gia, văn hóa, trình độ, ngôn ngữ, công nghệ... nên chương trình sẽ phải được điều chỉnh cho phù hợp", bà Bushman nói.

Trong khi đó, tổ chức phi chính phủ World Vision và chính phủ Na Uy gần đây cũng mời các lập trình viên tham gia gửi ý tưởng cho ứng dụng giáo dục người tị nạn EduApp4Syria.

Ông Berger Brende - Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy cho biết hầu như tất cả hộ dân Syria đều sở hữu điện thoại thông minh và đây là công cụ rất quan trọng để giữ liên lạc với bạn bè và gia đình, truy cập tin tức, nắm thông tin.

"Chúng tôi cũng biết rằng các bậc cha mẹ người Syria rất quan tâm đến việc học tập và hạnh phúc của con cái. Vì vậy chúng tôi muốn phát triển công cụ học tập dựa trên nền tảng trò chơi, đem lại sự hứng thú trong học tập cho các em ở bất cứ nơi nào", ông Berger Brende nhấn mạnh.

Minh Trí

Ngày 26/4, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn đã có buổi làm việc với Viện hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam, nắm tình hình thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành của đơn vị.

Theo báo cáo của Viện, trong giai đoạn 2011-2015, có hơn 1.200 đề tài khoa học cấp bộ, gần 1.600 đề tài khoa học cấp cơ sở và 21 đề tài cấp nghị định thư được triển khai. Trong hai năm 2014-2015, Viện đã thanh tra, kiểm tra kỷ cương hành chính tại 7 đơn vị trực thuộc, không có khiếu nại, tố cáo phải giải quyết. 

pho-tong-thanh-tra-chinh-phu-can-dat-hang-de-tai-danh-gia-chat-luong-tien-si

Ông Đặng Công Huẩn.

Phó chủ tịch Viện hàn lâm, ông Phạm Văn Đức cho hay, năm 2015, Học viện Khoa học và Xã hội đã hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh với 1.425 học viên cao học và 350 nghiên cứu sinh cho 36 chuyên ngành đào tạo. Ông Đức khẳng định, quy trình đào tạo nguồn nhân lực trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tại Học viện đúng quy định, tuy nhiên cũng thừa nhận tình hình chung về đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ hiện nay "mới đáp ứng được nhu cầu của xã hội chứ chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội".

Phó tổng thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn cho rằng, Viện hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam cần nghiên cứu, sắp xếp tổ chức hoạt động tinh gọn và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, Viện cũng cần đặt hàng một đề tài đặc biệt, để các nhà khoa học nghiên cứu, đánh giá chung về chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của cả nước.

Từ kết quả nghiên cứu này, đưa ra các cảnh báo, kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương đánh giá chất lượng chung của đào tạo. Cụ thể là đang khuyết, đang vướng mắc chỗ nào để quy hoạch tổng thể số lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ từ nay đến năm 2020.

Đồng tình với Phó tổng thanh tra Chính phủ, nhưng ông Đức cho rằng trước đó, việc đào tạo đại học cũng cần quản lý chặt chẽ, không thể thực hiện cơ chế mở ồ ạt như hiện nay. 

Lan Hạ

Thời của chúng tôi, được đi làm nghiên cứu sinh là việc hết sức khó khăn. Cả một khóa 700 lưu học sinh đi học Liên Xô cũ lúc đó chỉ chọn ra khoảng 40 người thuộc diện chuyển tiếp sinh. Tiêu chuẩn phải là tốt nghiệp bằng đỏ, không vi phạm kỷ luật, có thành tích trong học tập, nghiên cứu khoa học và công tác đoàn thể. Nói chung là có một hệ thống tiêu chí chấm điểm.

Đó là chuyển tiếp sinh còn dễ, nghiên cứu sinh, tức là các anh chị học trong nước và được tuyển chọn để đi làm nghiên cứu sinh còn khó hơn nhiều. Vì chỉ tiêu thì hạn chế mà người ứng tuyển thì nhiều. Đến khi thi thì một suất phải có 3-4 người dự tuyển. Nói tỷ số chọi 3-4 người thì nghe nhẹ nhàng nhưng khi biết tên 3-4 người đó là ai thì mới thấy thật sự là sức ép lớn. Cho nên có nhiều anh chị rất giỏi nhưng cũng phải thi đến vài lần mới tìm được suất nghiên cứu sinh.

hoc-tien-si-o-lien-xo-cu

TS Trần Nam Dũng.

Đấy là mới qua được vòng đầu. Vòng tiếp theo là thi tối thiểu, chọn thầy hướng dẫn và bảo vệ đề cương. Phần này thì chúng tôi, dân chuyển tiếp sinh, có nhiều thuận lợi hơn so với các anh chị nghiên cứu sinh từ trong nước sang. Các môn thi tối thiểu tương tự các môn thi quốc gia mà chúng tôi vừa thi xong ở cuối năm thứ năm, cô đọng và nâng cao hơn. Với các anh chị nghiên cứu sinh thì khó khăn hơn nhiều, mà chủ yếu là do vấn đề ngôn ngữ, đặc biệt là trong môn triết học. Nhưng rồi tất cả mọi người đều vượt qua vòng 2, dù có thể là người này dễ dàng hơn, người kia khó khăn hơn.

Giai đoạn 3 mới là quan trọng nhất - làm luận án. Đây là khâu khó nhất. Thủ tục ở đây không rườm rà, cũng không phải báo cáo tiến độ, báo cáo chuyên đề gì cả. Nghiên cứu sinh chỉ báo cáo với giáo sư hướng dẫn. Mà với giáo sư hướng dẫn thì quan trọng nhất là kết quả mà nghiên cứu sinh đạt được. Nếu có đường hướng gì khả quan thì giáo sư cho báo cáo trên seminar để mọi người góp ý thêm.

Thông thường các buổi seminar mọi người góp ý rất nhiều, đôi khi cãi nhau như mổ bò, và mình phải biết cầu thị lắng nghe, phải lấy làm mừng khi có người nhận xét, tranh luận, đặt câu hỏi. Nếu có một kết quả tương đối hoàn chỉnh thì giáo sư sẽ yêu cầu nghiên cứu sinh viết thành bài báo để đăng. Cứ có chừng 2-3 bài báo thì đã có khả năng được bảo vệ (chuẩn kandidat, tức là phó tiến sĩ).

Nói thì dễ như vậy, nhưng để có một bài báo được nhận đăng thì không hề đơn giản. Trước hết phải tham khảo rất nhiều tài liệu, bài báo về vấn đề mình đang làm, xem người ta đã làm được gì, đến đâu, có thể khai thác tiếp theo hướng nào, từ đó tìm những hướng đi tiếp cho mình.

Rồi chúng tôi bắt tay vào thực hiện. Cũng phải thường xuyên đi dự seminar, dự hội nghị để trao đổi với đồng nghiệp, các bạn nghiên cứu sinh giống mình. Đôi khi trong những trao đổi đó sẽ lóe ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề còn bế tắc. Khi có đường hướng rồi thì phải tập trung giải quyết thật nhanh, cho ra kết quả luôn. Lúc đó thì thường là nghiên cứu sinh sẽ làm việc quên thời gian, quên ăn, quên ngủ, có khi quên cả bạn gái (cũng từ đó mà các nghiên cứu sinh thường bị các em gái chê là mấy ông hâm).

Thực tế là nếu bạn làm về một đề tài mà có nhiều người quan tâm thì bạn không thể lười biếng được. Chỉ cần chậm chân một chút mà có người khác công bố trước là coi như bạn mất đi một cơ hội.

Một ví dụ cá nhân, năm 1989, trong luận văn tốt nghiệp của mình, tôi đã có được một bước tiến quan trọng trong việc giải quyết bài toán Kegel – Wiegandt trong lý thuyết vành trên trường đặc số dương, định sang làm nghiên cứu sinh sẽ giải quyết tiếp, thế nhưng khi sang đến nơi (tức là khoảng 4 tháng sau) thì giáo sư hướng dẫn nói là bài toán đã được một tác giả khác giải quyết xong.

Nhưng nếu mình ngại khó khăn, ngại cạnh tranh chọn những đề tài “dễ thở theo ý mình” thì sẽ ít được quan tâm, không có người phản biện góp ý và khi đăng bài thì nguy cơ bị trả lại rất cao. Mà như đã nói ở trên, không có bài báo đăng thì khó có khả năng được bảo vệ.

Sau những nỗ lực nào đó ta vượt qua được giai đoạn 3 và nhận được câu “Em viết luận án đi” của giáo sư hướng dẫn thì ta đã bước vào giai đoạn 4 - viết luận án. Nếu lúc làm luận án ta đã phải đọc nhiều để tìm đường hướng thì lúc này còn phải đọc nhiều hơn để viết phần tổng quan cho đầy đủ nhất, để nêu lên được đầy đủ bức tranh của vấn đề nghiên cứu, nói rõ được vị trí của các kết quả mà luận án thu được là ở chỗ nào, ý nghĩa ra sao (tất nhiên, đôi khi nghiên cứu sinh sẽ không biết rõ hết điều này mà còn phải nhờ vào các phản biện và giáo sư hướng dẫn).

Sau đó là hoàn thành luận án, đóng quyển, in tóm tắt, gửi phản biện, gửi cơ quan hướng dẫn ngoài. Thời đó chưa có máy tính như bây giờ nên công đoạn này cũng rất khó khăn, phải đánh máy rồi nhờ đàn em điền công thức. Nếu sai 1-2 chỗ là phải đánh lại cả trang, rất vất vả. Tôi nhớ câu chuyện vui là có anh nghiên cứu sinh nhờ được một em gái điền công thức. Đến khi nhận lại mới tá hỏa thấy tất cả các dấu tích phân đều bị sửa thành chữ S. “Em thấy anh viết chữ S xấu quá, sửa lại thế cho đẹp!”, em gái nói.

Tuy là khó khăn, vất vả như thế nhưng thực ra thì các chuyển tiếp sinh và nghiên cứu sinh có rất nhiều thuận lợi so với các anh chị làm nghiên cứu sinh trong nước. Thứ nhất là không phải lo lắng gì về cuộc sống: lương 120 rúp/tháng (trong khi tiền ăn, rất thoải mái chỉ khoảng 60 rúp), được học toàn thời gian mà không vướng bận gì. Môi trường khoa học tốt, các seminar khoa học diễn ra định kỳ và luôn có mời các nhà toán học ở các tỉnh khác, nước khác đến báo cáo. Đi dự các hội nghị khoa học trong nước đều được thanh toán tiền.

Tất cả chi phí liên quan đến in ấn, đóng quyển, gửi phản biện, gửi cơ quan hướng dẫn ngoài, chi phí đi lại, ăn ở của phản biện và các thành viên hội đồng đều được trường thanh toán và lo, nghiên cứu sinh chỉ cần chuẩn bị thật tốt cho buổi bảo vệ. Giáo sư hướng dẫn thì rất tận tình, chăm chút. 2-3 tuần mà nghiên cứu sinh trốn không gặp (thường là do không có gì để báo cáo) là các ông sẽ nhắn gọi lên liền.

Có lần, do thấy tôi lười quá, giáo sư hướng dẫn của tôi, Viện sĩ A.I.Kostrikin đã bắt tôi hàng ngày theo ông và anh Phạm Hữu Tiệp (nay là GS Đại học Arizona) vào rừng ngồi làm việc trong vòng một tháng. Tôi đã viết được một bài báo sau đợt này. Đến lúc viết luận văn, giáo sư của tôi sửa cho tôi từng chữ, đỏ cả quyển luận án.

Vì thế đã được cho bảo vệ rồi thì thường mọi việc đều suôn sẻ. Các chất vấn trên buổi bảo vệ thường chủ yếu để làm rõ các vấn đề đã trình bày. Các giáo sư lại rất tâm lý, biết là các nghiên cứu sinh thường hồi hộp, lo lắng nên đôi khi các ông còn pha trò để giải tỏa áp lực. Có anh nghiên cứu sinh còn đang sợ tím tái thì viện sĩ B.V. Gnedenko nói “Tôi thấy cậu này nói tiếng Nga còn hay hơn một số nghiên cứu sinh của chúng ta ấy chứ”, thế là anh tự tin hẳn lên, hoàn thành xuất sắc buổi bảo vệ.

Vài dòng tản mạn để nhớ về thời nghiên cứu sinh của hơn 20 năm trước, nhớ về những giáo sư Nga đã hết lòng dạy dỗ các thế hệ sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam.

TS Trần Nam Dũng
ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP HCM

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật

Đối tác: