Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Thứ năm, 1/9/2016 | 12:00 GMT+7

Thứ năm, 1/9/2016 | 12:00 GMT+7

Tiếng Anh có nhiều từ phát âm giống nhau, nhưng lại khác nhau về cách viết và ngữ nghĩa. Cùng khám phá những cặp từ dễ gây nhầm lẫn này.

1. Allowed và Aloud

ban-co-biet-bare-va-bear-phat-am-giong-nhau
 

Allowed là động từ ở thể bị động, có nghĩa là được được cho phép.

Aloud có nghĩa là lớn tiếng.

/əˈlaʊd/

2. Ate và Eight

ban-co-biet-bare-va-bear-phat-am-giong-nhau-1
 

Ate là thể quá khứ của động từ eat, có nghĩa là ăn.

Eight là số 8.

/eɪt/

3. Bare và bear

ban-co-biet-bare-va-bear-phat-am-giong-nhau-2
 

Bare (tính từ) có nghĩa là trần truồng, trơ trụi, tối thiểu.

Bear (danh từ) có nghĩa là con gấu.

/beər/

4. Be và bee

ban-co-biet-bare-va-bear-phat-am-giong-nhau-3
 

Bee có nghĩa là con ong.

Be là động từ mang nghĩa thì, là, ở.

/bi/ hoặc /bi:/ (2 cách ký hiệu cho 1 âm)

5. Blew và Blue

ban-co-biet-bare-va-bear-phat-am-giong-nhau-4
 

Blew là thể quá khứ của động từ blow, thường dùng với nghĩa thổi, cuốn đi.

Blue ngoài nghĩa màu xanh, tính từ blue thường được dùng với nghĩa buồn bã.

/blu/

Phiêu Linh

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }

Một báo cáo mới công bố của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy 92% thanh thiếu niên Mỹ ở độ tuổi 13-17 lên mạng xã hội hàng ngày và 24% trong số đó nói rằng sử dụng các thiết bị điện tử gần như liên tục. Ba trang mạng xã hội các em nghiện nhất là Facebook, Instagram và Snapchat.

Điều gì xảy ra với 8% thanh thiếu niên Mỹ đang muốn có một cuộc sống “thầm lặng” hơn? Các em có đang bỏ lỡ rất nhiều thứ trong cuộc sống khi việc cập nhật tin tức quan trọng và không quan trọng đang bao phủ khắp mạng xã hội? Một thiếu niên đã có câu trả lời: “Em muốn nhìn thấy bạn bè hơn là chat với họ”. 

8-thanh-thieu-nien-my-noi-khong-voi-mang-xa-hoi

Đa số thanh thiếu niên phụ thuộc vào mạng xã hội. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu nếu không được kiểm soát. Ảnh: Parent Herald

Mặc dù có cuộc sống bình yên tách biệt khỏi Internet, một số em bỏ lỡ những thứ như khi giáo viên sử dụng Facebook hay mạng xã hội khác để giao bài tập. Một số công cụ thú vị trở nên phổ biến và rồi lỗi mốt với phần lớn thanh thiếu niên trong khi những em không sử dụng mạng xã hội có thể không biết gì về chúng.

Mặc dù có nguy cơ bị lạc hậu, một số em nhận thấy những lợi ích của việc không tiếp cận mạng xã hội, ví dụ đảm bảo quyền riêng tư và tránh xa bạo lực Internet. Một số em chỉ đơn giản cho rằng việc sống bên ngoài mạng xã hội là lựa chọn tuyệt vời và mang lại lợi ích.

Theo Parent Herald ngày 29/8, bị ám ảnh mạng xã hội có thể có tác dụng phụ. Bên cạnh nguy cơ tiếp xúc với những người phạm tội, mạng xã hội cũng có thể mang đến một số vấn đề cả đời như tổn thương não hoặc một số bệnh rối loạn tâm lý cho thế hệ trẻ.

Thanh thiếu niên không nên theo đuổi một trong hai thái cực, online và offline. Các em nên có sự cân bằng trong việc sử dụng mạng xã hội. Không có gì là sai khi sử dụng mạng xã hội nhưng quá nhiều lại gây tác hại. Giới hạn rất dễ để thiết lập nhưng lại khó để duy trì. Đó là lý do vì sao 8% thanh thiếu niên Mỹ chọn cuộc sống thầm lặng.

Quỳnh Linh

Đường đi học của Chảo Thị Yến (Bát Xát, Lào Cai) gập ghềnh đầy gian khó, từng nghỉ học phụ gia đình làm nương suốt 3 năm, trượt học bổng Nhật vì thiếu sức khỏe, nhưng cô gái bé nhỏ không bỏ cuộc.

Nhóm phóng viên  |  

Ý kiến bạn đọc ()

Tranh thủ trước ngày lên đường sang Đức du học, Chảo Thị Yến (26 tuổi) đưa bố mẹ và em trai từ Lào Cai xuống Hà Nội chơi. Nhà 4 chị em chỉ Yến vào đại học. Cô gái dân tộc Dao là người đầu tiên ở thôn Ngám Xá, xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát giành học bổng SUFONAMA đi học thạc sĩ 2 năm bên Đức về quản lý tài nguyên rừng bền vững. Suất học bổng trị giá 47.000 Euro (gần 1,2 tỷ đồng).

Ngám Xá nằm sát biên giới Việt - Trung, cuộc sống của người Dao, Dáy nơi đây còn nhiều khốn khó. Con đường đi học của Yến vì thế gập ghềnh hơn. Học khá, thiếu nữ ước mơ sẽ thành cô giáo dạy chữ cho học sinh. "Làm giáo viên và bác sĩ hầu như là ước mơ của mọi đứa trẻ được đi học nơi đây vì chúng em cũng chỉ biết hai ngành đó", Yến chia sẻ.

Hết lớp 9, cô phải nghỉ học ở nhà đi làm nương vì nếp nghĩ "con gái học nhiều chỉ tốn của, lấy chồng thành con nhà người ta" ăn sâu vào tiềm thức người dân, kể cả bố mẹ Yến. Suốt 3 năm, Yến nhiều lần xin bố mẹ cho đi học trở lại, cùng với sự thuyết phục thường xuyên của thầy Bùi Chí Thanh (Hiệu trưởng THCS Nậm Chạc), cuối cùng bố mẹ em đồng ý. Yến thi đỗ vào trường THPT số 2 Bát Xát, hào hứng nhập trường để hiện thực ước mơ làm cô giáo.

co-gai-dao-vung-bien-tu-hoc-tieng-anh-gianh-hoc-bong-47000-euro

Cô gái đầu tiên của thôn Ngám Xá nhận học bổng 47.000 Euro. Ảnh: NVCC.

Trận lũ làm thay đổi cuộc đời

Tháng 8/2008, Lào Cai hứng chịu trận lũ lịch sử nhiều năm chưa từng thấy. "Lũ cuốn trôi hết trâu bò, ruộng nương, cả mấy mảnh ruộng nhà em ở ven suối. Nguồn sống của gia đình gần như mất sạch", Yến nghẹn ngào nhớ lại.

Cô học trò lớp 11 khi ấy nhiều đêm trăn trở, cuối cùng quyết định "thôi mình đừng chọn giống đa số nữa, học lâm nghiệp để còn nghĩ cách giữ rừng, hạn chế lũ". Yến chọn Đại học Lâm nghiệp, ngành Quản lý tài nguyên rừng và môi trường để thi, đậu vào với số điểm vừa đủ.

Gần hết học kỳ 1 năm nhất, khi nghe thầy giáo giới thiệu chương trình học tiên tiến bằng tiếng Anh, Yến mạnh dạn đăng ký chuyển lớp. Suy nghĩ ban đầu của cô đơn giản lắm "Mình cứ học tiếng Anh cho giỏi, biết đâu ra trường dễ xin việc hơn". Thế nhưng, việc học chẳng dễ dàng gì. Giáo trình và trao đổi trên lớp đều bằng tiếng Anh khiến cô gái người Dao không hiểu lời giảng, run cầm cập khi lên bảng giới thiệu bằng tiếng Anh.

"Không hiểu, không nói được tiếng Anh khiến em thấy bế tắc. Học kỳ ấy em nghỉ suốt, đến lớp thì chọn chỗ cuối để ngồi, cúi gằm mặt xuống khi nghe mọi người trao đổi, cầm quyển vở tô vẽ cho hết buổi rồi đi về", cô nhớ lại.

Nghĩ đến bố mẹ ở quê vì lo cho con học lớp tiên tiến mà không đủ gạo ăn, em trai không được vào đại học, Yến lại tự trách mình rồi quyết tâm học. May mắn khi cô gặp được Kim - tình nguyện viên người Đức gốc Việt sang dạy tiếng Anh cho sinh viên trong trường. Vào các buổi chiều, Yến nhờ Kim giúp luyện phát âm. Vì run mà cô không thể bật ra được những từ đơn giản nhất. Kim đã dạy Yến rằng, quan trọng nhất khi học tiếng Anh là phải tự tin và chỉ cho cô cách phát âm, cách bật âm cuối, cách dùng từ trong từng ngữ cảnh...

Thường xuyên luyện tập, vốn từ ngữ tăng lên, biết cách đọc, nói, Yến dần phá bỏ mặc cảm. Lên lớp nghe hiểu lời thầy giảng nên cô hứng thú học hơn, không vắng buổi nào. Khi thầy hỏi Yến cũng mạnh dạn giơ tay, từ nào không biết thì nói tiếng Việt. Cô còn tham gia CLB tiếng Anh của trung tâm tin học ngoại ngữ, thường xuyên luyện nói cùng các thành viên.

co-gai-dao-vung-bien-tu-hoc-tieng-anh-gianh-hoc-bong-47000-euro-1

Yến cùng gia đình đi chơi Hà Nội trước khi lên đường du học Đức. Ảnh: Mai Anh.

Cô gái người Dao đã mất nguyên năm học thứ hai để tìm và rèn luyện cách học tiếng Anh, năm thứ ba bắt đầu nói được và cuối năm ba mới tự tin trò chuyện. Nhắc đến nỗ lực suốt thời gian dài học ngoại ngữ, có bạn cùng lớp vẫn trêu "Chảo Yến, hôm đầu tiên vào lớp tiếng Anh thầy giáo gọi lên giới thiệu đứng run bần bật, nhìn rất thương. Ai ngờ đến năm cuối lại giỏi như thế".

Từ đây, việc học cũng bắt đầu khởi sắc khi Yến giành được học bổng cho sinh viên. Lúc tốt nghiệp, điểm tổng kết chung của cô cao thứ ba toàn khóa. Tiền học bổng cùng với thu nhập khi đi làm thêm ở sân golf cũng đủ cho trang trải học hành, không phải xin tiền bố mẹ nữa.

Trượt học bổng Nhật, giành học bổng Đức

Cuối 2014 khi chuẩn bị tốt nghiệp, Yến dồn hết sức lực vào việc xin học bổng MEXT của chính phủ Nhật mà thầy Bùi Xuân Dũng, giảng viên trực tiếp hướng dẫn tốt nghiệp giới thiệu. Hồ sơ đã chuẩn bị xong hết nhưng cuối cùng Yến rớt vì không đủ sức khỏe. Cô cũng khá tiếc nuối khi vào năm thứ tư không xin được học bổng VEF của Mỹ vì thời gian gấp, không chuẩn bị đủ hồ sơ.

Ra trường, Yến trải qua các công việc như phiên dịch rồi về làm cho công ty du lịch ở Lào Cai. Ước mơ làm công việc liên quan đến nguồn tài nguyên rừng tạm gác lại khi hồ sơ chưa biết nộp vào đâu. Cuối năm 2015, một người bạn đang du học ở Đức giới thiệu cho Yến học bổng SUFONAMA (Sustainable Forest and Nature Management) do nhóm 5 đại học tốt nhất châu Âu về lâm nghiệp và quản lý tài nguyên cấp. Học bổng kéo dài 2 năm với mục đích giúp người tốt nghiệp đủ năng lực để xử lý thách thức lớn trong quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Yến vừa đi làm, vừa gửi hồ sơ xin học bổng. Trong bài luận, cô đã kể câu chuyện của mình, ký ức về trận lũ kinh hoàng, về ước mơ đi học để thay đổi cuộc đời và làm điều gì đó cho những đứa trẻ vùng cao nơi cô sống. Ngày 8/3/2016, Yến nhận được email thông báo trúng học bổng. Cô sẽ theo học thạc sĩ ngành Quản lý tài nguyên rừng bền vững tại Đại học Gottingen (CHLB Đức).

co-gai-dao-vung-bien-tu-hoc-tieng-anh-gianh-hoc-bong-47000-euro-2

Hình ảnh đầu tiên của Chảo Thị Yến (đứng giữa) khi cô đặt chân đến nước Đức. Bên trái là Kim Wagner, người dạy tiếng Anh cho Yến hồi sinh viên, bên phải là người bạn đồng hành trong suốt chuyến bay. Ảnh: NVCC.

Những người truyền cảm hứng

Yến tin tưởng rằng những gì đạt được có sự giúp đỡ của rất nhiều người nên luôn cố gắng. Cô biết ơn thầy Bùi Chí Thanh ròng rã suốt 3 năm tới nhà thuyết phục bố mẹ cho đi học trở lại. Cô cũng không quên bà chủ nhà trọ tốt bụng cho đồ dùng khi mới xuống nhập học, nhớ người bạn cùng quê đi tìm rồi đưa cô về lúc lạc đường, cho vay tiền ăn mỗi khi cuối tháng. Yến luôn nhớ "cô giáo Kim" dạy tiếng Anh, cả người bạn cùng khóa tên Mai "bắn" tiếng Anh lưu loát đã khơi dậy niềm hứng khởi học ngoại ngữ cho cô.

GS Lee Macdonald (Đại học Colorado, Mỹ) và thầy Bùi Xuân Dũng, giảng viên Đại học Lâm nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới Chảo Thị Yến. Thầy Dũng giúp Yến làm quen với các suất học bổng du học. Khi còn học năm thứ hai, Yến cùng nhiều sinh viên nghèo từng được GS Lee trao học bổng 2 triệu đồng. Yến cho hay, dù giá trị có thể không lớn nhưng rất quý trọng ở cách cho. Sau khi trao, thầy sẽ xem sinh viên dùng số tiền học bổng ấy ra sao, còn thường xuyên gửi mail động viên các em cố gắng. Thầy đã viết thư giới thiệu cô tới trường cấp học bổng SUFONAMA.

Cô gái người Dao luôn mong muốn học xong sẽ trở về Lào Cai làm việc. Ngoài nghiên cứu về rừng, cô còn hy vọng tìm cách nào đó thành lập quỹ học bổng trao thêm cơ hội cho trẻ em nghèo ở quê được đi học. "Em chỉ lo khi về nước không có công việc phù hợp thì đến bản thân không nuôi nổi chứ đừng nói đến học bổng cho các em. Thôi thì chặng đường còn dài, em cứ vừa học vừa tính tiếp", Yến cười nói.

Tiễn con gái đi học nước ngoài, ông Chảo Kim Sơn vừa tự hào lại vừa lo lắng. Ông kể, lúc thầy giáo động viên, con gái khóc đòi đi học lại, ông nghĩ nhiều lắm mới chịu gật đầu. Yến đi học rồi, xóm làng vẫn "chọc quê" ông là chỉ tốn tiền, nó lấy chồng rồi không nuôi cha mẹ nữa. Sau này, ông đi làm thuê, nhiều lúc vay nóng chỗ này đắp chỗ kia nuôi con gái vào đại học. "Giờ mình mới thấy quyết cho nó đi học là đúng rồi", ông nói.

Hoàng Phương

Sở Nội vụ Thanh Hóa cho hay, năm học 2016-2017, toàn tỉnh thiếu 1.154 giáo viên so với định biên biên chế được giao. Cụ thể, khối mầm non còn thiếu 649 biên chế, khối tiểu học thiếu 438, khối THPT thiếu 67 giáo viên, 53 cán bộ quản lý và 421 nhân viên hành chính. Trong khi hầu hết cấp học thiếu giáo viên thì khối THCS, Thanh Hóa lại thừa 1.005 người.

Theo đại diện Sở Nội vụ, mặc dù tình trạng dôi dư giáo viên còn lớn, nhưng những năm qua, lãnh đạo các huyện thị và hiệu trưởng nhà trường vẫn ký hợp đồng lao động trái quy định 4.208 giáo viên, nhân viên hành chính. Trong đó, mầm non là 1.295 hợp đồng, tiểu học 1.154, khối THCS là 994 và THPT là 765.

thanh-hoa-thieu-hon-1000-giao-vien-truoc-ngay-khai-giang

Việc thiếu hàng loạt giáo viên bậc tiểu học khiến công tác dạy học ở các nhà trường tại Thanh Hóa gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Lê Hoàng.

Để giải quyết tình trạng bất cập nêu trên, UBND tỉnh Thanh Hóa đang yêu cầu các Sở Giáo dục, Nội vụ đưa ra một số giải pháp trước mắt như điều chuyển giáo viên bậc THCS có chuyên ngành đào tạo phù hợp xuống dạy trường tiều học, mầm non.

Sau khi điều chuyển giáo viên THCS, nếu còn thiếu sẽ rà soát, tổng hợp chỉ tiêu, xây dựng kế hoạch tuyển dụng trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Trong đó, ưu tiên giáo viên đang hợp đồng ngoài biên chế đã được UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí và lao động hợp đồng đủ tiêu chuẩn, phù hợp với vị trí việc làm hiện có…

Bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa cho biết, việc thiếu số lượng lớn giáo viên trong khi sắp khai giảng năm học ảnh hưởng đến công tác giảng dạy ở các nhà trường. Do đó, UBND tỉnh đang giao Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với ngành giáo dục khẩn trương rà soát, luân chuyển sớm, bố trí đủ nhân lực cho các trường nhằm đảm bảo chất lượng dạy học.

Trước băn khoăn về việc giáo viên cấp THCS gặp trở ngại khi được điều chuyển xuống giảng dạy bậc Tiểu học và Mầm non, bà Hằng cho hay, đây không phải vấn đề lớn. Những giáo viên nằm trong diện điều chuyển trước khi nhận công tác mới sẽ được bồi dưỡng nghiệp vụ qua các lớp tập huấn ngắn hạn do Sở tổ chức.

Lê Hoàng

Nguyễn Phi Lân sinh năm 2007, đang là học sinh trường Tiểu học Vàm Sát thuộc huyện Cần Giờ, TP HCM.

mong-duoc-di-lam-de-phu-giup-ba-me

Gia đình em thuộc diện khó khăn, có ba thành viên với ba là lao động chính, gánh vác mọi khó khăn để trang trải cho cuộc sống hàng ngày của gia đình. Công việc chính của ba em Lân là làm thuê cho một nhà nuôi tôm, chuyên cho tôm ăn, theo dõi tình hình nuôi dưỡng. Vì là người thật thà và chăm chỉ nên ông rất được chủ quý mến.

Tuy nhiên, do tính chất công việc vất vả, lại thường xuyên ở ngoài trời nắng, nên ba của em Lân càng lúc càng ốm và đen đi nhiều, sức khỏe cũng vì thế mà yếu dần. Có những hôm ba không đi làm được, là xem như ngày hôm đó gia đình không có thịt cá gì để ăn, mà chỉ có thể ăn cơm với nước tương nước mắm cùng mớ rau luộc.

Các con tuổi càng ngày càng lớn, lại sống trong cảnh thiếu thốn như thế nên người cha cảm thấy bất lực và đau buồn. Trong một lần tâm sự, nhìn qua đôi mắt của người cha ấy, tôi thấy đâu đó là cả những nỗi niềm ước ao. Người cha luôn cầu mong cho mình có đủ sức khỏe, để dù có cực khổ ra sao cũng ráng lo cho con được ăn học nên người.

Bù đắp lại sự thiếu thốn vất chất của gia đình, em Lân là một đứa trẻ rất ngoan. Em học giỏi và ưa thích môn toán. Vì Lân hứng thú với các con số nên em ước sau này sẽ trở thành một kế toán. Em có thể làm toán cả ngày mà không chán. Ở trường cũng như ở nhà, Lân rất hoạt bát và siêng năng. Em cũng mong muốn được đi làm để phụ giúp ba mẹ, nhưng không được chấp nhận vì còn quá nhỏ.

Hy vọng chương trình có thể chia sẻ phần nào những khó khăn của em Lân và gia đình.

Nguyễn Thanh Ở

Từ ngày 8/8 đến 16/10, Báo VnExpress phối hợp cùng nhãn hàng Dutch Lady tổ chức cuộc thi "Học bổng Đèn Đom Đóm". Độc giả có thể chia sẻ những câu chuyện về chân dung vượt khó học giỏi của các em học sinh bậc tiểu học (cấp 1), trung học cơ sở (cấp 2) đã nỗ lực vượt qua mọi trở ngại để tiếp tục đến trường. Chương trình kéo dài 10 tuần, hàng tuần, ban tổ chức sẽ chọn ra 10 câu chuyện ý nghĩa, xúc động nhất (tương ứng 10 nhân vật) để trao học bổng (mỗi suất trị giá 3 triệu đồng). Độc giả có bài viết giới thiệu nhận vật được chọn trao giải học bổng sẽ nhận nhuận bút 500.000 đồng mỗi bài. Gửi bài dự thi tại đây.

Những ngày này, khi các trang báo lẫn dư luận đều nóng bỏng bởi quy định cấm dạy thêm học thêm tại TP HCM, bản thân là giáo viên Vật lý tại một trường THPT TP HCM, tôi cảm thấy vô cùng đau đớn và hổ thẹn. Đau đớn vì những lời miệt thị của nhiều người dành cho nghề nghiệp lương thiện trong xã hội, về sự đánh đồng, quy chụp cho tất cả.

Bên cạnh đó, tôi cũng vô cùng hổ thẹn cho những đồng nghiệp làm nghề, nhưng đã đánh mất tư chất của nhà giáo, khiến dư luận có cơ hội xôn xao, và làm ảnh hưởng đến danh dự nhiều nhà giáo chân chính khác, dù tôi xin khẳng định con số này là rất rất ít. Ít hệt như ta bảo rằng xã hội dạo gần đây nhiều cướp, nhưng ai cũng phải thừa nhận rằng, người lương thiện vẫn luôn nhiều hơn cướp...

Và một lý do nữa, tôi cảm nhận được rằng, dường như người ta hình thành trong đầu là giáo viên thì phải nghèo, phải nghèo mới là một nhà giáo chân chính? Dù chúng tôi có mưu cầu làm giàu chân chính, làm giàu không dựa trên nước mắt của ai, cũng không được?

Về quy định cấm dạy thêm học thêm, có lẽ chưa bao giờ có một đề tài nào nhiều ý kiến trái chiều như vậy. Riêng tôi, tôi vô cùng tự hào vì đã và đang là giáo viên giảng dạy, có tham gia dạy thêm, nhưng tôi chưa làm gì hổ thẹn lương tâm. Trên lớp hết lòng, học sinh nào có mức tiếp thu kém hơn các bạn, cần được tham gia lớp nhiều hơn thì học bồi dưỡng thêm, hay những gia đình bố mẹ không đủ khả năng giúp con mình học tập thì có thể tham gia lớp.

Học sinh yếu kém có lớp lấy căn bản, học sinh giỏi có lớp nâng cao, các em đến lớp đều là tự nguyện. Tôi cũng có rất nhiều học sinh từ trường khác, lớp khác đến tham gia học, chẳng ai ép buộc các em, điều đó cho thấy ai có năng lực và phương pháp tốt thì có quyền sống bằng nghề, chẳng cần đến chiêu trò.

Về kinh tế, những em không có khả năng kinh tế, những em còn kém, thời gian trên lớp không đủ để tiếp thu kiến thức, đều được miễn học phí khi tham gia lớp của tôi - điều mà không trung tâm nào giải quyết cho các em. Cũng đã có những em muốn đi học thêm, nhưng nhận thấy có khả năng tự học, tôi đều khuyên tự học đúng phương pháp để tránh mất thời gian đến lớp, mất thêm tiền bạc. Đã có không ít em có học lực khá, dưới sự hướng dẫn của tôi, có thể tự học và đạt kết quả rất tốt cho cả năm học.

Về các lớp cuối cấp, xin các bạn hãy dám nhìn nhận thực tế rằng, với đặc trưng môn Vật lý 12, 2 tiết/tuần trên lớp tương đương 90 phút trong một tuần, xin cam đoan sẽ phải có đến 60-70% học sinh trung bình khá rớt tốt nghiệp với cấu trúc đề thi hiện nay, chứ đừng nói đến việc thúc đẩy học sinh còn yếu. Ít nhất riêng cho môn Lý, phải đến 6-8 tiết/tuần mới mong chúng tôi truyền tải hết cho học sinh kiến thức cơ bản nhất đủ để tham dự các kỳ thi.

Về mức lương, xin thưa “Lương kỹ sư 8-10 triệu làm sao mà sống”... Còn chúng tôi thì sao? Chúng tôi cũng là con người, cũng có gia đình, chúng tôi cần ăn no, cần trả được các hóa đơn, cần được nhìn con cái có cơm ăn áo mặc thì mới an yên làm việc... Có người hỏi rằng “nâng lương chưa chắc chấm dứt dạy thêm vì giáo viên tham lam”. Vâng, cũng đúng đấy, nhưng trước khi đặt ra câu hỏi đó, hãy trả lời cho chúng tôi rằng với đồng lương hiện tại, chúng tôi bản thân còn ăn không no thì làm sao làm việc?

Cuối cùng, các bạn có ai đặt câu hỏi, vì sao chúng ta từng trải qua thời “Nhất Y nhì Dược, tạm được Bách khoa, bỏ qua Sư phạm”, còn giờ đây điểm thi đầu vào Sư phạm các ngành Toán, Lý, Hóa, Anh lại cao, thu hút những sinh viên giỏi... Vì nói thẳng ra, đó là những ngành giúp người ta sống được bằng nghề, thậm chí làm giàu lương thiện bằng nghề nghiệp của mình. Nếu ta quay lại thời giáo viên là phải nghèo, nếu là bạn, bạn có mong con cái mình cống hiến và sống một cuộc sống dưới mức trung bình của xã hội? Liệu chúng ta lại quay về thời “bỏ qua Sư phạm” không có thầy giỏi, liệu có anh kỹ sư giỏi?

Đã từ lâu tôi không còn dám nói nghề giáo là cao quý, nhưng xin hãy thừa nhận rằng nghề giáo là nền tảng của các nghề, bất kỳ nghề nghiệp nào cũng cần có thầy cô dạy, nếu không có người thầy thì không có ông bác sĩ, ông kỹ sư, anh công nhân... Vì vậy, chưa bao giờ các nhà giáo lại đau đớn như bây giờ, chúng tôi có khát khao cống hiến cho nghề, có mong ước được sống đủ đầy bằng việc cầm phấn. Chúng tôi là cánh đồng hoa, và dù cánh đồng hoa có đẹp cách mấy cũng khó tránh khỏi sâu rầy, xin hãy mạnh tay diệt sâu rầy, chúng tôi - những bông hoa cũng đang ngày ngày bị sâu rầy đục khoét - hơn ai hết mong mỏi được diệt sâu rầy để thực sự được xem là hoa thơm, xin đừng diệt cả cánh đồng hoa...

Tuấn

Thứ năm, 1/9/2016 | 07:00 GMT+7

Thứ năm, 1/9/2016 | 07:00 GMT+7

Xem phim là hình thức học ngoại ngữ hiệu quả. Người học luyện được kỹ năng nghe, học từ vựng và ngôn ngữ hàng ngày của người bản xứ qua những phim nước ngoài.

Cùng kiểm tra xem mình có phải là người thích xem phim không.

>>Xem giải thích

Quỳnh Linh

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); }

Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam - hiệu trưởng Đại học trực tuyến FUNiX giải đáp những thắc mắc thường gặp nhất của sinh viên về chương trình học online ngành công nghệ thông tin tại trường này.

- Nhiều sinh viên lo ngại học online có thể hạn chế giao tiếp giữa sinh viên với thầy cô, bạn bè. Ý kiến của ông về vấn đề này?

- Học online có rất nhiều cách. Riêng ở FUNiX, người học có thể giao lưu dễ dàng với mentor (chuyên gia) và với sinh viên tất cả các khóa, lớp.

Sau khi đăng ký tham gia vào chương trình, mỗi sinh viên của trường được cấp một tài khoản online để học bài, ngoài ra còn có các diễn đàn online chung để sinh viên giao lưu trao đổi những thắc mắc, khó khăn của mình. Học ở FUNiX, ngoài mentor, các bạn sinh viên cũng hỗ trợ nhau rất tốt.

Trường còn thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt giữa mentor và sinh viên qua các sự kiện như xDay, xRoom, xTalk, xCafe... Đây là các hoạt động offline định kỳ, trong đó các mentor - là các nhà quản lý, tuyển dụng nhân sự lớn của các doanh nghiệp sẽ có những định hướng, chia sẻ thiết thực giúp sinh viên có kế hoạch học tập phù hợp.

- Với người lần đầu tiên làm quen máy tính thì học online sẽ gặp phải khó khăn gì?

- Những ai mới bắt đầu học thì hình thức nào, online hay học trực tiếp sẽ có những khó khăn lúc đầu. Nhưng nếu có động cơ học tập rõ ràng, được hướng dẫn cụ thể thì sinh viên sẽ nhanh chóng làm quen với lĩnh vực này.

Ở FUNiX, trình độ đầu vào của sinh viên rất đa dạng. Có người đã có 30 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin nhưng cũng có những em là học sinh lần đầu tiên dùng máy tính. Thế nhưng sau một thời gian học, tất cả sinh viên đều hoàn thành chương trình và các bài tập kiểm tra rất tốt, không có sự chênh lệch nhiều về điểm số hay trình độ trong các chứng chỉ.

Điều này chứng tỏ, nếu cố gắng và có phương pháp, kế hoạch học tập cụ thể thì với những người mới bắt đầu hoàn toàn có thể học bằng hình thức online một cách hiệu quả.

- Mentor của FUNiX dù xuất thân là những nhà quản lý, sếp lớn của các công ty công nghệ nhưng lại không có chứng chỉ, nghiệp vụ sư phạm và chưa được kiểm chứng thì hiệu quả dạy học đến đâu?

- Bài giảng online của Đại học trực tuyến FUNiX được lấy từ các nguồn mở (MOOC) của các trường đại học, học viện nổi tiếng của thế giới về việc đào tạo Công nghệ thông tin. Đây là các bài giảng do những giáo sư, giảng viên hàng đầu của các trường soạn ra.

Sinh viên của FUNiX học chủ yếu dựa trên các bài giảng này, còn mentor không phải là giáo viên hay giảng viên làm nhiệm vụ kèm cặp, giám sát việc học của sinh viên như ở các trường truyền thống. Họ tham gia với tư cách là người hướng dẫn, bù đắp thêm cho sinh viên những kiến thức lẫn kinh nghiệm thực tế mà họ đã trải qua. Hoặc trong quá trình học, sinh viên gặp những vấn đề khó hiểu, không thể giải quyết thì mentor sẽ đứng ra hỗ trợ và cũng sinh viên giải quyết vấn đề.

Ngoài kinh nghiệm thực tế, các mentor đều tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính của các trường đại học lớn trong và ngoài nước, trong đó nhiều người đã là tiến sĩ, thạc sĩ về lĩnh vực này. Họ có đủ cả kinh nghiệm lẫn kiến thức để hướng dẫn sinh viên.

- Khoảng thời gian ít ỏi buổi tối có đủ để mentor giải đáp hết thắc mắc của vài trăm sinh viên đang học môn đó?

- Hiện FUNiX có gần 500 mentors đăng ký. Tất cả các buổi tối đều online. Sự thật là mentor đang bị "thất nghiệp" vì nhiều người ngổi trực cả đêm không có sinh viên hỏi bài.

Ở FUNiX, một môn học có rất nhiều mentor. Nếu sinh viên thấy câu trả lời của mentor này chưa thỏa mãn thì có thể hỏi mentor khác ngay.

- Giáo trình của FUNiX gần giống với giáo trình của các trang training online như Coursera và Udacity, vậy tại sao người học có thể học miễn phí trên các trang còn FUNiX thì không

- Như đã nói ở trên, giáo trình của FUNiX do các chuyên gia của trường tổng hợp, biên soạn từ những nguồn tài liệu mở của các trường đại học nổi tiếng trên thế giới. Tuy nhiên, trường không bê nguyên xi tài liệu của họ về cho sinh viên tự mày mò mà đội ngũ chuyên gia đã chọn lọc, sắp xếp và lên chương trình hoàn chỉnh với 8 chứng chỉ khác nhau.

Ngoài việc học qua các bài giảng, trường còn thuê hệ thống mentor lớn để hỗ trợ việc học cho sinh viên, tổ chức các sự kiện offline định kỳ cũng như tổ chức chấm thi... Do vậy, để có một lộ trình học cụ thể, đẩy đủ và được hướng dẫn sinh viên vẫn phải đóng học phí.

- So với các khóa đào tạo lập trình ngắn hạn (ví dụ lập trình Android, IOS) thì FUNiX tốn thời gian và kinh phí hơn để có chứng chỉ xin việc. Vậy đâu là điểm khác biệt lớn để thuyết phục học viên lựa chọn FUNiX?

FUNiX không yêu cầu sinh viên phải học hết cả 8 chứng chỉ. Người học có thể bắt đầu học bất kỳ chứng chỉ nào trong 8 chứng chỉ mà bản thân thấy cần thiết. Học xong chứng chứng chỉ nào trường cấp chứng nhận tới đó, xong 3 chứng chỉ đầu tiên, người học đã có thể xin vào làm việc ở các công ty công nghệ.

Với tiêu chí "tốt nghiệp sớm, kiếm tiền nhanh", hiện trường đã ký kết thỏa thuận với FPT Software. Theo đó, sau 3 chứng chỉ, sinh viên của FUNiX sẽ được nhận vào làm nhân viên dự bị, vừa học vừa làm hưởng lương.

Ngoài ra, với hệ thống mentor là các sếp lớn của các công ty nên trong quá trình hướng dẫn, nếu thấy sinh viên nào có năng lực, các mentor có thể tuyển dụng sinh viên của trường bất kỳ lúc nào. Đã có trường hợp sinh viên của FUNiX được mời về FPT Software làm việc chỉ sau 4 tháng học tại trường.

Ngọc Anh ghi

Theo bà Veronique Lafargue - Giám đốc chiến lược nội dung toàn cầu giải pháp Google Apps for Work, khả năng tạo ra ý tưởng là món quà lớn nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Điều này giúp thế giới luôn tiến triển, nếu không có ý tưởng sẽ không có sự tiến bộ và nhân loại không thể hiện hữu.

Trong thế giới hiện đại ngày nay, mỗi doanh nghiệp đều cần những ý tưởng mới, từ việc cải tiến sản phẩm, thay đổi cách làm việc theo nhóm hiệu quả hay thúc đẩy nhân viên giao tiếp với khách hàng hiệu quả hơn.

"Động não (brainstorming) là phương thức sử dụng rộng rãi nhất để phát triển các ý tưởng. Nhưng quá trình này cũng cần có sự cải tiến thường xuyên để đạt hiệu quả cao nhất", bà Veronique Lafargue chia sẻ. 

tim-y-tuong-cong-nghe-theo-cach-cua-google

Dưới đây là 3 nguyên tắc cơ bản mà Veronique Lafargue thường xuyên áp dụng trong những buổi họp brainstorming tại Google, giúp đạt được tính hiệu quả trong việc đưa ra những sáng tạo đổi mới về sản phẩm và kinh doanh.

Tìm hiểu khách hàng

Sai lầm đầu tiên trong một phiên họp brainstorming là không biết tạo ra ý tưởng cho ai. Tuy nhiên, thấu hiểu nhu cầu khách hàng vẫn chưa đủ, bạn cần phải xây dựng mối quan hệ với họ. Có thể đến thăm người dùng, nghe họ chia sẻ những câu chuyện, quan điểm và suy nghĩ. Từ đó bạn có được những manh mối, dữ liệu cần thiết để đưa ra ý tưởng phù hợp. 

"Tôi hay dùng cách này trong giai đoạn khám phá khách hàng và đánh giá ý tưởng mới. Thông thường, tôi liên hệ với họ qua email hoặc bản tin, đôi khi cũng sử dụng nhóm Facebook cho những doanh nghiệp mới", bà Veronique Lafargue chia sẻ.

Áp dụng khái niệm 10x

Bà Lafargue cho biết khái niệm 10x có nghĩa là tự nỗ lực tăng mức động não lên gấp 10 lần. Để làm được điều này cần khuyến khích các ý tưởng táo bạo, không nên sợ hãi những suy nghĩ lớn. Cả nhóm đưa ra tất cả các ý tưởng mình có và cùng nhau thảo luận, giúp ai cũng có cơ hội thể hiện suy nghĩ của mình, không sợ bỏ sót bất kỳ nội dung độc đáo nào.

"Tiếp đến là phần phản biện với việc nhận xét và đưa ra đóng góp cải tiến, ví dụ như hỏi có cách nào để làm ý tưởng này có thể tốt hơn hay không, tạo động cơ đưa ra những ý tưởng khác. Hoặc trưởng nhóm cũng có thể yêu cầu các thành viên hợp nhất hai hay nhiều ý tưởng nhằm tạo sự cạnh tranh công bằng", bà Lafargue nói.

tim-y-tuong-cong-nghe-theo-cach-cua-google-1

Tạo mẫu thử nghiệm

Ngay sau khi lựa chọn ý tưởng tốt nhất cần tạo ra một mẫu thử nghiệm nhằm kiểm tra khả năng hiện thực hóa và tính hữu dụng. Từ đó đưa ra đánh giá liệu ý tưởng có tác dụng thực tế hay không để bán cho khách hàng hay đưa vào hoạt động trong công ty. Các phân tích sẽ chỉ ra sai sót của kế hoạch và khả năng cải thiện. Quá trình này cũng có thể châm ngòi cho các thảo luận mới, đề nghị các chi tiết bổ sung.

Bà Lafargue nhấn mạnh nên tạo một sản phẩm khả thi tối thiểu (Minimum Viable Product - MVP) để phác họa cụ thể cho khách hàng hiểu được mục tiêu của ý tưởng, cách thức vận hành, chức năng... Cách này giúp tạo mẫu thử nghiệm dễ dàng và nhanh chóng, không làm mất quá nhiều thời gian để phát triển. Sử dụng đa kênh để liên lạc và nhận ý kiến phản hồi từ khách hàng về sản phẩm.

Minh Trí

Giới trẻ Việt Nam yêu thích công nghệ có thể tham khảo chương trình đại học trực tuyến của FUNiX. Hệ thống kiến thức được truyền đạt bởi các chuyên gia - nhà tuyển dụng hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đảm bảo được trang bị kiến thức, kỹ năng và mối quan hệ cần thiết cho sự nghiệp.

Trên trang cá nhân, Bill Gates mới đây chia sẻ: “Tôi giỏi toán nhưng không tự tin với môn viết. Khi viết bài luận, tôi bắt đầu tự hỏi Liệu mình có được điểm A hay C bài này không? Những kỹ năng gì mình phải cải thiện?”.

Đó là lý do vì sao ông nói quá phấn khích khi có chuyến đi đến Summit Sierra, một trường đặc cách ở Seattle, nơi trẻ em được chọn môn học cho mình. Mô hình này được gọi là học tập theo cá nhân, giáo viên không giảng quá nhiều. Với sự trợ giúp của máy tính xách tay và máy tính bảng, giáo viên đưa cho trẻ bài tập cá nhân và dự án nhóm để học một cách linh hoạt nhất (trong hầu hết nội dung).

Theo Business Insider ngày 25/8, không phải tất cả trường học đều đủ khả năng áp dụng mô hình học tập theo cá nhân vì công nghệ tiên tiến rất tốn kém, nhưng mô hình đã cho thấy sự thành công khi có sự đầu tư. Theo một nghiên cứu được công bố năm ngoái, trong 62 trường học sử dụng phương pháp giáo dục theo cá nhân, nhiều trẻ đạt điểm cao hơn ở môn toán và đọc so với trẻ học theo phương pháp bình thường. Nhiều em trước kia có kết quả dưới mức trung bình giờ đã đạt điểm cao hơn. 

bill-gates-phan-khich-tham-mo-hinh-hoc-tap-doc-dao-o-my

Bill Gates phấn khích khi được tham quan trường học với mô hình học tập theo cá nhân. Ảnh: Business Insider.

Ông Gates chia sẻ: “Nói một cách công bằng, chúng ta chưa biết bao nhiêu phần trăm sự cải thiện này là do phương pháp học tập theo cá nhân, so với những điều tốt đẹp khác các trường đang làm. Nhưng ít nhất ở Summit Sierra và nhiều trường học giống như vậy, sự năng động giữa học sinh và giáo viên dường như có hiệu quả”.

Không chỉ được học theo tốc độ của riêng mình, giúp trẻ tự tin hơn, giáo viên sẽ hướng dẫn cho các em trong suốt 4 năm. Thầy cô có thể sử dụng phần mềm tại nhà để theo dõi tiến độ hoàn thành bài tập và bài thi của học trò.

Kết quả cuối cùng là trẻ không bị bỏ sót điều gì. Được đảm nhận vai trò tích cực trong giáo dục của bản thân, trẻ sẽ học trách nhiệm và tự chủ. “Tôi thích phương pháp này. Khi học sinh bước vào thế giới, chúng sẽ phải tự sắp xếp thời gian, có mục tiêu, và nhận ra mình đang kém cái gì. Thật tuyệt vời khi thấy chúng có thể vượt trội trong những kỹ năng đó khi còn trong trường”, ông Gates nói.

Quỳnh Linh

Chiều 31/8, tại buổi họp báo triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017, trước một số câu hỏi về hiệu quả của mô hình trường học mới (VNEN), ông Thái Huy Vinh, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho biết dự án thí điểm mô hình VNEN tại 73 trường thuộc tỉnh đã kết thúc ngày 31/5.

Sau 4 năm thực hiện, ông Vinh đánh giá mô hình này phù hợp với nghị quyết đổi mới căn bản toàn diện giáo dục trên cơ sở phát triển kiến thức kỹ năng; phù hợp với đề án đổi mới sách giáo khoa mà Thủ tướng đã phê duyệt...

Khẳng định mô hình VNEN đã được tập huấn rất kỹ càng cho giáo viên, lãnh đạo trường tại những nơi thí điểm, ông Vinh cho rằng nhờ đó tay nghề giáo viên được nâng cấp nhanh, vững vàng.

"Các cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh cho thấy những giáo viên dạy mô hình VNEN có tay nghề rất cao", ông Vinh khẳng định.

nghe-an-khang-dinh-mo-hinh-vnen-mang-lai-ket-qua-tot

Ông Thái Huy Vinh, phó giám đốc Sở Giáo dục Nghệ An trả lời họp báo. Ảnh: Hải Bình.

Với học sinh những trường được học tập theo mô hình VNEN, các cháu "nhanh nhẹn, tự chủ, linh động, sáng tạo hơn và mạnh dạn trong kỹ năng giao tiếp...". 

"Đây là đánh giá của trung tâm kiểm định độc lập chứ không riêng gì nhà trường hay phòng hay sở đánh giá", phó giám đốc Sở nói và thông tin qua 4 năm thực hiện rất nhiều trường đã vượt trội để đạt trường chuẩn quốc gia, trường tốp đầu trên địa bàn.

Vì vậy, năm học sắp tới Sở sẽ nhân rộng những cái hay - cái tốt từ mô hình này cho tất cả các trường toàn tỉnh cùng thực hiện.

Bên cạnh những "thành tựu" đạt được, ông Thái Huy Vinh cũng thừa nhận mô hình VNEN bộc lộ một số nhược điểm như cách tổ chức lớp học bị rập khuôn lúc nào cũng chia nhóm; học sinh lúc nào cũng trong trạng thái tự học...

Chỉ ra cách khắc phục hạn chế này, Phó giám đốc sở cho rằng, việc học sinh tự học trên thực tế là rất khó. Vì vậy giáo viên phải kết hợp nâng đỡ cho học sinh một cách phù hợp nhất.

Một tuần trước, hàng chục phụ huynh tại trường tiểu học Nguyễn Trãi, phường Quán Bàu, thành phố Vinh đồng loạt kéo tới trường phản đối mô hình VNEN vì cho rằng bất cập, không mang lại hiệu quả. Theo họ, mô hình này chỉ phù hợp với số ít các cháu có năng lực sẵn, còn phần đa có lực học kém. Họ muốn con em mình được hoc theo phương pháp truyền thống.

Trường học mới tại Việt Nam (gọi tắt là VNEN) xuất phát từ mô hình trường học mới (EN) được thực hiện tại Colombia. EN được tổ chức và chuyên gia giáo dục quốc tế từ các nước có nền giáo dục tiên tiến hỗ trợ và phát triển. Mô hình này đạt được những thành công vang dội và mau chóng được nhân rộng khắp châu Mỹ La-tinh.

Theo chương trình VNEN, học sinh đóng vai trò trung tâm trong khi giáo viên chỉ là người hướng dẫn; nội dung học liên quan mật thiết đến đời sống hàng ngày; học sinh được phân thành nhóm có nhịp độ phát triển tương đồng mà không đánh đồng theo lứa tuổi; học sinh và giáo viên cùng tham gia tạo nên những sản phẩm phục vụ cộng đồng.

Mô hình áp dụng tại Việt Nam có cải biên so với nguyên gốc và nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Một số chuyên gia cho rằng với thực trạng học sinh đang bị hao hụt dần vốn văn hóa thì đây là giải pháp tuyệt vời để góp phần bảo tồn nếp sống văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt. Tuy nhiên, đại đa số giáo viên đều "than" gặp nhiều khó khăn, không phù hợp với điều kiện sống, nhu cầu của đại đa số học sinh.

4 khác biệt của mô hình VNEN Columbia và Việt Nam

Hải Bình

Ông Đặng Hồng Thuẩn, Chủ tịch UBND xã An Lộc (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) cho biết, chính quyền địa phương đang kêu gọi, giúp đỡ tài chính với gia đình ông Đặng Văn Lịch (trú thôn Thống Nhất) để đưa thi thể con trai Đặng Văn Quang (22 tuổi, du học sinh Nhật Bản) về nước mai táng.

du-hoc-sinh-viet-tu-vong-khi-tam-bien-o-nhat-ban

Du học sinh Đặng Văn Quang.

Ngày 27/8, Quang đi tắm biển ở Koya (Kasuga, Fukouka) thì bị sóng cuốn trôi. Sau 12 tiếng tìm kiếm, nhà chức trách phát hiện thi thể nam sinh cách bãi biển khoảng 2 km.

Theo chính quyền địa phương, Quang sang Nhật Bản du học tự túc vào năm 2013, dự định sau khi học xong sẽ ở lại làm việc gửi tiền về cho bố mẹ trả nợ.

Gia đình Quang thuộc diện khó khăn, để đưa thi thể về cần khoảng 250 triệu đồng. Bố và anh trai của nam sinh này đã vay mượn, làm thủ tục để sang Nhật Bản đưa thi thể con về mai táng.

Đức Hùng

Trên trang cá nhân, Bill Gates mới đây chia sẻ: “Tôi giỏi toán nhưng không tự tin với môn viết. Khi viết bài luận, tôi bắt đầu tự hỏi ‘Liệu mình có được điểm A hay C bài này không? Những kỹ năng gì mình phải cải thiện?”.

Đó là lý do vì sao ông nói quá phấn khích khi có chuyến đi đến Summit Sierra, một trường đặc cách ở Seattle, nơi trẻ em được chọn môn học cho mình. Mô hình này được gọi là học tập theo cá nhân, giáo viên không giảng quá nhiều. Với sự trợ giúp của máy tính xách tay và máy tính bảng, giáo viên đưa cho trẻ bài tập cá nhân và dự án nhóm để học một cách linh hoạt nhất (trong hầu hết nội dung).

Theo Business Insider ngày 25/8, không phải tất cả trường học đều đủ khả năng áp dụng mô hình học tập theo cá nhân vì công nghệ tiên tiến rất tốn kém, nhưng mô hình đã cho thấy sự thành công khi có sự đầu tư. Theo một nghiên cứu được công bố năm ngoái, trong 62 trường học sử dụng phương pháp giáo dục theo cá nhân, nhiều trẻ đạt điểm cao hơn ở môn toán và đọc so với trẻ học theo phương pháp bình thường. Nhiều em trước kia có kết quả dưới mức trung bình giờ đã đạt điểm cao hơn. 

bill-gates-phan-khich-khi-tham-mo-hinh-hoc-tap-theo-ca-nhan

Bill Gates phấn khích khi được tham quan trường học với mô hình học tập theo cá nhân. Ảnh: Business Insider.

Ông Gates chia sẻ: “Nói một cách công bằng, chúng ta chưa biết bao nhiêu phần trăm sự cải thiện này là do phương pháp học tập theo cá nhân, so với những điều tốt đẹp khác các trường đang làm. Nhưng ít nhất ở Summit Sierra và nhiều trường học giống như vậy, sự năng động giữa học sinh và giáo viên dường như có hiệu quả”.

Không chỉ được học theo tốc độ của riêng mình, giúp trẻ tự tin hơn, giáo viên sẽ hướng dẫn cho các em trong suốt 4 năm. Thầy cô có thể sử dụng phần mềm tại nhà để theo dõi tiến độ hoàn thành bài tập và bài thi của học trò.

Kết quả cuối cùng là trẻ không bị bỏ sót điều gì. Được đảm nhận vai trò tích cực trong giáo dục của bản thân, trẻ sẽ học trách nhiệm và tự chủ. “Tôi thích phương pháp này. Khi học sinh bước vào thế giới, chúng sẽ phải tự sắp xếp thời gian, có mục tiêu, và nhận ra mình đang kém cái gì. Thật tuyệt vời khi thấy chúng có thể vượt trội trong những kỹ năng đó khi còn trong trường”, ông Gates nói.

Quỳnh Linh

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Robby (người Ai-len) đã mất 5 năm để cải thiện trình độ tiếng Anh và ông tìm ra những lý do cho thấy đây là ngôn ngữ của thế giới. Dưới đây là bài viết của Robby:

Tôi đã bị mê hoặc bởi tiếng Anh và tất cả mọi thứ liên quan đến nó. Tôi tiếp xúc với tiếng Anh lần đầu tiên khi khoảng 10 tuổi và đã không ngừng theo đuổi học nó từ đó đến giờ.

Chắc chắn có rất nhiều thách thức và tôi không thấy xấu hổ khi thừa nhận rằng mình đã không thực sự lưu loát tiếng Anh cho đến 7 năm trước. Tôi trở lại Ai-len vào năm 2002 và mất 5 năm để tìm ra chính xác những gì tôi cần làm để cải thiện tiếng Anh. Tới giờ, tôi có niềm tin mãnh mẽ liệt rằng tiếng Anh là ngôn ngữ của thế giới, ít nhất đó là cách tôi cảm nhận về nó. Và đây là 10 lý do tại sao tôi nghĩ như vậy.

1. Tiếng Anh là ngôn ngữ kinh doanh và tài chính

Ngày nay nền kinh tế toàn cầu hợp nhất hơn bao giờ hết, các tập đoàn lớn đã thành lập chi nhánh gần như ở tất cả quốc gia, tất cả thị trường chứng khoán, hàng hóa và tiền tệ đều liên kết với nhau, nên ngay cả thay đổi nhỏ nhất về giá của một mã chứng khoán quan trọng sẽ có thể gây hiệu ứng domino ngay lập tức.

Trong tình huống như thế này, một ngôn ngữ chung sẽ được lựa chọn để các luồng thông tin trở nên dễ dàng tiếp cận nhất. Cho dù bạn có muốn hay không, tiếng Anh là ngôn ngữ phục vụ mục đích này.

2. Sự thống trị toàn cầu của các phim bom tấn Hollywood

Trên thế giới có rất nhiều thị trường phim với các ngôn ngữ như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nga. Nhưng phim ảnh Holywood vẫn là phổ biến nhất, và bạn sẽ cảm nhận bộ phim với đầy đủ sắc thái khi có thể nghe và hiểu nó bằng ngôn ngữ gốc: tiếng Anh.

Trong vài thập niên gần đây, Hollywood đã trở thành thánh địa Mecca của các nhà làm phim. Rất nhiều diễn viên nước ngoài học nói tiếng Anh, đơn giản để có cơ hội tham gia vào các bộ phim Holywood. Ngoài ra, có rất nhiều khẩu hiệu quảng cáo phim đi vào lịch sử chỉ theo cách nói tiếng Anh (“I’ll be back”, “Say hello to my little friend”... Dù sao chăng nữa, bạn phải thừa nhận rằng tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến trong ngành công nghiệp điện ảnh.

10-ly-do-tieng-anh-la-ngon-ngu-cua-the-gioi

Jackie Chan gặt hái nhiều thành công nhờ khả năng diễn xuất và tiếng Anh. Ảnh: iwatch​stuff.com

3. Nếu bạn muốn tạo ra khác biệt - hãy hát bằng tiếng Anh

Tôi hy vọng bạn sẽ không tranh luận điều này vì bạn biết quá rõ rằng tôi đúng.

Chắc chắn rằng có rất nhiều nhạc pop và dance bằng tiến Latinh (sự phổ biến của chúng chắc chắn ngày càng tăng, không nghi ngờ gì về điều đó). Hãy để các ngành công nghiệp âm nhạc địa phương phục vụ đối tượng cụ thể.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn tham gia vào đấu trường âm nhạc quốc tế, tiếng Anh là điều bắt buộc. Tôi đoán mình sẽ sai khi nói rằng tiếng Anh bắt đầu thống trị âm nhạc thế giới từ trước thời kỳ của The Beatles, và tầm ảnh hưởng của nó tăng theo thời gian.

Thực tế đơn giản là bất kỳ nghệ sĩ nhạc rock/pop/dance nào muốn leo lên các bảng xếp hạng ở nước ngoài sẽ phải hát tiếng Anh.

4. Sách và văn học bằng ngôn ngữ tiếng Anh

Tôi là độc giả truyện viễn tưởng bằng tiếng Anh, lúc nào cũng có một cuốn sách hay quyển Kindle trong cặp. Và tôi tận dụng mọi cơ hội để có thể đọc sách.

Suốt thời thơ ấu rồi thiếu niên, tôi thường đọc rất nhiều sách văn học bằng tiếng Latvian - ngôn ngữ vùng Bantic (tôi chỉ bắt đầu đọc bằng tiếng Anh ở tuổi đôi mươi). Tôi đọc rất nhiều tác phẩm kinh điển nổi tiếng cũng như vô số văn học khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, số lượng văn học bằng tiếng Anh hoàn toàn áp đảo, trái ngược với tiếng Latvian.

Tôi biết một thực tế rằng sẽ không thích tiểu thuyết anh hùng viễn tưởng David Gemmell hoặc bất kỳ cuốn sách trong loạt GONE nếu không được đọc chúng bằng tiếng Anh. Tôi phải thừa nhận điều này có thể không đúng trong trường hợp với các ngôn ngữ như Tây Ban Nha, Pháp, Nga. Thực tế các tiểu thuyết phổ biến nhất được viết bởi tác giả nói tiếng Anh.

5. Sự đơn giản của tiếng Anh

Tôi đã viết về chủ đề này trước. Và tôi phải nói rằng điều này gây ra một số tranh cãi về quan điểm và các cuộc tranh luận sôi nổi.

Dưới đây là ý kiến nổi bật.

- Được viết bởi một người nói tiếng Anh bản ngữ. Tiếng Anh thực tế rất khó, hoặc có quá nhiều người nước ngoài nói không đúng. Điều này là sai lầm điển hình...

- Tiếng Anh là ngôn ngữ dễ dàng nhất trên trái đất, chỉ cần ghép từ lại với nhau là xong. (Nói cường điệu chút. Tất nhiên nó không đơn giản như vậy!).

- Lúc mới học thì dễ; khi bạn vào học tiếng Anh nâng cao, bạn phải học ngữ pháp tiếng Anh, một thứ rất khó nhằn.

Cách này hay cách khác, cá nhân tôi cảm thấy tiếng Anh là ngôn ngữ tương đối đơn giản (mặc dù có các bất quy tắc có thể gây khó khăn một chút, nhưng với tôi thì đơn giản, vì tôi hiểu và nhớ được từ trong ngữ cảnh). Và tôi tin sự đơn giản chắc chắn góp phần vào sự phổ biến của tiếng Anh trên toàn thế giới.

>>Xem tiếp

Thùy Linh
Nguồn: englishharmony.com

Làm việc với Ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP HCM sáng 31/8, ông Nguyễn Văn Hiếu – Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo – cho biết Sở sẽ thực hiện nghiêm chỉ đạo của thành phố về ngưng dạy thêm trong trường. Đơn vị này cũng đang tham mưu cho UBND TP HCM điều chỉnh Quyết định 21 về quản lý dạy thêm, học thêm đúng theo quy phạm pháp luật.

Trong thời gian chờ điều chỉnh, Sở Giáo dục không cho phép giáo viên dạy thêm cho học sinh mình đang dạy chính khóa, trong bất cứ trường hợp nào, kể cả trong trường hay ngoài trường. Giáo viên vi phạm có thể bị xử lý ở mức cao nhất là đuổi việc.

"Hiệu trưởng cũng chịu mức kỷ luật cao nhất nếu để xảy ra việc giáo viên ép buộc học sinh tham gia học thêm", ông Hiếu nói và cho biết Sở ngừng cấp phép mới cho hoạt động dạy thêm trong trường đồng thời phối hợp với các quận huyện thanh kiểm tra nhằm chấm dứt dạy thêm sai quy định.

tp-hcm-se-duoi-viec-giao-vien-vi-pham-lenh-cam-day-them

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM Lê Hồng Sơn. Ảnh: Mạnh Tùng

Cũng tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM Lê Hồng Sơn khẳng định, tất cả các hoạt động dạy học ngoài giờ học chính trong nhà trường được xem là dạy thêm. Trước đây, việc dạy thêm trong trường tồn tại ở hai dạng: trường đứng ra tổ chức hoặc liên kết với các đơn vị bên ngoài.

Ông Sơn thừa nhận, không có cơ sở vật chất nào cho việc dạy thêm tốt hơn ở trong trường nên việc các trung tâm bên ngoài tổ chức dạy thêm gây nhiều băn khoăn. Chấm dứt dạy thêm và học thêm trong trường là cần thiết, song ngành giáo dục sẽ đề xuất lãnh đạo thành phố cho lộ trình hợp lý.

Thống kê cho thấy có khoảng một phần ba học sinh đang học thêm. Trong đó, 100.000 học sinh tiểu học học thêm văn hóa ngoài giờ chính khóa; 190.000 học sinh THCS, THPT học thêm tại cơ sở dạy thêm trong nhà trường và 30.000 em tham gia học tập tại các cơ sở ngoài nhà trường.

Theo Sở Giáo dục, việc dạy thêm học thêm chủ yếu xuất phát từ nhu cầu chính đáng của phụ huynh, học sinh lo cho các kỳ thi cuối cấp như tuyển sinh vào lớp 10 và cuối lớp 12. Đề thi THPT quốc gia hiện nay phân hóa rất lớn, nặng về kiểm tra kiến thức nên buộc nhiều học sinh phải học thêm.

Thực tế có hiện tượng dạy thêm bị biến tướng nhưng chỉ chiếm tỷ lệ dưới 10%. Một thực tế khác là nhiều trường dạy thêm để có thêm nguồn thu nhập cho giáo viên, trả công cho giáo viên và nhân viên mà trường phải hợp đồng thêm vì không có biên chế.

Phản ánh với Ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP HCM, nhiều lãnh đạo trường THPT cho rằng, việc cấm dạy thêm trong trường là vội vàng, thiếu căn cứ rõ ràng và sẽ gây nhiều khó khăn cho phụ huynh, học sinh.

"Chúng ta thừa nhận tiêu cực trong dạy thêm thời gian qua là có nhưng tỷ lệ thấp. Ngay như trường chúng tôi có 60 giáo viên dạy thêm thì chỉ có 1-2 trường hợp tiêu cực. Do đó, chúng ta cần tìm cách chấn chỉnh, quản lý những biểu hiện sai trái này chứ không phải cấm như vậy", đại diện trường THPT Lê Minh Xuân (Bình Chánh) nói.

Trong khi đó, một số trường ở huyện lo lắng học sinh có nhu cầu học thêm sẽ phải di chuyển xa để vào trung tâm thành phố, đến các trung tâm văn hóa.

"Bây giờ học sinh ở Bình Chánh phải vào quận 6 hay quận 11 để học thêm. Những lúc kẹt xe, mưa to ngập nước, việc đi lại của các em thế nào? Ai quản lý nếu chúng ham chơi, xin ba mẹ đi học nhưng vào rạp chiếu phim, la cà quán cà phê?", bà Nguyễn Thị Hồng Chương - Hiệu trưởng trường THPT Tân Túc (Bình Chánh) - đặt vấn đề.

Mạnh Tùng

"Phần lớn người Việt Nam đọc từ business thành 3 âm tiết, thực tế chỉ có 2. Âm thứ nhất bạn phải phát ra âm với hai hàng răng cắn chặt", Ngô Quỳnh Vân (Trung tâm Anh ngữ Van Abroad) chia sẻ.

Ý kiến bạn đọc ()

Một ngày sau lễ vinh danh thủ khoa xuất sắc, Đinh Xuân Chung (Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) lên đường du học Hàn Quốc. Cậu được Quỹ Pony Chung đài thọ toàn bộ chi phí học lấy bằng thạc sĩ tại Đại học Hàn Quốc trong 2 năm. Thành quả của thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc là chặng đường đầy gian nan, đòi hỏi nỗ lực của bản thân và cả hy sinh của các thành viên trong gia đình.

thu-khoa-xuat-sac-tung-nhieu-ngay-an-mi-tom-tron-com-trang

Đinh Xuân Chung tốt nghiệp thủ khoa Đại học Kinh tế với điểm tổng kết 3,73 tính theo hệ tín chỉ.

Sự cố gắng đó bắt đầu từ khi Chung còn là học sinh trường làng. Nhà nghèo, phía trước còn 4 anh chị nên cậu con út luôn tự học tập, không để ai nhắc nhở. Những năm trung học, Chung đều giành danh hiệu học sinh giỏi. Hết lớp 9, cậu thi đậu trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình).

Chung kể, khi ấy em phân vân mãi vì nhà khó khăn lắm, anh trai thứ tư đang học đại học, mẹ thì đi giúp việc để xoay tiền học cho anh. Để hai anh em đến trường, các chị gái lớn trong nhà nghỉ học từ sớm. "Em nói với mẹ rằng con đi học trường huyện thôi, nhưng mẹ động viên cứ vào ngôi trường mơ ước, mẹ sẽ cố gắng xoay sở cho cả hai anh em", Chung chia sẻ.

Trường chuyên cách nhà hơn 90 km, Chung cùng thuê trọ với hai bạn học có hoàn cảnh tương đồng. Mỗi tháng gia đình cho 600.000 đồng sinh hoạt phí, cậu tiết kiệm hết mức để không phải xin thêm, như tìm mua sách cũ bán theo cân ở các cửa hàng gần trường, mỗi năm chỉ về hai lần vào dịp hè và Tết. 

Có khi cuối tháng mẹ chưa kịp gửi tiền về mà chi phí hết, Chung lại ăn mì tôm mấy ngày. "Để có sức học, đôi khi em mua cơm trắng rồi pha mì tôm ăn cho no bụng. May hồi đó tuổi trưởng thành, không bị suy nhược mà vẫn cao lớn như thường", thủ khoa cười nhớ lại.

Khi vào đại học, Chung chọn ngành Kinh tế và Kinh doanh quốc tế chương trình tiên tiến của Đại học Quốc gia Hà Nội vì sở thích, cũng do anh trai định hướng. Thủ khoa chia sẻ, 24 điểm đầu vào đại học của em nằm trong nhóm thấp của lớp. Khoảng 2/3 sinh viên khối D nên tiếng Anh tốt, điểm thi cao trong khi ngoại ngữ của chàng sinh viên khối A ở mức bình thường đã tạo cho Chung áp lực lớn.

Để học tốt, Chung bắt đầu nghĩ cách cải thiện tiếng Anh bằng tự học, tìm tài liệu trên mạng, hỏi anh chị khóa trên. Cậu tham gia các chương trình giao lưu với sinh viên quốc tế do trường tổ chức để rèn khả năng giao tiếp. Từ năm thứ hai, khả năng tiếng Anh tăng tiến cũng là lúc Chung hứng thú với việc học hơn. Các môn khác cậu đặt ra mục tiêu cụ thể để phấn đấu. Điểm tổng kết cao dần qua các năm, Chung giành thêm kha khá học bổng để trang trải cho học hành.

Năm thứ hai, chàng sinh viên bắt đầu để ý đến học bổng Pony Chung do một tập đoàn của Hàn Quốc tài trợ. Các sinh viên muốn có học bổng phải cạnh tranh gay gắt qua 3 vòng. Cuối cùng, suất học bổng trị giá gần một tỷ đồng rơi vào tay chàng sinh viên quê Hòa Bình.

Thủ khoa chia sẻ, bốn năm đại học là chặng đường phấn đấu còn gian nan hơn thời phổ thông khi vừa xác định con đường đi và chi phí học nhiều hơn. Tự lo tiền sinh hoạt phí, Chung đi làm gia sư từ năm đầu tiên với thu nhập mỗi tháng 1,5 triệu đồng. Công việc đó duy trì cho đến khi cậu tốt nghiệp. Chung khoe, vừa rồi hai học sinh của em mới đậu lớp 10 với 9 điểm Toán.

thu-khoa-xuat-sac-tung-nhieu-ngay-an-mi-tom-tron-com-trang-1

Thời sinh viên, Chung chăm nghiên cứu khoa học, tham gia các chương trình giao lưu sinh viên quốc tế để tăng khả năng giao tiếp tiếng Anh.

Từ công việc gia sư, Chung nhận thấy mình phù hợp với ngành sư phạm nên dự định học xong thạc sĩ sẽ học tiếp lên tiến sĩ rồi xin về Đại học Kinh tế làm giảng viên. "Đó vừa là mong muốn của bản thân, cũng là để thực hiện tiếp con đường mà anh trai em đã chọn", Chung chia sẻ.

Anh trai có kinh nghiệm, luôn cho Chung những lời khuyên kịp thời, cũng là người ảnh hưởng rất lớn đến cậu. Thủ khoa kể, khi đang còn đắn đo thi vào lớp chất lượng cao vì phải qua 2 vòng tiếng Anh thì anh đã động viên "Em còn kém thì phải vào đó để phấn đấu, khắc phục những điểm yếu của mình". 

Anh trai Chung trước kia là giảng viên một trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Để đỡ gánh cho kinh tế gia đình và lo cho em trai đến giảng đường, anh xin nghỉ dạy để đi làm cho doanh nghiệp.

Từ Seoul sau khi máy bay hạ cánh an toàn, trên trang cá nhân Đinh Xuân Chung viết "Gia đình chính là điểm tựa và nguồn động lực to lớn nhất. Danh hiệu thủ khoa ghi tên con, nhưng con luôn hiểu rằng, trong đó có vai trò quan trọng của bố, của mẹ và các anh chị. Lúc ở sân bay con vẫn còn can đảm lắm, khi ngồi lên đó rồi nỗi nhớ nhà mới bộc lộ rõ rệt. Đêm nay với con có lẽ sẽ rất dài, nhưng con sẽ sớm cân bằng và quen với cuộc sống một mình. Sẽ tiếp tục nỗ lực và kiên cường hơn".

Hoàng Phương

Người Singapore đang có xu hướng đến Australia du học do sự suy giảm giá trị đồng tiền nước này vào năm ngoái. Việc Singapore ngày càng công nhận tấm bằng Australia dự kiến làm cho số lượng du học sinh Singapore tới Australia sẽ tăng hơn nữa.

Số liệu mới nhất từ Cao ủy Australia cho thấy gần 1.800 sinh viên Singapore bắt đầu theo học tại các trường đại học Australia trong năm nay. Đây là con số cao nhất kể từ năm 2012 và tăng hơn 10% so với năm 2015. Trong số này, 3/4 là sinh viên đại học và số còn lại theo đuổi chương trình cao học.

Năm 2012, Singapore có 1.791 du học sinh tại Australia. Số lượng này giảm đi 5,5%, 7,5% trong năm 2013 và 2014, một phần do số lượng sinh viên theo học trong nước tăng.

Từ năm ngoái, đồng đôla Australia suy yếu do nhu cầu của thế giới về hàng hóa xuất khẩu của Australia giảm. Chính sự mất giá của đồng đôla Australia là một trong những lý do Busyra K. H. Kamuruddin, 18 tuổi, theo học luật tại Đại học Tasmania (Utas) ở Australia. Cô chia sẻ: “Học ở Australia rẻ hơn so với Anh. Australia cũng gần với Singapore hơn. Anh trai tôi đang học Đại học Y khoa tại Utas. Tôi có một phần gia đình ở đó trong thời gian đi học”.

ngay-cang-co-nhieu-nguoi-singapore-du-hoc-australia

Khoảng cách địa lý gần và đồng tiền mất giá là hai trong số nhiều nguyên nhân khiến người Singapore chọn du học ở Australia. Ảnh: Straits Times.

Một phát ngôn viên của Cao ủy Australian cho biết: “Chúng tôi tin rằng một trong những lý do của sự tăng về số lượng này là hình ảnh của Australia được cải thiện ở Singapore vào năm ngoái, một phần nhờ vào việc ký kết Hiệp định đối tác chiến liệc toàn diện (CSP)”. Theo người này, đồng đôla Australia mất giá phần nào làm cho nền giáo dục chất lượng của Australia phải chăng hơn. Nhưng có những điều khác quan trọng hơn, gồm số lượng trường đại học Australia trong bảng xếp hạng thế giới, tấm bằng của Australia cũng được nhiều nhà tuyển dụng công nhận hơn trên toàn cầu.

Đầu năm nay, một thỏa thuận mang tính bước ngoặt mới đã được thống nhất giữa Singapore và Australia. Nó được xây dựng trên CSP, hiệp định lần đầu tiên được công bố vào năm ngoái bởi Thủ tướng Lý Hiển Long và Thủ tướng Tony Abbott. Theo thỏa thuận, Singapore công nhận bằng tiến sĩ Luật (JD) của 10 trường đại học Australia. JD là chương trình sau đại học mà người có bằng cử nhân trong một số ngành khác cũng có thể theo học.

Singapore cũng sẽ công nhận bằng cao học Y khoa của Đại học Queensland và Đại học Quốc gia Australia, cùng với hơn 15 bằng về y tế trong trị liệu cơ năng, vật lý trị liệu và trị liệu ngôn ngữ. Người phát ngôn của Cao ủy Australia cho biết điều này tạo ra nhiều cơ hội cho người Singapore tham gia các khóa học tại Australia và tấm bằng của họ được công nhận khi trở về nước.

Justin Thia, 21 tuổi, sinh viên luật năm nhất tại Đại học Monash (Melbourne) quyết định du học Australia vì các trường ở đây nổi tiếng thế giới với tiêu chuẩn giáo dục cao và ngày càng được công nhận tại Singapore. “Australia gần Singapore hơn nhiều so với Anh, điều đó cho phép tôi có thể về thăm nhà nhiều hơn. Anh trai tôi cũng đang học tại Melbourne. Văn hóa Australia cũng thú vị hơn với tôi. Các hoạt động ngoài trời là đặc trưng ở đây. Tham gia đi bộ đường dài hay các chuyến đi xa làm cho cuộc sống đại học của tôi trở nên đáng nhớ hơn”, Justin nói.

Quỳnh Linh (theo Straits Times)

Một ngày sau lễ vinh danh thủ khoa xuất sắc, Đinh Xuân Chung (Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) lên đường du học Hàn Quốc. Cậu được Quỹ Pony Chung đài thọ toàn bộ chi phí học lấy bằng thạc sĩ tại Đại học Hàn Quốc trong 2 năm. Thành quả của thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc là chặng đường đầy gian nan, đòi hỏi nỗ lực của bản thân và cả hy sinh của các thành viên trong gia đình.

chang-duong-gian-nan-cua-thu-khoa-xuat-sac

Đinh Xuân Chung tốt nghiệp thủ khoa Đại học Kinh tế với điểm tổng kết 3,73 tính theo hệ tín chỉ.

Sự cố gắng đó bắt đầu từ khi Chung còn là học sinh trường làng. Nhà nghèo, phía trước còn 4 anh chị nên cậu con út luôn tự học tập, không để ai nhắc nhở. Những năm trung học, Chung đều giành danh hiệu học sinh giỏi. Hết lớp 9, cậu thi đậu trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình).

Chung kể, khi ấy em phân vân mãi vì nhà khó khăn lắm, anh trai thứ tư đang học đại học, mẹ thì đi giúp việc để xoay tiền học cho anh. Để hai anh em đến trường, các chị gái lớn trong nhà nghỉ học từ sớm. "Em nói với mẹ rằng con đi học trường huyện thôi, nhưng mẹ động viên cứ vào ngôi trường mơ ước, mẹ sẽ cố gắng xoay sở cho cả hai anh em", Chung chia sẻ.

Trường chuyên cách nhà hơn 90 km, Chung cùng thuê trọ với hai bạn học có hoàn cảnh tương đồng. Mỗi tháng gia đình cho 600.000 đồng sinh hoạt phí, cậu tiết kiệm hết mức để không phải xin thêm, như tìm mua sách cũ bán theo cân ở các cửa hàng gần trường, mỗi năm chỉ về hai lần vào dịp hè và Tết. 

Có khi cuối tháng mẹ chưa kịp gửi tiền về mà chi phí hết, Chung lại ăn mì tôm mấy ngày. "Để có sức học, đôi khi em mua cơm trắng rồi pha mì tôm ăn cho no bụng. May hồi đó tuổi trưởng thành, không bị suy nhược mà vẫn cao lớn như thường", thủ khoa cười nhớ lại.

Khi vào đại học, Chung chọn ngành Kinh tế và Kinh doanh quốc tế chương trình tiên tiến của Đại học Quốc gia Hà Nội vì sở thích, cũng do anh trai định hướng. Thủ khoa chia sẻ, 24 điểm đầu vào đại học của em nằm trong nhóm thấp của lớp. Khoảng 2/3 sinh viên khối D nên tiếng Anh tốt, điểm thi cao trong khi ngoại ngữ của chàng sinh viên khối A ở mức bình thường đã tạo cho Chung áp lực lớn.

Để học tốt, Chung bắt đầu nghĩ cách cải thiện tiếng Anh bằng tự học, tìm tài liệu trên mạng, hỏi anh chị khóa trên. Cậu tham gia các chương trình giao lưu với sinh viên quốc tế do trường tổ chức để rèn khả năng giao tiếp. Từ năm thứ hai, khả năng tiếng Anh tăng tiến cũng là lúc Chung hứng thú với việc học hơn. Các môn khác cậu đặt ra mục tiêu cụ thể để phấn đấu. Điểm tổng kết cao dần qua các năm, Chung giành thêm kha khá học bổng để trang trải cho học hành.

Năm thứ hai, chàng sinh viên bắt đầu để ý đến học bổng Pony Chung do một tập đoàn của Hàn Quốc tài trợ. Các sinh viên muốn có học bổng phải cạnh tranh gay gắt qua 3 vòng. Cuối cùng, suất học bổng trị giá gần một tỷ đồng rơi vào tay chàng sinh viên quê Hòa Bình.

Thủ khoa chia sẻ, bốn năm đại học là chặng đường phấn đấu còn gian nan hơn thời phổ thông khi vừa xác định con đường đi và chi phí học nhiều hơn. Tự lo tiền sinh hoạt phí, Chung đi làm gia sư từ năm đầu tiên với thu nhập mỗi tháng 1,5 triệu đồng. Công việc đó duy trì cho đến khi cậu tốt nghiệp. Chung khoe, vừa rồi hai học sinh của em mới đậu lớp 10 với 9 điểm Toán.

chang-duong-gian-nan-cua-thu-khoa-xuat-sac-1

Thời sinh viên, Chung chăm nghiên cứu khoa học, tham gia các chương trình giao lưu sinh viên quốc tế để tăng khả năng giao tiếp tiếng Anh.

Từ công việc gia sư, Chung nhận thấy mình phù hợp với ngành sư phạm nên dự định học xong thạc sĩ sẽ học tiếp lên tiến sĩ rồi xin về Đại học Kinh tế làm giảng viên. "Đó vừa là mong muốn của bản thân, cũng là để thực hiện tiếp con đường mà anh trai em đã chọn", Chung chia sẻ.

Anh trai có kinh nghiệm, luôn cho Chung những lời khuyên kịp thời, cũng là người ảnh hưởng rất lớn đến cậu. Thủ khoa kể, khi đang còn đắn đo thi vào lớp chất lượng cao vì phải qua 2 vòng tiếng Anh thì anh đã động viên "Em còn kém thì phải vào đó để phấn đấu, khắc phục những điểm yếu của mình". 

Anh trai Chung trước kia là giảng viên một trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Để đỡ gánh cho kinh tế gia đình và lo cho em trai đến giảng đường, anh xin nghỉ dạy để đi làm cho doanh nghiệp.

Từ Seoul sau khi máy bay hạ cánh an toàn, trên trang cá nhân Đinh Xuân Chung viết "Gia đình chính là điểm tựa và nguồn động lực to lớn nhất. Danh hiệu thủ khoa ghi tên con, nhưng con luôn hiểu rằng, trong đó có vai trò quan trọng của bố, của mẹ và các anh chị. Lúc ở sân bay con vẫn còn can đảm lắm, khi ngồi lên đó rồi nỗi nhớ nhà mới bộc lộ rõ rệt. Đêm nay với con có lẽ sẽ rất dài, nhưng con sẽ sớm cân bằng và quen với cuộc sống một mình. Sẽ tiếp tục nỗ lực và kiên cường hơn".

Hoàng Phương

Một ngày sau lễ vinh danh thủ khoa xuất sắc, Đinh Xuân Chung (Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) lên đường du học Hàn Quốc. Cậu được Quỹ Pony Chung đài thọ toàn bộ chi phí học lấy bằng thạc sĩ tại Đại học Hàn Quốc trong 2 năm. Thành quả của thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc là chặng đường đầy gian nan, đòi hỏi nỗ lực của bản thân và cả hy sinh của các thành viên trong gia đình.

chang-duong-gian-nan-cua-thu-khoa-xuat-sac

Đinh Xuân Chung tốt nghiệp thủ khoa Đại học Kinh tế với điểm tổng kết 3,73 tính theo hệ tín chỉ.

Sự cố gắng đó bắt đầu từ khi Chung còn là học sinh trường làng. Nhà nghèo, phía trước còn 4 anh chị nên cậu con út luôn tự học tập, không để ai nhắc nhở. Những năm trung học, Chung đều giành danh hiệu học sinh giỏi. Hết lớp 9, cậu thi đậu trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình).

Chung kể, khi ấy em phân vân mãi vì nhà khó khăn lắm, anh trai thứ tư đang học đại học, mẹ thì đi giúp việc để xoay tiền học cho anh. Để hai anh em đến trường, các chị gái lớn trong nhà nghỉ học từ sớm. "Em nói với mẹ rằng con đi học trường huyện thôi, nhưng mẹ động viên cứ vào ngôi trường mơ ước, mẹ sẽ cố gắng xoay sở cho cả hai anh em", Chung chia sẻ.

Trường chuyên cách nhà hơn 90 km, Chung cùng thuê trọ với hai bạn học có hoàn cảnh tương đồng. Mỗi tháng gia đình cho 600.000 đồng sinh hoạt phí, cậu tiết kiệm hết mức để không phải xin thêm, như tìm mua sách cũ bán theo cân ở các cửa hàng gần trường, mỗi năm chỉ về hai lần vào dịp hè và Tết. 

Có khi cuối tháng mẹ chưa kịp gửi tiền về mà chi phí hết, Chung lại ăn mì tôm mấy ngày. "Để có sức học, đôi khi em mua cơm trắng rồi pha mì tôm ăn cho no bụng. May hồi đó tuổi trưởng thành, không bị suy nhược mà vẫn cao lớn như thường", thủ khoa cười nhớ lại.

Khi vào đại học, Chung chọn ngành Kinh tế và Kinh doanh quốc tế chương trình tiên tiến của Đại học Quốc gia Hà Nội vì sở thích, cũng do anh trai định hướng. Thủ khoa chia sẻ, 24 điểm đầu vào đại học của em nằm trong nhóm thấp của lớp. Khoảng 2/3 sinh viên khối D nên tiếng Anh tốt, điểm thi cao trong khi ngoại ngữ của chàng sinh viên khối A ở mức bình thường đã tạo cho Chung áp lực lớn.

Để học tốt, Chung bắt đầu nghĩ cách cải thiện tiếng Anh bằng tự học, tìm tài liệu trên mạng, hỏi anh chị khóa trên. Cậu tham gia các chương trình giao lưu với sinh viên quốc tế do trường tổ chức để rèn khả năng giao tiếp. Từ năm thứ hai, khả năng tiếng Anh tăng tiến cũng là lúc Chung hứng thú với việc học hơn. Các môn khác cậu đặt ra mục tiêu cụ thể để phấn đấu. Điểm tổng kết cao dần qua các năm, Chung giành thêm kha khá học bổng để trang trải cho học hành.

Năm thứ hai, chàng sinh viên bắt đầu để ý đến học bổng Pony Chung do một tập đoàn của Hàn Quốc tài trợ. Các sinh viên muốn có học bổng phải cạnh tranh gay gắt qua 3 vòng. Cuối cùng, suất học bổng trị giá gần một tỷ đồng rơi vào tay chàng sinh viên quê Hòa Bình.

Thủ khoa chia sẻ, bốn năm đại học là chặng đường phấn đấu còn gian nan hơn thời phổ thông khi vừa xác định con đường đi và chi phí học nhiều hơn. Tự lo tiền sinh hoạt phí, Chung đi làm gia sư từ năm đầu tiên với thu nhập mỗi tháng 1,5 triệu đồng. Công việc đó duy trì cho đến khi cậu tốt nghiệp. Chung khoe, vừa rồi hai học sinh của em mới đậu lớp 10 với 9 điểm Toán.

chang-duong-gian-nan-cua-thu-khoa-xuat-sac-1

Thời sinh viên, Chung chăm nghiên cứu khoa học, tham gia các chương trình giao lưu sinh viên quốc tế để tăng khả năng giao tiếp tiếng Anh.

Từ công việc gia sư, Chung nhận thấy mình phù hợp với ngành sư phạm nên dự định học xong thạc sĩ sẽ học tiếp lên tiến sĩ rồi xin về Đại học Kinh tế làm giảng viên. "Đó vừa là mong muốn của bản thân, cũng là để thực hiện tiếp con đường mà anh trai em đã chọn", Chung chia sẻ.

Anh trai có kinh nghiệm, luôn cho Chung những lời khuyên kịp thời, cũng là người ảnh hưởng rất lớn đến cậu. Thủ khoa kể, khi đang còn đắn đo thi vào lớp chất lượng cao vì phải qua 2 vòng tiếng Anh thì anh đã động viên "Em còn kém thì phải vào đó để phấn đấu, khắc phục những điểm yếu của mình". 

Anh trai Chung trước kia là giảng viên một trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Để đỡ gánh cho kinh tế gia đình và lo cho em trai đến giảng đường, anh xin nghỉ dạy để đi làm cho doanh nghiệp.

Từ Seoul sau khi máy bay hạ cánh an toàn, trên trang cá nhân Đinh Xuân Chung viết "Gia đình chính là điểm tựa và nguồn động lực to lớn nhất. Danh hiệu thủ khoa ghi tên con, nhưng con luôn hiểu rằng, trong đó có vai trò quan trọng của bố, của mẹ và các anh chị. Lúc ở sân bay con vẫn còn can đảm lắm, khi ngồi lên đó rồi nỗi nhớ nhà mới bộc lộ rõ rệt. Đêm nay với con có lẽ sẽ rất dài, nhưng con sẽ sớm cân bằng và quen với cuộc sống một mình. Sẽ tiếp tục nỗ lực và kiên cường hơn".

Hoàng Phương

Em Nguyễn Phong Vinh đang là học sinh lớp 5/8, trường Tiểu học Hưng Long, huyện Bình Chánh, TP HCM. Hoàn cảnh gia đình em có nhiều khó khăn. Ba em đi làm thuê ở xưởng sửa tàu với thu nhập thấp và công việc khá nặng nhọc. Với đồng lương ấy, ba của em phải nuôi 5 miệng ăn trong gia đình. Gánh nặng ấy cứ đè lên vai người ba gầy gò để cuộc sống của mấy mẹ con thêm thoải mái hơn mỗi ngày.

nuoi-duong-giac-mo-thoat-ngheo-bang-con-duong-tri-thuc

Nhưng cuộc đời nào suôn sẻ, thời điểm khó khăn nhất của gia đình em cũng tới và bất ngờ như cơn sóng dữ ngoài khơi. Căn nhà lá nơi trú mưa trú nắng nhiều năm đã đến lúc quá cũ và sập, gia đình của em phải dọn ra ở trọ vì không kiếm đâu ra tiền để xây lại ngôi nhà cũ.

Trước tình cảnh phải chi một khoảng tiền không nhỏ cho chỗ ăn ở, khiến sự thiếu thốn tiền bạc của gia đình em lên đến đỉnh điểm. Vì thế, hai người anh đầu của em phải nghỉ học để bước vào cuộc sống mưu sinh, nhường lại cho đứa em út là Vinh tiếp tục tới trường, được nuôi dưỡng giấc mơ thoát nghèo bằng con đường tri thức.

Vinh có rất nhiều bạn bè ở xóm và trong lớp học. Em còn được các anh chị trong xóm cho quá giang tới trường. Khi không quá giang được ai thì em phải đi bộ. Ở nhà, em tự giác phụ mẹ những việc có thể làm được và tự học chứ không nhờ đến anh. Ở lớp em học khá, thích môn vẽ và hy vọng sẽ làm họa sĩ trong tương lai.

Lưu Quang Vinh

Từ ngày 8/8 đến 16/10, Báo VnExpress phối hợp cùng nhãn hàng Dutch Lady tổ chức cuộc thi "Học bổng Đèn Đom Đóm". Độc giả có thể chia sẻ những câu chuyện về chân dung vượt khó học giỏi của các em học sinh bậc tiểu học (cấp 1), trung học cơ sở (cấp 2) đã nỗ lực vượt qua mọi trở ngại để tiếp tục đến trường. Chương trình kéo dài 10 tuần, hàng tuần, ban tổ chức sẽ chọn ra 10 câu chuyện ý nghĩa, xúc động nhất (tương ứng 10 nhân vật) để trao học bổng (mỗi suất trị giá 3 triệu đồng). Độc giả có bài viết giới thiệu nhận vật được chọn trao giải học bổng sẽ nhận nhuận bút 500.000 đồng mỗi bài. Gửi bài dự thi tại đây.

Em Hồ Văn Trọng đang là học trường Tiểu học Tân Lập B, xã Tân Tiến, tỉnh Bình Phước. Em sinh ra trong hoàn cảnh thiếu tình thương của cha mẹ, phải ở với bà ngoại. Bà ngoại của em nay đã ngoài sáu mươi tuổi. Hàng ngày bà phải đi bán dưa muối ở chợ, kiếm tiền nuôi Trọng ăn học.

cau-be-di-bo-hon-7-cay-so-den-truong-moi-ngay

Hai bà cháu được Nhà nước hỗ trợ 320.000 đồng mỗi tháng. Số tiền này tuy nhỏ nhưng cũng giúp em có điều kiện được đến trường. Em có thành tích học tập xuất sắc và luôn tham gia tốt các hoạt động trong và ngoài nhà trường. Mọi người từ hàng xóm đến bạn bè đều yêu quý em, một dứa trẻ có ánh mắt lanh lợi, thông minh.

Mỗi ngày, em phải đi bộ từ nhà đến trường hơn 7 cây số. Đến trưa, em lại về nhà với bà, rồi chiều quay lại trường đi học. Hàng ngày cứ như vậy, em vẫn cố gắng vượt khó để được đến trường, gặp bạn bè, thầy cô. Quãng đường đến trường chỉ toàn là đất đá và trường lại ở xã khác, nên em không đi nhờ được ai, tính ra một ngày đi gần 30 cây số.

Rất hy vọng chương trình chia sẻ hoàn cảnh của em!

Thanh Trúc

Từ ngày 8/8 đến 16/10, Báo VnExpress phối hợp cùng nhãn hàng Dutch Lady tổ chức cuộc thi "Học bổng Đèn Đom Đóm". Độc giả có thể chia sẻ những câu chuyện về chân dung vượt khó học giỏi của các em học sinh bậc tiểu học (cấp 1), trung học cơ sở (cấp 2) đã nỗ lực vượt qua mọi trở ngại để tiếp tục đến trường. Chương trình kéo dài 10 tuần, hàng tuần, ban tổ chức sẽ chọn ra 10 câu chuyện ý nghĩa, xúc động nhất (tương ứng 10 nhân vật) để trao học bổng (mỗi suất trị giá 3 triệu đồng). Độc giả có bài viết giới thiệu nhận vật được chọn trao giải học bổng sẽ nhận nhuận bút 500.000 đồng mỗi bài. Gửi bài dự thi tại đây.

Cô tiết lộ đã bị trượt bài thi chuẩn hóa (SAT) năm nay. Tại Anh, SAT là bài kiểm tra tiêu chuẩn cho học sinh 10 tuổi để đánh giá sự tiến bộ của các em so với bạn cùng lứa. Elphinstone chỉ đạt 25% điểm môn Toán và 40% điểm môn tiếng Anh với điểm trung bình là 100. Lý do cô chia sẻ kết quả kém của mình để khuyến khích các em không nên hoảng sợ với điểm thi.

nha-van-khoe-thanh-tich-truot-bai-thi-sat

Bức ảnh đăng kèm của Abi Elphinstone gây ra những ý kiến trái chiều.

“Tôi nói chuyện với trẻ về sự kiên cường, quyết tâm và can đảm, không chỉ ở kỳ thi mà còn trong cuộc sống. Tôi nhấn mạnh việc học chăm chỉ, nhưng không chú trọng vào bài kiểm tra tiếng Anh của SAT. Nó khó hiểu và không liên quan đến phát triển việc học. Trẻ cần biết những phần cơ bản của một bài diễn văn (danh từ, động từ, tính từ) để có thể giải thích trôi chảy. Nhưng cứ đâm đầu vào học động từ khuyết thiếu hay liên từ tương hợp thì thật phí thời gian”, cô chia sẻ.

Bài đăng của Elphinstone trên Facebook nhận được hơn 141.000 lượt chia sẻ. Cô cũng đăng kèm một bức ảnh cá nhân cầm một tấm bảng với nội dung “Các em không cần biết động từ khuyết thiếu hay liên từ tương hợp là gì để có thể đến được nơi mình muốn đến trong cuộc sống”.

Nhiều phụ huynh ca ngợi suy nghĩ của cô về hệ thống kiểm tra hiện nay ít có giá trị “sáng tạo và trí tưởng tượng”. Một người mẹ chia sẻ: “Tôi vừa ngồi cả tiếng với con. Cháu khóc vì kết quả học tập. Tôi nói với cháu rằng tôi tham vọng công việc kinh doanh riêng, tinh thần làm việc chăm chỉ… nhưng không có tấm bằng giáo dục nào. Và tôi có cuộc sống hạnh phúc. Cuộc sống quá quý giá để ngồi khóc vì những bài kiểm tra”.

Bên cạnh đó vẫn có những người đả kích suy nghĩ của Elphinstone và tin rằng những bài kiểm tra, kiến thức vững chắc về ngữ pháp là tối quan trọng cho sự thành công của trẻ trong nền giáo dục hiện nay. Một người chia sẻ: “Đây là lời khuyên vớ vấn. Trẻ em cần biết rằng phải làm việc chăm chỉ trong cuộc sống và điều này bắt đầu từ ở trường”.

Quỳnh Linh (theo Popsugar)

Võ Thị Như Quỳnh (sinh năm 2004, học sinh trường THCS Nam Kim, Nam Đàn, Nghệ An) là một trong những em có hoàn cảnh khó khăn nhận quà trong chương trình “Chung tay vì tương lai Việt” vừa được tổ chức vào ngày 30/8 tại Nghệ An.

Bố mẹ mất sớm, Quỳnh và chị gái sống với ông bà nội từ nhỏ. Tuy nhiên, hoàn cảnh của ông bà cũng rất chật vật, bà bị bệnh tâm thần, một mình người ông không thể chăm lo đầy đủ cho gia đình.

Sống trong cảnh thiếu thốn cả tình cảm lẫn vật chất, cô bé chưa bao giờ đòi hỏi bộ quần áo hay tập vở mới. Nhiều năm liền, Quỳnh đến trường với chiếc xe đạp đã cũ và thường xuyên hư hỏng. Đường tới trường xa, nhiều lúc xe hỏng giữa đường, không có tiền sửa, Quỳnh lặng lẽ đẩy xe về nhà.

Dù học ngày hai buổi, nhưng biết ông bà không còn khỏe, nữ sinh dáng người nhỏ nhắn luôn cố gắng thức khuya, dậy sớm để làm hết mọi việc dọn dẹp, giặt giũ, tăng gia sản xuất, cũng như chăm sóc ông bà. 

polyad

Em Võ Thị Như Quỳnh với chiếc xe đạp mới vừa được nhận.

“Em mong có đầy đủ sách vở để vào năm học mới và một chiếc xe đạp để đi học, đón em, phụ giúp gia đình chú và đi cắt cỏ nuôi bò”, Quỳnh chia sẻ và cho biết, ngoài việc học, Quỳnh còn phụ ông bà nuôi một con bò. Năm nay, khi con bò cái vừa sinh con, Quỳnh phải tranh thủ đi cắt cỏ hàng ngày nhiều hơn.

Khi được ban tổ chức trao tặng chiếc xe đạp mới, cô bé lớp 8 không cầm được nước mắt vì vui mừng. Với Quỳnh, đây là món quà có giá trị nhất từ trước tới nay em được nhận. "Từ lúc cha mẹ mất, em không dám đòi hỏi ông bà mua bất cứ thứ gì cho mình", Quỳnh nói.

polyad

Hơn 100 chiếc xe đạp cùng nhiều học bổng và các phần quà khác đã được nhãn hàng 3 Miền trao tới tay những học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Nghệ An.

Ngoài Quỳnh, trong hơn 200 học sinh nhận xe đạp và học bổng trong chương trình “3 Miền chung tay vì tương lai Việt” còn có nhiều em khác cũng phải sống trong cảnh thiếu thốn.

Như hoàn cảnh An Hải và Trà Vân cùng học lớp 8, trường THCS Hưng Thái Nghĩa, trong khi An Hải mồ côi mẹ thì Trà Vân mồ côi bố, người thân còn lại của hai em đều bệnh tật nên dù đang ở tuổi ăn tuổi chơi nhưng các em phải đứng ra chăm lo cho người thân.  

Còn em Phạm Thị Sen (THCS Khánh Sơn) dù may mắn hơn khi có đủ cha mẹ, nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên cuộc sống của Sen cũng thiếu thốn đủ bề. Ngoài việc đi học, Sen còn phải chăm sóc chị gái bị bệnh bại não và người cha không được tỉnh táo như người bình thường... Mới lớp 8 nhưng Sen nhìn chững chạc hơn hẳn so với các bạn cùng trang lứa. Đầu năm học mới, cô bé chỉ dám ước có tiền mua sách vở và chiếc xe đạp.

polyad

Niềm vui của các em học sinh khi có chiếc xe đạp mới để bước vào năm học.

Hàng trăm nghìn quyển tập và hơn 100 suất học bổng (trị giá 2 triệu đồng mỗi suất) cùng hơn 100 chiếc xe đạp... tổng trị giá hơn một tỷ đồng đã được ban tổ chức trao cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực Nghệ An.

Chương trình do nhãn hàng 3 Miền phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em Nghệ An tổ chức tại làng trẻ SOS thành phố Vinh (Nghệ An). Bên cạnh đó, chương trình cũng trao tặng hạt nêm, nước mắm, mì gói với tổng giá trị một tỷ đồng hỗ trợ cải thiện bữa ăn cho học sinh 6 trường THCS dân tộc nội trú và các cơ sở bảo trợ xã hội khác tại Nghệ An.

Ông Nguyễn Hữu Minh, Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Nghệ An, cho biết hiện tỉnh Nghệ An có hơn 21.000 trẻ em hoàn cảnh đặc biệt, hơn 115.000 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, hàng nghìn trẻ em khác cần sự trợ giúp để tiếp tục đến trường.  

Ngọc Anh

“3 Miền chung tay vì tương lai Việt” là tên gọi của chương trình cộng đồng do nhãn hàng 3 Miền công ty UNIBEN tổ chức trong những năm qua. Chương trình có nhiều hoạt động như hỗ trợ chi phí phẫu thuật cho trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh; trao tặng xe đạp, học bổng, tập vở cho học sinh học sinh vượt khó học giỏi, hỗ trợ các sản phẩm giúp cải thiện chất lượng bữa ăn cho học sinh các trường học khó khăn. Năm 2016, chương trình tiếp tục trao tặng tại Nghệ An với tổng giá trị tài trợ là 3 tỷ đồng.

Mỹ là một trong những nước có nền giáo dục phát triển hàng đầu thế giới về cả phương pháp, cơ sở vật chất cũng như chất lượng. Tuy nhiên, chi phí học tập, thủ tục, yêu cầu trình độ ngoại ngữ đã khiến nhiều sinh viên khó có cơ hội tiếp cận nền giáo dục nước này.

Nhằm tháo gỡ những khó khăn, tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam có thể tiếp cận chương trình giáo dục chuẩn Mỹ, SaigonTech đã trở thành phân hiệu chính thức của Đại học Cộng đồng Houston, Texas, Mỹ (Houston Community College - HCC). Theo đó, sinh viên có thể theo học chương trình đào tạo của Houston ngay tại Việt Nam để tiết kiệm chi phí và tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục.

polyad

Các tân khoa SaigonTech hào hứng nhận bằng trong buổi lễ tốt nghiệp.

Thành lập từ năm 2001, SaigonTech là phân hiệu chính thức của Đại học Cộng đồng Houston. Đây cũng là chương trình Đại học đầu tiên của Mỹ đào tạo ở Việt Nam, cấp bằng chính quy của Mỹ.

Chương trình học của trường được giám định bởi Hiệp hội các trường học Miền Nam Mỹ (Southern Association of Colleges and Schools - SACS) - một trong 6 cơ quan kiểm định vùng của Mỹ, đảm bảo mang đến cho sinh viên chương trình đào tạo Mỹ toàn diện: bằng cấp quốc tế, thông thạo Anh ngữ, kỹ năng mềm xuất sắc, thực tập chuyên nghiệp tại nước ngoài, rèn luyện tư duy chủ động, tự tin, học hỏi...

polyad

Cô Nguyễn Thị Anh Thư - Hiệu trưởng trường SaigonTech phát biểu trong buổi lễ trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên khóa 12 của trường.

Bên cạnh chất lượng, bằng cấp tại SaigonTech được công nhận trên toàn thế giới. Ngoài kiến thức, chuyên môn sinh viên còn có điều kiện phát triển bản thân qua nhiều hoạt động ngoại khóa để nâng cao kỹ năng mềm và tư duy chủ động.

Với chương trình học này sinh viên dễ dàng hội nhập và cạnh tranh trong môi trường lao động quốc tế. 

polyad

Sau 15 năm hoạt động, trường đã đào tạo và trao hàng nghìn chứng chỉ AAS (Associate of Applied Science) do HCC cấp có giá trị quốc tế.

Chia sẻ về chặng đường 15 năm phát triển, bà Nguyễn Thị Anh Thư - Hiệu trưởng SaigonTech cho biết, những ngày đầu hoạt động trường chỉ có gần 200 sinh viên, đến nay đã có 11 thế hệ sinh viên ra trường, làm việc hay học tập trong và ngoài nước.

Ngoài việc giữ vững chất lượng giáo dục Mỹ, SaigonTech còn chú trọng mở rộng các hợp tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó, có thể kể tới chương trình thực tập tại nước ngoài cho tất cả sinh viên, hỗ trợ học tiếng Pháp và tiếng Nhật, du học chuyển tiếp thuận lợi sang Mỹ và Pháp... Sắp tới trường còn có khóa đào tạo thực tập dự án tại ISC - Quang Trung miễn phí dành cho sinh viên ngành Công nghệ Thông tin.

Ngọc Anh

SaigonTech đang nhận hồ sơ tuyển sinh cho học kỳ mùa thu 2016 (khai giảng 17/9). Khóa học giảng dạy 100% bằng tiếng Anh các chuyên ngành: Lập trình, Mạng máy tính và Viễn thông, An ninh mạng, Thiết kế chip và Lập trình Hệ thống nhúng, Quản trị, Kinh doanh quốc tế, Marketing. Tìm hiểu thêm chương trình tại đây hoặc gọi hotline 09.150.150.88 để được tư vấn.

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật

Đối tác: