Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

Đề cập thực trạng nhiều học sinh Việt Nam hiện chọn con đường du học và phát triển sự nghiệp ở nước ngoài, nữ sinh lớp 11 cho rằng đất nước đang bị "chảy máu chất xám". Theo Tú Anh, ngoài những người có tố chất thông minh và chăm chỉ trong số này cũng có những bạn mang "tư tưởng sinh ngoại" mà không để ý đến chất lượng thực sự của quá trình học tập. Trong khi đó, môi trường học tập ở Việt Nam rất tốt, có nhiều lựa chọn ngành nghề.

"Liệu những chính sách của nhà nước đã thực sự thu hút và giữ chân được nhân tài hay chưa?", Tú Anh đặt câu hỏi.

ba-cau-hoi-tran-tro-cua-nu-sinh-lop-11-voi-chu-tich-quoc-hoi

Nguyễn Tú Anh là đại biểu cho khối học sinh, sinh viên, có nhiều thành tích trong các cuộc thi tiếng Anh. Ảnh: Dương Triều.

Đề cập vấn đề hàng trăm nghìn sinh viên ra trường thất nghiệp hoặc làm trái nghề, Tú Anh cho rằng đó là hệ quả của việc mở trường đại học, cao đẳng tràn lan và không có sự kiểm soát chặt chẽ về chất lượng. Nhiều trường mở ra để làm kinh tế, đánh đúng vào tâm lý muốn có bằng đại học của người Việt.

Tú Anh nhận thức rằng, số lượng không quan trọng bằng chất lượng và giáo dục cần tập trung vào chất chứ không phải lượng. E mong thay vì mở trường ồ ạt hãy định hướng nghề nghiệp cho học sinh, truyền tải mạnh mẽ thông điệp rằng đại học không phải là con đường duy nhất lập nghiệp. "Sinh viên đại học ngày càng nhiều có phải là điều tốt hay không?", nữ sinh đặt câu hỏi thứ hai.

Hiểu rõ vai trò truyền thụ kiến thức và định hướng cho học sinh của thầy cô, nữ sinh thấy hiện tại điểm đầu vào của nhiều trường sư phạm chưa cao bằng trường kinh tế. Câu hỏi đặt ra là giáo dục sư phạm đã được chú trọng đầu tư hay chưa? "Cháu nghĩ rằng cần tập trung đầu tư cho chất lượng đầu vào của ngành sư phạm nhiều hơn vì đó là những người trực tiếp ảnh hưởng đến thế hệ sau này", cô nói.

Lắng nghe tâm tư của nữ sinh lớp 11, Chủ tịch Quốc hội đồng tình rằng sính ngoại đang trở thành xu hướng, nhiều người nghĩ phải đi học nước ngoài thì mới có việc tốt, gia đình mới danh giá, trong khi hoàn toàn có thể học và tìm được việc làm tốt ở trong nước nếu giỏi, có kỹ năng. Việc sinh viên ra trường thất nghiệp một phần do đào tạo không gắn với nhu cầu xã hội, đào tạo cái có chứ không phải cái xã hội cần. 

"Tất cả câu hỏi cháu đặt ra đều rất sâu sắc mà người lớn, đặc biệt các cấp ngành, chính phủ, trung ương phải tìm ra trả lời", bà Ngân nói.

Sáng 28/8, gần 450 đại biểu dự Đại hội thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần IV gặp mặt Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Các đại biểu thanh niên đã có những kiến nghị về nhiều vấn đề như khởi nghiệp, cơ chế để thu hút nhân tài, phát triển y tế, giáo dục... với người đứng đầu Quốc hội.

Theo thống kê, năm 2009, cả nước tuyển hơn nửa triệu sinh viên, gấp 4 lần năm 1997 và 14 lần năm 1987. Về quy mô, tổng số sinh viên cả nước năm 2009 là 1,7 triệu, trong khi năm 1987 và 1997 là 130.000 và hơn 700.000. Đến 2016, số sinh viên đã tăng thành 2,2 triệu.

Hiện, 418.200 người có chuyên môn kỹ thuật thất nghiệp, trong số này 191.300 người trình độ từ đại học trở lên, 94.800 người trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và 59.100 người trung cấp chuyên nghiệp.

Hoàng Phương

Bài viết theo tháng

Tin nổi bật

Đối tác: